Người bị chinh phục thường là người có văn hoá văn minh thấp hơn. Sau khi Bắc Nguỵ thống nhất phương bắc, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đột nhiên gay gắt mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị Bắc Nguỵ và các dân tộc. Những cuộc khởi nghĩa ở các châu Thanh, Tề, Lạc, Dự, Kỳ, Tần, Ung, Từ ? phát sinh, vùng biên cương phía bắc cũng nhiều lần xuất hiện sự chống đối. Mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị Bắc Nguỵ và tầng lớp cường hào địa phương, mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn thống trị, mâu thuẫn giữa thế lực trung ương tập quyền và tầng lớp thủ lĩnh bộ lạc cũng ngày càng gay gắt. Để giải quyết những mâu thuẫn này cầnphải có những cuộc cải cách toàn diện và sâu sắc về chính trị, kinh tế và văn hoá. Hiếu Văn Đế đã đảm đương những cuộc cải cách này.
Dời đô về Lạc Dương
Lạc Dương là một địa điểm quan trọng về chính trị và quân sự thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều. Thời Đông Hán, Lạc Dương đã trở thành một thủ đô và trung tâm thương nghiệp quan trọng của Trung Nguyên. Cuối thời Đông Hán, Lạc Dương bị phá hoại nghiêm trọng. Năm 220, sau khi Tào Phi xưng đế, từ các vùng thuộc Hà Bắc, dân cư dời về sống ở Lạc Dương ngày càng đông, những công trình kiến trúc được xây dựng ở trong và ngoài thành. Từ khivùng đất phía bắc được thống nhất, nền kinh tế của Lạc Dương cũng được khôi phục và phát triển. Nghề dệt tơ, làm muối, rèn sắt tương đối phát đạt, thương nghiệp cũng từng bước hưng thịnh. Cả thành phố có 3 thị trường chủ yếu: kim loại, ngựa và dê. Sau khi thống nhất, Tây Tấn lấy Lạc Dương làm kinh đô, dân số ngày càng tăng nhanh, trở thành một trung tâm buôn bán của cả nước, các sản phẩm ở các địa phương đều được mang đến thị trường ở Lạc Dương từ lụa, vải, lương thực, dược liệu đến sản xuất công cụ, cái gì cũng có. Trong loạn bát vương thời Tây Tấn, nền kinh tế ở Lạc Dương bị phá hoại nghiêm trọng, năm 310, Hung Nô Lưu Diêu đánh phá Lạc Dương, một lần nữa, Lạc Dương lại chìm trong biển lửa. Sau loạn Vĩnh Gia, hơn trăm năm chia cắt 16 nước càng làm cho Lạc Dương thêm đổ nát.
Nguỵ Hiếu Văn Đế có thể coi là một nhà chính trị, ông cho rằng muốn củng cố sự thống trị của Bắc Nguỵ, nhất dịnh phải tiếp thụ văn hoá Trung Nguyên, cải cách những phong tục lạc hậu. Để làm việc này, ông quyết tâm dời kinh đô từ Bình Thành (nay là đông bắc thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây) về Lạc Dương. Sợ các đại thần phản đối việc dời đô, ông đề rá chủ trương mở cuộc tiến công đại quy mô xuống Nam Tề. Trong một lần thiết triều, ông đưa ra dự định này, các đại thần đua nhau phản đối, quyết liệt nhất là Nhậm Thành vương Tháp Bạt Trừng. Hiếu Văn Đế tức giận nói: “ Quốc gia là quốc gia của trẫm, các khanh lại muốn ngăn cản trẫm dùng binh chăng?”. Tháp Bạt Trừng thẳng thắn: “Quốc gia tuy là của bệ hạ, nhưng hạ thần là đại thần của quốc gia, xét thấy dụng binh là nguy hiểm, sao lại không nói được.” Hiếu Văn Đế nghĩ ngợi một hồi rồi tuyên bố bãi triều, trở về cung, mời riêng Tháp Bạt Trừng đến, nói với ông: “Khi nghe lời của khanh nói, trẫm nổi cáu là để doạ mọi người đấy thôi. Thật ra trẫm nghĩ Bình Thành là đất để dụng võ, không thích hợp với những cải cách chính trị. Hiện nay trẫm đang muốn thay đổi phong tục, nếu không dời đô thì không làm được. Việc ta nói mang quân đánh Tề thực ra là để tìm cơ hội nói với văn võ bá quan việc dời đô về Trung Nguyên, khanh thấy thế nào?”
Thác Bạt Trừng hiểu ra, lập tức đồng ý với chủ trương của Hiếu Văn Đế.
Năm 493, Nguỵ Hiếu Văn Đế thân chinh mang hơn 30 vạn bộ binh và kỵ binh xuất phát từ Bình Thành tiến xuống phía nam đến Lạc Dương. Gặp lúc vừa bước vào mùa thu, trời mưa liên tục hơn một tháng, đường đầy bùn lầy, hành quân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng Hiếu Văn Đế vẫn không thay đổi ý định khi mang mũ giáp ra khỏi thành, hạ lệnh tiếp tục tiến quân. Các đại thần vốn đã không muốn xuất quân đánh Tề, nhân khi trời mưa to, lại tỏ ý ngăn cản. Hiếu Văn Đế nghiêm giọng nói: “Lần này chúng ta huy động quân đội, nếu giữa đường mà quay trở về, không khỏi khiến mọi người cười chê. Nếu không muốn tiến về phía nam thì hãy dời đô về Lạc Dương. Các khanh thấy thế nào?”
Mọi người nghe xong, nhìn nhau, không biết nói sao. Hiếu Văn Đế nói: “Không thể cứ lưỡng lự không quyết định được. Ai đồng ý dời đô thì đứng sang bên trái, không đồng ý thì đứng sang bên phải’. Một quý tộc nói: “Chỉ cần bệ hạ không đưa quân xuống phía nam nữa thì chúng thần cũng đồng ý dời đô.” Rất nhiều văn võ bá quan không đồng tình với việc dời đô, nhưng nghe nói có thể huỷ bỏ việc tiến xuống phía nam cũng đành phải tỏ ra đồng ý. Hiếu Văn Đế sau khi sắp xếp mọi việc ở Lạc Dương, lại cử Nhậm Thành vương Thác Bạt Trừng về Bình Thành, tuyên bố với các vương tôn quý tộc việc chuẩn bị dời đô đã hoàn tất. Sau đó, ông lại tự thân đến Bình Thành, triệu tập các quý tộc lão thần, thảo luận việc dời đô. Các quý tộc ở Bình Thành còn không ít người phản đối việc dời đô. Họ đưa ra rất nhiều lý do nhưng đều bị Hiếu Văn Đế bác bỏ. Cuối cùng, một số người cố tình không hiểu, còn nói: “Dời đô là một việc lớn, làm thế sẽ may hay rủi, còn chưa bói”. Hiếu Văn Đế nói: “Bói toán là dùng khi sự việc còn đáng ngờ. Việc dời đô không còn gì nghi ngờ nữa, sao còn phải bói? Trong việc cai trị thiên hạ, bốn bể là nhà, nay xuống nam, mai lên bắc, sao có việc gì cố định không thay đổi. Các đời trước đã mấy lần dời đô, tại sao chúng ta lại không thể dời đô được?” Các quý tộc đại thần không biết nói sao nữa, việc dời đô về Lạc Dương đã được quyết định như thế. Sau khi dời đô về Lạc Dương, Hiếu Văn Đế quyết định tiến thêm một bước nữa trong việc thay đổi các phong tục tập quán cũ. Một lần, cùng các đại thần thảo luận việc triều chính, ông nói: “Các khanh thử xem thay đổi phong tục tốt hay giữ lại các phong tục cũ tốt?” Thành Dương vương Tháp Bạt Hỷ nói: “Dĩ nhiên là thay đổi phong tục thì tốt hơn”. Hiếu Văn Đế nói: “Vậy thì ta tuyên bố thay đổi, mọi người không được cản trở.”. Sau đó, HIếu Văn Đế tuyên bố mấy điều trong pháp lệnh: việc đổi sang nói tiếng Hán, những người trên 30 tuổi thay đổi ngôn ngữ có khó khăn, có thể tạm hoãn, nhưng dưới 30 tuổi, khi thiết triều nhất thiết phải dùng tiếng Hán, ai vi phạm sẽ bị giáng hoặc cách chức; quy đinh từ quan lại đến thứ dân phải thay đổi ăn mặc theo lối người Hán, khuyến khích việc các gia đình quý tộc Tiên Ty và quý tộc Hán kết làm thông gia, thay đổi việc dùng họ của người Hán. Hoàng thất Bắc Nguỵ vốn mang họ Thác Bạt, từ nay bắt đầu dùng họ Nguyên. Nguỵ Hiếu Văn Đế có tên là Nguyên Hoằng là do đã dùng họ của người Hán. Tình thần cải cách của Nguỵ Hiếu Văn Đế rất mạnh mẽ khiến cho chính trị, kinh tế của Bắc Nguỵ phát triển tương đối mạnh, thúc đẩy một bước trong sự hoà hợp giữa hai dân tộc Tiên Ty và Hán.
Sau khi Hiếu Văn Đế dời đô về Lạc Dương, bắt đầu cải cách lần thứ hai, trọng tâm của cải cách lần này là thay đổi tập quán sinh hoạt vốn có của người Tiên Ty, thúc đẩy người Tiên Ty tiếp thụ văn hoá Hán. Nội dung chủ yếu của cải cách lần này có mấy việc: một là, thay trang phục Tiên Ty bằng trang phục Hán. Tháng 12 Giáp Tý năm Thái Hoà thứ 19 (495) trong khi hội kiến với quần thần ở Quang Cực Đường, ban bố kiểu mũ áo, đây là biểu hiện chấp hành thay đổi trang phục Tiên Ty bằng trang phục Hán; hai là quy định các quan trong triều phải dùng tiếng Hán, cấm dùng tiếng Tiên Ty, gọi tiếng Tiên Ty là “Bắc ngữ”, tiếng Hán là “chính âm”. Hiếu Văn Đế viết: “Lệnh cấm dùng bắc ngữ, tất cả dùng chính âm”. Các quan chức Tiên Ty trên 30 tuổi, trong triều phải dần thay đổi dùng tiếng Hán, quan chức dưói 30 tuổi lập tức phải dùng tiếng Hán. Nếu cố tình dùng tiếng Tiên Ty sã phải giáng chức bãi quan. Ba là đưa người Tiên Ty về ở Lạc Dương, phải coi Lạc Dương là quê quán, khi chết không được đưa về chôn cất ở Bình Thành. Bốn là, đổi họ của quý tộc Tiên Ty sang mang họ Hán, quy định thứ bậc, đẳng cấp. Về việc đổi họ, lấy âm Hán gần âm Tiên Ty làm chuẩn. Như họ Thác Bạt đổi thành họ Nguyên, đứng đầu các họ, ở đẳng cấp cao nhất. Họ Khâu Mục Lăng thành họ Mục, họ Bộ Lục Cô thành họ Lục, họ Gia Lại thành họ Gia, họ Độc Cô thành họ Lưu, họ Gia Lâu thành họ Lâu, họ Vật Nữu Vu thành họ Vu, họ Ngật Hề thành họ Uất, họ Thôi Trì thành họ Thôi. Địa vị của tám họ quý tộc này tương đương với bốn họ Thôi, Lư, Trịnh, Vương ở phương bắc. Các họ khác có ít người Tiên Ty hơn cũng được đổi theo họ Hán, đẳng cấp cũng tương đương với các quý tộc Hán. Ngoài ra, Hiếu Văn Đế còn tích cực khuyến khích những người trong hoàng tộc và quý tộc Tiên Ty kết hôn với những người thuộc quý tộc Hán, thúc đẩy việc hoà hợp về chính trị từ đó thúc đẩy việc hoà hợp giữa hai dân tộc.
Thay đổi phong tục và hoà hợp dân tộc
Ban bố chế độ bổng, chấm dứt chế độ lộc. Quan lại Bắc Nguỵ vốn không có bổng lộc, quan lại ở trung ương được hưởng các chiến lợi phẩm trong chiến tranh, trong đó có cả nô lệ. Quan lại ở địa phương được hưởng một số tô thuế hạn định, nhưng có thể tự ý bòn rút, tham ô, các hộ phải nộp: lụa 2 tấm, bông 2 cân, tơ 1 cân, ngũ cốc 20 thạch, có các châu huyện chỉ làm được vải gai vì thế lệnh cho mỗi hộ một tấm hai trượng giữ trong kho của châu rồi nhờ thương nhân đổi lấy vật dụng. Thương nhân từ đó cũng được hưởng lợi. Năm 484, Nguỵ Hiếu Văn Đế hạ chiếu: “Trước ban bổng lộc, bỏ việc dùng thương nhân làm trung gian, mỗi hộ tăng lên 3 tấm, ngũ cốc 20 thạch 9 đấu để làm lộc cho các quan. Bình quân ban cho mỗi người 2 tấm, bán đi mà dùng… Lộc này được hưởng cho đến khi chết.” Năm 485 ban bố Quân điền lệnh quy định: Các quan trị dân, được hưởng công điền, Thứ sử 15 khoảnh, Thái thú 10 khoảnh, các quan lại cùng cấp dưới 8 khoảnh, Huyện lệnh, Quận thừa 6 khoảnh (?). Quy định này khiến cho việc tham ô từ ngày khai quốc được giảm bớt.
Lấy Tam trường chế thay thế cho Tông chủ đốc hộ chế. Cuối đời Tây Tấn do phương bắc hỗn loạn kéo dài, cơ cấu hành chính cấp dưới tan rã đã xuất hiện quan hệ tông pháp làm cầu nối, thống nhất cả, quân sự, chính trị, kinh tế. Việc bảo đảm quản lý hành chính dựa vào tầng lớp trung và tiểu địa chủ, phần lớn nông dân (?). Thời kỳ đầu của Bắc Nguỵ theo chế độ tông chủ đốc hộ nên phần lớn dân chúng ẩn giấu, 50, 30 nhà thành một hộ. Từ năm 486 thực hiện Tam trường chế, 5 nhà thành một lân, 5 lân thành một lý, 5 lý thành một đảng. Phụ trách đốc sát hộ khẩu, đôn đốc thuế má, huy động lao dịch và binh dịch, thi hành quân điền lệnh, từ đó kiện toàn bộ máy hành chính cấp huyện. Từ đó hoàn thiện thể chế hành chính hạ tầng.
Thực hành quân điền chế: Thời Bắc Nguỵ, cường hào địa chủ chiếm phần lớn ruộng đất, trong khi nông dân không có ruộng cày, phải làm thuê, trở thành một phần trong hộ của địa chủ cường hào hoặc, có những người lại tụ tập khởi nghĩa chống lại. Tình trạng này làm cho nhà nước thất thu thuế má, nông dân phản kháng làm cho nền thống trị bị đe doạ. Để hoà hoãn những mâu thuẫn xã hội này, năm 485, Hiếu Văn Đế ban bố quân điền lệnh: Tất cả nam giới từ 15 tuổi trở lên được nhận 40 mẫu ruộng, phụ nữ 20 mẫu, nô tỳ dựa vào chủ. Một con trâu được nhận 20 mẫu, tối đa là 4 con (?).” Quân điền lệnh là thực hiện chế độ dựa vào nhân khẩu mà chia ruộng của thời kỳ còn ở Bình Thành, nay được cải tiến một bước và phát triển trong cả nước. Quân điền lệnh chưa tác động đến việc sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, nó trói buộc nông dân vào ruộng đất, bắt họ phải khẩn hoang ruộng đất để tăng thêm nguồn thu nhập từ tô thuế cho nhà nước phong kiến. Quân điền lệnh là hình thức pháp luật khẳng định nông dân có thể cày cấy trên mảnh ruộng của mình, một số nông dân không có hoặc ít đất đã có đất hoang. Từ đó ổn định được trật tự xã hội, thúc đẩy xản xuất phát triển.
Đồng thời với việc thực hiện tam trường chế, Bắc Nguỵ còn ban hành chế độ tô thuế mới, quy định một vợ một chồng hàng năm phải đóng 4 tấm vải, 2 thạch kê. Nam nữ chưa kết hôn 4 người, nô tỳ cày ruộng hoặc dệt vải 8 người, trâu 20 con được tính bằng số phải nộp của một cặp vợ chồng.Từ việc lấy một cặp vợ chồng làm đơn vị, quy định này cũng bộc lộ những hạn chế vì có thể gian lận được của chế độ tông chủ, phần nộp của một hộ có thể được giảm bớt. Nông dân lưu tán bị cưỡng chế định cư. Nhiều hộ thoát ly tông chủ cường hào. Phần thu được về tô thuế của nhà nước gia
Hiếu văn Đế
Người dịch: Dương Đình Giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét