XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

SỰ KIỆN 25. TRẬN PHÌ THỦY

Năm 357, Phù Kiên tự lập làm Đại Tần Thiên Vương. Sau khi lên ngôi, Kiên trọng dụng các trí thức Hán tộc là Vương Mãnh giữ triều chính, tiến hành một số các cải cách chính trị, phát triển kinh tế và văn hoá, tích cực thực hiện tăng cường sức mạnh quân sự. Sau khi chỉnh đốn, nhân tài được sử dụng, trường sở được mở mang, nông nghiệp được chú trọng, thuỷ lợi được chăm lo, quân đội hùng mạnh, quan hệ với các dân tộc được điều hoà, mọi mặt đều thu được nhiều thành quả, ở một chừng mực nhất định, đã khiến cho triều Tiền Tần thực hiện được “binh cường quốc phú”. Tháng 7 năm 383 Hoàng đế Tiền Tần Phù Kiên đem quân đánh Tấn. Ông vừa thống nhất được phương bắc chưa lâu cư dân ở gần Trường An đã dâng lên ngũ hoa bát môn, gọi là “Tiên Ti Khương Kiệt bố mãn kỳ điện”. Triều Tấn tuy đã yên phận ở bên tả sông nhưng để có thể bảo vệ được phòng tuyền phía tây nay là vùng tây bắc Hán Thuỷ tỉnh Hồ Bắc cho đến tây Tứ Xuyên. Để ở chiến trường gần nhất, cũng có thể phát động được thế tiến công vùng gần Thọ Dương Giang Kỳ.
Từ đó, người ta có thể thấy, Phù Kiên hoàn toàn chưa muốn cùng quân Tấn thực hiện một cuộc quyết chiến sinh tử mà chỉ muốn thống soái được đội quân hỗn tạp, chưa có cách chế ngự, chỉ có thể bằng hành động quân sự để duy trì tổ chức của ông. Đồng thời lại quá tự tin về số lượng hơn hẳn, cái gọi là “đầu tiên túc dĩ đoạn lưu”. Tóm lại, ông ta hy vọng lính ở Thục Hán U Kỳ Kinh Châu xưng là có 87vạn, sức mạnh như gió dữ quét lá khô mùa thu, chắc là người Tấn phải đầu hàng.

Phong thanh hạc lệ

     Năm Thái Nguyên thứ 8 (383), Phù Kiên hạ lệnh mỗi nhà thường dân phải vào lính một người, nhà giàu có con em 20 tuổi trở lên phải tòng quân, tất cả những người khoẻ mạnh, gan dạ đều được  xung vào quân cấm vệ. Lại nói với Dương Tín: “Chúng ta đã thắng lợi, có thể dùng tù binh Tư Mã Xương Minh (tức Tấn Hiếu Võ Đế) làm Thượng thư tả bộc xạ, Tạ An làm Lại  bộ thượng thư, Hoàn Xung làm Thi trung. Xem ra, thắng lợi chỉ còn đợi  ngày, có thể xây dựng dinh thất được rồi.” Ông ta nói với thái độ rất kiêu ngạo.
    Tháng 8, Phù Kiên đích thân dẫn  60 vạn bộ binh, 27 vạn kỵ binh, 3 vạn quân cấm vệ, cộng là 90 vạn quân, dàn trận dài hàng nghìn dặm, hai đường thuỷ lục, cùng tiến  đánh Tấn. Vương triều Đông Tấn trước thế mạnh của kẻ địch, sợ ảnh hưởng đến chuyện còn mất, sống chết, quyết tâm chuẩn bị chống lại. Họ một mặt tạm hoà hoãn những mâu thuẫn nội bộ, mặt khác tích cực tăng cường binh lực, xác định chiến lược chiến thuật rõ ràng chuẩn bị chống lại sức tiến công của quân Tiền Tần.
    Tấn Hiếu Võ Đế Tư Mã Diêu để Tạ An phò tá giao cho Hoàn Xung giữ chức Thứ sử Giang Châu (nay là đông Hồ Bắc và tây Giang Tây), khống chế vùng giữa sông Trường Giang, ngăn chặn đường xuống phía nam của quân Tần. Giao cho Tạ Thạch làm chinh thảo đại đô đốc Tạ Huyền làm tiền phong đô đốc đã qua 7 năm huấn luyện đem 8 vạn quân “bắc phủ binh” có sức chiến đấu hùng mạnh men theo phía tây sông Hoài, tiến công vào quân chủ lực của Tần. Lại cử Hồ Bân mang 5.000 quân thuỷ tăng viện cho vùng hiểm yếu chiến lược Thọ Dương (nay là huyện Thọ, An Huy) triển khai cuộc quyết chiến chiến lược với quân Tiền Tần.
    Ngày 18 tháng 10 năm ấy, Phù Dung mang quân Tiền Tần tiến công Thọ Dương, bắt sống được bọn Tấn bình Lỗ tướng quân Từ Nguyên Hỷ. Cùng lúc đó, Mộ Dung thừa cơ tiến đánh chiếm được Vân Thành. Quân Tấn do Hồ Bân tăng viện đi đến nửa đường nghe tin Thọ Dương đã mất bèn rút về giữ  Hiệp (?) Thạch (nay là tây nam huyện Phong Đài, tỉnh An Huy), Phù Nhung lại đem quân đánh  Hiệp  Thạch. Lương Thành là bộ tướng của Phù Dung đem  5 vạn quân tiến đánh Lạc Giản (nay là vùng huyện Hoài Viễn tỉnh An Huy). Lại cho đóng cọc gỗ ở Lạc Khẩu, cản trở giao thông trên sông Hoài, ngăn cản quân Tấn tăng viện từ đông sang tây.
    Hồ Bân giữ Hiệp Thạch rất khó khăn, lương thảo đã hết, khó mà giữ được, bèn viết thư cho Tạ Thạch cầu cứu, nhưng thư bị quân Tiền Tần lấy mất. Phù Nhung kịp thời báo cáo với Phù Kiên tình hình binh lực đã cạn, lương thảo đã hết của quân Tấn, đề nghị quân Tần nhanh chóng tiến công đề phòng quân Tấn bỏ chạy. Phù Kiên nhận được  tin báo, bèn cho phần lớn quân ở lại giữ Hạng Thành, mang 8.000 kỵ binh đến gấp Thọ Dương, lại cử tướng Chu Tự nguyên là tướng Đông Tấn giữ Thọ Dương đến gặp quân Tấn khuyên hàng. Sau khi Chu Tự đến doanh trại của quân Tấn, không những không khuyên hàng còn mật báo cho Tạ Thạch tất cả những tin tức về quân Tiền Tần, lại khuyên Tạ Thạch không nên để lỡ thời cơ có thể ngồi một chỗ  mà bắt được  mấy vạn quân Tiền Tần trong tay, thừa cơ quân Tiền Tần chưa tập trung, chủ động xuất kích. Ông ta mách cho quân Tấn chỉ cần đánh vào đội quân tiên phong của quân Tần, khi tinh thần đã dao động thì việc tiến công vào quân Tiền Tần không còn gì khó. Ban đầu Tạ Thạch thấy tinh thần quân Tiền Tần hăng hái cũng có phần e sợ, dự định cố thủ đợi  khi nhuệ khí quân Tiền Tần giảm bớt. Nhưng sau khi nghe Chu Dự nói tình hình quân Tần và mách cho cách đánh bèn thay đổi kế hoạch  tác chiến, quyết định chuyển thủ thành công, giành quyền chủ động.
    Tháng 11, đô đốc Tạ Huyền chỉ huy quân tiên phong của quân Tấn cử mãnh tướng Lưu Lao Chi đem 5.000 quân nhanh chóng đến Lạc Giản. Tướng Lương Thành của Tiền Tần ở Lạc Giản đem quân nghênh chiến. Lưu Lao Chi chia quân làm hai đường, một bộ phận đánh vào sau lưng quân Tiền Tần, bản thân mình mang quân vượt sông Lạc Thuỷ, tiến công như vũ bão vào quân của Lương Thành. Quân Tiền Tần không chống cự nổi, giữ cũng không được, chủ tướng Lương Thành chết tại trận, hơn 5 vạn quân tan rã, tranh nhau vượt sông Hoài giữ lấy mạng sống, hơn vạn rưởi quân chết. Quân Tấn bắt sống được bọn Vương Hiển,  thứ sử Dương Châu của Tiền Tần, lại thu được vô số vũ khí, lương thảo. Thắng lợi sau khi đánh Lạc Giản, tiêu diệt được quân tiên phong của Tiền Tần đã có tác dụng cổ vũ tinh thần quân Tấn. Tạ Thạch thừa cơ lệnh cho quân thuỷ lục cùng tiến, đánh thẳng vào quân Tiền Tần. Phù Kiên chiếm được thành Thọ Dương, thấy thế trận quân Tấn nghiêm chỉnh, lại nhìn thấy cây cối ở trên núi Bát Công phía đông Phì Thuỷ tưởng là quân Tấn, trong lòng đã run sợ nói với Phù Dung: “Đây rõ ràng là kẻ địch rất mạnh, sao ông dám nói là họ yếu?”

Quân Tần đại bại

     Sau thất bại ở Lạc Giản, quân Tần bày trận ở bờ tây Phì Thuỷ, đợi giao chiến với quân Tấn. Tạ Huyền biết sức mạnh đã giảm, đánh nhanh thì có lợi, đợi lâu sẽ bất lợi, bèn cử sứ giả đến nói với Phù Nhung: “Tướng quân mang quân đánh sâu vào đất Tấn, bày trận ở ven sông Phì Thuỷ, đây là cách đánh lâu dài không phải là cách đánh nhanh. Nếu ngài để cho quân Tần lui binh một đoạn, chờ cho quân Tấn qua sông, hai bên sẽ quyết một trận được thua, chẳng phải là hay hơn chăng?”. Bộ tướng của quân Tần cho rằng đây là mưu kế của quân Tấn, khuyên Phù Kiên không chấp nhận. Nhưng Phù Kiên lại nói: “ Chỉ cần lui quân, đợi cho một nửa quân của họ qua   sông, còn một nửa quân chưa kịp  qua, đem quân đánh ập tới sẽ giành được thắng lợi”. Vì thế, Phù Nhung bèn đáp ứng yêu cầu của Tạ Huyền, chỉ huy quân Tần tạm lui. Quân Tiền Tần tinh thần vốn đã giảm, nội bộ không thống nhất, trận thế hỗn loạn, chỉ huy không được, trận thế bỗng nhiên thành đại loạn. Chu Dự ở sau trận của quân Tiền Tần thừa cơ  kêu to: “Quân Tần thua rồi! Quân Tần thua rồi!” Quân Tần nghe thấy tưởng thật, thi nhau mà chạy hòng thoát thân. Quân Tấn dưới sự chỉ huy của Tạ Huyền, thừa thế vượt sông Phì Thuỷ, tiến công mãnh liệt. Phù Nhung thấy thế trận đã vỡ, lên ngựa chạy ngược chạy xuôi mong ổn định tinh thần quân sĩ, nhưng ngựa chạy đến đâu bị quân Tấn đuổi theo đến đấy. Toàn trận quân Tần sụp đổ, hoàn toàn mất sức chiến đấu, quân Tấn thừa thắng truy kích, đuổi đến Thanh Phong (nay là vùng gần Thọ Dương). Người ngựa quân Tần đè lên nhau mà chết, đầy đồng đầy núi, tắc nghẽn cả sông. Người ta nói, quân Tần nghe thấy gió thổi hạc kêu cũng tưởng là quân Tấn đuổi tới, cứ nhằm hướng bắc mà chạy thoát thân. Trận này, quân Tần mười phần chết đến tám,  chín, Phù Kiên bị trúng tên chạy về Hoài Bắc.
    Kết quả trận chiến ở Phì Thuỷ đã khiến cho sự thống trị của triều Tây Tấn được ổn định, có tác dụng ngăn chặn các quý tộc dân tộc thiểu số phương bắc tiến xuống phía nam, làm cho kinh tế của khu vực Giang Nam được khôi phục và phát triển, đối với quân Tiền Tần và Phù Kiên, cục diện thống nhất ở khu vực phía bắc không còn. Mộ Dung Thuỳ quý tộc thị tộc Diêu Trường thừa cơ vùng dậy thoát khỏi ách thống trị Tiền Tần, bản thân Phù Kiên cũng rất nhanh chóng bị diệt vong.

Người dịch: Dương Đình Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét