XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

SỰ KIỆN 53. THÀNH CÁT TƯ HÃN THỐNG NHẤT MÔNG CỔ

Tộc Mông Cổ là một dân tộc thiểu số lâu đời sống ở phía bắc Trung Quốc. Sau triều Đường, tộc Mông Cổ gọi là Mông Ngột Thất Vị, trước đây sống ở vùng thượng du sông Cách Nhĩ Cổ Nạp, về sau dần dần dời đến vùng thảo nguyên Mông Cổ hiện nay. Họ có cuộc sống du mục, suốt ngày chăn thả trên thảo nguyên, buổi tối ở trong các lều Mông Cổ (lều trại).
Khoảng  thời kỳ Liêu và Kim thống trị,  dân tộc Mông Cổ bước vào chế độ nô lệ. Lúc đó, tộc Mông Cổ chia làm rất nhiều bộ lạc lớn nhỏ. Thủ lĩnh các bộ lạc để cướp đoạt được gia súc, vùng đất chăn thả và nô lệ thường tiến hành chiến tranh, khiến cho việc sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong tình hình ấy, kết thúc loạn lạc, thống nhất các bộ lạc đã trở thành nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn là vị Đại Hãn đầu tiên thống nhất được các bộ tộc Mông Cổ, ông là người Mông Cổ, cũng giống như Hoa Thịnh Đốn với nước Mỹ. Con cháu ông là Hốt Tất Liệt  về sau cũng đã là một quân vương thống nhất thiên hạ ở Trung Quốc. Con cháu của Thành Cát Tư Hãn đã thành lập được một đế quốc có diện tích rộng lớn chưa từng có, trên thế giới, chỉ có đế quốc Anh ở thế kỷ 19 mới có một diện tích mênh mông như thế. Năm 1280, đất đai dưới sự thống trị của Mông Cổ từ biển Hoàng Hải của Trung Quốc đến tận Địa Trung Hải của châu Âu.
 Cuộc đời kiêu hùng của Thành Cát Tư Hãn
 Thành Cát Tư Hãn  (1162 – 1227) tên là Thiết Mộc Chân, họ Bột Nhi Chỉ Cân, Khất Nhan Thị, ở Trung Quốc còn gọi là “Nguyên Thái Tổ”, nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất của tộc Mông Cổ. Sinh thời, Thiết Mộc Chân thích theo cha chiến đấu với bộ tộc Tháp Tháp Nhi có thủ lĩnh là Thiết Mộc Chân. Để kỷ niệm những chiến công, sau khi đánh bại Thiết Mộc Chân, ông đã lấy tên đó làm tên mình. Lúc ông còn thơ ấu, người Mông Cổ chịu sự thống trị tàn bạo của vương triều Kim, các bộ tôc Mông Cổ đã cùng nhau đấu tranh, cuộc sống của người dân Mông Cổ vô cùng khó khăn.
Khoảng năm 1170, cha của Thiết Mộc Chân bị người Tháp Tháp Nhi đầu độc chết, ông và người em của  ông đã phải sống gian khổ trong cảnh mẹ goá con côi nhiều năm. Cuộc sống gian nan trong những năm tháng ấy thời niên thiếu đã tôi luyện cho ông tính kiên nghị và dũng cảm. Chúa Hốt Đô Lạt chết,  bộ tộc Mông Cổ rơi vào tay thống trị của bộ tộc Trát Mộc Hợp, Thiết Mộc Chân sống nhờ vào Trát Mộc Hợp bằng nghề du mục. Sau đó, ông thu phục nhân tâm, tập hợp người ngựa, cuối cùng tách khỏi Trát Mộc Hợp, xây dựng Cát Lỗ Đoá của riêng mình. Khoảng những năm 80 của thế kỷ 12, Thiết Mộc Chân xưng Hãn. Trát Mộc Hợp đem quân  Trát Đáp Lan, Tần Xích Điểu đánh 13 bộ, Thiết Mộc Chân chia quân ra làm 13 cánh đánh trả nhưng không địch nổi, cuối cùng thất bại, sau này sử gọi đây là “thập tam dực chi chiến” (cuộc chiến đầu mười ba cánh quân.) Sau chiến thắng, Trát Mộc Hợp giết tất cả số tù binh bắt được. Việc làm này khiến cho các bộ hạ của ông ta không đồng tình, liên tiếp bỏ Trát Mộc Hợp về với Thiết Mộc Chân. Thiết Mộc Chân mặc dù vừa bị đánh bại nhưng thực lực ngày càng mạnh lên.
Vì Thiết Mộc Chân biết tranh thủ lòng người, được các bộ tướng của Trát Mộc Hợp quy phục, nên lực lượng ngày càng lớn mạnh. Năm 1196 Thiết Mộc Chân cùng Vương Hãn khởi binh, phối hợp với thừa tướng triều Kim  Hoàn Nhan Tương giết được Tháp Tháp Nhi, được triều Kim phong Trát Ngột Hốt Lý (quan bộ tộc). Sau đó, ông lại cùng liên quân với Vương Hãn, đánh bại liên quân 11 bộ Ha Đáp Cân. Năm 1201, Thiết Mộc Chân lại đem quân đánh liên minh Tùng Tán của Trát Mộc Hợp tổ chức. Năm sau, Thiết Mộc Chân  đại chiến với liên quân Nãi Man, liên quân Nãi Man đại bại ở Khoát Xích Điền (nay là thượng du sông Ha La Ha), thừa thắng, ông tiêu diệt 4 bộ Tháp Tháp Nhi. Từ đó, thế lực dần mạnh lên nên Vương Hãn sinh ghen tức và thù nghịch. Năm 1203, Vương Hãn đột kích,  Thiết Mộc Chân thua trận chạy về Ban Chu Ni (nay là tây nam hồ Hô Hoa). Ông đã phải nhẫn nhục chịu đựng cùng với quân sĩ thề sẽ vượt qua khó khăn . Không lâu sau, Thiết Mộc Chân được biết Vương Hãn kiêu căng chủ quan không phòng bị, liền cho anh em của mình đi giả hàng Vương Hãn, rồi nhân đêm tối đánh vào đại bản doanh của Vương Hãn, qua 3 ngày 3 đêm kịch chiến, Vương Hãn đành bỏ chạy, bị người Nãi Man bắt giết. Kẻ  oanh liệt một thời đã tiêu vong.
Lúc đó, trên thảo nguyên chỉ có bộ tộc Nãi Man  của “Quốc đại dân chúng” phía tây là có thể đối chọi được với Thiết Mộc Chân. Giữa Thái Dương Hãn của bộ Nãi Man và Thiết Mộc Chân đã có một cuộc đấu tranh giành quyền làm chủ thảo nguyên. Thái Dương Hãn muốn liên minh cùng bộ Vượng Cổ, vây đánh Thiết Mộc Chân, nhưng bộ tộc Vượng Cổ đã thông báo tin này cho Thiết Mộc Chân khiến ông có sự phòng bị rất chu đáo. Năm 1204, Thiết Mộc Chân đã đánh bại đối thủ hùng mạnh này. Như vậy, các bộ tộc Mông Cổ đã hoàn toàn nằm dưới quyền thống trị của Thiết Mộc Chân,  ông  đã hoàn thành sự nghiệp  thống nhất thảo nguyên. Từ đó, các bộ tộc sống phân tán đã tập hợp lại hình thành một cộng đồng, lấy tên là Mông Cổ, đó là bước đầu đặt nền móng cho nước này trên vũ đài lịch sử thế giới.
Năm 1206, lần lượt hơn một trăm các bộ lạc lớn nhỏ trên cao nguyên Mông Cổ đều suy vong, 5 bộ lạc lớn Thát Thát Nhi, Khắc Liệt, Miệt Nhi Khất, Nãi Man và Mông Cổ  thống nhất dưới ngọn cờ thống trị của Thiết Mộc Chân. Thiết Mộc Chân làm chủ một khu vực rộng lớn, phía đông từ núi Hưng An, phía tây đến núi A Nhĩ Tần, phía nam đến đại sa mạc, phía bắc đến hồ Bối Gia Nhĩ, xây dựng quốc gia theo chế độ nô lệ quân sự đầu tiên trong lịch sử Mông Cổ. Trong năm ấy, thủ lĩnh các bộ tộc Mông Cổ  ở sông Cát Nam (nay là sông Ngạch Nộn, Mông Cổ) họp đại hội Hốt Lý Đài, Thiết Mộc Chân được các thủ lĩnh bộ lạc cử làm Đại Hãn toàn Mông Cổ, hiệu là “Thành Cát Tư Hãn” (có nghĩa là hoàng đế  “biển lớn” hoặc “to lớn”.)
 Lập quốc xưng hùng, Nam tiến Tây chinh
     Thời kỳ đầu sau khi lập nước, Thành Cát Tư Hãn đem dân du mục Mông Cổ chia thành 95 Thiên hộ. Dưới Thiên hộ có Bách hộ, Thập hộ. Thiên hộ Na Nhan Đô là do Thành Cát Tư Hãn phong thần, các mục dân trong mỗi Thiên hộ không được tự ý ly khai Thiên hộ của mình, các Na Nhan đều là những người có quan hệ thân thuộc. Ông còn đem một số Thiên hộ coi như các lãnh dân đem cho anh em con cháu, hình thành các chư vương trong ngoài. Ông còn cử bộ tướng Mộc Hoa Lê, Bác Nhĩ Thuật làm Vạn Hộ Na Nhan, tức là hai trưởng quan quân sự lớn nhất. Lập Khiếp Tiết (quân cấm vệ) lên đến một vạn người, anh em con cháu đều làm Thiên hộ Na Nhan, Bách hộ trưởng, Thập hộ trưởng để khống chế toàn quốc. Ông cử Trát Lỗ Hốt Xích quản lý hộ tịch, đảm nhận các việc về hành chính, tư pháp, hình thành cơ cấu thống trị hành chính và quân sự hợp nhất. Ông đã thành lập bộ Ty pháp, ban hành pháp điển “Đại trát tát” (tức Mông Cổ tập quán pháp). Ông lại ra lệnh lưu cư người Tháp Tháp Thống A bộ Duy Ngô Nhĩ của bộ Nãi Man, dùng  chữ Duy Ngô Nhĩ làm quốc thư của Mông Cổ, từ đó Mông Cổ có văn tự để giao dịch. Quốc gia Mông Cổ đã có một chế độ hoàn thiện.
Hãn đình của Thành Cát Tư Hãn là cơ chế quốc gia phong kiến quân sự từ truyền thống các quý tộc Cát Lỗ Đoá của thảo nguyên phát triển mà thành. Sau khi Mông Cổ lập quốc, dân số trong các bộ lạc được biên chế vào các Thiên hộ, nhiều bộ lạc đứng bên bờ diệt vong bắt đầu hình thành cộng đồng các dân tộc Mông Cổ, việc làm này của Thành Cát Tư Hãn đã có tác dụng tích cực đối với lịch sử.  Các bộ lạc Cát Lợi Cát Tư của Trịnh Cận, Uý Ngột Nhi, Háp Lạt Lỗ  từ năm 1207, 1209  đến năm 1211 đều lần lượt quy phục Thành Cát Tư Hãn.
Sau khi Mông Cổ lập quốc, tầng lớp quý tộc Mông Cổ ôm mộng nhanh chóng chiếm được nhiều của cải, nên ra sức phát động những cuộc chiến tranh đại quy mô. Năm 1205, 1207 và 1209, Thành Cát Tư Hãn 3 lần đem đại quân xâm lược Tây Hạ. Không chống lại được, Tây Hạ xin hoà. Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn  lại đem đại quân đánh Kim ở phía nam. Năm 1215, quân Mông Cổ chiếm được Trung đô nước Kim, tiêu diệt được quân Kim đóng giữ Liêu Tây, đánh chiếm Bắc Kinh (nay là tây Ninh Thanh Nội Mông Cổ). Năm 1218, diệt Tây Liêu.
Năm 1219, Thành Cát Tư Hãn đem 20 vạn đại quân đánh về phía tây, phát động cuộc chiến tranh xâm lược Hoa Lỗ Tử Mô  một nước lớn ở Trung Á. Ông chia làm nhiều đường tiến quân, dùng chiến lược chia cắt bao vây rồi đánh chiếm, sử dụng chiến lược tàn sát đại quy mô, san bằng thành phố, dùng thủ đoạn  cưỡng bức tàn sát dân chúng để trấn áp kẻ địch, coi đó là một ưu thế của mình. Trong chiến tranh, quyền chủ động trên chiến trường đều thuộc về phía Mông Cổ. Năm 1219, quân Mông Cổ vây thành Ngoa Đáp Lạt, năm sau thì chiếm được. Năm 1220, Thành Cát Tư Hãn đánh Bố Ca La, kinh đô mới Hoa Lạp Tử Mô thành chốn không người (nay là Điểu Ty Biệt Khắc Tư Thản Mã Nhĩ  Hãn). Năm 1221, đánh chiếm được toàn bộ Ho La San. Thành Cát Tư Hãn truy kích Trát Lan Đinh đến tận sông Ấn Độ, không bắt được đành quay về. Năm 1222 chiếm được Lỗ Hoa Xích Lâm Trị. Năm 1223, còn Tản Ma Nhĩ Can là cuối cùng, năm sau, khởi binh trở về nước. Cuộc Tây chinh của Thành Cát Tư Hãn  đã tiến hành một cuộc chém giết phá hoại  chưa từng có trong lịch sử làm cho các dân tộc vùng Trung Á chịu tổn thất vô cùng nghiêm trọng. Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn lại đi đánh Tây Hạ, năm sau Tây Hạ mất. Ngày 12 tháng 7 năm 1227 theo lịch Hạ, Thành Cát Tư Hãn bệnh mà chết. Lúc lâm chung, ông còn chỉ ra chiến lược “Liên Tống diệt Kim”. Thi thể của Thành Cát Tư Hãn được đưa về Mông Cổ, an táng tại một nơi thuộc vùng gần Hãn Sơn (“Nguyên sử” gọi là Khởi Liễn Cốc), truyền thuyết nói có 40 người và 40 ngựa được bồi táng (như là để ông ta được tiếp tục hưởng thụ ở  cõi âm). Để phòng có  người đào mộ, truyền thuyết nói có  tới 1000 người ngựa giày xéo ở nơi chôn cất, để xoá hết dấu vết, sau này không ai có thể tìm được, và  cho đến nay vẫn chưa ai tìm thấy.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất, thế lực của Mông Cổ tiếp tục bành trướng xuống phía nam. Năm 1233, quân Mông Cổ đánh chiếm Khai Phong, Kim Trang Tông bỏ chạy về Thái Châu (nay là Nhữ Nam, Hà Nam), Mông Cổ lại liên quân với Nam Tống đánh Thái Châu. Năm 1234, triều Kim bị hai nước Mông Cổ và Nam Tống đánh cho diệt vong. Sau khi triều Kim diệt vong, cuộc chiến tranh Mông Cổ và Nam Tống bắt đầu diễn ra. Năm 1241,Oa Khoát Đài Hãn chết, năm 1251 quý tộc Mông Cổ  cử Đà Lôi Tử Ca làm Đại Hãn. Sau đó, Mông Ca Hãn chết ở thành Điếu Ngư. Năm 1260, Hốt Tất Liệt giành được ngôi Đại Hãn. Năm 1271, Hốt Tất Liệt đổi quốc hiệu thành Nguyên. Năm 1279, Nam Tống diệt vong. Hốt Tất Liệt thống trị Trung Quốc, lịch sử gọi là Nguyên Thế Tổ.
Người dịch: Dương Đình Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét