Trương
Tấn Bửu (1752 - 1827), có tên khác là Trương Tấn Long; là một danh
tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam. Nhờ lập được
nhiều công lao, ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương
thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.
ông là người làng Hưng Lễ, tổng Bảo Thạnh (thuộc xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ngày nay). Ông xuất thân từ gia đình phú nông, có bảy anh em. Là người hào hiệp, giỏi võ nghệ có sức đánh hổ, dù chỉ học ít chữ nghĩa nhưng ông cũng là người có tư chất thông minh, trong quá trình làm quan, được Gia Long đưa thầy đến dạy chữ, lại miệt mài nghiên cứu binh thư, sách vở thánh hiền, về sau ông còn biết sáng tác cả thơ phú...
Vào một đêm tháng 10 năm Đinh Dậu (1787), đoàn chiến thuyền của Chúa Nguyễn Ánh bị quân của Tây Sơn truy đuổi từ Mỹ Lồng rẽ vào sông Hương Điểm. Bị lạc đường Nguyễn Ánh vài người thân cận bỏ thuyền lên bờ tới xóm Cây Da, xã Hưng Lễ. Họ gõ cửa nhà ông Trương Tấn Khương (thân phụ của Trương Tấn Bửu) để xin tá túc. Vốn thương người, cha con ông Trương Tấn Khương liền mời khách vào đãi cơm và cho ngủ nhờ. Nguyễn Ánh lưu lại đây một thời gian, cùng làm ruộng và sống rất thân tình với gia đình họ Trương. Trương Tấn Bửu là người có mắt tinh đời, nên hoài nghi, gạn hỏi. Nguyễn Ánh thấy Bửu là người tài giỏi lại trung thực có thể tin cậy được nên thú nhận thân phận của ông. Trương Tấn Bửu bèn xin theo phò chúa Nguyễn.
Tháng 6 năm Canh Tuất (1790) Long Vân Hầu được làm Hậu quân, Hậu chánh trưởng chi, rồi lại đổi qua Tiền quân. Ông đánh nhau với nhà Tây Sơn ở Qui Nhơn, lập được nhiều chiến công, tháng 2 năm Đinh Tỵ (1797), ông được phong làm Tiền quân Phó tướng, một lượt với Phan Tấn Huỳnh.
Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (Gia Long), phong ông làm Chưởng dinh, quản lĩnh đạo quân Bắc Thành.
Đầu năm Bính Dần (1806), bọn cướp biển “Tề ngụy hải phỉ” (giặc Tàu Ô) vốn là quân "phản Thanh phục Minh" trước được nhà Tây Sơn dung dưỡng, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ thì họp nhau lại mưu chống nhà Nguyễn khôi phục lại nhà Tây Sơn mới đem ba mươi thuyền tới đảo Huê Phong để cướp phá đồn Phượng Hoàng. Long Vân Hầu thân chinh đánh đuổi bọn cướp. Dẹp giặc xong, ông liền được dời về Đế đô nhậm chức Trung quân Phó tướng. Rồi ngay sau đó lại ra quân đánh giặc cướp suốt. Ông đánh nhau với giặc Tàu Ô ba mươi sáu trận. Ông bình được bọn quần khấu cho dân an cư lạc nghiệp. Dân các trấn kể trên rất kính phục, luôn tưởng nhớ đến công đức của ông. Vua ban thưởng cho cùng ba quân vạn quan tiền và ban ân điển cho tướng sĩ trận vong.
Tháng 11 năm Canh Ngũ (1810), Long Vân Hầu được triệu về giữ chức Tổng trấn thành Gia Định thay Nguyễn Văn Nhân.
Năm 1816, ông đốc suất đắp thành Châu Đốc rồi được điều về Huế làm Trung quân phó tướng.
Năm Nhâm Thân (1821), ông lại được cử làm Phó Tổng trấn Gia Định Thành lần thứ hai.
Năm Nhâm Ngọ (1822), ông được thăng Chánh nhất phẩm, thân phụ ông cũng được vua Minh Mạng ban sắc truy phong là Nghiêm oai tướng quân, Trung quân Thống chế và mẹ ông cũng được truy phong vào hàng mệnh phụ phu nhân.
Năm Quý Mùi (1823), theo lệnh của Lê Văn Duyệt, ông chỉ huy khoảng 35.000 quân và dân lo nạo vét kênh Vĩnh Tế cùng với Thoại Ngọc Hầu, rồi chẳng bao lâu sau ông bệnh, xin về hưu vào ngày 17 tháng 11 năm Ất Dậu (1825).
Tuy hưu trí, nhưng ông được vua Minh Mạng cho hưởng lương bổng đầy đủ. Ngày 2 tháng 8 năm 1827 (10 tháng 6 âm lịch năm Đinh Hợi) ông mất, thọ 75 tuổi. Chánh tướng Lê Văn Duyệt trông coi việc chôn cất cho Phó tướng Trương Tấn Bửu tại làng Phú Nhuận (quận Phú Nhuận, TPHCM ngày nay).
ông là người làng Hưng Lễ, tổng Bảo Thạnh (thuộc xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ngày nay). Ông xuất thân từ gia đình phú nông, có bảy anh em. Là người hào hiệp, giỏi võ nghệ có sức đánh hổ, dù chỉ học ít chữ nghĩa nhưng ông cũng là người có tư chất thông minh, trong quá trình làm quan, được Gia Long đưa thầy đến dạy chữ, lại miệt mài nghiên cứu binh thư, sách vở thánh hiền, về sau ông còn biết sáng tác cả thơ phú...
Vào một đêm tháng 10 năm Đinh Dậu (1787), đoàn chiến thuyền của Chúa Nguyễn Ánh bị quân của Tây Sơn truy đuổi từ Mỹ Lồng rẽ vào sông Hương Điểm. Bị lạc đường Nguyễn Ánh vài người thân cận bỏ thuyền lên bờ tới xóm Cây Da, xã Hưng Lễ. Họ gõ cửa nhà ông Trương Tấn Khương (thân phụ của Trương Tấn Bửu) để xin tá túc. Vốn thương người, cha con ông Trương Tấn Khương liền mời khách vào đãi cơm và cho ngủ nhờ. Nguyễn Ánh lưu lại đây một thời gian, cùng làm ruộng và sống rất thân tình với gia đình họ Trương. Trương Tấn Bửu là người có mắt tinh đời, nên hoài nghi, gạn hỏi. Nguyễn Ánh thấy Bửu là người tài giỏi lại trung thực có thể tin cậy được nên thú nhận thân phận của ông. Trương Tấn Bửu bèn xin theo phò chúa Nguyễn.
Tháng 6 năm Canh Tuất (1790) Long Vân Hầu được làm Hậu quân, Hậu chánh trưởng chi, rồi lại đổi qua Tiền quân. Ông đánh nhau với nhà Tây Sơn ở Qui Nhơn, lập được nhiều chiến công, tháng 2 năm Đinh Tỵ (1797), ông được phong làm Tiền quân Phó tướng, một lượt với Phan Tấn Huỳnh.
Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (Gia Long), phong ông làm Chưởng dinh, quản lĩnh đạo quân Bắc Thành.
Đầu năm Bính Dần (1806), bọn cướp biển “Tề ngụy hải phỉ” (giặc Tàu Ô) vốn là quân "phản Thanh phục Minh" trước được nhà Tây Sơn dung dưỡng, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ thì họp nhau lại mưu chống nhà Nguyễn khôi phục lại nhà Tây Sơn mới đem ba mươi thuyền tới đảo Huê Phong để cướp phá đồn Phượng Hoàng. Long Vân Hầu thân chinh đánh đuổi bọn cướp. Dẹp giặc xong, ông liền được dời về Đế đô nhậm chức Trung quân Phó tướng. Rồi ngay sau đó lại ra quân đánh giặc cướp suốt. Ông đánh nhau với giặc Tàu Ô ba mươi sáu trận. Ông bình được bọn quần khấu cho dân an cư lạc nghiệp. Dân các trấn kể trên rất kính phục, luôn tưởng nhớ đến công đức của ông. Vua ban thưởng cho cùng ba quân vạn quan tiền và ban ân điển cho tướng sĩ trận vong.
Tháng 11 năm Canh Ngũ (1810), Long Vân Hầu được triệu về giữ chức Tổng trấn thành Gia Định thay Nguyễn Văn Nhân.
Năm 1816, ông đốc suất đắp thành Châu Đốc rồi được điều về Huế làm Trung quân phó tướng.
Năm Nhâm Thân (1821), ông lại được cử làm Phó Tổng trấn Gia Định Thành lần thứ hai.
Năm Nhâm Ngọ (1822), ông được thăng Chánh nhất phẩm, thân phụ ông cũng được vua Minh Mạng ban sắc truy phong là Nghiêm oai tướng quân, Trung quân Thống chế và mẹ ông cũng được truy phong vào hàng mệnh phụ phu nhân.
Năm Quý Mùi (1823), theo lệnh của Lê Văn Duyệt, ông chỉ huy khoảng 35.000 quân và dân lo nạo vét kênh Vĩnh Tế cùng với Thoại Ngọc Hầu, rồi chẳng bao lâu sau ông bệnh, xin về hưu vào ngày 17 tháng 11 năm Ất Dậu (1825).
Tuy hưu trí, nhưng ông được vua Minh Mạng cho hưởng lương bổng đầy đủ. Ngày 2 tháng 8 năm 1827 (10 tháng 6 âm lịch năm Đinh Hợi) ông mất, thọ 75 tuổi. Chánh tướng Lê Văn Duyệt trông coi việc chôn cất cho Phó tướng Trương Tấn Bửu tại làng Phú Nhuận (quận Phú Nhuận, TPHCM ngày nay).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét