Bấy
lâu nay, một tờ báo đang mở cuộc thi viết về “Người Hà Nội” mong vào
dịp “nghìn năm” này giới thiệu để chọn ra được những gương mắt tiêu
biểu. Rồi người ta viết cũng bàn nhiều thế nào là người Hà Nội, sống mấy
thế hệ, làm nên công tích gì thì được gắn tên tuổi của mình với Hà Nội,
v.v...
Đã
gọi là “người Hà Nội” thì phải kể từ Minh Mạng năm thứ 11 (1831). Vua
Minh Mạng lên ngôi năm 1820 thì cuối năm Tân Tỵ (1821) Ngài ngự giá ra
Thăng Long, lúc này, Tiên đế Gia Long đã gọt sửa lại thành của thời Lê
cho thấp hơn, hợp với vị thế của Thăng Long không còn là kinh đô nữa và
đã thay chữ “Long” từ ngữ nghĩa là “con Rồng” thành sự “thịnh vượng”.
Lần ngự giá Bắc tuần này vừa để nhận thụ phong của Vua Thanh theo tập
quán, cũng là dịp để Ngài ngự thăm thú cố đô, gặp gỡ với đám “sĩ phu Bắc
Hà”.
Sử có chép, Vua Minh Mạng đến phường Nghi Tàm xem voi diễn trận và tại hành cung xây trên nền Điện Kính Thiên cũ, Vua Minh Mạng đã gặp một số “sĩ phu Bắc Hà”. Không hiểu vì sao, khi trở về rồi, 10 năm sau Ngài lại quyết định mạnh mẽ hơn Tiên đế (Gia Long) là không giữ Thăng Long là Bắc thành nữa mà “hạ” nó xuống chỉ còn là tỉnh thành, cải tên là “Hà Nội” theo cách mà các tiên triều chưa từng làm là định danh bằng vị thế địa lý. Cũng không rõ cái nghĩa “bên trong con sông” của hai chữ “Hà Nội” mà Vua Minh Mạng đặt được hiểu bởi dòng Nhĩ Hà tựa cái vành tai ôm bọc hay vì nó nằm giữa sông Hồng và sông Đáy?
Ngài không chỉ hạ bớt chiều cao tường thành như Vua Gia Long mà còn phá đi để xây thành mới kiểu Vauban của Tây. Kể từ đó tỉnh Hà Nội chỉ là một “tỉnh” như mọi “tỉnh” khác, theo một cải cách hành chính diễn ra trên quy mô cả nước. Đây cũng là lần đầu tiên trong nền hành chính quốc gia có đơn vị quản lý lãnh thổ được gọi là “tỉnh”.
Và để tạo nên sự “tương đương” ấy, người đứng đầu triều đình Đại Nam đã mở rộng Hà Nội gấp 3 lần diện tích cũ. Phần mở rộng lấy vùng đất mà cách đây không lâu thuộc đất Hà Tây nay lại “trở về” với Hà Nội. Lại thêm cả vùng đất nay vẫn thuộc tỉnh Hà Nam mới đủ đất lập tỉnh Hà Nội của Vua Minh Mạng. Như thế thì một phần cái vùng đất chứa chất một nền văn hoá cũng rất đặc sắc ta gọi là “Xứ Đoài”, cũng từng nằm trong tỉnh Hà Nội rồi, đâu phải đến bây giờ mới cộng gộp!
Lý do được giới sử học đưa ra khi phân tích cách xử lý của Vua Minh Mạng với cố đô Thăng Long là nhu cầu phải làm nhanh, làm mạnh để thống nhất việc quản lý đất nước sau khi đã thống nhất được một lãnh thổ đã hoàn chỉnh, kết quả của hành trình “Nam tiến” đầy gian truân và thiêng liêng của nhiều thế hệ, trong đó có vai trò quan trọng của các Chúa Nguyễn.
Một lý do khác là cuộc “nổi loạn” chứa đựng nhân tố cát cứ diễn ra ở Gia Định Thành (gắn với tên tuổi của Lê Văn Khôi, con nuôi của viên Tổng trấn nổi tiếng về tài cai trị và quyền thế Lê Văn Duyệt) khiến triều đình phải thu hẹp quyền lực vốn đuợc trao cho cả Bắc thành và Gia Định thành như thủ phủ hành chính ở hai dầu Nam-Bắc...
Cũng kể từ khi có tỉnh Hà Nội thì mới có “người Hà Nội”. Thì lại có người lập luận rằng đó chỉ là sự đổi tên gọi, và những “người Hà Nội” ấy vốn là “người Thăng Long”, người dân của kinh đô bao nhiêu thế kỷ rồi mới đến thời Nguyễn chuyển đô vào Huế. Vả lại như trên đã đề cập, vùng đất Xứ Đoài cũng đã từng là một phần của tỉnh Hà Nội khởi đầu từ năm thứ 11 của Vua Minh Mạng.
Nhưng “nói đi thì cũng phải nói lại” rằng, năm 1831, Vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội và mở rộng như trên, thì năm 1888, tức là chỉ có nửa thế kỷ cộng vài năm sau, Vua Đồng Khánh lại ban sắc dụ giao vùng đất, tạm tính là tương ứng với kinh đô Thăng Long thời Lê, cho những kẻ chiếm đóng trong đạo quân viễn chinh của Pháp làm đất “nhượng địa”, một cách gọi trá hình của thuộc địa, hay chế độ “tô giới” mà Pháp cũng như nhiều đế quốc phương Tây khác đã làm ở Trung Quốc (Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Châu hay Quảng Châu Loan...).
Đạo quân chiếm đóng này đã bám trụ tại đây từ sau trận đánh chiếm thành Hà Nội năm 1874. Triều đình Việt Nam đã phải cấp khu Đồn Thuỷ để được nhận lại thành Hà Nội đã bị quân Pháp hạ sau khi Tổng đốc Nguyễn Tri Phươg đã thất thủ và tự xử một cách lẫm liệt.
Sau sự kiện này, Pháp lượng sức chưa đủ để giữ thành Hà Nội cũng như mở rộng đánh chiếm Bắc Kỳ, nên ngồi vào bàn thương lượng buộc triều đình Việt Nam phải cấp một vùng đất ở bên sông Hồng vốn đã có địa danh là Đồn Thuỷ làm “nhượng địa” không có dân cư nhưng có toàn quyền đồn trú và xây dựng những căn cứ hậu cần. Một toà lãnh sự cũng được lập trên phần đất của tỉnh Hà Nội cận kề khu “nhượng địa” để hai bên Pháp-Việt giao dịch. Toà lãnh sự ấy đến nay kiến trúc vẫn còn tuy bị cải tạo, chồng lấn thuộc quản lý của LĐLĐ Hà Nội và đang cho thuê làm Quán bia tươi công nghệ Tiệp mang tên “Hoa Viên” rất đông khách).
Nhưng thành Hà Nội cũng chẳng giữ được lâu, vì chỉ một thập kỷ sau, năm 1883, từ Đồn Thuỷ các đạo bộ binh cùng các hạm thuyền Pháp thả neo trên sông Hồng đã tấn công thành Hà Nội do Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy. Lại cũng như lần trước, thành Hà Nội nhanh chóng thất thủ. Và vị Tổng đốc này cũng cũng lẫm liệt chọn cái chết để tự xử như bậc tiền nhiệm. Quân Pháp chiếm được thành, lại ký kết “hiệp định hoà bình và hợp tác” với Triều đình Huế, với nhiều nhượng bộ mới cho Pháp.
Tuy công việc quản lý hành chính Pháp đã trao trả cho quan lại Hà Nội nhưng quân Pháp đã hiện diện khắp Hà Nội, từng bước gây sức ép để đi đến việc Vua Đồng Khánh giao toàn bộ vùng đất thuộc Thăng Long xưa cho Pháp làm nhượng địa, cũng một lúc với việc giao Hải Phòng và Đà Nẵng (Tourane) để Pháp lập đô thị nhượng địa. Với Hà Nội, ngay sau đó, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập tại vùng đất nhượng địa này một “thành phố” theo những chế định của nước Pháp. Thành phố Hà Nội thực sự ra đời từ thời điểm ấy.
Như thế là khái niệm “người Hà Nội” chỉ bắt đầu từ khi có tỉnh Hà Nội theo quyết định của Vua Minh Mạng năm 1831, và tiếp đó là “thị dân Hà Nội” kể từ khi Hà Nội trở thành thành phố của Pháp vào năm 1888. Đương nhiên, đây không phải là cuộc chơi chữ để cắt lìa cái hồn cốt kinh đô Đại Việt suốt từ năm 1010 cho đến trước khi chuyển đô vào Huế (đầu thế kỷ XIX). Mà bên cạnh cái liên tục của đời sống tinh thần tạo nên phẩm chất của các thế hệ sinh sống trên vùng địa linh ấy, chúng ta cần nhận chân những nguồn lực văn hoá và tinh thần nào đã tạo nên cái chất “người Hà Nội” để tự hào, kế thừa và phát triển?
Cần phải nói rằng tư liệu viết về đời sống của Thăng Long xưa, cũng như Hà Nội trước khi Tây sang rất ít ỏi. Có rất nhiều lý do, dường như các trí thức (nhà nho) của ta thích bàn những chuyện xa xôi, lý thuyết hơn là mô tả thực trạng cuộc sống xung quanh và thường ngày. Ngay các lại “tuỳ bút” đã ít lại càng ít viết chuyện đời thường. Sử sách thì chỉ mô tả những gì liên quan đến triều chính. Ba thế kỷ nhà Lê, phương Bắc ít có dịp can thiệp vào ta, trừ khoảng thời gian ngắn ngủi đến rồi phải về mau vì cuộc thần tốc đánh đuổi của Vua Quang Trung nên cũng ít tài liệu viết về Thăng Long-Hà Nội.
Duy có người phương Tây đến dể truyền đạo, thám hiểm, buôn bán rồi dần dà lấn chiếm thì viết nhiều. Cách viết của họ lúc thì “bốc” lên ví Thăng Long như “Venise phương Đông”, lúc thì mô tả đầy tính miệt thị, tuy không phải là hoàn toàn sai sự thật một Hà Nội hoang tàn bẩn thỉu và mông muội nhất là từ lúc nó không còn là kinh đô của quốc gia nữa. Thực ra những mô tả ấy, ngoại trừ cái giọng điệu thực dân, thì nó cũng không xa lắm những vần thơ của bà huyện Thanh Quan hay một số văn thơ của sĩ phu đương thời khi nhớ về một thời vang bóng của đất Thăng Long...
Do thế, điều thật đáng nói về “con người Hà Nội” nét đặc trung cũng như điểm đặc sắc không thể thiếu được những phẩm chất hình thành cùng với những biến chuyển vô cùng to lớn, những biến huyển về chất khi được tiếp xúc với môt thế giới mới ngoài “thế giới Trung Hoa” tồn tại cả thiên niên kỷ, được giao lưu với một nền văn minh mới cho dù trong bối cảnh khắc nghiệt và đầy thực dụng của chủ nghĩa thực dân.
Hà Nội có cái chất “thị dân” của một đô thị hiện đại với hệ thống hạ tầng hoàn toàn mới, một nền giáo dục hoàn toàn mới, một nếp sống tiếp cận với những tập quán mới, những môn nghệ thuật và nhu cầu hưởng thụ mới, với những triết lý sống và tư tưởng chính trị mới v.v... Như thế, “người Hà Nội” phải được hiểu như một sản phẩm không chỉ của truyền thống xa xưa mà của cả một thời đại mới đang mở ra. Đây là một câu chuyện dài có dịp sẽ “nghỉ ngơi” tiếp...
Nói chuyện dài dòng lịch sử như thế cũng là để nhắc rằng “người Hà Nội” ban đầu tuy vẫn giữ được cái nền nếp văn hiến của cố đô ngót tám thế kỷ, nhưng cái danh chỉ còn là vang bóng. Không biết, nếu không có cái quyết định lịch sử gắn với cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thì Hà Nội có trở thành thủ đô của nước ta hay không sau ngót một thế kỷ rưỡi không còn là kinh đô? Có còn “người Hà Nội” để ta tự hào hay không?
Dương Trung Quốc-Lao Động Cuối tuần
Sử có chép, Vua Minh Mạng đến phường Nghi Tàm xem voi diễn trận và tại hành cung xây trên nền Điện Kính Thiên cũ, Vua Minh Mạng đã gặp một số “sĩ phu Bắc Hà”. Không hiểu vì sao, khi trở về rồi, 10 năm sau Ngài lại quyết định mạnh mẽ hơn Tiên đế (Gia Long) là không giữ Thăng Long là Bắc thành nữa mà “hạ” nó xuống chỉ còn là tỉnh thành, cải tên là “Hà Nội” theo cách mà các tiên triều chưa từng làm là định danh bằng vị thế địa lý. Cũng không rõ cái nghĩa “bên trong con sông” của hai chữ “Hà Nội” mà Vua Minh Mạng đặt được hiểu bởi dòng Nhĩ Hà tựa cái vành tai ôm bọc hay vì nó nằm giữa sông Hồng và sông Đáy?
Ngài không chỉ hạ bớt chiều cao tường thành như Vua Gia Long mà còn phá đi để xây thành mới kiểu Vauban của Tây. Kể từ đó tỉnh Hà Nội chỉ là một “tỉnh” như mọi “tỉnh” khác, theo một cải cách hành chính diễn ra trên quy mô cả nước. Đây cũng là lần đầu tiên trong nền hành chính quốc gia có đơn vị quản lý lãnh thổ được gọi là “tỉnh”.
Và để tạo nên sự “tương đương” ấy, người đứng đầu triều đình Đại Nam đã mở rộng Hà Nội gấp 3 lần diện tích cũ. Phần mở rộng lấy vùng đất mà cách đây không lâu thuộc đất Hà Tây nay lại “trở về” với Hà Nội. Lại thêm cả vùng đất nay vẫn thuộc tỉnh Hà Nam mới đủ đất lập tỉnh Hà Nội của Vua Minh Mạng. Như thế thì một phần cái vùng đất chứa chất một nền văn hoá cũng rất đặc sắc ta gọi là “Xứ Đoài”, cũng từng nằm trong tỉnh Hà Nội rồi, đâu phải đến bây giờ mới cộng gộp!
Lý do được giới sử học đưa ra khi phân tích cách xử lý của Vua Minh Mạng với cố đô Thăng Long là nhu cầu phải làm nhanh, làm mạnh để thống nhất việc quản lý đất nước sau khi đã thống nhất được một lãnh thổ đã hoàn chỉnh, kết quả của hành trình “Nam tiến” đầy gian truân và thiêng liêng của nhiều thế hệ, trong đó có vai trò quan trọng của các Chúa Nguyễn.
Một lý do khác là cuộc “nổi loạn” chứa đựng nhân tố cát cứ diễn ra ở Gia Định Thành (gắn với tên tuổi của Lê Văn Khôi, con nuôi của viên Tổng trấn nổi tiếng về tài cai trị và quyền thế Lê Văn Duyệt) khiến triều đình phải thu hẹp quyền lực vốn đuợc trao cho cả Bắc thành và Gia Định thành như thủ phủ hành chính ở hai dầu Nam-Bắc...
Cũng kể từ khi có tỉnh Hà Nội thì mới có “người Hà Nội”. Thì lại có người lập luận rằng đó chỉ là sự đổi tên gọi, và những “người Hà Nội” ấy vốn là “người Thăng Long”, người dân của kinh đô bao nhiêu thế kỷ rồi mới đến thời Nguyễn chuyển đô vào Huế. Vả lại như trên đã đề cập, vùng đất Xứ Đoài cũng đã từng là một phần của tỉnh Hà Nội khởi đầu từ năm thứ 11 của Vua Minh Mạng.
Nhưng “nói đi thì cũng phải nói lại” rằng, năm 1831, Vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội và mở rộng như trên, thì năm 1888, tức là chỉ có nửa thế kỷ cộng vài năm sau, Vua Đồng Khánh lại ban sắc dụ giao vùng đất, tạm tính là tương ứng với kinh đô Thăng Long thời Lê, cho những kẻ chiếm đóng trong đạo quân viễn chinh của Pháp làm đất “nhượng địa”, một cách gọi trá hình của thuộc địa, hay chế độ “tô giới” mà Pháp cũng như nhiều đế quốc phương Tây khác đã làm ở Trung Quốc (Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Châu hay Quảng Châu Loan...).
Đạo quân chiếm đóng này đã bám trụ tại đây từ sau trận đánh chiếm thành Hà Nội năm 1874. Triều đình Việt Nam đã phải cấp khu Đồn Thuỷ để được nhận lại thành Hà Nội đã bị quân Pháp hạ sau khi Tổng đốc Nguyễn Tri Phươg đã thất thủ và tự xử một cách lẫm liệt.
Sau sự kiện này, Pháp lượng sức chưa đủ để giữ thành Hà Nội cũng như mở rộng đánh chiếm Bắc Kỳ, nên ngồi vào bàn thương lượng buộc triều đình Việt Nam phải cấp một vùng đất ở bên sông Hồng vốn đã có địa danh là Đồn Thuỷ làm “nhượng địa” không có dân cư nhưng có toàn quyền đồn trú và xây dựng những căn cứ hậu cần. Một toà lãnh sự cũng được lập trên phần đất của tỉnh Hà Nội cận kề khu “nhượng địa” để hai bên Pháp-Việt giao dịch. Toà lãnh sự ấy đến nay kiến trúc vẫn còn tuy bị cải tạo, chồng lấn thuộc quản lý của LĐLĐ Hà Nội và đang cho thuê làm Quán bia tươi công nghệ Tiệp mang tên “Hoa Viên” rất đông khách).
Nhưng thành Hà Nội cũng chẳng giữ được lâu, vì chỉ một thập kỷ sau, năm 1883, từ Đồn Thuỷ các đạo bộ binh cùng các hạm thuyền Pháp thả neo trên sông Hồng đã tấn công thành Hà Nội do Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy. Lại cũng như lần trước, thành Hà Nội nhanh chóng thất thủ. Và vị Tổng đốc này cũng cũng lẫm liệt chọn cái chết để tự xử như bậc tiền nhiệm. Quân Pháp chiếm được thành, lại ký kết “hiệp định hoà bình và hợp tác” với Triều đình Huế, với nhiều nhượng bộ mới cho Pháp.
Tuy công việc quản lý hành chính Pháp đã trao trả cho quan lại Hà Nội nhưng quân Pháp đã hiện diện khắp Hà Nội, từng bước gây sức ép để đi đến việc Vua Đồng Khánh giao toàn bộ vùng đất thuộc Thăng Long xưa cho Pháp làm nhượng địa, cũng một lúc với việc giao Hải Phòng và Đà Nẵng (Tourane) để Pháp lập đô thị nhượng địa. Với Hà Nội, ngay sau đó, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập tại vùng đất nhượng địa này một “thành phố” theo những chế định của nước Pháp. Thành phố Hà Nội thực sự ra đời từ thời điểm ấy.
Như thế là khái niệm “người Hà Nội” chỉ bắt đầu từ khi có tỉnh Hà Nội theo quyết định của Vua Minh Mạng năm 1831, và tiếp đó là “thị dân Hà Nội” kể từ khi Hà Nội trở thành thành phố của Pháp vào năm 1888. Đương nhiên, đây không phải là cuộc chơi chữ để cắt lìa cái hồn cốt kinh đô Đại Việt suốt từ năm 1010 cho đến trước khi chuyển đô vào Huế (đầu thế kỷ XIX). Mà bên cạnh cái liên tục của đời sống tinh thần tạo nên phẩm chất của các thế hệ sinh sống trên vùng địa linh ấy, chúng ta cần nhận chân những nguồn lực văn hoá và tinh thần nào đã tạo nên cái chất “người Hà Nội” để tự hào, kế thừa và phát triển?
Cần phải nói rằng tư liệu viết về đời sống của Thăng Long xưa, cũng như Hà Nội trước khi Tây sang rất ít ỏi. Có rất nhiều lý do, dường như các trí thức (nhà nho) của ta thích bàn những chuyện xa xôi, lý thuyết hơn là mô tả thực trạng cuộc sống xung quanh và thường ngày. Ngay các lại “tuỳ bút” đã ít lại càng ít viết chuyện đời thường. Sử sách thì chỉ mô tả những gì liên quan đến triều chính. Ba thế kỷ nhà Lê, phương Bắc ít có dịp can thiệp vào ta, trừ khoảng thời gian ngắn ngủi đến rồi phải về mau vì cuộc thần tốc đánh đuổi của Vua Quang Trung nên cũng ít tài liệu viết về Thăng Long-Hà Nội.
Duy có người phương Tây đến dể truyền đạo, thám hiểm, buôn bán rồi dần dà lấn chiếm thì viết nhiều. Cách viết của họ lúc thì “bốc” lên ví Thăng Long như “Venise phương Đông”, lúc thì mô tả đầy tính miệt thị, tuy không phải là hoàn toàn sai sự thật một Hà Nội hoang tàn bẩn thỉu và mông muội nhất là từ lúc nó không còn là kinh đô của quốc gia nữa. Thực ra những mô tả ấy, ngoại trừ cái giọng điệu thực dân, thì nó cũng không xa lắm những vần thơ của bà huyện Thanh Quan hay một số văn thơ của sĩ phu đương thời khi nhớ về một thời vang bóng của đất Thăng Long...
Do thế, điều thật đáng nói về “con người Hà Nội” nét đặc trung cũng như điểm đặc sắc không thể thiếu được những phẩm chất hình thành cùng với những biến chuyển vô cùng to lớn, những biến huyển về chất khi được tiếp xúc với môt thế giới mới ngoài “thế giới Trung Hoa” tồn tại cả thiên niên kỷ, được giao lưu với một nền văn minh mới cho dù trong bối cảnh khắc nghiệt và đầy thực dụng của chủ nghĩa thực dân.
Hà Nội có cái chất “thị dân” của một đô thị hiện đại với hệ thống hạ tầng hoàn toàn mới, một nền giáo dục hoàn toàn mới, một nếp sống tiếp cận với những tập quán mới, những môn nghệ thuật và nhu cầu hưởng thụ mới, với những triết lý sống và tư tưởng chính trị mới v.v... Như thế, “người Hà Nội” phải được hiểu như một sản phẩm không chỉ của truyền thống xa xưa mà của cả một thời đại mới đang mở ra. Đây là một câu chuyện dài có dịp sẽ “nghỉ ngơi” tiếp...
Nói chuyện dài dòng lịch sử như thế cũng là để nhắc rằng “người Hà Nội” ban đầu tuy vẫn giữ được cái nền nếp văn hiến của cố đô ngót tám thế kỷ, nhưng cái danh chỉ còn là vang bóng. Không biết, nếu không có cái quyết định lịch sử gắn với cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thì Hà Nội có trở thành thủ đô của nước ta hay không sau ngót một thế kỷ rưỡi không còn là kinh đô? Có còn “người Hà Nội” để ta tự hào hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét