Trước những năm 60 thế kỷ 20, trong các nước châu Á, chỉ có Nhật là nổi trội hơn cả. Sau những canh tân đất nước của Thiên hoàng Minh Trị, nước Nhật đã tiến bộ vượt bậc, trở thành người “anh cả da vàng” theo cách suy tôn của các chí sĩ cách mạng Việt Nam. Cho dù có chịu hai quả bom nguyên tử của Mỹ nhưng cũng chính nhờ sự giúp đỡ của người Mỹ, nước Nhật đã nhanh chóng khôi phục và chỉ 19 năm sau chiến tranh, họ đã vượt lên khỏi hoang tàn và chết chóc, tổ chức thành công Thế vận hội mùa Hè năm 1964. Sau Nhật Bản khi ấy có lẽ chỉ có Sài Gòn là có thể sánh vai. Singapor thì mãi năm 1965 mới ra đời, còn trước đó chỉ là một làng chài heo hút của Malaysia. Hàn Quốc, khi ấy chẳng mấy ai biết đến. Người Việt Nam ở phía bắc biết tới Nam Triều Tiên (tên gọi cũ của Hàn Quốc) chỉ vì luôn nghe báo chí kết tội kẻ độc tài Lý Thừa Vãn, Tổng thống đầu tiên (cùng với Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan và Magsaysay của Philipin). Đến năm 1960, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc mới chỉ xấp xỉ 100 đô-la/năm.
Nhưng dưới thời Tổng thống thứ 2, Park Chung Hee, Hàn Quốc đã có bước phát triển vượt bậc. Chỉ trong 4 nhiệm kỳ, Park Chung Hee đã đưa Hàn Quốc trở thành nước có nền công nghiệp phát triển, tạo đà cho những bước nhảy vọt trở thành con hổ ở châu Á sau này. Ông thành công nhờ hai nguyên nhân, một là thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng rất hà khắc để huy động toàn bộ sức dân vào công cuộc phát triển đất nước. Ông đã tuyên bố trước hơn 20.000 sinh viên trường Đại học Seoul: ““Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Nếu làm được vậy, trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới… Hôm nay, có thể một số người dân bất đồng ý kiến với tôi, nhưng xin hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra”. Nói là làm, ông đã thi hành án tử hình với 24 quan chức và nhà tư sản vì tội tham nhũng. Đồng thời với “bàn tay thép”, Park Chung Hee còn liên minh với Mỹ, dựa hẳn vào Mỹ, đổi lấy viện trợ của Mỹ bằng việc đưa 320.000 quân tham chiến ở Việt Nam (khi ấy, ta gọi là lính đánh thuê Nam Triều Tiên, vào những năm 80, các nghệ sĩ của ta tham gia biểu diễn kiếm tiền được gọi là “đi pắc” – đánh thuê). Sau cuộc chiến khoảng 5.000 (có tài liệu ghi 6.000) lính Hàn đã tử trận và 110.000 người bị thương tật. Nhưng kết quả, những người lính này đã mang về cho đất nước 5 tỷ đô-la (tương đương 35 tỷ đô-la hiện nay), sau đó còn nhận được viện trợ từ Mỹ bằng con số đó để có tiền vốn xây dựng đất nước.
Đánh giá về Park Chung Hee, người Hàn Quốc đã tốn không ít giấy mực mà vẫn chưa ngã ngũ. Giới trẻ ngày nay rất biết ơn ông vì nhờ ông, họ được hưởng những thành tựu của một nước văn minh, tiên tiến, ngẩng cao đầu trước bè bạn năm châu. Nhưng cũng không ít người lên án chính sách độc tài của ông. Bằng chứng là ông đã ba lần bị ám sát bởi những người đối lập và lần thứ ba, ông đã tử thương bởi một quan chức thân cận. Nhưng rõ ràng, chính nhờ những quyết đoán táo bạo của ông, Hàn Quốc đã nhanh chóng thay đổi.
6.000 người lính chết trận (chỉ bằng hơn nửa số quân ta hy sinh trong 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị, cũng chưa bằng số người dân chết và mất tích trong Tết Mậu Thân 1968 ở Huế) để sau 20 năm, Hàn Quốc từ nghèo nàn lạc hậu trở thành một cường quốc, đứng thứ 4 châu Á và thứ 15 thế giới, có tên trong nhóm G.20 của các nước phát triển nhất. 50 triệu dân Hàn Quốc giờ đây được hưởng một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc trong xã hội giàu có, văn minh.
Cũng trong cuộc chiến tranh này, chúng ta đã hy sinh bao nhêu chiến sĩ? Bao nhiêu người dân lành đã ngã xuống vì bom rơi đạn lạc?
Để sau đó, đất nước của chúng ta đang trong tình cảnh hiện nay?
Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Nếu làm được vậy, trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới… Hôm nay, có thể một số người dân bất đồng ý kiến với tôi, nhưng xin hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra" nhưng mày và một số đám dân An nam chưa làm đã muốn đớp thì sẽ rất giàu khi đươ5c đốt vàng mã Phong ạ.
Trả lờiXóa