Quốc
Tử Giám chỉ có thể thu hút rất ít học trò thời xưa, thường thuộc tầng
lớp thượng lưu. Số đông còn lại theo học các trường làng “ngoài công
lập”…
HỮU NGỌC và HÀM CHÂU
Những
cuộc thảo luận về hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến thường
xoay quanh Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên ở Thăng Long (Hà Nội),
hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước quản lý. Nhưng, trong
thực tế, hệ thống giáo dục chính thống này chỉ thu hút một bộ phận học
sinh rất nhỏ, phần đông là con em tầng lớp thượng lưu.
Còn
nhu cầu học tập của đại bộ phận dân chúng được đáp ứng bởi những ngôi
trường làng tự phát, không chính thức. Thầy dạy ở các trường này thuộc
vào hai loại: những người có học vị nhưng muốn sống ẩn dật, và những
người mặc dù rất có tài năng nhưng không đỗ đạt qua các kỳ thi.
Trường
làng có nhiều dạng. Nếu nhà thầy rộng, thì nhà thầy sẽ kiêm luôn nhà
học. Còn nếu thầy nghèo, thầy sẽ ở nhờ nhà một người giàu có, và dạy cho
con cháu chủ nhà cùng con cháu những nhà khác. Nhưng dù trong điều kiện
nào, thầy đồ vẫn luôn được kính trọng, như trong mấy câu thành ngữ Việt
Nam "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" hay "không thầy đố mày làm nên".
Thủ
tục xin học được tiến hành giữa thầy và cha mẹ học trò. Khi trẻ em đến
sáu, bảy tuổi, các bậc cha mẹ dẫn chúng đến xin thầy cho thụ giáo. Người
thầy, sau đó, xin phép chủ nhà nhận thêm các học trò khác, ngoài con
cháu nhà chủ. Thường thì chủ nhà chấp thuận, bởi lẽ điều này mang lại
vinh dự cho ông ta. Cha mẹ cậu bé góp một con gà, một đĩa xôi, một chai
rượu để làm lễ nhập môn. Trong bữa cơm, thầy giáo, chủ nhà, cha mẹ cậu
bé bàn về tính cách cậu học trò và triển vọng của cậu ta.
Trong
những tháng đầu tiên, bao giờ cũng là những bài học về đạo đức. Các cậu
học trò học cách cư xử sao cho phải phép với người lớn, và làm những
việc vặt như quét sân, quét lớp hay mài mực cho thầy. Nếu mắc lỗi, cậu
có thể bị đánh đòn.
Sau
các bài học đạo đức, người thầy bắt đầu dạy học trò đọc và viết chữ
Hán. Trên lớp, thầy ngồi trên chiếu hoa, xung quanh là tráp, bút,
nghiên, điếu. Học trò ngồi đối diện với thầy trên những chiếc chiếu nhỏ
hơn, trò bé ngồi hàng trước. Tuổi tác học trò trường làng rất chênh
lệch, từ trò nhỏ cho tới những anh chàng có vợ, sửa soạn đi thi hương.
Thầy
giảng xong nhóm này thì quay sang giảng cho nhóm kia. Ở những lớp học
đông, thầy chọn hai anh trưởng tràng để giúp thầy coi sóc mọi việc, anh
trưởng tràng nội lo những việc trong phạm vi trường lớp, anh trưởng
tràng ngoại lo những việc bên ngoài.
Học
trò đến trường từ 6 giờ sáng để nộp bài tập cho thầy, sau đó, về nhà ăn
sáng. 9 giờ, học trò trở lại trường, rồi học một mạch cho tới 3 giờ
chiều. Học trò tuân thủ thời gian biểu này hằng ngày, không có ngày nghỉ
cuối tuần. Nhưng hằng năm học trò được nghỉ ba kỳ dài để giúp bố mẹ
công việc đồng áng, vào tháng 5 âm lịch, tháng 10 âm lịch, và hai tháng
trước sau Tết Nguyên Đán.
Cha
mẹ các trò trả công cho thầy một hoặc hai lần mỗi năm, ngoài ra còn sắm
cho thầy hai quần dài, hai áo dài, ba áo cộc. Nhiều trường hợp, cha mẹ
các trò còn biếu tiền, quà cáp cho thầy khi thầy trở về nhà vào mỗi kỳ
nghỉ. Học trò lớn có khi còn được phái "hộ tống" thầy về quê.
Dưới
triều vua Minh Mạng (1820 - 1840) hễ khi mùa màng thất bát hay khi nhà
dân đói khổ, triều đình cho phép các địa phương trích lợi tức ruộng công
để giúp đỡ các thầy giáo làng.
Mỗi
khi người thân trong nhà thầy mất, các trò quyên "tiền đồng môn" giúp
thầy. Anh trưởng tràng nội chuẩn bị một bản ghi số tiền mỗi trò, cả trò
cũ lẫn trò đang học, phải đóng góp, căn cứ vào hoàn cảnh từng người, rồi
nộp cho anh trưởng tràng ngoại để anh này đi thu tiền. Ngày xưa, hành
vi trốn thuế triều đình còn có thể được dư luận châm chước, chứ hành vi
trốn đóng góp "tiền đồng môn" thì bị coi là một sự trốn tránh nghĩa vụ,
vô đạo đức.
Các
trường làng đều theo chương trình chung do nhà nước quy định, sử dụng
các tác phẩm kinh điển của Khổng giáo bằng chữ Hán và sách văn vần do
tác giả người Việt Nam soạn để giúp học sinh dễ nhớ chữ Hán. Trường làng
còn chuẩn bị cho học sinh đủ trình độ dự các kỳ thi ở vùng hoặc ở kinh
đô. Những trường tốt nhất còn thu hút được học sinh các làng khác.
Sau
kỳ thi hội cuối cùng năm 1919, các trường dạy bằng chữ Hán dần dần biến
mất khỏi cuộc sống làng quê. Các phương pháp học tập truyền thống cũng
dần dần mai một.
Nhưng
mặc dù bút máy, rồi sau này là bút bi đã thế chỗ bút lông và nghiên
mực, tinh thần tôn sư trọng đạo vẫn là một bộ phận trong nền tảng đạo
đức Việt Nam.
English translation
Where did the majority of children receive education in ancient times?
Discussions
of Việt Nam's educational system in imperial times often focus on Quốc
Tử Giám, the National University in Thăng Long (Hà Nội), or on the
system of state-run provincial schools. But, in fact, that formal
educational system absorbed only a tiny fraction of learners, most of
them from upper-class backgrounds.
Spontaneous,
informal village schools catered to the learning needs of the greater
population. These schools had two types of teachers; those who held
academic titles but liked a hermit's life and those with talent who had
failed the public examinations.
Village
schools took different forms. A teacher with a large house used it as
both residence and school. However, a poorer teacher might stay at a
wealthy man's house and teach his landlord's children and others as
well. Peasants treated teachers with respect, as these Vietnamese
sayings reflect: "One word is a teacher; half a word is a teacher" and
"Without a teacher, you will be nobody".
Parents
and the teacher handled the student's enrollment. Parents would ask a
teacher to accept a son when the boy was six or seven years old. The
teacher then asked his landlord's permission to accept children from
outside the landlord's family. Usually the landlord agreed since this
honored his family. The parents contributed a chicken, a plate of sticky
rice, and a jar of rice wine to the ceremony to initiate the boy into
the class. During the meal, the teacher, landlord, and the parents
discussed the boy's characters and future prospects.
The
first few months of classes contained lessons on morality. Boys learned
to behave politely towards their elders and did odd jobs such as
sweeping the yard and classroom or rubbing ink for the teacher. The
teacher beat boys who made mistakes. After the lessons on morality, the
teacher began teaching the boys how to read and write Han script
(Chinese characters).
The
teacher sat on a flower-patterned mat with a stationery box, pen
brushes, an ink-rubbing plate, and a tobacco pipe nearby. The pupils
faced the teacher, sitting on smaller mats, with the youngest boys in
the front. Local schools had age differences ranging from small children
to married men preparing for the regional examination. Teachers worked
with each age group in turn. If the class was large, the teacher
appointed two school monitors to help him, one dealing with internal
administration and one with external affairs.
Students
arrived at six in the morning to submit their homework to the teacher,
then returned home for breakfast. At nine, students came back to school
and stayed until three in the afternoon. They followed this schedule
every day without weekends off but did have three long holidays to help
their parent farm: the fifth lunar month, the tenth lunar month, and two
months around the Lunar New Year (Tết).
Parents
paid teachers once or twice a year; in addition, each year the landlord
bought the teacher two pairs of trousers, two gowns, and three
short-sleeved shirts. Sometimes, parents offered the teacher money to
buy gifts before he went home on holiday. An adult student might even
accompany the teacher back to his home village. During the reign of King
Minh Mạng (1820 -1840), the Royal Court instructed provinces to use
part of the revenue from public fields to support village teachers
whenever crops failed or the people were poor.
Students
collected "fellow-follower money" for a teacher whose close family
member had died. The internal school monitor prepared a list of assigned
contributions based on the family circumstances of all current and
former students; he gave the list to the external monitor for the
collection. Public opinion tolerated tax evasion but condemned evasion
of moral duty to contribute "fellow-follower money" for one's teacher.
Village
schools followed the Government curriculum, using Confucian classics in
Chinese script and books of verses prepared by Vietnamese authors to
help students memorize Han script. Village schools also prepared
students for public examinations at regional and central levels. The
best schools attracted students from outside the village.
After
the last national examination in 1919, schools teaching in Han scrip
gradually disappeared from village life. Traditional learning methods
also faded. Even though fountain pens and latter ballpoints replaced
brushes and ink slabs, a respect for learning remains part of Vietnam's
foundation.
Translated by Thế Giới Publishers
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét