XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

SỰ KIỆN 92. NƯỚC TRUNG HOA MỚI RA ĐỜI

Trung Quốc đã từng được coi là một trong những nước lớn nhất thế giới, có lịch sử lâu đời, có nền văn minh rực rỡ, đời nào cũng có những hào kiệt, có địa vị quan trọng trong lịch sử thế giới, nhưng từ sau chiến tranh Nha phiến, Trung Quốc bắt đầu nếm thử trái đắng trước sự xâm lược của các nước lớn. Trung Quốc dần lún sâu trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, địa vị quốc tế rơi xuống vực thẳm, từ một nước “thiên triều” trở thành con bệnh ở Đông á.
Từ địa vị sau chiến tranh Nha phiến đến địa vị của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, sau gần một trăm năm, trên mảnh đất giàu ý chí, nhân dân Trung Quốc đã không ngừng phấn đấu với hy vọng để chấn hưng dân tộc Trung Hoa. Trung Quốc từ một nước chưa có gì đáng chú ý khi mới thành lập đến nay đã bước trên con đường tươi sáng.
 Hội nghị toàn quốc lần thứ hai khoá 7 trung ương đảng cộng sản Trung Quốc
     Sau chiến tranh kháng Nhật thắng lợi, tình hình quốc tế phát sinh những thay đổi to lớn, tình hình chính trị Trung Quốc cũng xuất hiện những đặc điểm mới. Một mặt, lực lượng nhân dân phát triển mạnh mẽ, mặt khác, Mỹ và Tưởng Giới Thạch  câu kết chiếm đoạt thành quả thắng lợi của cuộc kháng chiến, nội chiến trở thành nguy cơ lớn nhất trong nước. Hai đnảg Quốc Cộng đàm phán ở Trùng Khánh cuối cùng đã ký được Hiệp định Song Thập, dựa vào hiệp định để tiến hành Hội nghị chính trị hiệp thương, thông qua một số nghị quyết. Nhưng thực tế đã chứng tỏ Quốc dân đảng thực lòng hoàn toàn không muốn kết thúc vai trò độc tài của mình, không muốn cùng đảng cộng sản Trung Quốc và các lực lượng dân chủ khác bắt tay xây dựng một nước Trung Quốc mới. Tưởng Giới Thạch định dùng vũ lực để giải quyết vấn đề, nguy cơ nội chiến trên quy mô lớn đe doạ tương lai hoà bình, dân chủ và đoàn kết của Trung Quốc.
    Tiếng nói của dân chúng và dư luận báo chí tuy đã gây áp lực rất lớn lên tập đoàn Quốc dân đảng , nhưng Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch tin rằng vũ lực giải quyết được tất cả nên ngoan cố làm theo ý riêng của mình. Tháng 6 năm 1946, một lần nữa, nội chiến ở Trung Quốc bùng nổ. Từ sau kháng chiến thắng lợi, người dân Trung Quốc hoan nghênh chiến thắng và kỳ vọng hoà bình, nhưng chỉ trong chớp mắt, tất cả như cánh chim bay mất. Nhưng “làm nhiều việc bất nghĩa thì tự chuốc lấy cái chết”, lời cá cảnh báo của lịch sử một lần nữa lại được chứng thực là đúng đắn khi Quốc dân đảng đi ngược ý chí của nhân dân, làm trái lòng người. Tưởng Giới Thạch vẫn tự đắc vì cả quân sự và kinh  tế đều chiếm được ưu thế tuyệt đối, chỉ vì chưa tiến hành tiến công toàn diện và có trọng điểm nên chưa đạt được mục tiêu, nhưng ngược lại, qua một năm chiến đấu, ưu thế đã trở thành liệt thế. Quân sự, chính trị, kinh tế của chính phủ Nam Kinh đều đã xuất hiện những nguy cơ chưa từng có. Chính quyền Quốc dân đảng đã lâm vào tình cảnh bị toàn dân bao vây.
    Nửa cuối năm 1948, cuộc chiến ở Trung Quốc đã bước vào giai đoạn quyết chiến chiến lược. Quốc dân đảng đã buộc phải từ “phòng ngự toàn diện” chuyển thành “phòng ngự tọng điểm”. Nguy cơ về chính trị, kinh tế ở những khu vực do Quốc dân đảng thống trị ngày càng nghiêm trọng, chính quyền Quốc dân đảng đã lung lay sắp đổ. Sự phát triển của cuộc chiến đã làm rõ thời cơ tiến hành trận quyết chiến chiến lược của quân giải phóng đã chín muồi. Trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, sự phát triển của ba chiến dịch lớn nổi tiếng Liêu Thẩm, Hoài Hải và Bình Tân là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử. Thắng lợi của ba chiến dịch lớn làm cơ sở cho quân giải phóng nhân dân vượt sông Trường Giang chiến đấu giải phóng toàn Trung Quốc thắng lợi.
    Qua ba chiến dịch lớn, cục diện thống trị của phản động Quốc dân đảng đến ngày sụp đổ. Ngày hôm sau khi Quốc dân đảng cưj tuyệt ký hiệp định hoà bình, ngày 21 tháng 9 năm 1949, Mao Trạch Đông, chủ tịch uỷ ban quân sự cách mạng  nhân dân Trung Quốc và Chu Đức, tổng tư lệnh quana giải phóng nhân dân Trung Quốc  ban bố  “Mệnh lệnh tiến công trên toàn quốc”, mở đầu chiến dịch vượt sông với quy mô to lớn. Phòng tuyến sông Trường Giang mà Quốc dân đảng  ra sức xây dựng chỉ trong một ngày đã tan vỡ, ý đồ chia cắt dòng sông để giữ hoàn toang bị đập tan. Đến cuối năm 1949, quân giải phóng đã tiêu diệt toàn bộ quân đội Quốc dân đảng  trên đại lục Trung Quốc, giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc trừ Tây Tạng. Chiến tranh giải phóng nhân dân Trung Quốc trên phạm vi toàn quốc đã giành được thắng lợi.
    Chuẩn bị lẽ mừng thắng lợi của cách mạng trên toàn quốc, ngày 5 tháng 3 năm 1949, tại thôn Tây Bách Pha huyện Bình Sơn tỉnh Hà Bắc, đảng cộng sản Trung Quốc triệu tập hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khoá 7. 34 uỷ viên trung ương, 19 uỷ viên trung ương dự khuyết đã đến dự hội nghị. Mao Trạch Đông đã chủ trì hội nghị và đọc báo cáo. Báo cáo chỉ rõ phải đẩy nhanh tốc độ phát triển của cách mạng để giành thắng lợi trên toàn quốc và kế hoạch tổ chức mừng những thắng lợi này, nêu rõ trong tình hình thắng lợi trên toàn quốc, trọng tâm công tác của đảng phải chuyển từ nông thôn về thành thị, quy định những chính sách cơ bản về các mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao sau thắng lợi của đảng trên toàn quốc, nhiệm vụ chung và đường lối chủ yếu là đưa Trung Quốc từ nước nông nghiệp chuyển thành nước công nghiệp, xã hội chủ nghĩa; chú tọng phân tích tình hình các thành phần kinh tế và đưa ra chính sách của  đảng. Báo cáo đánh giá hình thế mới của cjj đấu tranh giai cấp trong và ngoài nước sau thắng lợi của cách mạng. Báo cáo kêu gọi toàn đảng phải cảnh giác với tinh thần kiêu ngạo, tự mãn, phải cảnh giác trước sự tiến công của những “viên đạn bọc đường” của giai cấp tư sản, tiếp tục giữ gìn tác phong khiêm tốn, thận trọng, không tự kiêu, không nóng vội và gian khổ vươn lên. Hội nghị còn thống nhất những quy định quan tọng: không tổ chức chúc thọ, không tặng quà, không lấy tên những người lãnh đạo đătj cho các địa phương. Báo cáo của Mao Trạch Đông đã được thảo luận ở hội nghị này, sau đó, hội nghị đã thảo luận và đề ra đường lối, phương châm và chính sách phù hợp, chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng và chính trị để giành thắng lợi trọn vẹn của đảng cộng sản Trung Quốc trên toàn quốc.
 Đại lễ lập quốc
     Sau hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương khoá 7, uỷ ban toàn quốc khoá 1 hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc khai mạc tại Bắc Bình. Hội nghị đã quyết định tên gọi của nước Trung Quốc mới là nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thủ đô ở Bắc Kinh. Trong hội nghị đã bầu Mao Trạch Đông  làm chủ tịch chính phủ nhân dân trung ương, phó chủ tịch gồm 6 người  Lưu Thihếu Kỳ, Chu Đức, Tống Khánh Linh, Trương Lan, Lý Tế Thâm, Cao Cương. Qua sự giới thiệu của Mao Trạch Đông , Chu Ânn Lai nhận chức Thủ tướng chính vụ viện. Hội nghị còn quyết định các bộ trưởng các bộ của Chính vụ viện, chuẩn bị đại lễ lập quốc.
    Ngày 1 tháng 10 năm 1949 là một ngày lẫy lừng công tích trong lịch sử của nhân dân Trung Quốc, là một ngày có ý nghĩa lịch sử vĩ đại. Hôm ấy, tại Đại hội chúc mừng quốc khánh nước Trung Quốc mới ở thủ đô Bắc Kinh, chủ tịch Mao Trạch Đông đã tuyên đọc thông báo của chính phủ nhân dân trung ương nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Tổng tư lệnh Chu Đức đã tuyên đọc mệnh lệnh của Bộ tổng tư lệnh quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, duyệt bộ đội hải lục không quân vũ trang, âm hưởng hào hùng từ trên cao đã lay động toàn thế giới. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã ra đời, chính phủ hợp pháp duy nhất đại biểu cho toàn thê rnhd Trung Quốc – chính phủ nhân dân Trung ương đã được thành lập.
    Ngày 1 tháng 10 năm 1949, 30 vạn quần chúng đã tập hợp tại quảng trường Thiên An Môn thủ đô Bắc Kinh, long tọng cử hành địa lễ lập quốc. 3 giờ chiều, Mao Trạch Đông cùng các vị lãnh đạo chính phủ nhân dân trung ương bước lên lấu thành Thiên An Môn. Khi Mao Trạch Đông xuất hiện trên đài chủ tịch, toàn bộ quảng trường Thiên An Môn bừng bừng khí thế, tiếng hoan hô, tiếng khẩu hiệu, tiếng vỗ tay vang vọng trời cao. Chủ tịch Mao Trạch Đông với giọng sang sảng trang nghiêm tuyên bố với toàn thế giới: Chính phủ nhân dân trung ương nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày hôm nay đã được thành lập. Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân ấn nút điện, quốc kỳ của nước Trung Quốc mới – lá cờ đỏ năm ngôi sao từ từ mở tung. Trong tiếng quân hạc, 54 khẩu pháp lễ bắn 28 loạt như sấm vang giữa trời đất.
    Trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt của quần chúng, Mao Chủ tịch tuyên đọc thông báo của chính phủ nhân dân trung ương. Tiếp đó, nghi thức duyệt binh hùng tráng đã được cử hành. Tổng tư lệnh quana giải phóng nhân dân Trung Quốc Chu Đức tổng chỉ huy cuộc duyệt binh. Tư lệnh quana khu Hoa Bắc kiêm tư lệnh bảo vệ thủ đô Nhiếp Vinh Trăn cùng  chỉ huy, chiếc xe duyệt qua hàng ngũ quân đội các quân binh chủng. Sau đó, Tổng tư lệnh Chu Đức trở về đài chủ tịch trên lầu thành Thiên An Môn tuyên đọc mệnh lệnh của Bộ tổng tư lệnh quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Sau đó, cảnh diễu binh diễn ra hùng tráng, từ đông sang tây đi trước là hai đoàn nghi thức và hải quân, tiếp đó là các sư đoàn bộ binh, sư đoàn pháp binh, sư đoàn chiến xa, sư đoàn kỵ binh nối nhau cùng tiến, quân phục tề chỉnh, tinh thần hùng dũng như dòng gang thép cuồn cuộn chảy về phái trước. Đồng thời lúc đó, không quân nhân dân với 17 chiếc máy bay chiến đấu,máy bay vận tải, máy bay huấn luyện bay trên bầu trời Thiên An Môn từ đông sang tây. Tiếng vỗ tay của quần chúng như sóng trào hết đợt này đến đợt khác, toàn bộ lễ duyệt binh diễn ra trong ba giờ.
    Sau khi lễ duyệt binh kết thúc là lễ diễu hành của đông đảo quần chúng. Cờ hồng như biển, lời ca như sóng, nhân dân đã được giải phóng, người người vẻ mặt rạng rỡ, họ vừa hát vừa múa, chào đón sự ra đời của nước Trung Quốc mới, chào mừng bản thana mình đã trở thành chủ nhân crc nhà nước mới, xã hội mới. Đêm đến, quảng trường Thiên An Môn đã trở thành biển đèn rực sáng. Pháo hoa đủ màu sắc được bắn lên từ bốn phía, bầu trời trên quảng trường như hoa như gấm, sắc màu rực rỡ, tiếng  reo hò vang động trong đêm.
 Dân tộc Trung Hoa trên con đường phát triển
     Cuối tháng 6 năm 1917, vì không chiu quỳ trước Hoàng đế Gia Khánh, đại diện ngoại giao nước Anh A Mỹ Sĩ Đức bị trục xuất khỏi vương Viên Minh, tuy bị bãi chức nhưng trên đường về nước, khi qua đảo Xanh Hêlen, ông ta đã may mắn gặp Napoleon, một nhân vật đặc biệt. 
napoleon rất thực tế khi chỉ cho sứ thần nước Anh một con đường tắt thuận lợi để tới được Hoàng cung Bắc Kinh: “Nếu lúc ấy , các ông chi cho quan lại Trung Quốc khoảng 100 vạn frang, chắc mọi việc sẽ được giải quyết. Đoàn ngoại giao của các ông đã không làm ảnh hưởng đến thể diện quốc gia. Phải coi công việc thương mại này là việc làm có lợi cho đất nước.”
    Napoleon vô cùng giận dữ khi nghe Luân Đôn nói định dùng vũ lực để mở toang cánh cửa lớn của thương nghiệp Trung Quốc: “Muốn đánh nhau với một nước rộng lớn về diện tích, phong phú về sản vật thì thật là quá ngu xuẩn. Các ông sẽ thành công khi các ông biết chiếm lấy thuyền bè của họ, phá hoại thương nghiệp của họ, khi các ông biết rõ lực lượng của  mình và lực lượng của họ. Họ biết suy nghĩ nên mới nói: xây dựng thuyền bè, dùng pháo lớn để trang bị sẽ làm cho chúng ta và họ cùng mạnh lên. Họ biết mời các phảo thủ từ Pháp, Mỹ đến giúp xây dựng những hạm đội, sau đó họ sẽ đánh bại các ông.” “Khi Trung Quốc tỉnh giấc, Trung Quốc sẽ rung động!”
    Bước vào thế kỷ 21, lời dự báo của Napoleon đã gần trở thành sự thực. Sau một thời gian nỗ lực, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia lớn mạnh. Tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc là chưa từng thấy, không lâu nữa, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc về kinh tế đứng số một số hai trên thế giới; sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng đã được nâng cao, uy tín của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng đã vang xa, kẻ xâm lược thấy mà phải chùn bước, Trung Quốc cũng không cam chịu xâm lược và ức hiếp; giáo dục và mọi mặt đời sống của nhân dân Trung Quốc cũng được cải thiện đang dần trở thành giàu có, địa vị quốc tế của Trung Quốc cũng ngày càng được nâng cao, chiếm một vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Người dịch: Dương Đình Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét