XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

SỰ KIỆN 74. NGUY CƠ BIÊN GIỚI

          Cuối thế kỷ 19, các nước tư bản chũ nghĩa chủ yếu trên thế giới bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa đế quốc. Kết quả của cuộc tranh giành trên thế giới, Nhật Bản và Đức đã vùng dậy, câu  kết với nhau uy hiếp các nước đế quốc già nua như nước Anh. Hai nước Đức và Nhật rất nhanh chóng cùng với Anh, Pháp, Nga, Mỹ đóng vai trò của các cường quốc tư bản chủ nghĩa. Để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và tận dụng nguyên liệu ở các nơi, các nước lớn đã tăng cường xâm lược, bành trướng thế lực, trên phạm vi toàn cầu đã bùng nổ cao trào thực dân. Viễn Đông là khu vực trọng điểm để các nước tư bản chủ nghĩa giành giật. Trong quá trình các nước lớn ở phương Tây liên tục mở rộng xâm lược ra nước ngoài, vùng biên giới Trung Quốc ngày càng bị uy hiếp nghiêm trọng. Nhật, Mỹ đưa quân xâm lược Đài Loan; Nga, Anh nhòm ngó Tân Cương,; nước Anh rình mò Vân Nam, Tây Tạng đã tạo nên những nguy cơ mới ở vùng biên giới Trung Quốc khiến cho ở đây lửa cháy liên tục, nguy cơ đến từ tứ phía.
 Nguy cơ trên đất liền
 Ở vùng biên giới Tây Bắc, nước Nga đã có dã tâm thò nanh vuốt vào Tân Cương của Trung Quốc. Tháng 10 năm 1864, Sa hoàng cưỡng bức chính phủ Thanh ký “Ghi nhớ vể việc thăm dò vùng biên giới Tây Bắc” giữa hai nước Trung – Nga, chiếm 440.000 km2 lãnh thổ phía tây của Trung Quốc, sau đó còn muốn nuốt chửng vùng Tân Cương.
    Năm 1864, người Hồi ở Tân Cương do ảnh hưởng cuộc đấu tranh chống lại nhà Thanh của người Hồi vùng Thiểm Cam đã phát động cuộc đấu tranh chống lại nhà Thanh trên quy mô lớn. Cuộc bạo động vũ trang này đã mở đầu cho việc giành quyền lãnh đạo của bọn phản động phong kiến, chúng thực hiện cát cứ phong kiến, có lúc thậm chí còn tiến hành các hành động tội ác liên kết với nước ngoài phản quốc. Chúa Kim Ca Thận Cát Nhĩ để đánh chiếm Hán Thành đã đến Trung Á cầu viện quân của nước Khiết Hãn Đan. Năm 1865, nước Khiết Hãn Đan đã cử A Cổ Bách mang quân tiến vào Tân Cương, chiếm được Ca Thận Cát Nhĩ. Sau hai năm, A Cổ Bách ngang ngược tuyên bố thành lập “nước Triết Đức Nhĩ” (gồm bảy thành quốc), tự coi là Hãn. Năm 1870, A Cổ Bách đã khống chế toàn bộ vùng nam Tân Cương và một bộ phận của bắc Tân Cương.
    Nước Anh thấy Sa hoàng xâm nhập vào Tân Cương cũng không chịu thua kém, muốn dùng Ấn Độ làm bàn đạp xâm chiếm Tây Tạng, nhòm ngó Tân Cương để cạnh tranh với thế lực xâm lược của Sa hoàng. Năm 1874, nước Anhh cùng A Cổ Bách chính thức ký điều ước thừa nhận chính quyền A Cổ Bách, cung cấp vũ khí đạn dược với điều kiện được những đặc quyền buôn bán, đóng quân, lập lãnh sự quán trong khu vực A Cổ Bách thống trị. Nhằm ngăn cản  sự mở rộng thế lực của A Cổ Bách, nước Nga thừa cơ xâm lược Trung Quốc, mượn cớ “ổn định trật tự vùng biên giới” đến tháng 7 năm 1871, ngang nhiên đưa quân chiếm khu vực Y Lê ở Tân Cương của  Trung Quốc; Mỹ lấy danh nghĩa thu phục, thực chất là lập chính quyền để cai trị chiếm Khẩn Thực, đem khu vực Y Lê thuộc vùng dân cư Trung Quốc đang thu thuế cho các cấp hành chính Sa hoàng ở A La Mộc Đồ quản lý.
    Từ năm 1876 đến năm 1878, Trung Quốc cũng bị các nước đế quốc Anh, Pháp xâm lược. Những năm 60, 70 của thế kỷ 19, nước Pháp đã dùng vũ lực chiếm Việt Nam, láng giềng của Trung Quốc. Tháng 12 năm 1883, quân Pháp bất ngờ tấn công quân Việt Nam đồn trú ở biên giới Trung – Việt. Quân Thanh đã chống lại, sau khi chiến tranh Trung – Pháp bùng nổ, tuy quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc chiến đấu anh dũng nhưng Từ Hy Thái hậu cầm đầu giai cấp thống trị triều Thanh thoả hiệp cầu hoà. Tháng 5 năm 1884, tại Thiên Tân, “Điều khoản tóm tắt hội nghị Trung – Pháp” đã được ký kết. Theo Điều ước, chính phủ Thanh thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp với Việt Nam, Trung Quốc rút quân đội đóng ở Việt Nam, mở cửa biên giới Trung – Viêt để thông thương.
    Cuối tháng 6 năm ấy, quân Pháp một lần nữa khiêu khích, tấn công quân Thanh đóng ở Lượng Sơn. Ngày 23 tháng 8, quân Pháp tập kích quân cảng Mã Vĩ, toàn bộ hải quân ở Phúc Kiến bị đánh chìm, trong một ngày, xưởng đóng tàu Mã Vĩ bị phá huỷ. Ngày 26 tháng 8, chính phủ Thanh tuyên chiến với Pháp. Ngày 23 tháng 3 năm 1885, quân Pháp đánh úp trấn Nam Quan, Phùng Tử Tài dẫn đầu quân lính giết được nhiều quân địch, trải qua cuộc chiến đấu ác liệt, giành đại thắng ở trấn Nam Quan, thừa thắng đánh Lượng Sơn, tình thế cuộc đấu tranh chống Pháp có nhiều thuận lợi. Nhưng ngược lại, chính phủ Thanh trong thế thắng lại khuất phục cầu hoà. Tháng 6, ký “Điều ước Trung – Pháp về Việt Nam; Trung Quốc không thua mà bại, nước Pháp không được mà thắng. Từ đó, cửa biên giới phía Tây Nam mở toang.
Trong cuộc xâm lược  lúc này, nước Anh đang  đánh hơi vùng  Vân Nam và Tây Tạng của Trung Quốc. Năm 1876, công sứ Anh ở Trung Hoa Uy Thoả Mã mượn cớ “sự kiện Mã Gia Lý” đe doạ chính phủ Thanh.
    Năm 1874, một đội tìm đường của Anh gồm 193 người do thượng tá quân đội Bách Lang chỉ huy xuất phát từ Man Đức Lạc lên phiá bắc thăm dò đường bộ đi Điền Miến. Sứ quán Anh ở Trung Quốc chọn cử người phiên dịch của lãnh sự quán Anh ở Thượng Hải là Mã Gia Lý đến Vân Nam trước để tiếp ứng. Tháng 2 năm 1875, Mã Gia Lý đưa đội tìm đường vũ trang của Bá Lang tự tiện vượt biên giới đến thẳng vùng phụ cận Vân Nam. Ngày 21 tháng 2, Mã Gia Lý bị nhân dân địa phương chất vấn, thái độ của hắn ngang ngược, định dùng súng trấn áp nên bị quần chúng giết chết.
    Sau khi sự kiện Mã Gia Lý xảy ra, công sứ Anh ở Trung Quốc đe doạ sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao để uy hiếp. Tháng 2 năm 1876, nước Anh lại cử bốn quân hạm từ Ấn Độ đến Trung Quốc để hậu thuẫn cho lời doạ dẫm của  công sứ Anh. Do sự uy hiếp nhiều phía của nước Anh. chính phủ Thanh phải cùng với công sứ Anh ký Điều ước Yên Đài gồm 16 khoản quy định chính phủ Thanh phải bồi thường 200.000 lạng bạc trắng, cử sứ thần sang nước Anh để xin lỗi. Ngoài ra, hai bên còn ký nghị định riêng về việc người Anh vào Tây Tạng tìm đường xuất phát từ Bắc Kinh, qua Cam Túc, Thanh Hải, hoặc từ Tứ Xuyên, vào Tây Tạng, sang Ấn Độ; cũng có thể đưa người từ Ấn Độ vào Tây Tạng. Bọn xâm lược Anh thông qua “Điều ước Yên Đài” giữa hai nước Trung – Anh và “Điều ước riêng” để giành quyền thông thương lớn nhất, ngoài quyền lãnh sự tài phán, những vấn đề về Tây Tạng đã bộc lộ ý đồ xâm lược  của nước Anh. Năm 1890 và năm 1893, nước Anh lại cùng Trung Quốc ký “Điều ước Tạng – Ấn” và “Độc ước Tạng – Ấn”, đưa quân xâm nhập vào Tây Tạng. Nước Nga cũng xúi bẩy chính quyền địa phương ở Tây Tạng gây bất hoà trong quan hệ với chính phủ Thanh cùng nước Anh mở rộng việc tranh giành Tây Tạng.
 Nguy cơ trên biển
      Nguy cơ trên biển đến từ hai nước đế quốc Nhật và Mỹ. Năm 1847 và năm 1849, hải quân Mỹ từng hai  lần đưa tàu chiến đến Đài Loan thăm dò tài nguyên. Năm 1867, chính phủ Mỹ mượn cớ bảy thuỷ thủ trên tàu La Phật bị nạn ở Đài Loan, ngang nhiên đưa hai chiến hạm do thượng tướng hải quân Bỗi Nhĩ chủ huy cùng 181 thuỷ quân lục chiến đổ bộ lên phía nam đảo Đài Loan, tấn công nhân dân tộc Cao Sơn ở đây; Lý Tiên Đắc, lãnh sự Mỹ ở Hạ Môn với danh nghĩa cùng đàm phán với thủ lĩnh tộc Cao Sơn đã đến Đài Loan tiến hành những hoạt động tình báo, hắn đã thu thập được một khối lượng tư liệu lớn về bờ biển, bến cảng và tình hình chính trị, kinh tế trên đảo. Do gặp phải những phản ứng dữ dội của nhân dân Đài Loan, tàu Mỹ không dừng lại được ở đây, Lý Tiên Đức cũng phải dời khỏi Đài Loan.
    Từ những năm 70 của thế kỷ 19 trở đi, Nhật Bản đã trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất xâm lược Đài Loan. Lúc bấy giờ, Nhật đang có yêu cầu cấp bách mở rộng xâm lược ra bên ngoài, mục tiêu trước hết là Triều Tiên và Đài Loan của Trung Quốc. Sau khi buộc vua nước Lưu Cầu phải nhận phong là “Phiên vương”, đến tháng 3 năm 1873, lợi dụng việc năm 1871, mấy chục người dân Lưu Cầu khi đi chơi đến Đài Loan gặp tai nạn, Nhật Bản đã cử Ngoại vụ khanh phó đảo chủng thần đến Bắc Kinh đề xuất việc quan hệ với Tổng lý nha môn của chính phủ Thanh. Đầu năm 1874, Nhật Bản quyết định đưa quân đội đến Đài Loan. Tháng 4, Nhật Bản thành lập “Đài Loan phiên địa sự vụ cục” giao cho Đại Ôi Trọng Tín làm cục trưởng, xây dựng căn cứ quân sự  ở Trường  Kỳ, lại cử tướng lục quân Tây Hương Tùng Đạo làm đô đốc Đài Loan phiên địa sự vụ phụ trách chỉ huy quân sự trong việc xâm lược Đài Loan. Năm 1875, Nhật Bản huy động hơn 3.000 hải lục quân do Tây Hương Tùng Đạo chỉ huy ngang nhiên tấn công Đài Loan. Tháng 5, quân Nhật đổ bộ lên đất liền ở phía nam đảo.
    Hành động quân sự này của Nhật Bản được sự ủng hộ của nước Mỹ. Năm 1872, công sứ Mỹ ở Nhật Sử Đức Long đã từng xúi giục Nhật Bản xâm lược Đài Loan, lại giới thiệu người đã từng làm lãnh sự ở Hạ Môn sang Mỹ. Năm 1867, khi nước Mỹ xâm phạm Đài Loan, Lý Tiên Đức đang làm Cố vấn ngoại vụ ở Nhật Bản, trở thành người tham mưu cho Nhật Bản trong việc này. Ủng hộ Nhật Bản xâm lược Đài Loan, mục đích của Mỹ là hòng kiếm lợi. Sau khi đổ bộ lên Đài Loan, tháng 5 năm 1875, quân xâm lược Nhật Bản đã gặp sự chống cự rất anh dũng của  nhân dân tộc Cao Sơn địa phương, họ đã giết và làm bị thương năm sáu trăm lính Nhật, buộc quân Nhật phải rút về Quy Sơn.
    Sau khi được tin quân Nhật xâm lược Đài Loan, chính phủ Thanh một mặt phản đối chính phủ Nhật, một mặt cử Thẩm Bảo Trinh, Ban chính đại thần Phúc Kiến làm “Khâm sai biện lý Đài Loan đẳng xử hải phòng kiêm lý các quốc sự vụ đại thần” mang theo tàu chiến, binh lính lấy danh nghĩa tuần tra đến Đài Loan xem xét, đồng thời ra lệnh cho Bố chính Phúc Kiến cùng giúp sức.
     Trong cuộc kháng chiến kiên quyết của nhân dân tộc Cao Sơn, thương vong của quân Nhật ngày càng nhiều, chúng đã lâm vào cảnh ăn không ngon ngủ không yên. Quân Thanh đã tăng viện đưa quân đội đến Đài Loan. Nhật Bản muốn dùng vũ lực chiếm Đài Loan nhưng khó khăn ngày càng rõ, vì thế bèn tiến hành hoạt động ngoại giao để đe doạ. Sau khi  phát động cuộc chiến tranh xâm lược Đài Loan không lâu, chính phủ Nhật Bản đã cử công sứ Liễu Nguyên Tiền Quang, sau đó lại giao cho Đại Cửu Bảo Lợi Thông làm đặc sứ đến Trung Quốc thương lượng. Công sứ Anh, Mỹ ở Trung Quốc cũng nhân đó yêu cầu “điều đình” cùng phối hợp ép Trung Quốc. Lý Hồng Chương phụ trách việc ngoại giao của chính phủ Thanh cũng cố gắng cùng Nhật Bản bàn bạc. Tháng 10, chính pghủ Thanh do Diệp Nghi, Lý Hồng Chương làm đại biểu cùng đặc sứ Nhật Bản Đại Cửu Bảo Lợi Thông tiến hành đàm phán ở Bắc Kinh. Ngày 31 tháng 10, hai bên Trung – Nhật ký “Chuyên ước về Đài Loan” (còn gọi là “Chuyên ước Bắc Kinh”) có ba khoản, quy định Trung Quốc “uý lạo”, thưởng cho Nhật Bản 500.000 lượng, coi đó là điều kiện để quân Nhật rút khỏi Đài Loan. Chuyên ước còn thừa nhận nhân dân tộc Cao Sơn ở Đài Loan đã từng “gây ra thiệt hại cho dân của Nhật Bản”, Nhật Bản xâm lược Đài Loan là “nghĩa cử bảo vệ cho dân”. Sau đó, Nhật bản đã dựa vào điều này ngang ngược yêu cầu  Trung Quốc thừa nhận Lưu Cầu là nước phụ thuộc Nhật Bản, đến năm 1879 chính thức thôn tính Lưu Cầu, lật đổ Quốc vương, đổi Lưu Cầu thành huyện Xung Thằng.
Người dịch: Dương Đình Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét