Nguyên
khu đất này thuộc khuôn viên Dinh Toàn quyền của Pháp. Năm 1869, người
Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt còn
lại là rue Chasseloup-Laubat phía bắc, rue Verdun phía tây, và rue
Taberd phía nam. Khu vườn chính thức
mang tên Jardin de la Ville, nhưng người Việt quen gọi đó là Vườn Ông
Thượng hay Vườn Bờ-rô, có lẽ là phiên âm theo préau (tiếng Pháp, nghĩa
là "sân lát gạch").
Tiếp theo thành phố xây dựng thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu nhạc (Société philharmonique) năm 1896, Hội Tam Điểm (Franc-maçonnerie) năm 1897, và Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (Cercle Sportif Saigonnais) năm 1902 gồm sân đá bóng (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá bóng đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội bóng ngoại quốc đến đấu.
Một buổi sinh hoạt trại của các thanh thiếu niên trong công viên Tao Đàn
Năm 1926, ở góc đường Chasseloup-Laubat và Verdun chính phủ lại xây thêm Viện Dục nhi (Institut de puériculture) để giáo dục trẻ em.
Sau khi người Pháp rút lui, Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống và tên vườn đổi là "Vườn Tao Đàn". Bốn con đường chung quanh cũng đổi tên thành đường Huyền Trân Công chúa, Hồng Thập tự, Lê Văn Duyệt, và Nguyễn Du. Viện Dục nhi thì được dùng làm Bộ Y tế thời Việt Nam Cộng hoà[1]. Vườn vẫn giữ là công viên chính của thành phố.
Tiếp theo thành phố xây dựng thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu nhạc (Société philharmonique) năm 1896, Hội Tam Điểm (Franc-maçonnerie) năm 1897, và Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (Cercle Sportif Saigonnais) năm 1902 gồm sân đá bóng (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá bóng đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội bóng ngoại quốc đến đấu.
Một buổi sinh hoạt trại của các thanh thiếu niên trong công viên Tao Đàn
Năm 1926, ở góc đường Chasseloup-Laubat và Verdun chính phủ lại xây thêm Viện Dục nhi (Institut de puériculture) để giáo dục trẻ em.
Sau khi người Pháp rút lui, Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống và tên vườn đổi là "Vườn Tao Đàn". Bốn con đường chung quanh cũng đổi tên thành đường Huyền Trân Công chúa, Hồng Thập tự, Lê Văn Duyệt, và Nguyễn Du. Viện Dục nhi thì được dùng làm Bộ Y tế thời Việt Nam Cộng hoà[1]. Vườn vẫn giữ là công viên chính của thành phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét