Mở đầu một bài hát có câu: “Không có đảng cộng sản thì không có nước Trung Quốc mới”. Lịch sử hiện đại đã xác minh điều này, đảng cộng sản đã viết lại lịch sử Trung Quốc, nước Trung Quốc vĩ đại đã nhiều lần bị các nước lớn ức hiếp, từ nay dân tộc Trung Hoa đã nhìn thấy tương lai tươi sáng. Những thành tựu mà Trung Quốc giành được hôm nay đều gắn liền với sự ra đời và hoạt động của chính đảng này. Có thể nói đảng cộng sản Trung Quốc đã viết lại lịch sử Trung Quốc và lịch sử thế giới. Sự ra đời của đảng cộng sản Trung Quốc là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử Trung Quốc.
Hoàn cảnh ra đời của đảng cộng sản Trung Quốc
Từ chiến tranh Nha phiến năm 1840, Trung Quốc vẫn bị các nước lớn tư bản chủ nghĩa xâm lược, dần dần trở thành xã hội nửa thực dân nửa phong kiến. Sau hai lần chiến tranh Nha phiến, chiến tranh Trung – Pháp, chiến tranh Trung – Nhật năm Giáp Ngọ của liên quân 8 nước xâm lăng Trung Quốc, dân tộc Trung Hoa đã bị dìm vào cảnh tủi nhục và diệt vong. Để đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phong kiến, thực hiện độc lập cho đất nước, tự do cho mình, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh trường kỳ, trong đó bao gồm cả cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc phát động giai cấp nông dân, cuộc vận động Dương Vụ phát động theo cách hành chính phương Tây soi sáng cho phong cách quan liêu, Duy Tân trăm ngày phát động phái cải lương của giai cấp tư sản cho đến cuộc cách mạng Tân Hợi do phái cải lương giai cấp tư sản phát động, nhưng vì không có sự lãnh đạo của chính đảng một giai cấp tiên tiến, tất cả những cuộc cải lương và cách mạng này cuối cùng đều thất bại. Những phần tử tiên tiến của Trung Quốc trong đêm tối vẫn tiếp tục con đường cứu nước cứu dân.
Năm 1917, thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở nước Nga do Lênin lãnh đạo đã mang lại cho nhân dân Trung Quốc nguồn sáng mới. Từ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười ở nước Nga, qua Ngũ Tứ vận động, giai cấp công nhân Trung Quốc đã có tư thế độc lập trên vũ đài chính trị, một số phần tử trí thức có tư tưởng cộng sản chủ nghĩa như Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tú, Mao Trạch Đông, Lý Đạt, Đặng Trung Hạ, Chu Ân Lai nhận thức được sự vĩ đại của lực lượng của giai cấp vô sản, đã tiến hành tuyên truyền tư tưởng chủ nghĩa Mác trong quần chúng công nhân và bắt tay vào công tác tổ chức, kết hợp chủ nghĩa Mác với cuộc vận động công nhân ở Trung Quốc.
Năm 1919, ở Trung Quốc đã bùng nổ cuộc vận động yêu nước Ngũ Tứ, giai cấp công nhân đã tiến hành một cuộc bãi công chính trị có tiếng vang to lớn, bắt đầu được coi như một lực lượng chính trị trên vũ đài lịch sử. Vậnđộng Ngũ Tứ đã tiến thêm một bước trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác và phát triển vận động công nhân, làm cơ sở tư tưởng và cơ sở giai cấp cho việc xây dựng nền móng của đảng cộng sản Trung Quốc. Mùa xuân năm 1920, Quốc tế cộng sản đã cử Nguỵ Kim Tư Cơ đến Trung Quốc tìm hiểu tình hình cách mạng Trung Quốc sau vận động Ngũ Tứ. Ông đã lần lượt gặp Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú ở Bắc Kinh và Thượng Hải, cùng họ thảo luận vấn đề thành lập đảng ở Trung Quốc. Mùa hạ năm 1920, tiểu tổ chủ nghĩa cộng sản Thượng Hải (tức tiểu tổ đảng cộng sản Trung Quốc đầu tiên) thành lập do Trần Độc Tú làm thư ký. Tờ “Tân thanh niên” trở thành cơ quan ngôn luận của tiểu tổ cộng sản Thượng Hải, ngoài ra, họ còn sáng lập nguyệt san lý luận “đảng cộng sản”. Sau sự ra đời của tiểu tổ cộng sản Thượng Hải, các tiểu tổ cộng sản ở các nơi cũng nối nhau ra đời. Tiểu tổ cộng sản Bắc Kinh do Lý Đại Chiêu lãnh đạo, cho tới các tiểu tổ cộng sản ở Vũ Hán, Trường Sa, Quảng Châu, Tế Nam. Sau khi thành lập, các tiểu tổ cộng sản ở các nơi đã tích cực nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác, phát động và tổ chức quần chúng công nhân, tổ chức hoạt động đoàn thanh niên cộng sản chủ nghĩa để chuẩn bị tổ chức thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.
Việc thành lập các tổ chức cộng sản và triển khai hoạt động từ sớm chứng tỏ những điều kiện triệu tập đại hội toàn quốc lần thứ nhất của đảng đã chín muồi.
Từ ngày 23 đến ngày 31 tháng 7 năm 1921, tại ThượngHải, đảng cộng sản Trung Quốc đã triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất. Các tiểu tổ cộng sản các nơi đã đến dự đại hội (lúc đó, tiểu tổ cộng sản ở Pháp còn chưa có liên hệ với trong nước nên chưa cử đại biểu về dự). Có 12 đại biểu được bầu: Tiểu tổ Hồ Nam có Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hoành; tiểu tổ Hồ Bắc có Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu; tiểu tổ Thượng Hải có Lý Đạt, Lý Hán Tuấn; tiểu tổ Bắc Kinh có Lưu Nhân Tĩnh, Trương Quốc Đào; tiểu tổ Tế Nam có Vương Tận Mỹ, Đặng Âu Minh; tiểu tổ Quảng Châu có Trần Công Bác; tiểu tổ Đông Kinh Nhật Bản có Chu Phật Hải. Còn có Trần Độc Tú, đại biểu chỉ phái Bao Huệ Tăng. Họ đại diện cho hơn 50 đảng viên cả nước. Đại biểu Quốc tế cộng sản Mã Lâm đến dự hội nghị. Đại hội lần này đã ra đời một chính đảng vĩ đại, một chính đảng đã làm thay đổi cả lịch sử.
Từ Thượng Hải đến Nam Hồ
Nơi triệu tập đại hội lần thứ nhất là Thạch Khố Môn, một nơi điển hình cho phong cách cư dân Thượng Hải những năm 20 của thế kỷ 20, đó là nơi ở của Lý Nhữ Thành, anh trai Lý Hán Tuấn, đại biểu Thượng Hải.
Ngày 23 tháng 7 năm 1921, 13 vị đại biểu dự đại hội lần thứ nhất và hai vị đại biểu Quốc tế cộng sản đã lần lượt đến phòng họp, đó chính là phòng khách nhà ở của Lý Hán Tuấn, diện tích phòng không lớn, bố trí trong phòng rất đơn giản. Đại hội do Trương Quốc Đào chủ trì, Mao Trạch Đông, Chu Phật Hải làm thư ký ghi chép.
7 giờ 30 tối, hội nghị khai mạc. Không ngờ hội nghị mới bắt đầu chưa lâu, một người đàn ông trung niên mặc áo dài (về sau có một người nhớ lại, người này là tuần phòng trong tô giới Pháp) đột nhiên lao vào phòng họp nhìn ngược nhìn xuôi. Các đại biểu hỏi anh ta cần gì, anh ta trả lời mập mờ: “Tìm Vương hội trưởng hội liên hiệp các giới”. Sau lại nói: “Xin lỗi, tôi nhầm!” rồi bỏ đi. Mã Lâm là người có kinh nghiệm công tác bí mật dứt khoát đề nghị hội nghị lập tức dừng lại, các đại biểu chia nhau nhanh chóng đi ra cửa sau, chỉ có hai người là Lý Hán Tuấn và Trần Công Bác ở lại.
Khoảng 15 phút sau, 9 cảnh sát của tô giới Pháp bao vây nhà Lý Hán Tuấn, họ lục hòm khám tủ, tra đi soát lại hơn một giờ, trừ việc tìm thấy một số sách báo giới thiệu và tuyên truyền chủ nghĩa xã hội, không phát hiện được một thứ gì khả nghi. Ở một ngăn kéo tủ trong phòng có một phần dự thảo cương lĩnh của đảng, may mắn là do sửa chữa rất lộn xộn, nét chữ không rõ ràng nên không làm họ chú ý. Cảnh sát tô giới Pháp cảnh cáo, tra hỏi một hồi, vì thấy mọi người đã đi hết nên bỏ đi nhưng xung quanh vẫn bố trí người dò xét.
Đại hội lần thứ nhất đảng cộng sản Trung Quốc đột nhiên bị cảnh sát tô giới Pháp khám xét là do Mã Lâm. Tháng 3 năm 1921, Mã Lâm với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản từ châu Âu đến Thượng Hải, trên đường đi qua thủ đô Viên nước Áo. Ở đây, hànhtung của ông bị chính phủ địa phương phát hiện, bắt giữ tại Cục cảnh sát Viên, sau nhờ sự giúp đỡ của một người bạn luật sư nên ông được thả. Nhưng Cục cảnh sát địa phương vẫn chưa hết nghi ngờ, họ thông qua Cục ngoại vụ, thông báo việc này với các nước ông sắp đi qua. Từ châu Âu đến Thượng Hải, Mã Lâm đã chịu sự kiểm tra chặt chẽ, khi đến Thượng Hải, ông đã bị phòng cảnh sát tô giới Pháp theo dõi, nên khi ông đang ở nhà Lý Hán Tuấn tham gia hội nghị đã xảy ra việc cảnh sát tô giới Pháp khám xét. Sau khi đại hội lần thứ nhất bị buộc phải dừng lại, Vương Hội Ngộ (vợ của Lý Đạt) phụ trách công tác tổ chức đề nghị đến Nam Hồ, Gia Hưng, Triết Giang thuê một chiếc thuyền du lịch, lấy việc đi chơi trên hồ để che mắt, ở trên thuyền sẽ tiếp tục đại hội. Cuối cùng cũng tìm được một chiếc thuyền vào loại trung bình. Vốn chiếc thuyền này là của một ngư dân chuyên kinh doanh du lịch trên mặt hồ, vì thuyền được trang trí đẹp đẽ nên gọi là “Hoạ phảng”.
Ngày hôm sau, các đại biểu lên xe hoả xuất phát từ Thượng Hải, 7 giờ 35 phút, tàu chuyển bánh, đến Gia Hưng lúc khoảng 10 giờ. Vương Hội Ngộ đã chờ sẵn ở ga. Một người do Vương Hội Ngộ đưa tới dẫn mọi người đến bến đò Sư Tử ở cửa đông rồi ngồi thuyền đến đảo giữa hồ, lên lầu Yên Vũ ngắm con thuyền dùng để họp đậu ở bến. Lát sau, mọi người lại lên thuyền do Vương Hội Ngộ thuê sẵn, thuyền rời lầu Yên Vũ đi về phía đông nam khoảng 200 m có vùng nước tĩnh lặng, cắm sào, giữ thuyền lại rồi tiếp tục cuộc họp. Vương Hội Ngộ ngồi ở đầu thuyền canh chừng, thấy có thuyền khác đến gần, Vương Hội Ngộ sẽ gõ vào cửa sổ báo với mọi người. Các đại biểu còn cố ý bày trên bàn bộ bài mạt chược để che mắt. Hội nghị từ khoảng 11 giờ sáng đến khoảng 6 giờ chiều. Bế mạc hội nghị, toàn thể các đại biểu đồng thanh hô nhỏ những âm thanh mạnh mẽ nhất của thời đại: “đảng cộng sản muôn năm! Quốc tế thứ ba muôn năm! Chủ nghĩa Cộng sản muôn năm!”
Đảng cộng sản Trung Quốc đã ra đời.
Nội dung và quyết nghị của đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ nhất
Tháng 7 năm 1921, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất đảng cộng sản Trung Quốc xét thấy lúc bấy giờ số đảng viên còn tương đối ít, tình hình tổ chức của các địa phương còn chưa kiện toàn, quyết định tạm thời không thành lập Ban chấp hành trung ương, trước hết tổ chức Trung ương cục, phụ trách công tác lãnh đạo của đảng. Hội nghị đã bầu Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào, Lý Đạt lập thành Trung ương cục, Trần Độc Tú là Thư ký, Trương Quốc Đào công tác tổ chức, Lý Đạt phụ trách tuyên truyền. Việc thành lập Trung ương cục đã phát huy tác dụng quan trọng đối với việc kiện toàn tổ chức của đảng các địa phương.
Hội nghị đã thông qua Cương lĩnh của đảng cộng sản Trung Quốc.
- Đảng ta đặt tên là đảng cộng sản Trung Quốc.
II. Cương lĩnh của đảng ta như sau:
1.Dùng quân đội cách mạng của giai cấp vô sản đánh đổ giai cấp tư sản, nhân dân lao động xây dựng đất nước, sau đó tiêu diệt các giai cấp khác.
2. Dùng chuyên chính của giai cấp vô sản để đạt được mục đích đấu tranh giai cấp – tiêu diệt giai cấp.
3. Đánh đổ chế độ tư hữu tư bản, tịch thu tất cả tư liệu sản xuất như cơ khí, ruộng đất, nhà xưởng, bán thành phẩm,… thành sở hữu xã hội.
4. Liên hợp với Quốc tế thứ ba.
III. Đảng ta dùng hình thức xô viết, tổ chức người lao động công nhân, nông dân và binh lính, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, thừa nhận cách mạng xã hội là chính sách quan trọng nhất của đảng ta; kiên quyết cắt đứt tất cả mọi mối liên hệ với tầng lớp phần tử trí thức vàng và các đảng phái khác.
IV. Phàm là những người chấp nhận cương lĩnh và chính sách của đảng ta, một lòng trung thành với đảng, không phân biệt giới tính, quốc tịch, qua sự giới thiệu của một đảng viên, đều có thể trở thành đồng chí của chúng ta; nhưng trước khi gia nhập đảng phải cắt đứt sự liên hệ với đảng phái nào chống lại cương lĩnh của đảng.
V. Thủ tục giới thiệu đảng viên như sau: Người được giới thiệu do Ban chấp hành địa phương thẩm tra, thời gian thẩm tra nhiều nhất là hai tháng. Sau khi thẩm tra, nếu được đa số đảng viên đồng ý có thể đề nghị công nhận là đảng viên. Ở những nơi đã thành lập Uỷ ban chấp hành phải được Uỷ ban phê chuẩn.
VI. Khi điều kiện hoạt động công khai của đảng chưa chín muồi, chủ trương của đảng là tên tuổi đảng viên phải giữ bí mật.
VII. Nơi nào có 5 đảng viên có thể thành lập Uỷ ban địa phương.
VIII. Thành viên của Uỷ ban địa phương qua giới thiệu của Thư ký địa phương có thể chuyển đến một Uỷ ban địa phương khác.
IX. Uỷ ban địa phương có không đến 10 người, chỉ cần một người làm Thư ký giải quyết công việc; vượt quá 10 người phải có một người làm uỷ viên tài vụ, một người làm uỷ viên tổ chức, một người uỷ viên tuyên truyền; vượt quá 30 người phải tổ chức Uỷ ban chấp hành. Những chương trình hoạt động khác của Uỷ ban phải được ấn định.
X. Khi số lượng đảng viên các địa phương tăng lên, phải căn cứ vào sự khác nhau của nghề nghiệp tổ chức thành những bộ phận nhỏ hơn, tiến hành những hoạt động ngoài đảng trong công nhân, nông dân, binh lính, học sinh. Những tổ chức này phải chấp hành sự chỉ đạo của Uỷ ban.
XI. (Còn thiếu, có thể lúc ấy ghi nhầm).
XII. Tài chính, xuất bản và chính sách của Uỷ ban địa phương đều phải chấp hành sự chỉ đạo và giám sát của Uỷ ban chấp hành trung ương.
XIII. Khi số đảng viên vượt quá 500 hoặc đã thành lập 5 Uỷ ban chấp hành địa phương trở lên, phải chọn một địa điểm thích hợp có ít nhất 10 uỷ viên trong Uỷ ban chấp hành trung ương nhất trí lựa chọn. Nếu điều kiện chưa được chuẩn bị đầy đủ, phải tổ chức Ban chấp hành lâm thời đáp ứng yêu cầu. Ban chấp hành trung ương sẽ quy định chi tiết.
XIV. Trừ khi do pháp luật hiện hành hoặc được đảng đồng ý, đảng viên không được làm viên chức chính phủ hoặc nghị viên quốc hội. Những binh sĩ, cảnh sát, nhân viên dân sự, người tạm tuyển không chịu sự ràng buộc này.
XV. Bản cương lĩnh phải được hai phần ba số đại biểu đại hội toàn quốc thông qua mới được sửa đổi
Người dịch: Dương Đình Giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét