Duy Ngô Nhĩ là một dân tộc Trung Á sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
Người Duy Ngô Nhĩ mang trong mình dòng máu pha trộn giữa đại chủng Á và đại chủng Âu. Tổ tiên của họ là người Hồi Hột từng là một thế lực đáng kể ở phía bắc Trung Quốc từ thời Đường tới thời Tống. Tôn giáo chính hiện nay của họ là Hồi giáo.
Quyền lực, cũng như uy danh, văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ, vốn thống trị vùng Trung Á trong hơn một ngàn năm, tuột dốc nhanh chóng sau khi nhà Thanh xâm lăng vùng đất của họ. Trong suốt quá trình lịch sử vùng Trung Á, họ để lại dấu ấn sâu sắc về cả văn hóa và truyền thống trong các dân tộc sinh sống tại đây. Nhằm ngăn ngừa sự trỗi dậy của một nền văn hóa có sức sống mãnh liệt Duy Ngô Nhĩ, chính quyền nước Trung Hoa hiện đại gồm Vương Triều Nhà Thanh, nhà Hán luôn muốn triêt để tiêu bỏ những dấu ấn của Duy Ngô Nhĩ. Sự xung đột sắc tộc, tôn giáo để đòi trở thành một nhà nước độc lập Duy Ngô Nhĩ luôn bị Nhà nước Trung Hoa nhiều lần tiêu diệt đẫm máu.
Năm 1759, Quân Mãn Châu xâm chiếm Dzungaria và cai trị vùng này cho tới năm 1864. Trong thời kỳ này, người Duy Ngô Nhĩ vùng dậy 42 lần chống lại ách thống trị của nhà Thanh. Trong cuộc nổi dậy năm 1864, người Duy Ngô Nhĩ thành công trong việc đánh đuổi bộ máy quan lại của nhà Thanh khỏi Đông Turkistan, và thành lập vương quốc Kashgaria độc lập. Vương quốc này được Đế quốc Ottoman công nhận năm 1873, Đế quốc Nga năm 1872, và Vương quốc Anh năm 1874, thủ đô đặt tại Kashgar.
Năm 1876, Nhà Thanh điều động một lực lượng quân lớn dưới quyền chỉ huy của tướng Tả Tông Đường tấn công Đông Turkestan. Sau cuộc xâm lược này, Đông Turkestan bị đổi tên thành "Tân Cương", nghĩa là "cương vực mới", và bị sáp nhập vào đế quốc Mãn Châu ngày 18 tháng 11 năm 1884, trở thành một tỉnh của Trung Quốc.
Tới năm 1920, chủ nghĩa dân tộc của người Duy Ngô Nhĩ đã trở nên một thách thức đáng kể cho nhà Thanh, và sau đó là các lãnh chúa quân phiệt Trung Quốc thời kỳ Cộng hòa kiểm soát Tân Cương. Những người đấu tranh cho nền độc lập của người Duy Ngô Nhĩ tiến hành vài cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hậu Thanh của lãnh chúa quân phiệt Thịnh Thế Tài và Quốc dân đảng để thành lập Cộng hòa Đông Turkestan,
Năm 1949, sau khi phe Quốc gia tại Trung Quốc thất trận, các nhà lãnh đạo Đông Turkestan chấp thuận hình thức hợp bang với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, một vụ tai nạn máy bay khiến cho phần lớn ban lãnh đạo Cộng hòa Đông Turkestan tử nạn trên đường tới Bắc Kinh đàm phán điều kiện thành lập hợp bang. Vụ rơi máy bay này có lúc được cho là âm mưu của Mao Trạch Đông, vì ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, tướng Vương Chấn nhanh chóng hành quân vượt sa mạc vào Tân Cương, đàn áp lực lượng thân Quốc dân đảng và các cuộc nổi dậy của người thiểu số.
Bộ phận lãnh đạo còn lại của Cộng hòa Đông Turkestan dưới quyền tướng Saifuddin Azizi nhanh chóng qui thuận các điều kiện Mao Trạch Đông đặt ra, biến Tân Cương thành Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, quân đội thì sáp nhập vào Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Saifuddin Azizi thì nắm chức vụ bí thư đảng cộng sản tại đây. Rất nhiều người trung thành với Cộng hòa Đông Turkestan, bất mãn với sự phản bội của Saifuddin, đi tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên nhiều người khác ở lại, tổ chức các hoạt động chống đối nhằm tái lập một quốc gia độc lập tại Tân Cương.
(Lược trích từ Wikipedia)
Người Duy Ngô Nhĩ mang trong mình dòng máu pha trộn giữa đại chủng Á và đại chủng Âu. Tổ tiên của họ là người Hồi Hột từng là một thế lực đáng kể ở phía bắc Trung Quốc từ thời Đường tới thời Tống. Tôn giáo chính hiện nay của họ là Hồi giáo.
Quyền lực, cũng như uy danh, văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ, vốn thống trị vùng Trung Á trong hơn một ngàn năm, tuột dốc nhanh chóng sau khi nhà Thanh xâm lăng vùng đất của họ. Trong suốt quá trình lịch sử vùng Trung Á, họ để lại dấu ấn sâu sắc về cả văn hóa và truyền thống trong các dân tộc sinh sống tại đây. Nhằm ngăn ngừa sự trỗi dậy của một nền văn hóa có sức sống mãnh liệt Duy Ngô Nhĩ, chính quyền nước Trung Hoa hiện đại gồm Vương Triều Nhà Thanh, nhà Hán luôn muốn triêt để tiêu bỏ những dấu ấn của Duy Ngô Nhĩ. Sự xung đột sắc tộc, tôn giáo để đòi trở thành một nhà nước độc lập Duy Ngô Nhĩ luôn bị Nhà nước Trung Hoa nhiều lần tiêu diệt đẫm máu.
Năm 1759, Quân Mãn Châu xâm chiếm Dzungaria và cai trị vùng này cho tới năm 1864. Trong thời kỳ này, người Duy Ngô Nhĩ vùng dậy 42 lần chống lại ách thống trị của nhà Thanh. Trong cuộc nổi dậy năm 1864, người Duy Ngô Nhĩ thành công trong việc đánh đuổi bộ máy quan lại của nhà Thanh khỏi Đông Turkistan, và thành lập vương quốc Kashgaria độc lập. Vương quốc này được Đế quốc Ottoman công nhận năm 1873, Đế quốc Nga năm 1872, và Vương quốc Anh năm 1874, thủ đô đặt tại Kashgar.
Năm 1876, Nhà Thanh điều động một lực lượng quân lớn dưới quyền chỉ huy của tướng Tả Tông Đường tấn công Đông Turkestan. Sau cuộc xâm lược này, Đông Turkestan bị đổi tên thành "Tân Cương", nghĩa là "cương vực mới", và bị sáp nhập vào đế quốc Mãn Châu ngày 18 tháng 11 năm 1884, trở thành một tỉnh của Trung Quốc.
Tới năm 1920, chủ nghĩa dân tộc của người Duy Ngô Nhĩ đã trở nên một thách thức đáng kể cho nhà Thanh, và sau đó là các lãnh chúa quân phiệt Trung Quốc thời kỳ Cộng hòa kiểm soát Tân Cương. Những người đấu tranh cho nền độc lập của người Duy Ngô Nhĩ tiến hành vài cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hậu Thanh của lãnh chúa quân phiệt Thịnh Thế Tài và Quốc dân đảng để thành lập Cộng hòa Đông Turkestan,
Năm 1949, sau khi phe Quốc gia tại Trung Quốc thất trận, các nhà lãnh đạo Đông Turkestan chấp thuận hình thức hợp bang với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, một vụ tai nạn máy bay khiến cho phần lớn ban lãnh đạo Cộng hòa Đông Turkestan tử nạn trên đường tới Bắc Kinh đàm phán điều kiện thành lập hợp bang. Vụ rơi máy bay này có lúc được cho là âm mưu của Mao Trạch Đông, vì ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, tướng Vương Chấn nhanh chóng hành quân vượt sa mạc vào Tân Cương, đàn áp lực lượng thân Quốc dân đảng và các cuộc nổi dậy của người thiểu số.
Bộ phận lãnh đạo còn lại của Cộng hòa Đông Turkestan dưới quyền tướng Saifuddin Azizi nhanh chóng qui thuận các điều kiện Mao Trạch Đông đặt ra, biến Tân Cương thành Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, quân đội thì sáp nhập vào Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Saifuddin Azizi thì nắm chức vụ bí thư đảng cộng sản tại đây. Rất nhiều người trung thành với Cộng hòa Đông Turkestan, bất mãn với sự phản bội của Saifuddin, đi tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên nhiều người khác ở lại, tổ chức các hoạt động chống đối nhằm tái lập một quốc gia độc lập tại Tân Cương.
(Lược trích từ Wikipedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét