Bộ ảnh 3D được phục dựng lại những khung cảnh của phố cổ Hà Nội nhằm quảng bá các giá trị về lịch sử, văn hóa.
Kiến
trúc sư Đinh Việt Phương cùng hai người sáng lập ra nhóm 3D Hà Nội từ
năm 2004 với mục đích dùng công nghệ 3D phục dựng lại những khung cảnh
của phố cổ Hà Nội nhằm quảng bá các giá trị về lịch sử, văn hóa. Nhóm
tiếp tục được mở rộng với hàng loạt thành viên mới. Năm 2007, nhóm cho
ra triển lãm “Hà Nội những góc nhìn thời gian” và được trao giải thưởng
Bùi Xuân Phái cho ý tưởng xuất sắc...
Dưới đây là một số hình ảnh từ “Hà Nội những góc nhìn thời gian”
Chợ
Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là
phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng
Xuân. Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ.
Phía Bắc có quán Huyền Thiên- sau đổi thành chùa Huyền Thiên. Ngay sát
sau chợ là chợ Bắc Qua. Vì vậy nhiều người gọi cả hai là chợ Đồng Xuân -
Bắc Qua.
Chợ
Đồng Xuân tuy nằm trong khu phố cổ nhưng có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều
so với các phố xung quanh. Trước kia đây là khu đất trống thuộc phường
Đồng Xuân, huyện Thọ Xương nằm trước quán Huyền Thiên (sau đổi thành
chùa Huyền Thiên). Người dân họp chợ trên hai khu đất ở cạnh chùa Cầu
Đông ở phố Hàng Đường và cạnh đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm vì hai khu đất
đó gần bến sông, tiện cho thuyền đi lại.
Vào
khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy
giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ
hai cột ngoài cùng. Ngày 14, tháng Bẩy, năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị
hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ. Đây là
vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến nay.
Cầu
Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do
Pháp xây dựng (1899-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn
quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu
Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu
cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899-1902 - Daydé & Pillé-
Paris.
Cây
cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Eiffel thiết kế, giống
với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Pari trên tuyến đường sắt
Paris- Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn.
Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm thì hoàn
thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Tổng số tiền thực chi lên tới
6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.
Ga
Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội) năm 1902 đưa vào hoạt động, được coi là đầu
mối giao thông quan trọng với 5 nhánh đường sắt đến các vùng trong nước.
Khu ga kéo dài gần hết đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn), từ đầu phố
Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến) đến Khâm Thiên.
Tàu
điện Hà Nội. Các tuyến tàu điện ở Hà Nội có khoảng thời gian tồn tại
gần một thế kỷ, từ khi chạy thử nghiệm vào tháng 9/1900 cho đến khi
ngừng hoạt động vào đầu thập niên 1990.
Phố cổ ngày Tết
Nhà
hát lớn Hà Nội là một công trình lớn do người Pháp xây dựng trong những
năm đầu thế kỷ XX. Nó được bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 6
năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911.
Bên
trong nhà hát trước đây có sân khấu rộng và một phòng khán giả chính có
diện tích 24x24m, ngày đó chứa được 870 chỗ ngồi, ghế ngồi bọc da, một
số chỗ bọc bằng nhung.
Rạp Công Nhân (Rạp chớp bóng PALACE)
Nhà hàng Godard
Chùa
Một Cột (Chùa Diên Hựu). Chùa thường được gọi là chùa Một Cột. Chùa
được Vua Lý Thái Tông (1028-1054) cho xây dựng vào năm 1049. Ngôi chùa
được xây lại vào thời Trần (năm 1249) và đã trùng tu nhiều lần. Đây là
ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.
Khuê
Văn Các và mùa thu giả tưởng. Khuê văn các có nghĩa "gác vẻ đẹp của sao
Khuê" là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ,
cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương
thời cho xây dựng vào năm 1805.
Tháp
Hòa Phong nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội. là một di tích cổ còn sót lại của Chùa Báo Ân, một
ngôi chùa lớn từng tồn tại ở Hà Nội
Phở gánh, một món ăn nổi tiếng của người Hà Nội.
Cửa
Đại Hưng - cửa Nam thời Lý Trần. Ngay khi vừa định đô, vua Lý đã cho
đắp thành Thăng Long. Thành có hình vuông theo bốn phương đông, tây,
bắc, nam. Cửa phía Nam được mang tên Đại Hưng
Phố
Hàng Tre cuối thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Cau vì nơi đây tập trung
buôn bán cau tươi, cau khô chở bằng thuyền từ các nơi về, sau có những
công trình xây dựng lớn bên Bờ Sông, những người buôn bán cau chuyển
hoạt động về Hàng Bè.
Cảnh chơi đu ngày tết, trước Văn Miếu
Đền
Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028),
thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để
trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn).
Cầu Thê Húc là cây cầu ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
SƯU TẦM-BÁO ĐẤT VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét