Từ cuối đời Tây Tấn, các dân tộc thiểu số phương bắc tràn vào Trung Nguyên, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở phía bắc nước ta vô cùng gay gắt. Tầng lớp thống trị của các dân tộc thiểu số này đàn áp nhân dân lao động người Hán đều lợi dụng triệt để Phật giáo, coi Phật giáo là thần của người Hồ. Vì thế, Phật giáo ở phương bắc Trung Quốc được phát triển rộng rãi. Theo “Nguỵ thư. Thích lão chí” ghi lại, cuối đời Bắc Nguỵ, chỉ riêng kinh thành Lạc Dương (nay ở đông bắc Lạc Dương 12 cây số) đã có hơn 500 chùa. Năm Thần Quy nguyên niên (518), dân ở trong chùa có đến một phần ba. Sau sự biến năm Vũ Thái nguyên niên (528), (?). Tới cuối đời Đông Nguỵ, tính sơ bộ, chùa có đến hơn 3 vạn, tăng ni hơn 200 vạn. Thời Bắc Nguỵ và Đông Nguỵ, đạo giáo cũng được sự chú ý của triều đình đã phát triển rất nhanh, số đạo quán, đạo sĩ cũng chưa bằng số chùa Phật và tăng ni.
Thời Bắc tề, kinh đô ở Nghiệp Thành (nay ở Chương Thuỷ cách huyện Lâm Chương tỉnh Hà Bắc 20 cây số về phía tây nam) cũng là trung tâm của Phật giáo. Theo “Lịch đại tam bảo ký” ghi lại: Trong thành có đến hơn 4000 chùa, hơn 8 vạn tăng ni. Số chùa và tăng ni không kém so với cuối thời Đông Nguỵ. Tình trạng này có được là do Phật giáo giành được sự ngưỡng mộ và những điều kiện ưu đãi của tầng lớp thống trị.
Phật giáo uy hiếp chính quyền
Thế lực Phật giáo, Đạo giáo mở rộng không chỉ làm tổn hại đến việc thu tô thuế, lao dịch, binh dịch mà còn ngăn cản thế lực địa chủ thế tục phát triển sản xuất. Phật giáo “quên người thân, bỏ lễ nghĩa”, những truyền thuyết hư ảo của Phật giáo và Đạo giáo trở thành mục tiêu đả kích của nhà Nho. Họ xuất phát từ lập trường ủng hộ văn hoá chính thống của Trung Quốc, ra sức công kích và hạ thấp Phật và Đạo giáo. Lưu Trú gọi “Phật là mầm của ma quỷ”. Chương Cừu Tử coi Phật là “Hồ yêu loạn hoa”, Phàn Tốn còn hơn nữa, trong “Bắc Tề thư. Phàn Tốn truyền”, năm Thiên Bảo thứ 5, khi Văn Tuyên Đế hỏi ý kiến ông về Phật và Đạo giáo, ông còn ra sức công kích mạnh mẽ, gọi tăng ni, đạo sĩ là “tả đạo quái dân, cần phải dứt khoát sa thải”. Nhưng do sự ủng hộ của tầng lớp thống trị nên hai tôn giáo này dưới thời Bắc Tề vẫn phát triển chưa bị ảnh hưởng.
Thời Tây Ngụy, Bắc Chu, Phật giáo cũng rất thịnh hành. Vũ Văn Thái ngưỡng Phật giáo, người kế nhiệm ông là Lý Mẫn Đế Vũ Văn Giác, Minh Đế Vũ Văn Dục còn tôn sùng Phật giáo hơn, cố duy trì để Phật giáo khỏi suy vong. Đạo giáo thời kỳ này cũng phát triển và mở rộng nhanh chóng(?). Tuy Phật giáo và Đạo giáo đều là công cụ của tầng lớp thống trị để cai trị nhân dân phần lớn tăng ni, đạo sĩ không nộp tô thuế, lao dịch cho nhà nước nên ở một nước nghèo như Bắc Nguỵ, thu nhập của nhà nước bị tổn thất nghiêm trọng. Địa chủ trong chùa chiền, đạo quán không những mâu thuẫn sâu sắc với quan phủ, và các địa chủ thế tục mà về mặt tư tưởng cũng nảy sinh mâu thuẫn với các nhà nho, giữa Phật và Đạo giáo cũng phát sinh những xung đột gay gắt về lợi ích và địa vị xã hội.
Chu Vũ Đế diệt Phật
Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung là một ông vua có tài, rất trọng Nho thuật, có kinh nghiệm cai trị. Vào lúc này, về chính trị, kinh tế, quân sự, ông đã đồng thời tiến hành một loạt những cải cách. Theo “Quảng Hoằng minh tập” quyển 7 “Tự liệt đại vương thần trệ cảm giải” ghi: “Năm Thiên Hoà thứ 2 (567) Thục quận công Vệ Nguyên Cao dâng thư, nói: “Trị nước không do Phật, Thời Đường Ngu không có Phật mà nước yên; Tề, Lương có chùa chiền mà nước loạn”. Ý kiến của ông đã được Chu Vũ Đế đồng tình.
Đạo sĩ Trương Khách cũng dâng thư xin diệt trừ Phật giáo. Vì thế, Chu Vũ Đế triệu tập quần thần và các tăng ni, đạo sĩ, thảo luận về những điểm xấu tốt của ba tôn giáo. Muốn hạ thấp địa vị của Phật giáo, coi Nho giáo là thứ nhất, Đạo giáo là thứ hai, Phật giáo là cuối cùng. Vì thế, Đại Trủng tể Vũ Văn Hộ, người tin tưởng Phật giáo một cách thành kính không đồng tình, lại dâng thư, nói xấu Đạo giáo, vì thế, tuy đã được thảo luận rất nhiều nhưng vị trí của ba tôn giáo vẫn chưa được xác định. Năm Kiến Đức nguyên niên (572) Chu Vũ Đế giết Vũ Văn Hộ, trực tiếp nắm đại quyền. Tháng 12 năm sau, lại triệu tập quần thần, đạo sĩ, tăng ni tiến hành tranh luận, định vị trí Nho giáo là thứ nhất, sau đến Đạo giáo, rồi Phật giáo. Vì thế, các danh tăng, tăng mãnh, tĩnh ải đạo tích ra sức phản kháng, đề nghị huỷ bỏ, tố cáo Đạo giáo khiến cho việc xác lập địa vị chưa thể thực hiện được. Tháng 5 năm Kiến Đức thứ 3 (574), Chu Vũ Đế lại một lần nữa triệu tập đại thần danh tăng, đạo sĩ tiến hành tranh luận. Lần này, hai tôn giáo Phật và Đạo tranh đấu vô cùng quyết liệt. Theo “Độc cao tăng truyền. Trí Huyễn truyền” ghi lại, Trí Huyễn trong cuộc tranh cãi đã đập thẳng đạo sĩ Trương Khách, Chu Vũ Đế ủng hộ Đạo giáo, coi Phật giáo là không tịnh, Trí Huyễn đã đáp lại: “Đạo giáo mới thật là không tịnh!”
Lần này, Vũ Đế chỉ muốn bãi bỏ Phật giáo do đã mê tín những phương thuật và đạo nghĩa hão huyền của Đạo giáo, thấy bọn Chân Loan, Trí Huyễn phản đối kịch liệt nên hạ chiếu “bỏ hai tôn giáo Đạo, Phật, huỷ bỏ kinh tượng, bãi sa môn (tức tăng ni), đạo sĩ, lệnh cho về thành dân thường”. Sau khi chiếu lệnh được ban bố lập tức được thực hiện. Bỏ Phật đốt kinh, đuổi sư, phá chùa, … tất cả chùa chiền đều thành nhà ở, sư tăng đều phải mặc áo trắng.”
Năm Kiến Đức thứ 6 (577), sau khi diệt Bắc Tề Chũ Vũ Đế nhiều lần mời các danh tăng đến cung điện mới ở Nghiệp Thành để giải thích nguyên nhân và ý nghĩa việc coi trọng Nho giáo và Phật giáo, đến dự có đến 500 tăng ni, tất cả đều im lặng không nói lời nào, chỉ có Tuệ Viễn thể hiện thái độ phản đối, mang địa ngục ra để đe doạ. Các tín đồ Phật giáo cũng dâng thư phản đối việc diệt Phật, lấy nhân quả báo ứng để nhắc nhở. Chu Vũ Đế biểu thị thái độ không tin Phật. Cuối cùng, ông quyết dinh diệt Phật ở những vùng thuộc nước Tề, chùa chiền đều bị huỷ bỏ, vì thế, Phật giáo ở phía bắc Trung Quốc hoàn toàn bị cấm..
Lần diệt Phật này của Chu Vũ Đế tương đối dễ. Theo “Phòng lục” quyển 11 ghi: lúc đó, các chùa đã xây dựng hàng trăm năm ở khắp nơi đều bị phá huỷ, kinh điển đều bị đốt. Chùa miếu ở 8 châu có đến hơn 40 nghìn, tất cả đều thành nhà ở của các vương công tăng ni có đến hơn 300 vạn đều thành quân dân về sống với gia đình.
Chu Vũ Đế diệt Phật mục đích tuy cũng giống như việc diệt Phật của Nguỵ Thái Vũ Đế, đều là để mở rộng thế lực, củng cố chính quyền, nhưng về phương thức và phương pháp có khác nhau: một là lần diệt Phật này đã qua nhiều lần thảo luận, các mặt tư tưởng đã được chuẩn bị; Hai là: lần này không dùng đến chém giết các tăng ni, đạo sĩ hay phá huỷ các chùa mà chùa chiền, quán dịch đem cho các vương công, các tăng ni được trở về với gia đình. Với các cao tăng, đạo sĩ nổi tiếng được các quan chức của chính quyền mời đến các đạo quán làm công việc nghiên cứu, nếu là những người có tài năng được giao quan chức như Dĩ Đàn làm Quang Lục đại phu, Pháp Trí làm Thái thú Dương Xuyên, Phổ Khoáng làm Tòng sự quận Kỳ Sơn, v.v..Tóm lại là phương thức và phương pháp rất ôn hoà.
Người dịch: Dương Đình Giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét