Lật lại mối tình "triệu bông hồng"
TT&VH) - Nhà thơ lớn Xôviết Andrey Voznesensky đã làm sống mãi mối tình lãng mạn nhưng không có hậu giữa họa sĩ Nikolai Pirosmanishvili (gọi tắt là Niko Pirosmani) và ca sĩ, giai nhân Marguerite de Sèvres. Việc nhà thơ Voznesensky về với thế giới bên kia (hôm 1/6 vừa qua) một lần nữa làm người ta nhớ đến số phận của người họa sĩ nghèo si tình là nguyên mẫu trong bài “Triệu bông hồng”.
Ông chủ cửa hàng sữa tươi và cô ca sĩ Pháp
Họa sĩ Pirosmani. |
Niko Pirosmani (1862 – 1918) là một họa sĩ Gruzia tài ba nhưng có số phận hết sức éo le. Ông sinh ra tại làng Mirzaani, cha là người làm vườn nghèo. Ông có anh trai và hai em gái, từ nhỏ đã biết giúp gia đình chăn cừu, trồng rau. Cuộc sống thôn dã về sau này xuất hiện nhiều trên tranh của ông.
Cha, mẹ rồi anh trai, em gái lần lượt “khuất núi” để lại Niko và người em gái út trơ trọi trên cõi đời. Em gái được những người họ hàng xa nhận nuôi, còn Niko đi ở cho một gia đình địa chủ tốt bụng mang họ Kalantarov. Nhiều năm liền ông ở trong tình thế bất bình thường – nửa “đầy tớ”, nửa thân thích. Gia đình Kalantarov yêu quý “thằng bé vô tư lự”, tự hào khoe với khách những bức tranh ngồ ngộ do Niko vẽ. Họ dạy Niko học chữ Nga và chữ Gruzia, cố ép cho ông một nghề nào đó để kiếm sống. Nhưng có vẻ như Niko không chịu lớn...
Vào đầu thập niên 1890 Niko hiểu rằng ông phải tách khỏi gia đình ân nhân để sống tự lập. Ông xin được một chân soát vé trên tàu hỏa.
Công việc buồn tẻ hoàn toàn không thích hợp với tâm hồn nghệ sĩ của Niko. Ông bỏ việc sau ba năm mòn mỏi trong ngành đường sắt. Ông cũng có thêm một lần cố làm công dân tốt – mở cửa hàng bán sữa tươi. Niko vẽ bảng hiệu có hình cô bò cái dễ thương treo trước cửa hàng. Việc kinh doanh không đến nỗi tồi. Ông còn xây cho cô em gái ngôi nhà lợp mái sắt ở Mirzaani, bây giờ là Bảo tàng Pirosmanishvili.
Tuy nhiên, Niko chú tâm vào hội họa hơn là kinh doanh.
Tháng 3-1909 đã xảy ra sự kiện làm đảo lộn cuộc đời của Pirosmani. Cô ca sĩ người Pháp Marguerite de Sèvres được người thời đó gọi là “tuyệt thế giai nhân”, đến biểu diễn ở Tiflis (tên gọi cũ của thủ đô Tbilisi). Vẻ đẹp rực rỡ cùng giọng hát thánh thót và tài nhảy múa của Marguerite đã khiến Niko “chết đứng”. Ông thảng thốt kêu lên: “Không phải là người đàn bà mà là viên ngọc trai quý!”.
Bán nhà mua triệu bông hồng
Cả thành phố đồn ầm lên về mối tình bất hạnh của người họa sĩ nghèo với cô ca sĩ lừng danh. Có người nói rằng Niko thực ra chưa một lần giáp mặt với Marguerite và bức chân dung nàng là do ông vẽ theo áp phích quảng cáo. Có người lại khẳng định cô ca sĩ người Pháp đã có một đêm ân ái với Niko nhưng nàng hoảng sợ vì tình cảm của chàng quá cháy bỏng. Tuy nhiên, không ai phủ nhận về sự tồn tại của một buổi sáng mùa hè tưởng chỉ có trong truyện cổ tích.
Marguerite nghỉ đêm trên tầng hai trong một căn nhà gỗ có cửa sổ nhìn ra góc phố Sololaki. Nghe tiếng ồn ào, nàng tỉnh giấc, bước tới của sổ và lặng người đi trước một biển hoa hồng đỏ thắm. Người ta nói rằng Niko đã mua toàn bộ số hoa hồng mới nở không chỉ của thành phố Tiflis mà cả nước Gruzia và thuê chở về phố Sololaki trước khi mặt trời mọc. Một người đàn ông cao lênh khênh, gầy gò bước dọc theo những hàng hoa và tiến đến ngôi nhà gỗ. Mọi người nhận ra đó là Niko và thắc mắc: Anh ta lấy đâu từng ấy tiền để mua cả triệu bông hồng tặng người đẹp? Rồi họ thấy Marguerite ra khỏi nhà, chạy về phía Niko. Chưa bao giờ nàng đẹp như thế, hệt như một thiên thần trong bộ váy áo trắng tinh khôi. Nàng tặng chàng một nụ hôn nồng nàn. Nhiều người quay mặt đi để giấu giọt nước mắt – họ không kiềm chế được cảm xúc trước hình ảnh “đẹp hơn tranh”. Ai cũng nghĩ rằng một tình yêu lớn thế nào rồi cũng chinh phục được trái tim giai nhân dù nàng có là gỗ đá. Nhưng sự thật không phải vậy. Ngay sau đó cô ca sĩ xinh đẹp tìm được một ý trung nhân giàu có và rời khỏi Tiflis.
Đổi cả gia tài để lấy triệu bông hồng tặng người mình yêu, kết cục Niko chỉ còn giữ được bức chân dung nàng. Trong tranh nàng có nước da trắng ngần, trên mình khoác bộ váy trắng, hai tay hơi dang ra biểu hiện sự ngỡ ngàng, một bàn tay giữ bó hoa hồng.
Người họa sĩ lang thang tận khổ
Sau “biến cố hoa hồng” Niko trở thành người họa sĩ lang thang, không có công việc ổn định. Ông vẽ rất nhanh, hoàn thành những bức tranh lớn sau vài ngày. Hiện nay những bức tranh của ông có giá cao ngất, nhưng sinh thời ông là họa sĩ nghèo kiết xác. Ông đã vẽ gần 2.000 bức, trong đó hơn 300 tác phẩm được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Người đặt hàng thường trả công cho ông bằng rượu và bánh mì. Ông nhận vẽ tất tật mọi thứ. Niko từng tuyên bố: “Nếu ta không chịu làm việc nhỏ thì làm sao làm được việc cao cả?”.
Tại Tiflis có Hội Họa sĩ Gruzia, có không ít chuyên gia thẩm định nghệ thuật, nhưng đối với họ Pirosmani không tồn tại. Rất có thể thế giới không biết đến Niko nếu không xảy ra một chuyện tình cờ. Năm 1912, khi Niko đã 50 tuổi, một họa sĩ trẻ người Pháp cùng hai anh em nhà Zdanevichi (người Nga), một là nhà thơ, một là họa sĩ ghé qua Tiflis và nhìn thấy tranh của người họa sĩ nghèo và vô danh. Họ sửng sốt trước nét vẽ tài hoa của ông và mang về Saint Petersburg 13 bức tranh của Niko và mở cuộc triển lãm. Cuộc triển lãm thành công vang dội, Niko nổi tiếng ở Moskva, Petersburg và cả ở Paris.
Cuối cùng vinh quang cũng đến với ông ở ngay “chính quốc” Gruzia. Nhưng vòng nguyệt quế nhanh chóng mang lại cho Niko điều bất hạnh. Trên một tờ báo xuất hiện bức tranh biếm họa vẽ Niko mặc áo sơ mi nhưng không mặc quần cùng lời khuyên nên học hành thêm để 20 năm sau tham gia triển lãm với các họa sĩ mới vào nghề! Người họa sĩ già bị sốc. Ông càng sống giấu mình hơn, lánh xa mọi người, tìm trong mọi lời nói sự châm chọc độc ác và tìm sự giải khuây trong rượu. Ông viết ra những vần thơ cay đắng: “Thế giới này thù địch với mi. Thế giới này chẳng cần đến mi”.
Khi Hội Họa sĩ Gruzia nhớ đến ông, quyên góp tiền để giúp đỡ ông thì họ chẳng tìm thấy người họa sĩ già khốn khổ ở đâu. Tháng 4-1918 Niko ốm nặng, suốt ba ngày ông nằm trơ trọi trong một tầng hầm lạnh lẽo tối tăm. Sau đó người ta đưa ông vào bệnh viện. Pirosmani trút hơi thở cuối cùng tại đó.
Cho đến bây giờ người ta không tìm thấy ngôi mộ của ông. Niko chỉ để lại cho đời những bức tranh quý và giai thoại về mối tình cuồng si và buồn tê tái giữa chàng họa sĩ nghèo xác xơ và cô ca sĩ đẹp có trái tim băng giá!
Cha, mẹ rồi anh trai, em gái lần lượt “khuất núi” để lại Niko và người em gái út trơ trọi trên cõi đời. Em gái được những người họ hàng xa nhận nuôi, còn Niko đi ở cho một gia đình địa chủ tốt bụng mang họ Kalantarov. Nhiều năm liền ông ở trong tình thế bất bình thường – nửa “đầy tớ”, nửa thân thích. Gia đình Kalantarov yêu quý “thằng bé vô tư lự”, tự hào khoe với khách những bức tranh ngồ ngộ do Niko vẽ. Họ dạy Niko học chữ Nga và chữ Gruzia, cố ép cho ông một nghề nào đó để kiếm sống. Nhưng có vẻ như Niko không chịu lớn...
Vào đầu thập niên 1890 Niko hiểu rằng ông phải tách khỏi gia đình ân nhân để sống tự lập. Ông xin được một chân soát vé trên tàu hỏa.
Công việc buồn tẻ hoàn toàn không thích hợp với tâm hồn nghệ sĩ của Niko. Ông bỏ việc sau ba năm mòn mỏi trong ngành đường sắt. Ông cũng có thêm một lần cố làm công dân tốt – mở cửa hàng bán sữa tươi. Niko vẽ bảng hiệu có hình cô bò cái dễ thương treo trước cửa hàng. Việc kinh doanh không đến nỗi tồi. Ông còn xây cho cô em gái ngôi nhà lợp mái sắt ở Mirzaani, bây giờ là Bảo tàng Pirosmanishvili.
Tuy nhiên, Niko chú tâm vào hội họa hơn là kinh doanh.
Tháng 3-1909 đã xảy ra sự kiện làm đảo lộn cuộc đời của Pirosmani. Cô ca sĩ người Pháp Marguerite de Sèvres được người thời đó gọi là “tuyệt thế giai nhân”, đến biểu diễn ở Tiflis (tên gọi cũ của thủ đô Tbilisi). Vẻ đẹp rực rỡ cùng giọng hát thánh thót và tài nhảy múa của Marguerite đã khiến Niko “chết đứng”. Ông thảng thốt kêu lên: “Không phải là người đàn bà mà là viên ngọc trai quý!”.
Bán nhà mua triệu bông hồng
Cả thành phố đồn ầm lên về mối tình bất hạnh của người họa sĩ nghèo với cô ca sĩ lừng danh. Có người nói rằng Niko thực ra chưa một lần giáp mặt với Marguerite và bức chân dung nàng là do ông vẽ theo áp phích quảng cáo. Có người lại khẳng định cô ca sĩ người Pháp đã có một đêm ân ái với Niko nhưng nàng hoảng sợ vì tình cảm của chàng quá cháy bỏng. Tuy nhiên, không ai phủ nhận về sự tồn tại của một buổi sáng mùa hè tưởng chỉ có trong truyện cổ tích.
Đổi cả gia tài để lấy triệu bông hồng tặng người mình yêu, kết cục Niko chỉ còn giữ được bức chân dung nàng. Trong tranh nàng có nước da trắng ngần, trên mình khoác bộ váy trắng, hai tay hơi dang ra biểu hiện sự ngỡ ngàng, một bàn tay giữ bó hoa hồng.
Người họa sĩ lang thang tận khổ
Sau “biến cố hoa hồng” Niko trở thành người họa sĩ lang thang, không có công việc ổn định. Ông vẽ rất nhanh, hoàn thành những bức tranh lớn sau vài ngày. Hiện nay những bức tranh của ông có giá cao ngất, nhưng sinh thời ông là họa sĩ nghèo kiết xác. Ông đã vẽ gần 2.000 bức, trong đó hơn 300 tác phẩm được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Người đặt hàng thường trả công cho ông bằng rượu và bánh mì. Ông nhận vẽ tất tật mọi thứ. Niko từng tuyên bố: “Nếu ta không chịu làm việc nhỏ thì làm sao làm được việc cao cả?”.
Tại Tiflis có Hội Họa sĩ Gruzia, có không ít chuyên gia thẩm định nghệ thuật, nhưng đối với họ Pirosmani không tồn tại. Rất có thể thế giới không biết đến Niko nếu không xảy ra một chuyện tình cờ. Năm 1912, khi Niko đã 50 tuổi, một họa sĩ trẻ người Pháp cùng hai anh em nhà Zdanevichi (người Nga), một là nhà thơ, một là họa sĩ ghé qua Tiflis và nhìn thấy tranh của người họa sĩ nghèo và vô danh. Họ sửng sốt trước nét vẽ tài hoa của ông và mang về Saint Petersburg 13 bức tranh của Niko và mở cuộc triển lãm. Cuộc triển lãm thành công vang dội, Niko nổi tiếng ở Moskva, Petersburg và cả ở Paris.
Cuối cùng vinh quang cũng đến với ông ở ngay “chính quốc” Gruzia. Nhưng vòng nguyệt quế nhanh chóng mang lại cho Niko điều bất hạnh. Trên một tờ báo xuất hiện bức tranh biếm họa vẽ Niko mặc áo sơ mi nhưng không mặc quần cùng lời khuyên nên học hành thêm để 20 năm sau tham gia triển lãm với các họa sĩ mới vào nghề! Người họa sĩ già bị sốc. Ông càng sống giấu mình hơn, lánh xa mọi người, tìm trong mọi lời nói sự châm chọc độc ác và tìm sự giải khuây trong rượu. Ông viết ra những vần thơ cay đắng: “Thế giới này thù địch với mi. Thế giới này chẳng cần đến mi”.
Khi Hội Họa sĩ Gruzia nhớ đến ông, quyên góp tiền để giúp đỡ ông thì họ chẳng tìm thấy người họa sĩ già khốn khổ ở đâu. Tháng 4-1918 Niko ốm nặng, suốt ba ngày ông nằm trơ trọi trong một tầng hầm lạnh lẽo tối tăm. Sau đó người ta đưa ông vào bệnh viện. Pirosmani trút hơi thở cuối cùng tại đó.
Cho đến bây giờ người ta không tìm thấy ngôi mộ của ông. Niko chỉ để lại cho đời những bức tranh quý và giai thoại về mối tình cuồng si và buồn tê tái giữa chàng họa sĩ nghèo xác xơ và cô ca sĩ đẹp có trái tim băng giá!
Triệu bông hồng
Xưa một chàng hoạ sĩ
Có tranh và có nhà
Bỗng đem lòng yêu quý
Một nàng rất mê hoa
Có tranh và có nhà
Bỗng đem lòng yêu quý
Một nàng rất mê hoa
Và chiều lòng người đẹp
Để lấy tiền mua hoa
Chàng đã đem bán hết
Cả tranh và cả nhà
Để lấy tiền mua hoa
Chàng đã đem bán hết
Cả tranh và cả nhà
Chàng đã mua hàng triệu bông hồng
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
Rằng người yêu có yêu thật hay không
Khi bán nhà để mua hoa như vậy
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
Rằng người yêu có yêu thật hay không
Khi bán nhà để mua hoa như vậy
Sáng hôm sau thức dậy
Nàng nhìn ra lặng người
Tưởng đang mơ vì thấy
Cả một rừng hoa tươi
Nàng nhìn ra lặng người
Tưởng đang mơ vì thấy
Cả một rừng hoa tươi
(thơ Voznesensky, bản dịch Việt)
Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ
Ai đây chắc rất giàu
Thì thấy chàng hoạ sĩ
Đang tội nghiệp, cúi đầu
Ai đây chắc rất giàu
Thì thấy chàng hoạ sĩ
Đang tội nghiệp, cúi đầu
Họ gặp nhau chỉ vậy
Rồi đêm nàng đi xa
Nhưng đời nàng từ đấy
Có bài hát về hoa
Rồi đêm nàng đi xa
Nhưng đời nàng từ đấy
Có bài hát về hoa
Có chàng hoạ sĩ nọ
Vẫn vợ không, tiền không
Nhưng đời chàng từng có
Cả một triệu bông hồng
Vẫn vợ không, tiền không
Nhưng đời chàng từng có
Cả một triệu bông hồng
Chàng đã mua hàng triệu bông hồng
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
Rằng người yêu có yêu thật hay
Rằng người yêu có yêu thật hay
không Khi bán nhà để mua hoa như vậy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét