Những cuộc nông dân khởi nghĩa cuối triều Đường đã đẩy nhanh triều đại này đến chỗ suy vong, Chu Ôn cuối cùng giành được triều Đường và xây đựng chính quyền Hậu Lương. Tình trạng cát cứ phiên trấn cuối triều Đường đã dần chuyển biến thành cục diện chiến tranh hỗn loạn của thời Ngũ Đại Thập Quốc. Đây là thời kỳ trong lịch sử có nhiều vương triều nhất, tồn tại nhiều thế lực chính trị quân phiệt. Những cát cứ phiên trấn các địa phương có thế lực nhất định, đã nhân cơ hội chín muồi, lật đổ triều đình, trong cơ hội hiếm có, xây đựng vương triều của mình. Đồng thời, trong nội bộ triều đình, cũng xảy ra lục đục để tranh giành ngôi báu, những sự kiện cha con giết nhau, anh em giết nhau không ngừng xảy ra. Tóm lại, thơìi kỳ Ngũ Đại chính là thời đại rối loạn, các quân phiệt không từ bất cứ thủ đoạn nào để giành ngôi. Thạch Kính Đường chính là một kẻ bán nước, nhận giặc làm cha để nhận được sự giúp đỡ của Khiết Đan, leo lên ngôi vua mà không cần biết đến sỉ nhục.
Thạch Kính Đường
Thạch Kính Đường xuất thân từ Tây Di, cha của ông ta là Niết Liết Kê, từng theo quý tộc Sa Đà Lý Quốc Xương, cha con Lý Quốc Dụng. Bản thân Thạch Kính Đường từ lúc trẻ đã được Lý Tự Nguyên Thứ sử Đại Châu thưởng chức, rồi trở thành con rể của Lý Tự Nguyên, Lý Tự Nguyên là con nuôi của Lý Khắc Dụng tức là đời sau của Đường Minh Tông.
Sau khi Đường Minh Tông chết, con là Lý Tòng Hậu kế vị, đó chính là Mẫn Đế. Ông ta chỉ tại vị có 4 tháng, ngôi hoàng đế đã bị con nuôi của Đường Minh Tông là Lý Tòng Kha chiếm đoạt. Lý Tòng Kha chính là Mạt Đế. Sau khi Mạt Đế lên ngôi, giao cho Thạch Kính Đường giữ Bắc Kinh (nay là Thái Nguyên), làm Tiết độ sứ Thái Nguyên. Việc Lý Tòng Kha giành được ngôi vua đã gợi lòng tham của Thạch Kính Đường. Ông ta cũng trù tính kế hoạch, kín đáo âm mưu giành ngôi hoàng đế. Thái Nguyên là vùng đất có địa hình hiểm yếu, lương thực dồi dào, Thạch Kính Đường lại đưa tiền tài, báu vật từ Lạc Dương về Thái Nguyên, chuẩn bị xây đựng Thái Nguyên làm căn cứ địa, câu kết nhờ Khiết Đan giúp đỡ, giành ngôi báu.
Khiết Đan là một dân tộc thiểu số cư trú ở vùng đông bắc nước ta, năm 916, sau khi Bảo A Cơ thống nhất bộ tộc này, liền xây dựng chính quyền. Sau khi Bảo A Cơ chết, Da Luật Đức Quang kế vị, đổi quốc hiệu thành Liêu. Khi chính quyền A Bảo Cơ mạnh lên đã thường xâm nhập những vùng đất phía nam tức là biên cương phía bắc của Ngũ Đại. Lúc đó, khi A Bảo Cơ lập nước không lâu, ông ta còn cử sứ giả đến triều Hậu Lương xưng thần, lại xin được sách phong. Triều Hậu Lương đã sách phong Khiết Đan là “Sanh cữu chi quốc”. Khiết Đan không ngừng xâm nhập phía nam, nhưng thường gặp những trở lực cho nên chưa thể làm được gì.
Thạch Kính Đường cùng với bộ hạ của ông ta là Tang Duy Hàn, Lưu Tri Viễn cùng bàn tính kế hoạch mới mưu cầu Khiết Đan giúp đỡ giành thiên hạ của triều Hậu Đường. Thạch Kính Đường bảo Tang Thảo Nghĩ gửi thư cho Khiết Đan tỏ ý muốn xưng thần, coi Khiết Đan là hoàng đế, lại đối xử với vua Khiết Đan như nghĩa cha con, nếu đồng ý, sau khi mọi việc thành công sẽ cắt nhượng đất từ Lô Long đến phía bắc Nhan Môn Quan. Lưu Tri Viễn cho rằng như thế là quá, ông ta nói với Thạch Kính Đường: xưng thần thì có thể, nhưng lại thực hiện nghĩa cha con thì quá đáng; chỉ cần cho Khiết Đan một số tài vật Khiết Đan có thể đem binh giúp, còn cắt đất sợ rằng sẽ tạo thành một mối ẩn hoạ giữa lòng Trung Nguyên, đến lúc ấy, sợ hối cũng không kịp. Nhưng mộng làm vua của Thạch Kính Đường quá cấp bách, nên ông ta không nghe theo. Lúc đó, Thạch Kính Đường 45 tuổi, Da Luật Đức Quang 34 tuổi, Thạch Kính Đường thật không còn một chút liêm sỉ.
Sau khi Thạch Kính Đường phản nhà Hậu Đường, Dương Mạt Đế cử Trương Kính Đạt đem quân trừng phạt, Dương Quang Viễn làm phó. Tại hương Tấn An (nay là nam Tấn Dương), Trương Kính Đạt cho vây chặt Tấn Dương, Thạch Kính Đường mang quân giữ vững, nhưng rồi nảy sinh vấn đề thiếu lương thực. Tháng 9, Da Luật Đức Quang tự mang 5 vạn quân đến giúp Thạch Kính Đường, đánh bại quân Đường đang bao vây trại Tấn An. Mạt Đế điều quân đến giải vây, Tiết độ sứ Lô Long Triệu Đức Quân mang quân đến hỗ trợ, nhưng rồi ông ta mang rất nhiều kim ngân vàng bạc cho Da Luật Đức Quang để xin được làm hoàng đế, chỉ đưa ra điều kiện: Ông ta sẽ đem quân đánh Lạc Dương, cùng với Khiết Đan kết làm “huynh đệ chi quốc”, đồng ý để cho Thạch Kính Đường giữ Hà Đông. Điều kiện này so với điều kiện của Thạch Kính Đường thì khác hẳn, nhưng dù có như thế Da Luật Đức Quang vẫn cảm thấy thế đơn độc của quân mình, nhận thấy Triệu Đức Quân vẫn có thực lực rất mạnh, tự mình cũng thấy nguy hiểm bởi quân Hậu Đường trên đường rút. Cho nên, Da Luật Đức Quang đáp ứng yêu cầu của Triệu Đức Quân. Thạch Kính Đường nghe được tin vô cùng sợ hãi, cử Tang Duy Hàn đến trại quân Khiết Đan, quỳ dưới trướng của Da Luật Đức Quang từ sớm đến tối, khóc khóc mếu mếu chỉ mong Da Luật Đức Quang không chấp nhận yêu cầu của Triệu Đức Quân, cuối cùng, Da Luật Đức Quang mới đồng ý. Ngày 12 tháng 11, Da Luật Đức Quangcủa Khiết Đan sách phong cho Thạch Kính Đường làm Tấn Đế, ước định hai bên kết làm “phụ tử chi bang” lâu dài. Mỗi năm, Tấn cống nạp cho Khiết Đan 30 vạn thất, lại đem 16 châu Yên Vân cắt cho Khiết Đan, 16 châu này là : U (Liêu Thăng Nam Kinh, cũng gọi là Yên Kinh), Trác (Trác Châu, Hà Bắc), Doanh (huyện Hà Gian, Hà Bắc), Mạc (Nhậm Khâu) Đàn (Mật Vân), Kế (huyện Kế), Thuận (huyện Thuận Nghĩa), Uý (huyện Uý), Tân (nguyên là huyện Trác Lộc, Hà Bắc), Quy (huyện Hoài Lai), Nho (huyện Diên Khánh Bắc Kinh), Võ (nguyên huyện TuyênHoá, Hà Bắc), Sóc (huyện Sóc, Sơn Tây), Vân (thành phố Đại Đồng), Ứng (huyện Ứng), Hoàn (đông huyện Sóc). Tháng 11 nhuận, Dương Quang Viễn giết Trương Kính Đạt, đầu hàng Khiết Đan. Da Luật Đức Quang cùng với Thạch Kính Đường tiến quân về phía nam, cử Cao Mô Hàn đi tiên phong, cùng với những hàng quân của Hậu Đường nam tiến, đến núi Đoàn Bách, Triệu Đức Quân cùng con là Diên Thọ bỏ chạy, các tướng khác cũng nối nhau mà chạy, quân lính tan vỡ. Triệu Đức Quân, Diên Thọ chạy đến Lộ Châu, Da Luật Đức Quang cùng với Thạch Kính Đường đã đến Lộ Châu rồi, cha con Triệu Đức Quân phải đầu hàng Khiết Đan. Lúc đó, Da Luật Đức Quang chưa muốn tiếp tục nam tiến, Thạch Kính Đường lại muốn tiếp tục tiến về Lạc Dương, quân Hậu Đường đua nhau đầu hàng Thạch Kính Đường, Mạt Đế cùng Tào Thái hậu, Lưu Hoàng hậu mang quốc bảo trèo lên lầu Huyền Võ tự thiêu. Tối hôm ấy,Thạch Kính Đường tiến vào Lạc Dương. Thạch Kính Đường chính là Thái Tổ đời Hậu Tấn.
Hoàng đế con
Thạch Kính Đường tôn Da Luật Đức Quang làm hoàng đế cha, xưng thần với Khiết Đan, mỗi lần sứ giả Khiết Đan đến, đều phải vái nhận chiếu sắc, ngoài việc mỗi năm phải cống nạp vàng bạc, hễ có việc lành hay dữ, ngày lễ tết đều phải triều cống, số lễ vật mà Hậu Tấn phải dâng nạp cho Khiết Đan rất lớn. Từ Thái hậu Ứng Thiên, Nguyên sư, Thái tử, hai vua ở Nam và Bắc Hàn Diên Huy và Triệu Diên Thọ cùng các đại thần đều phải có lễ vật, nếu có điều không vừa ý, họ sẽ cho sứ giả đến chê trách, mỗi lần như thế, Thạch Kính Đường lại phải khom lưng uốn gối đến tạ lỗi. Sứ giả Hậu Tấn đến Khiết Đan, Khiết Đan không thèm để ý, sứ giả lại phải quay về thấy triều đình bẩm lại, không kể trong triều hay ngoài dân gian, ai cũng thấy nỗi sỉ nhục lớn, thế mà Thạch Kính Đường vẫn không quá sức chịu đựng, đây thật là Hoàng đế con cung kính tất cả.
Từ khi Khiết Đan nhận thêm 16 châu của Thạch Kính Đường, nhân dân các châu quận hết sức phản kháng, tầng lớp thống trị Khiết Đan không dễ dàng cai trị những vùng đất này. Như ở Vân Châu Tiết độ phán quan Vân Châu Ngô Loan nói với dân chúng: chúng ta có phong tục lễ nghĩa, làm sao lại có thể xưng thần với bọn Di Địch? Ông được cử phụ trách mọi việc ở Vân Châu. Dưới sự lãnh đạo của Ngô Loan, quân Khiết Đan không thể chiếm thành, đành phải đốt rồi bỏ về.
Người dịch: Dương Đình Giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét