ĐẾN VỚI BÀI THƠ
LỤC BÁT ĐẸP NHƯ MƠ
Vương Bảo - Kính
tặng: anh Ngô Thái
(Tác giả bài thơ
“Mảnh trăng rơi”)
MẢNH TRĂNG RƠI
Ngô Thái
Đáy hồ có mảnh
trăng rơi
Với tay khỏa nước
em ngồi vớt trăng
Vớt lên những
tháng những năm
Vớt làm sao được
ánh trăng đáy hồ ?
Chòng chành trăng
lặn trong mơ,
Thức bao nhiêu nỗi
đợi chờ... không anh !
N.T
Khi mặt trời đã về
bên kia xứ sở, nhìn trời cao thi thoảng ta lại bắt gặp một mảnh trăng non, hay
một vầng trăng viên mãn. Ngàn đời nay, biết bao tao nhân mặc khách ngắm trăng
để rồi thi tứ tràn đầy dào dạt. Trong dòng chảy đó, chắc rằng bất chợt Ngô Thái
đã nhận ra một nét duyên của trăng để rồi bài thơ “Mảnh trăng rơi” đẹp như mơ
lấp lánh hiện về.
Mở đầu thi phẩm là
một cặp lục bát:
Đáy hồ có mảnh
trăng rơi
Với tay khỏa nước
em ngồi vớt trăng
Hồ nước ở đây đẹp
lắm. Mặt hồ là một tấm gương trong vắt. Tấm gương soi cả bầu trời, in rõ “mảnh
trăng rơi”. Cảnh cô đơn chỉ có một người tư lự với bao nỗi niềm. Vầng trăng ai
sẻ làm đôi đã là điệu buồn. Vầng trăng chia làm nhiều mảnh để có một mảnh rơi
chắc là buồ lắm!. Em đang nghĩ ngợi gì mà “Với tay khỏa nước em ngồi vớt trăng”
; Hư mà tưởng thực, vì tưởng thực nên em mới “vớt trăng”. Đời người cũng lạ, có
một lúc nào đó ta như ngẩn ngơ, dẫu biết là hư ảo nhưng cứ tin là hiện thực. Vì
vậy “em” mới khỏa nước để vớt trăng. Em muốn cùng trăng cận kề để tâm sự sẻ
chia. “Mảnh trăng rơi”, “ngồi vớt trăng” đó là hính ảnh rất lục bát. Ta đã bắt
gặp ở những hình ảnh này hai thanh trắc và bốn thanh bằng.
Trăng đâu có vớt
được mà chỉ:
Vớt lên những
tháng những năm
Vớt làm sao được
ánh trăng đáy hồ?
Cặp lục bát tiếp
theo là hệ quả tất yếu của cặp lục bát mở đầu. Phép hư mà thực. Nhưng thực lại
mang tính khái quát sâu hơn, rộng hơn. Đó chỉ là vớt dược “những tháng những
năm”. Vơt được thời gian, mà thời gian chỉ là cảm nhận. Ta chỉ cảm nhận thời
gian qua mùa. Mùa xuân rộng dài hơn mùa đông. Mùa hạ nóng nung người hơn, mùa
thu dịu mát. Thời gian còn cảm nhận qua vòm cây thay lá mới. Ta tồn tại trên
dòng đời đầy dông bão, đến một lúc nào đó soi gương ta mới nhận ra “Thời gian
trôi, ta đã già rồi, tóc bạc da mồi”. Người xưa có câu: “Trăng bao nhiêu tuổi
trăng già/ Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?”. Mảnh trăng và tháng năm là hai
phạm trù khác nhau. Trăng là thiên thể lơ lửng giữa trời kia, thi nhân tốn bao
nhiêu giấy mực nói mãi, cảm nhận mãi mà không hồi kết. Thậm chí có người còn
tha thiết gọi trăng là chị. “Cung quế đã ai ngồi đấy chưa/ Cành đa xinh chị
nhắc lên chơi” (Tản Đà). Nhưng có một lòng nhân ái thương cảm cho em “Vớt làm
sao được ánh trăng đáy hồ”. Em có biết việc vớt trăng đáy hồ là vớt ảo ảnh
không?. Anh tin là em biết. Nhưng em cứ làm. Vì đó là hy vọng. Hy vọng bào giờ
cũng thắp lửa cho trái tim ta để ta sống và chờ đợi. Cái hay của ý thơ là ở chỗ
đó.
Bài thơ kết thúc
bằng một giấc mơ:
Chòng chành trăng
lặn trong mơ
Thức bao nhiêu nỗi
đợi chờ... không anh!
“Mảnh trăng rơi” ở
đáy hồ là một hiện thực nhãn quan khi ta nhìn thấy. Con “trăng lặn trong mơ”,
là một hiện thực phi nhãn quan khi ta không tỉnh. Giấc mơ lành là một giấc mơ
đẹp. Cho nên “khi mơ những tiếc khi tàn”. “Trăng lặn trong mơ” là hình ảnh uyển
chuyển, hình ảnh có sự xê dịch “chòng chành”, nghiêng ngả. Đó là hình ảnh đẹp.
đẹp như giấc mộng Nam Kha. Trăng lặn trong mơ để rồi thức giấc ta thấy trăng
hiện hữu giữa bầu trời cao xanh kia. Ta muốn hỏi trăng đôi điều, sao trăng
không nói. Trăng cứ sáng, cứ lung linh đầy quyến rũ và đầy bí hiểm. Cho dù có
nhà thơ đã coi trăng như “trái dưa trời”. Cho dù móng tay người đã bấm lên đó
chăng nữa, thì trăng vẫn là trăng, mà ta vẫn là ta.
Cũng như em đã “
Thức bao nhiêu nối đợi chờ... không anh!”. Câu thơ là một chuỗi thời gian dài
vô tận. Là những bộn bề mong đợi. Là những sợi tơ lòng rung đến cung Mi trưởng.
Anh đi đâu?. Anh về đâu?. Sao anh hờ hững với em như vậy?. Hay là “Em là em anh
vẫn cứ là anh?” (Xuân Diệu). Nhưng anh nhớ cho đến phút này, em vẫn là một nửa
của anh đó!
“Mảnh trăng rơi”
là một bài thơ lục bát xinh xắn, vừa vặn để dãi bày tâm sự. Tâm sự của một
người yêu một người. Tâm sự của một nửa này muốn kết nối với nửa kia. Cả bài
thơ chỉ một dấu hỏi tu từ (?). chỉ một dấu chấm lửng ngập ngừng (...) chỉ một
dấu chấm than lay gọi (!). Cả bài thơ chỉ có sáu câu chia đều thành ba cặp lục
bát. Và tất cả tình ý đậm đà đến độ nếu gỡ tung ra, thì đó là một chuyện tình
dài không hồi kết, mà thời nào cũng có.
Ngày 18/4/2013
Vương Bảo
(Phường Thành Tô -
Quân: Hải An - TP: Hải Phòng)
ĐT:0931 297 399
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét