XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Kể Chuyện Các Vua Nguyễn Phần V

Tứ Nguyệt Tam Vương (Bốn Tháng Ba Vua)
Dục Đức
DỤC ĐỨC (1) DƯỚI MẮT TỰ ĐỨC
Vua Tự Đức không có con, nên lấy con của Thoại Thái Vương ( 2 ) là Ưng Chân, hai con của Kiên Thái Vương là Ưng Đường và Ưng Đáng làm con nuôi, dự phòng ngày sau có người kế vị.
Trong ba người con nuôi ấy, Tự Đức thương yêu Ưng Đăng hơn cả; nhưng vì việc thừa kế ngai vàng cần con trưởng nên buộc lòng nhà vua phải chọn Ưng Chân.
Di chiếu của vua Tự Đức có đoạn viết:
- " Nếu chẳng may trẫm từ trần đột ngột, tâm hồn mãi mãi khôn nguôi. " Khó tin được ở trời, số mệnh sớm vô thường", trong mọi chuyện không thể dự bị trước . Vì tiên liệu , Trẫm đã nuôi sẵn ba con. Ưng Chân lớn tuồi nhất , đã học hành từ lâu, từ lâu đã đến tuổi truởng thành; tuy nhiên mắt hơi có tật dù xưa nay vẫn dấu kín, sợ sau này không còn thấy sáng, tánh lại hiếu dâm và tâm tánh rất sấu, chắc không đương nổi việc lớn. Nhưng đất nước cần có vua lớn tuổi. Trong thời thế khó khăn này, không dùng Ưng Chân, thì dùng ai? Cho nênTrẫm chọn Thụy Quốc Công Ưng Chân nối nghiệp nối nghiệp dòng chính và nối ngôi vua. Ưng Chân, ngươi nên nghĩ sâu xa, hãy biết rằng sự nghiệp tiền nhân gây dựng và bảo tồn nghìn vạn khó khăn, nay nguơi nối theo không dễ. Ngươi không được câu thả chút nào để làm trọn nhiệm vụ, không phụ mệnh trời giao phỏ ( 1 ) .
Sự đánh giá của vua Tự Đức thật rất bất lợi cho Dục Đức sau này.
( Đào Duy Từ - Di Chiếu của Tự Đức ( Bản tiếng Pháp ) và Đại Nam thực lục Duc Đức
SỰ PHẾ BỎ DỤC ĐỨC
Ngày 14 tháng 6 năm thứ ( 17 - 7 - 1883 ) , vua Tự Đức truyền đến các đại thần trong Viện Cơ Mật bản di chiếu chỉ định con nuôi lớn tuổi nhất là Thụy Quốc Công Ưng Chân nối ngôi, Trần Tiễn Thành là Phụ Chính Đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là đồng Phụ chính Đại thần . Trần Tiễn Thành dâng sớ xin vua bỏ bớt mất đoạn liên quan đến tính nết xầu của Dục Đức và việc Dục Đức " không đảm đương được việc lớn " , vì những ý kiến ấy chỉ làm tổn hại đến danh dự và uy tín của người phải nắm lấy vận mệnh của quốc gia vào thời kỳ vương triều gặp nhiều khó khăn .
Nhưng vua Tự Đức không đồng ý bỏ mấy câu ấy, mà theo nhà vua , nhầm mục đích " nhắc " người kế vị phải tự răn mình, tu tỉnh"
Vua Tư Đức băng hà vào ngày 16 tháng ấy. Hoàng Tử là Thụy Quốc Công vào vào điện Hoàng Phúc chịu tang. Nhưng ngày 18 , không có sự đồng ý của Trần Tiễn Thành , Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng lên Hoàng Thái Hậu tờ hạch tội người được kế vị theo di chiếu và xin cử người khác thay. Bản hạch tội kể ba tội lớn của Hoàng Tử là:
1- Muốn sửa di chiếu.
2- Có đại tang mà mặc quần áo màu
3- Hư hỏng , ăn chơi
Hoàng Thái Hậu Từ Dũ chấp thuận, truyền rằng:
- Tiên đế cũng biết các tật xấu của người mà mà Ngài chỉ định kế vị và hết sức lo lắng, song sở dỉ phải chọn Hoàng Tử vì tình hình thù trong giặc ngoài đe dọa, cần có vua đã trưởng thành để cầm quyền chính. Nhưng bởi ông Hoàng ấy không bỏ tính xấu nên cần được thay thế.
Trong buổi thiết triều, khi Nhguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết trình bày cho Tôn thất và quan lại biết lý do phế Thụy Quốc Công; Trần Tiễn Thành định can thiệp , nhưng Thuyết giận dữ thét:
- Ông cũng có tội nặng, còn định nói gì?
Cả y triều đình cúi đầu khuất phục, chỉ trừ quan khoa đạo Phan Đình Phùng can rằng :
- Tự quân chưa có tội gì mà phế bỏ như thế, thì sao phải lẻ .
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết truyền bắt ngay lập tức . Sau nhờ sự can thiệp của Nguyễn Trọng Hợp, làm cho Thuyết hiểu là một người dũng cảm đến thế sẽ có lúc giúp ích được việc lớn , vị Thủ lãnh tương lai của phong trào Cần Vương mới chỉ bị cách tuột hết chức tước và đuổi về quê.
Lăng Quốc Công Hồng Dật, em vua Tự Đức được đưa lên ngôi.
Sau lễ tấn phong Lăng Quốc Công, lấy hiệu là Hiệp Hòa, Trần Tiễn Thành được thăng lên Thái Bảo Cần Chánh điện Đại học sĩ; các quan Khoa Đạo Hoàng Côn và Đặng Trần Hanh dâng bản hạch tội ông đã cố ý bỏ qua mấy đoạn trong tờ di chiếu mà ông được giao đọc ở nhà Hữu Vu.
Hiệp Hòa đưa sự việc ra đình nghị, Trần Tiễn Thành phải trả lời về lời buộc tội ấy và dâng tờ sớ như sau:
- Ngày 14 tháng truớc, tiên đế triệu chúng thần vào điện, thần Trần Tiễn Thành cùng chúng thần Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết, để trao cho chúng thần tờ di chiếu để trong hộp. Chúng thần sang phòng thái giám để kính đọc. Di chiếu có đoạn như sau:
- Tính hiếu dâm, ngoài ra tâm tính rất xấu, không đương nổi việc lớn "
Thần Nguyễn Văn Tường nói:
- Di chiếu là để lập người nối ngôi trời. Sợ đoạn này không hợp lắm, nên xin bỏ đi. Thần Tôn Thất Thuyết và tiện thần Trần Tiễn Thành cũng cùng một ý và chúng thần đã cũng dâng sớ tâu xin như thế. Nhưng tiên đế bác đi. Ngày 18, Thụy Quốc Công triệu chúng thần đến điện Quang Minh và bảo:-
- Nhà vua đứng đầu trăm họ cũng phải là người đứng đầu về đạo đức. Trong di chiếu của tiên đế, vì lo cho tương lai nên có lời răn bảo nghiêm khắc, chẳng hạn như đoạn nói về sự bê tha . Hoàng tử nói không dám trái ý tiên đế , nhưng bảo thêm: " Tuy nhiên, đúng vào lúc trong nước rối loạn, quan hệ ngoại giao thì căng thẳng, nếu tin đồn về di chiếu loan ra, chẳng những bọn gây rối lấy đó làm cớ, mà các lân bang cũng vì vậy mà coi khinh. Làm thế nào cứu gỡ tình hình này? " . Hoàng tử hỏi có thể bỏ đoạn ấy không, nhưng tự mình không dám . Chúng thần đáp là Hội đồng Phụ Chính đã xin bỏ đoạn ấy nhưng tiên đế không cho và nay thì không còn có thể thay đổi gì được nữa. Hoàng tử yêu cầu mọi người suy nghĩ thêm, sao cho khỏi tổn hại đến việc quốc gia.
Ngày 19 (ngày tuyên đọc di chiếu) thần Nguyễn Văn Tường cáo bệnh xin nghỉ. Tiện thần nhiều lần xin cáo vì tuổi già. Thần Tôn Thất Thuyết cho rằng thần là bậc trưởng lão, không chịu vượt qua để đọc di chiếu. Thế là lễ tuyên chiếu đã sẵn sàng. Không thể từ nan, Thần phải đọc di chiếu . Song thần quá đỗi đau thương nên mắt mờ, tai điếc, tâm trí bất định do gần đây có bệnh. Thần cũng không nhớ rõ mình có sai sót gì không khi đọc. Nay quan Khoa Đạo hạch tội, thần xin chịu mọi hậu qua.
Sau đó, Trần Tiễn Thành bị giáng hai cấp. Ông bèn xin miễn việc quan, về quê tỉnh dưỡng.
(Theo Quốc Triều Chính Biên, và Đào Duy Anh: Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành )
NHỮNG NGÀY TÙ TỘI
Sau khi bị truất phế, Thụy Quốc Công bị giam ở Dục Đức đường, nhà học của Ưng Châu khi chưa làm vua. Tại đây, nhà vua ở trong một phòng kín mít vừa được cấp tốc xây lên.
Trong khi bị giam, hằng ngày Dục Đức chỉ được một phần cơm như phạm nhân thường mà người quen ăn ngon chẳng thể nào nuốt được. May nhờ có một người lính canh gác thương tình chủ cũ , hằng ngày đút vào cho một nắm cơm và một cái áo cũ thấm nước để vắt ra mà uống . Nhờ vậy Dục Đức sống cực khổ kéo dài gần được ba tháng (22 - 7 - 1883 đến 6 - 10 - 1883) Khi bị lộ chuyện, tên lính không tiếp tế cơm nước nữa. Dục Đức bị bỏ đói, chết khát trong ngục, sau cơn hấp hối cực kỳ đau đớn, thảm khốc.
NẤM MỒ KỲ LẠ
Sau khi chết vì tuyệt vọng và đói khát trong ngục, thi hài ông vua xấu số này được gói vào một chiếc chiếu giao cho hai tên lính và một quyền suất đội gánh đi . Đám tang lạnh lùng này định đưa về An Cựu để mai táng trong địa phận của chùa Tường Quang, nhưng mới đi được nửa đường thì chiếc quan tài bằng chiếu bị đứt dây, một người lính đã chạy vào chùa Tường Quang mời nhà sư trụ trì ra xử lý. Gặp lúc mưa gió, tối trời nên chẳng mấy ai nhiệt tình trong việc di chuyển thi hài nhà vua vào chùa.
Hơn nữa, ai cũng tin rằng, nhà vua đã tự chọn nơi ở vĩnh viễn của mình tại đó. Mảnh đất " thiên táng " ấy được chọn làm nơi mai táng thi hài một ông vua xấu số bậc nhất của triều Nguyễn.
Ba ngày sau , vợ con nhà vua mới được thông báo để làm lễ chịu tang . Tượng truyền rằng, về sau có một lão ăn mày kiệt sức, nằm chết còng queo trên nấm mồ của ông vua Dục Đức , dân địa phương bèn đem chôn ông ta ngay trên nấm mồ nhà vua mà không hay biết.
Sáu năm sau, do một hoàn cảnh bất ngờ, con trai của vua Dục Đức là Bửu Lân được lên làm vua. Sau khi tức vị, Bửu Lân đặt niên hiệu là Thành Thái và bắt đầu cho xây đắp lăng mộ của vua cha ngay tại nấm mồ " thiên táng " đó .
Nấm mồ có cả thi hài của ông vua xấu số và lão ăn mày tốt số.
Hiệp Hòa
LỄ TẤN TÔN HIỆP HÒA (1)

Sau khi truất phế Dục Đức , Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đề nghị lên đức Từ Dũ Hoàng Thái Hậu đưa Lăng Quốc Công Hồng Dật - em ruột Tự Đức, con thứ 29 của Thiệu Trị - lên làm vua.
Được sự đồng ý của đức Từ Dũ, Tường và Thuyết cử một phái đoàn lên Kim Long rước Lăng Quốc Công vào Đại Nội để chuẩn bị làm lễ tấn tôn. Nhưng Lăng Quốc từ chối . Năn nỉ mãi chẳng được , cuối cùng phải dùng võ lực ép ông lên kiệu, rước vào Cấm Thành , hai hôm sau làm lễ tấn tôn tại điện Thái Hoà.
Tương truyền trong buổi lễ, khi các quan đương sắp hàng lạy, có một con chim đậu trên ngọn cây trước điện kêu tiếng lớn. Đến khi đọc di chiếu, lại có một đoàn dê đi qua cầu Kim Thủy. Người ta cho là điềm không tốt.
Quả nhiên, Hiệp Hòa chỉ làm vua được 4 tháng 10 ngày trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
(Theo Quốc triều chính biên)
CUỘC TRANH CHẤP GIỮA HAI THẾ LỰC
Hiệp hòa lên ngôi lúc 37 tuổi nên không cam tâm làm tên bù nhìn trong tay hai phụ chính Đại thần, chỉ chờ cơ hội thuận lợi là tìm cách thoát khỏi. Cơ hội ấy là ngày ký Hiệp Ước Harmand ( 25 - 8 - 18883 ) sau khi Pháp chiếm Thuận An. Hiệp Hòa thông đồng với hai người tin cậy của mình là Hồng Sâm, con trai Tuy Lý Vương và Hồng Phi con trai Tùng Thiện Vương . Nhà vua giao cho Tuy Lý Vương cầu viện nhà cầm quyền Pháp giúp đỡ.
Ngay từ tháng tám, Hiệp Hòa đã có ý định từng bước loại bỏ Tôn Thất Thuyết. Để dập tắt dư luận chống đối cho là mình chuyên quyền, Tôn Thất Thuyết vờ xin thôi nhiệm vụ ở Bộ Binh, vua nhân có lời xin ấy đã chuyển Thuyết sang bộ Lễ , rồi sang bộ Lại thay cho Nguyễn Trọng Hợp phái làm khâm sai ra Bắc Kỳ . Nhưng Tôn Thất Thuyết đâu cam chịu mất quyền lực có được cơ nắm quân đội. Ông không sang nhận nhiệm vụ mới ( ở Bộ Lại ) và trong thực tế vẫn tiếp tục điều hành bộ Binh. Chính từ lúc ấy Thuyết bắt đầu cảnh giác đề phòng nhà vua.
Mặt khác Hồng Sâm và Hồng Phi cậy vào sự ủng hộ của Hiệp Hòa, có lần công khai chỉ trích chính sách của hai vị Phụ Chính Tường Và Thuyết ngay giữa buổi thiết triều .
Khoảng 4 tháng sau khi lên ngôi, Hiệp Hòa nhận được một tờ mật sớ của Hồng Sâm và Hồng Phi xin giết hai quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.
Theo một số người đương thời, sau khi đọc tờ sớ , Hiệp Hòa châu phê: " Chuyển cho Trần Tiễn Thành " và sai thái giám Phạm Tác giao lại cho Hồng Phi. Nhưng viên thái giám nhầm lẫn trao cho thượng thư Phạm Như Xương. Phạm Như Xương vội chuyển ngay cho nhà vua văn thư không phải dành cho chính mình. Hiệp Hòa nổi giận phạt Phạm Tác 30 roi. Chính sự trừng phạt ấy dẫn Phạm Tác đến chỗ phản bội.
Theo nhân chứng khác, sau khi xem sớ và châu phê: " Chuyển cho Trần Tiễn Thành " , Hiệp Hòa giao cho thái giám Trần Đạt đích thân mang đến cho Trần Tiễn Thành. Theo thông lệ , tờ sớ đặt trong chiếc tráp có đóng ấn riêng. Trời chập choạng tối, viên thái giám đến cửa Nhật Tinh thì gặp Nguyễn Văn Tường đang vào cung. Thấy viên thái giám bối rối. Tường sinh nghi, bèn đoạt lấy chiếc tráp, mở ra lấy tờ sớ ghi bản án tử hình của ông ta. Nguyễn Văn tường đi thẳng đến bộ Binh, Tôn Thất Thuyết đang ở đó. Sau khi Thuyết biết rõ sự việc, ông đề nghị triệu tập ngay đình thần để xử tội trạng vua Hiệp Hòa, Trần Tiễn Thành, Hòng sâm, Hồng Phi mưu sát các viên Phụ Chính.
Lấy chữ ký các quan xong, Nguyễn Văn tường và Tôn Thất thuyết thân hành vào cung Diên Thọ để dâng lên Hoàng Thái hậu tờ sớ ấy, xin Hoàng Thái Hậu cho phế vua Hiệp Hòa, lập người khác, đó là Ưng Đăng, hoàng tử thứ ba của vua Tự Đức.
( Theo Phụ Chính đại thần Trần Tiễn Thành - Đào Duy Từ )
CÁI CHẾT BI THẢM
Sau khi phát giác được âm mưu của Hiệp Hòa với Hồng Sâm, Hồng Phi, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đồng tình thực hiện ngay dự án của mình. Ngay trong đêm 28 thánh 11 ( 29 tháng 10 Âm lịch ) sau khi các cửa Hoàng thành đóng kín ) vào canh hai ( 20 giờ ) , Tôn Thất Thuyết thu tất cả chìa khóa và biện minh việc ấy bằng cách báo cho vua biết là bên ngoài có những người bất mãn tụ tập. Mặt khác , Thuyết tụ tập đội cận vệ riêng của mình , do Hồng Chuyên cầm đầu ở một vị trí bên hữu ngạn sông Hương, đồng thời sai Ông Ích Khiêm và Trương Đăng đệ dẫn 50 người lình vào điện Càn Thành bắt buộc vua tự xử mình theo lệ " tam ban triều điển ", dành cho các đế vương, khanh tướng phạm tội tử hình.
Theo Đào Duy Anh, khi Hiệp Hòa biết cơ mưu bất thành, quanh mình chỉ thấy vài viên thái giám, không biết làm sao chống lại, bèn quyết định soạn sẵn tờ chiếu thoái vị , trong đó nhà vua yêu cầu được quay về tư dinh. Người ta mang kiệu đến đưa nhà vua cùng những người tùy tùng, theo lời họ nói là đi về dinh cũ của vua, nhưng trước đó , Ông Ích Khiêm và Trương Văn Để ( không phải Trương Văn Đệ - TTB ) đã được lệnh đón ở cửa Hiển Nhân để đưa kiệu về Dục Đức Đường , bấy giờ đã trở thành nhà Hộ Thành.
Ở đó , Ích Khiêm và Văn Để đưa cho Hiệp Hòa một thanh gươm, một dải lụa điều và một chén thuốc độc, yêu cầu vua chọn cái chết cho mình. Thấy vua do dự , Ông Ích Khiêm ép đổ thuốc độc vào miệng vua và bóp mũi để buộc vua phải nuốt. Thuốc công hiệu ngay và ông vua khốn khổ lăn lộn quằn quại. Đúng vào lúc đó, Đề Đốc Trần Xuân Soạn mang lệnh của Tôn Thất Thuyết bảo phải làm nhanh, người ta sợ người Pháp can thiệp để giải thoát vua, và Ông Ích Khiêm đã kết liễu mạng sống nạn nhân bằng ba thanh gỗ đập vào cổ họng, vào ngực và bụng. Cú đánh thứ nhất làm vỡ thanh quản và cú thứ ba làm lòi ruột ra  

(Theo Phụ Chính Đại Thần Trần Tiễn Thành - Đào Duy Từ)
Kiến Phúc

KIẾN PHÚC (1) LÊN NGÔI TRONG NƯỚC MẮT
Kiến Phúc là hoàng tử thứ ba của vua Tự Đức, nguyên là con thứ ba của Kiên Thái Vương, phủ thiếp là bà BùiThi- Thanh, sanh năm Kỷ Tỵ (1869). Năm thứ 23 tri::4Ầ10:: Tự Đức , tháng Giêng , Tự Đức truyền đem vào cung, nuôi làm Hoàng Thiếu Tử. Khi ấy nhà vua mới hai tuổi, bà Học phi Nguyễn Văn Thị phụng mạng nuôi nấng.
Sau khi hai quan Phụ Chính Đại Thần họp các quan văn, võ ở Tịch Điền để các quan cùng ký tên vào lá sớ truất phế Hiệp Hòa và đưa hoàng tử Ưng Đăng lên ngôi, bấy giờ đã sang canh tư ( 2 giờ sáng ) , mưa gió sụt sùi , quan Hậu quân Nguyễn Hanh được cử đi rước hoàng tử ở Khiêm Lăng, nơi hoàng tử được đưa về ở từ sau đám tang vua Tự Đức.
Đó là hoàng tử được vua Tự Đức yêu quý nhất, mới được 14 tuổi, có phẩm cách trang nghiêm, cao quý đáng ngạc nhiên ở một thiếu niên còn trẻ tuổi.
Khi biết có đoàn rước đến, hoàng tử trốn dưới gầm giường ; người ta lôi hoàng tử ra, đưa lên kiệu, mặc cho hoàng tử la hét, khóc lóc . Kiệu của hoàng tử được cáng đến Tịch Điền, vào nhà quan canh. Trời tờ mờ sáng, mưa gió vẫn sụt sùi không dứt
Khi hai vị Phú Chính cho hoàng tử biết sự tình, hoàng tử lấy lý do mình còn ít tuổi và thiếu kinh nghiệm để từ chối ngai vàng, nhưng bị mọi người xung quanh dụ dỗ và thúc ép, rốt cuộc phải nhận lời. Hai vị Phụ Chính báo cho các quan, trong đó có thêm các quan gặp phải phiên trực trong cung đêm đó.
Ngày 1- 12- 1883 Ưng Đăng lên ngôi với niên hiệu Kiến Phúc.
Từ đó , trong dân gian lưu truyền rộng rãi câu đối:
Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường
Nghĩa là:
Một sông hai nước lời khôn nói
Bốn tháng ba vua điềm chẳng lành
MỘT CÂU NÓI ĐỔI MẠNG ĐẾ VƯƠNG
Khi chọn Ưng Đăng về làm con nuôi, vua Tự Đức đã giao việc nuôi nấng và dạy dỗ cho bà phi thứ ba là Học Phi. Cho nên khi trở thành vua Kiến Phúc thì thế lực của bà Học Phi lên ngay. Nguyễn Văn Tường thấy được điều ấy nên tìm hết cách để lấy cảm tình của bà Học Phi. Dịp may của Tường đã đến . Kiến Phúc bị bệnh đậu mùa, bà Học Phi ngày nào cũng hầu cạnh đức vua còn bé bỏng, từ tờ mờ sáng đến nửa đêm. Quan Phụ chính Nguyễn Văn Tường tối tối thường đến chầu Hoàng Đế và Hoàng Mẫu. Kiến Phúc đã nhiều lần bắt gặp thái độ là lơi giữa Nguyễn Văn Tường với bà Học Phi nên rất tức bực.
Một đêm, Kiến Phúc giả vờ ngủ để theo dõi câu chuyện trao đổi giữa hai người. Đến một lúc chịu chẳng nổi . Kiến Phúc kêu lên :
- Lành bệnh rồi tau sẽ chặt đầu cả ba họ nhà mi "
Ngay tối đó, sau khi uống thuốc của bà Học Phi dâng lên, nhà vua qua đời. Cái chết của Kiến Thức tuy vẫn còn trong vòng bí mật, nhưng người đời nghi là Nguyện Văn Tường đã đánh tráo thuốc của Thái T Viện, sau khi nghe câu nói đầy phẫn nộ và nguy hiểm của nhà vua.
Về Thất thủ Kinh Đô cũng có đoạn miêu tả lại sự kiện dẫn đến cái chết của Kiến Phúc:
Ngài vừa mười bảy ( 1 ) tuổi trời
Tánh tình cương nghị dáng người mảnh mai
Đại thần Phụ Chính hai ngài
Riêng phần quan Quận kiêm vai Ngự Điều
Bất phân sớm tối mai chiều
Để khi cần cấp xét liều thuốc thang
Vào ra trong chốn điện vàng
Rất là tương đắc với nàng Học Phi
Một hôm trong chốn cung vi
Quan Quận ( 2 ) cùng với Học Phi chuyện tró
Trao lời lúc nhỏ lúc to
Không màng tai vách, không lo mạch rừng
Tưởng rằng, kín mít như bưng
Nào hay có kẻ ngó chừng một bên
Một hôm ngài Ngự quở lên
" Ai như thầy Quận ở bên kia phòng"
Quan Quận nghe quở chột lòng
Thế rồi tâm niệm bất trung âm thầm
Hằng ngày đã có tiềm tâm
Lòng người hiểm ác thầm trầm ai hay
Đức vua án giá ngày nay
Họ nghi quan Quận có rày liên quan
Người mà có dạ gian ngoan
Ngấm ngầm bán nước, ngấm ngầm hại dân
Tuồi tuy mười bảy thanh Xuân
Mà vua Kiến Phúc có phần anh minh
(1) Thật ra Kiến Phúc mới mười lăm tuổi
( 2 ) Quan Quận : chỉ Nguyễn Văn Tường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét