XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Suy nghĩ về một đám cưới

Hôm nay thời tiết mưa lép nhép, đi dự đám cưới con một người bạn trong ngành thuỷ lợi, uống chưa say nên mới có đủ tời gian và minh mẫn quan sát đám cưới, vào lễ sau một hồi giới thiệu các loại của MC đầu tiên là màn múa chúc mừng tân hôn của nhà hàng, để ý thấy lạ sao lại múa có 1 bề thế nhỉ, toàn con gái múa không có con trai, không giống các tỉnh thành khách mềnh đã từng dự cưới, không lẽ Tây nguyên Mẫu hệ con gái cưới chồng nên chủ động múa mừng cho con gái, không lẽ phái nữ được cưới thì mừng hơn phái nam, không lẽ tân hôn vắng đàn ông thì mới thành đôi lứa, sau đó là lễ rước cô dâu chú rể lên lễ đài (ở các tỉnh khác người ta mời tứ thân phụ mẫu lên trước), rồi song thân hai họ tiếp theo lên cùng xếp hàng ngang, rồi màn rót rượu sâm banh, rồi mời nhau uống rượu tri ân sinh thành, rồi mừng hạnh phúc lứa đôi, rồii phát biểu cám ơn của gia đình nhà Trai, sau câu kết của đại diện nhà Trai cả hôn trường đều nâng lý chúc tụng cười nói râm ran, âm nhạc đinh tai nhức óc, người nói thế này, kẻ nói thế kia không phân biệt được gì nữa.....Nhưng nhìn một lượt để ý thấy lạ trên 50 bàn chỉ có 2 bàn thanh niên (nam nữ), còn lại 48 bàn là các vị tiền bối (tuổi cha mẹ co dâu chú rể)....ồ khác xưa nhiều lắm, ngày xưa thanh niên dự cưới nhiều hơn ông bà già, ngày ngay lộn đời rồi sao cô dâu chú rể không mời cưới mình mà phụ mẫu hai hmời cưới con....tiếp đên là các bản nhạc hầu quan khách uống bia của nhà hàng bng xác xo phôn kèn gì đó, đầu tiên là bản tiếng chày, tiếng sóc Bon Bo, rồi Hạ trắng, rồi ca sỹ hát rống lên nhiều lần bài gì không nhớ tên đại khái có câu “Em ơi 60 năm cuộc đời, hai mươi năm đầu sung sướng không bao lâu, hai mươi năm sau sầu yêu thương vời vợi, hai mươi năm cuối là bao....,” Rồi màn nâng lý mời nhau (mời những gì mình không có), uống xong mỗi lý lại bắt tay (mặc dù tay mới xé thịt gà xong), không lẽ văn hoá giao tiếp và ẩm thực của VN mình đã thay đổi rồi sao, kệ nó......tóm lại ..và ..thôi thì cả hôn trường cứ loạn cả lên......Để cho lòng mình lắng lại sau vài lý bia, nhớ lại bài hát 60 năm kia sao đám cưới nào người ta cũng hát say xưa thế nhỉ, nó có gì hay trong đó, nhạc hay, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa khôi hài ra sao.....khó hiểu quá......Hai mươi năm đầu sung sướng không bao lâu (ờ đúng rồi 20 năm tuổi con lợn được nuôi sẵn ăn, tiêu tiền của cha mẹ nên sung sướng là đúng rồi, có lý có lý), Hai mươi năm sau sầu yêu thương vời vợi (không đúng “yêu thương sầu” có lẽ đúng hơn có thể do trắc, bằng gì đó người ta hát ngược cũng chẳng sao.....chưa lấy vợ yêu thương là đúng roài ứng với tuổi con ngựa (Ngọ) rong ruổi ăn chơi tuy làm có tiền nhưng vẫn tiêu của cha, mẹ....còn “Sầu vời vợi” có lẽ ứng với tuổi có vợ và sinh con làm kiếp con trâu kéo cày trả nợ xin tiền không ai cho (tuổi Sửu)......20 năm cuối là bao (không xác định rõ thời hạn có thể ngắn (chết sơm 49 chưa qua, 53 đã tới), có thể dài....nếu ngắn đến 60 làm nốt kiếp con trâu (tuổi ngọ) cho đến lúc con thành gia thất, nếu dài thì từ 60 (hưu) đến 70 làm tuổi con chó (coi nhà, bế cháu, chăm cây cảnh, thọ nữa thì (đa thọ, đa nhục) làm tuổi con khỉ đột ở một mình gãi đít khành khạch, đít đỏ, ỉa đùn ít người nhìn đến.................Ngẫm nghĩ thấy ai đó sáng tác bài hát này rất có lý thảo nào người ta hay hát trong đám cưới nhất là đám cưới ở nhà quê. Cái câu hai mươi năm cuối là bao thật hay....hay-Suy nghĩ trong một đám cưới khi uống ít không say của tui.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét