XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

SỰ KIỆN 85. HỘI NGHỊ 7 THÁNG 8

Một bước quan trọng trên con đường vũ trang giành chính quyền của đảng cộng sản Trung Quốc chính là Hội nghị 7.8, trong Hội nghị này đảng cộng sản Trung Quốc đã xác định nguyên tắc vũ trang khởi nghĩa, sau đó, Mao Trạch Đông đã chỉ ra  luận điểm nổi tiếng “chính quyền phải giành được bằng khẩu súng”. Từ đó về sau, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của cách mạng Trung Quốc.
  Bối cảnh của Hội nghị 7.8 – thất bại của đại cách mạng
       Quốc Cộng hợp tác đã đặt nền móng cho cục diện mới của cách mạng nhưng  sau khi Tôn Trung Sơn lâm bệnh tình hình này  đã rất nhanh chóng bị uy hiếp, trong nội bộ Quốc dân đảng đã dấy lên hoạt động không cần kiêng dè  của những phần tử  chống cộng. Ở trường quân sự Hoàng Phố đã xuất hiện “Học hội Tôn Văn chủ nghĩa” với tôn chỉ chống Cộng. Phía sau của cái Học hội này chính là hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, bộ mặt phái tả của Tưởng Giưói Thạch đã bộc lộ.
        Giữa tháng 6 và 7 năm 1925, Đới, Lý, Đào, những bạn cùng cánh  của Tưởng Giới Thạch đã đưa ra “chủ nghĩa Đới Lý Đào”, yêu cầu xây dựng một chính đảng bài cộng của giai cấp tư sản. Tưởng Giới Thạch cũng công khai kêu gọi: trong một đoàn thể không thể có hai chủ nghĩa, hai lãnh tụ. Lúc này,  nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Trần Độc Tú theo chủ nghĩa đầu hàng hữu khuynh, một lần nữa lại nhượng bộ, khiến cho Tưởng Giới Thạch giành được quyền lực tối cao trong đảng, quân đội và chính phủ Quốc dân ở Quảng Châu.
        Tháng 7 năm 1926, quân cách mạng quốc dân xuất quân Bắc phạt, nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh phía hạ lưu sông Trường Giang. Trong cao trào cách mạng, Tưởng Giới Thạch cũng gia tăng những hành động  chống cộng. Ngày 11 tháng 4 năm 1927, được sự hỗ trợ của tầng lớp tư sản Giang Triết, Tưởng Giới Thạch  đưa ra mật lệnh “các tỉnh nhất trí thanh cộng”, như vậy, những người cộng sản và quần chúng cách mạng phải đề phòng bị Tưởng Giới Thạch dìm trong vũng máu. Tại quê hương Triết Giang của Tưởng Giới Thạch, bọn  Trương Tĩnh Giang cũng  giữ vai trò  chỉ huy “thanh đảng”. Sáng ngày 11 tháng 4 năm 1927, cục trưởng cục công an thành phố Hàng Châu  Chương Liệt, mang một toán quân cảnh lục soát nhà ở của những đảng viên  cộng sản có tiếng tăm, bắt bớ những người cách mạng. Trong cuộc thanh đảng ở Triết Giang, Tuyên Trung Hoa, An Thể Thành và một số cán bộ cộng sản cao cấp lần lượt  đều bị bắt và giết hại. Ngày 27 tháng 4, chính phủ tỉnh Triết Giang do  Trương Tĩnh Giang làm chủ tịch đã thành lập, mở đầu  22 năm thống trị của Quốc dân đảng ở Triết Giang. Tay chân bọn lưu manh ở Thượng Hải Trần Quần, Dương Hổ cũng mang theo một đám tay sai đến Ninh Ba thẩm vấn đảng viên cộng sản và quần chúng cách mạng, hàng nghìn người bị bắt giam.
        Sáng ngày 12 tháng 4, toàn bộ bang xã hội đen Thanh Hồng ở Thượng Hải vũ trang mạo nhận  là công nhân ở Tô giới tiến công đội trật tự công nhân, quân đội Quốc dân đảng giải thích  là do “nội bộ công nhân lục đục” nên sau khi tước vũ khí  của đội trật tự công nhân, lại đánh chết và đánh bị thương hơn 300 công nhân, chiếm được tổng công hội Thượng Hải.
        Để chống lại những hành động đẫm máu của phái phản động, ngày 13 tháng 4, 20 vạn công nhân Thượng Hải bãi công. Đội ngũ đang diễu hành trên đường Bảo Sơn, quân đội phản động đã nổ súng, trên đường Bảo Sơn máu chảy như sông. Ngày 14, quân cảnh phản động ở Thượng Hải lại liên hợp triển khai “vận động thanh đảng”, điên cuồng bắt giết những đảng viên cộng sản và những người cách mạng, màu trắng khủng bố bao trùm thành phố Thượng Hải. Đây chính là chính biến phản cách mạng 12 tháng 4 do Tưởng Giới Thạch phát động. Sự kiện này đã đánh dấu phái hữu Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu đã đi vào con đường chống cộng.
        Ngày 13 tháng 5, được sự xui giục của Tưởng Giới Thạch, sư đoàn trưởng sư đoàn độc lập  số 14 quân cách mạng Quốc dân Hạ Đầu Dần phát động phản loạn, khi  đánh chiếm Vũ Hán bị Hiệp Đỉnh chỉ huy quân Quốc dân đánh bại. Đêm ngày 21 tháng 5, trung đoàn trưởng trung đoàn 33 quân đoàn 35 Hứa Khắc Tường quân cách mạng Quốc dân tập hợn bộ đội quân phiệt đem hơn 1.000  người phát động ”sự biến Mã Nhật”, bao vây công hội, nông hội và các đoàn thể cách mạng  tỉnh Hồ Nam, bất chấp tất cả, bắt giết những  đảng viên  cộng sản, phái tả Quốc dân đảng và quần chúng công nông, đến ngày 10 tháng 6 ở Trường Sa đã có hơn 1 vạn người bị sát hại. Quân phản cách mạng còn thành lập chính quyền phản động, tổ chức uỷ ban thanh đảng, Trường Sa lâm vào cảnh khủng bố trắng.
        Sau khi phát sinh chính biến, người đảng viên cộng sản nổi tiếng Liễu Trực Tuân đã đề nghị tổ chức chống lại,  tổ chức 10 vạn quần chúng công nông chuẩn bị phản công ở Trường Sa, nhưng lại bị những  người lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc lúc ấy phản đối. Việc làm này đã cho Hứa Khắc Tường cơ hội thoát thân, khiến cho lực lượng cách mạng sau này chịu những tổn thất vô cùng to lớn. Trong ảnh hưởng của “sự biến Mã Nhật”, Quốc dân đảng ở các địa phương tỉnh Giang Tây cũng bắt đầu hoạt động “thanh đảng”, cuộc đại cách mạng tiến gần  đến sự thất bại.
       Hội nghị 7.8 và khởi nghĩa Nam Xương
          Giữ vai trò quan trọng nhất gắn bó với  sự tồn vong  của cách mạng Trung Quốc là đảng cộng sản Trung Quốc. Để tổng kết những bài học kinh nghiệm của chiến tranh cách mạng trong nước lần thứ nhất, chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa đầu hàng hữu khuynh của Trần Độc Tú, xác định phương hướng của cuộc đấu tranh cách mạng về sau, ngày 7 tháng 8 năm 1927, tại Vã Hán, Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc  đã triệu tập hội nghị khẩn cấp. Có 10 uỷ viên trung ương, 3 uỷ viên trung ương  dự khuyết, uỷ viên trung ương lâm thời, quân uỷ trung ương, đoàn thanh niên cộng sản trung ương, 8 người là đại biểu các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc đã đến dự hội nghị, đại biểu cộng sản quốc tế và người phụ trách ban bí thư trung ương cũng tham gia hội nghị. Hội nghị này do Lý Duy Hán làm  chủ tịch , Cù Thu Bạch chủ trì hội nghị. Hội nghị đã thông qua “Thư gửi toàn thể đảng viên  của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc”, “Nghị quyết gần đây về vận động nông dân”, “Nghị quyết gần đây về vận động công nhân viên chức”, và “Nghị quyết về vấn đề tổ chức đảng”.
        Trong cuộc thảo luận tại hội nghị, Mao Trạch Đông đã phát biểu ý kiến quan trọng. Ông chú trọng phê phán  những người theo chủ nghĩa hữu khuynh, không nắm chắc quân đội, sai lầm nghiêm trọng là không muốn đấu tranh vũ trang, sau thất bại của đại cách mạng, vấn đề bức thiết là đảng phải phát động nông dân và triển khai đấu tranh vũ trang, ông đã trình bày và đề xuất luận điểm nổi tiếng“chính quyền phải giành được bằng khẩu súng”.
        Hội nghị 7.8 đã sửa chữa và kết thúc con đường chủ nghĩa đầu hàng  hữu khuynh của Trần Độc Tú, phế truất chức vụ lãnh đạo của Trần Độc Tú, hội nghị đã bầu cử cục chính trị trung ương lâm thời, Tô Triệu Chinh, Hướng Trung Phát, Cù Thu Bạch, La Diệc Nông, Cố Thuận Chương, Vương Hà Ba, Lý Duy Hán, Bành Phái, Nhậm Bật Thời làm uỷ viên cục chính trị, Chu Ân Lai, Đặng Trung Hạ, Mao Trạch Đông, Bành Công Đạt, Lý Lập Tam, Trương Thái Lôi, Trương Quốc Đào làm uỷ viên dự khuyết cục chính trị. Hội nghị đã xác định phương hướng chung về cách mạng ruộng đất và vũ trang chống phái phản động Quốc dân đảng, quyết định phát động nông dân tiến hành khởi nghĩa Thu Thu, coi đó là nhiệm vụ chủ yếu nhất của đảng trước mắt, thống nhất cho rằng trong thời kỳ đại cách mạng cuộc vận động công nhân và nông dân tương đối tốt, 4 tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Quảng Đông có cơ sở tương đối chắc chắn, chuẩn bị bạo động Thu Thu. Sau hội nghị, trung ương đảng cử Mao Trạch Đông làm đặc phái viên và Bành Công Đạt dến Hồ Nam, phụ trách cải tổ tỉnh uỷ Hồ Nam và lãnh đạo khởi nghĩa Thu Thu.
        Tháng 8 năm 1927, tại hội nghị tỉnh uỷ Hồ Nam, Mao Trạch Đông  đã truyền đạt tinh thần “hội nghị 7.8”, thảo luận vấn đề khởi nghĩa Thu Thu. Mao Trạch Đông tại hội nghãic đã đọc một bài diễn văn quan trọng. Ông nhấn mạnh:  khởi nghĩa Thu Thu của Hồ Nam, phải giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân, đây là vấn đề không ai có thể phủ nhận. Nhưng phát động khởi nghĩa, chỉ dựa vào lực lượng nông dân thì không thể thành công, phải có sự giúp đỡ của lực lượng quân sự, sai lầm của đảng chúng ta từ trước là đã không chú ý đến quân sự, hiện nay, 60% sức mạnh phải tập trung vào vận động quân sự, phải  từ khẩu súng mà giành chính quyền, xây dựng chính quyền. Hội nghị cũng nhất trí cho rằng, phải công khai giương cao  ngọn cờ  của đảng cộng sản Trung Quốc để kêu gọi và phát động khởi nghĩa, sau khởi nghĩa, phải  xây dựng chính quyền dân chủ công nông  do giai cấp vô sản lãnh đạo. Hội nghị xác định phát động khởi nghĩa  ở các huyện Tương Cống, Lễ Lăng, Lưu Dương, Bình Giang,  Tương Đàm, Ninh Hương giáp với Trường Sa và khu mỏ An Nguyên, bước thứ nhất là  đánh các huyện Tương Đông, bước thứ hai là  đánh chiếm  Trường Sa. Cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa là  ban chấp hành đảng trước đây và uỷ ban hành động. Ban chấp hành trước đây cử Mao Trạch Đông làm bí thư, do những người phụ trách quân sự hợp thành.
        Lúc đó, bộ đội  của Đường Sinh Trí quân phiệt Hồ Nam quá nửa tại vùng  Hồ Bắc, An Huy giằng co cùng Tưởng Giới Thạch,  phàn lớn quân ở Hồ Nam điều đến Tương Giang, còn Tương Đông bị bỏ trống, tình  hình này rất  có lợi cho khởi nghĩa. Đầu tháng 9, Mao Trạch Đông biên chế các lực lượng vũ trang tham gia khởi nghĩa thành quân đoàn 1 sư đoàn 1 quân cách mạng công nông, cử Lô Đức Minh làm tổng chỉ huy, Dư Sái Độ làm trung đoàn trưởng, Dư Bôn Dân  làm  phó trung đoàn trưởng, quản lý 3 trung đoàn: trung đoàn 1 chủ yếu là trung đoàn cảnh vệ chính phủ Quốc dân, nhận thêm  quân tự  vệ nông dân Hồ Bắc, Sùng Dương, Thông Thành và một bộ phận nông dân vũ trang Giang Đông; trung đoàn 2 do  đội trật tự công nhân  của An Nguyên và đội thợ lò  cùng với  những tự vệ nông dân ở  Bình Hương, Lễ Lăng, An Phúc, Liên Hoa hợp thành; trung đoàn 3 chủ yếu  là nông dân vũ trang của Lưu Dương, nhận thêm một bộ phận nông dân vũ trang ở Bình Giang hợp thành. Quân số  cả 3 trung đoàn khoảng trên dưới 5.000 người. Ngoài ra, Dư Sái Độ trước khi khởi nghĩa còn nhận thêm tàn quân của Hạ Đầu Dần làm trung đoàn thứ 4.
        Ngày 9 tháng 9, khởi nghĩa Thu Thu bùng nổ, hôm đó, trên con đường rải đá, trung đoàn1 đi trước, trung đoàn 4 phía sau tiến quân về Bình Giang, trên đường qua Kim Bình, lúc đánh chiếm phố Trường Thọ, nội bộ trung đoàn 4 đột nhiên có  làm phản, khiến cho  trung đoàn 1 lâm vào cảnh trước sau đều có địch, 2 tiểu đoàn bị đánh tan, trung đoàn trưởng mất tích, bị loại khỏi cuộc chiến đấu, phải di chuyển về Lưu Dương. Ngày 10 tháng 9, trung đoàn thứ 2 ở An Nguyên bắt đầu hành động, ban đầu   không chiếm được Bình Hương, sau chiếm Lão Quan, đến ngày 12 đánh chiếm Lễ Lăng, thành lập uỷ ban cách mạng huyện, sau gặp địch thì tiến công, bộ đội qua phía bắc Lão Quan, ngày 15 chiếm được huyện thành Lưu Dương, do chủ quan, bị rơi vào vòng vây của địch, bộ đội phải chiến đấu phá vây, tổn thất rất lớn. Ngày 11 tháng 9, trung đoàn số 3 do đích thân Mao Trạch Đông lãnh đạo khởi nghĩa ở Đồng Cổ, tiến công về Lưu Dương, ngay trong ngày chiếm được trấn Bạch Sa, ngày hôm đó cũng chiếm được phố Đông Môn, ngày 13 gặp quân đoàn 8 của địch bao vây, sau 6 giờ chiến đấu ác liệt, thương vong rất nhiều, buộc phải rút lui về Thượng Bình.
        Ngày 17 tháng 9, Mao Trạch Đông hạ lệnh các trung đoàn rút lui về phố Văn Gia, Lưu Dương. Ngày 19 tháng 9, quân khởi nghĩa giữ vững quân số rút về phố Văn Gia tập trung. Mao Trạch Đông chủ trì hội nghị các uỷ viên, thảo luận vấn đề phương hướng hành động của bộ đội. Tại hội nghị, ông đã phân tích chính xác tình thế nghiêm trọng trước mắt, địch còn mạnh, quân cách mạng công nông còn yếu nên chủ trương bỏ kế hoạch đánh Trường Sa, bộ đội đi theo phía nam  dãy núi La Tiêu, thực hiện cách mạng ruộng đất ở nông thôn, triển khai chiến tranh du kích. Hội nghị bác bỏ ý kiến sai lầm của Dư Sái Độ “chiếm Lưu Dương rồi đánh thẳng về Trường Sa”, thông qua chủ trương chính xác của Mao Trạch Đông. Ngày 20 tháng 9, bộ đội bắt đầu theo dãy núi La Tiêu di chuyển về núi Tỉnh Cương.
        Khởi nghĩa Thu Thu ở vùng biên giới Tương Cống, nguyên nhân do tình hình lúc bấy giờ địch mạnh ta yếu, lại bắt đầu lấy tiến công thành thị là chính, kinh nghiệm tác chiến còn thiếu sót, đã gặp  nhiều bất lợi. Nhưng cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa lịch sử vĩ đại, lần đầu tiên ngọn cờ khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc được giương cao, quân cách mạng công nông sau khi được thành lập đã ra quân, sau khi khởi nghĩa gặp khó khăn, Mao Trạch Đông đã kịp thời thay đổi kế hoạch đánh chiếm Trường Sa, lãnh đạo bộ đội tiến quân về núi Tỉnh Cương, xây dựng căn cứ địa cách mạng để bảo vệ và phát triển lực lượng, dần dần tìm được con đường đúng đắn.
Người dịch: Dương Đình Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét