Vua Chế Bồng Nga tài ba của Champa đã bảy lần chiếm thành Thăng Long, bị chết như thế nào?
----------------------------
" VUA CHẾ BỒNG NGA TỬ TRẬN "
(Nguồn: facebook Pham Vinh Loc)
----------------------------
" VUA CHẾ BỒNG NGA TỬ TRẬN "
(Nguồn: facebook Pham Vinh Loc)
-Chúng giết con tôi, xin bệ hạ báo thù!
-Được rồi, bà hãy yên tâm.
Chế Bồng Nga ôn tồn phủ dụ người đàn bà đang vật vã gào khóc dưới ngai vàng. Vua Chăm cho gọi Mục Bà Ma vào nghe tâu trình.
-Lúc trước ngươi đi đòi lại đất Hoá Châu thì nhà Trần thái độ ra sao?
-Cương quyết không trả.
-Đã bắt Huyền Trân công chúa đem về, lại không trả của hồi môn, ngang ngược!
Chế Bồng Nga quát lớn. Nay nhân
dịp mẹ của Dương Nhật Lễ sang méc việc Trần Nghệ Tông cướp ngôi con trai
và báo cáo sự rệu rã của quân đội Đại Việt, Chế Bồng Nga quyết ý xuất
quân bình định thiên hạ. Chăm Pa là một nước lớn và có nền văn hiến lâu
đời. Họ là những kiến trúc sư xuất sắc và thuỷ thủ lành nghề với những
chiến thuyền hải tặc hoành hành suốt biển Đông. Một giống dân quật
cường, phản kháng mạnh mẽ ách đô hộ của Trung Quốc nhưng cuối cùng lại
bị Đại Nam tiêu diệt, thật là đáng tiếc. Nhưng bài này đang nói đến thời
kỳ hoàng kim của họ dưới sự thống lĩnh của đại vương Chế Bồng Nga.
-Cướp hết, thẳng tay cướp, ta cho phép!
Quân Chăm rẽ sóng vượt biển tiến
vào địa phận nước Việt, cập bến cửa Đại An và binh lính đổ bộ, tràn về
kinh thành. Chế Bồng Nga cười lớn khi bước vào Thăng Long, thì ra vua
quan nhà Trần bỏ chạy sạch sẽ cả rồi. Lính Chăm toả ra khắp vương đô như
đàn kiến, kẻ khuân vàng người vác bạc, phóng hoả đốt cung điện lẫn sách
vở. Chán chê thì hốt đàn bà con nít đem về nước. Sau vụ đó Chế Bồng Nga
thấy dễ ăn quá nên tiếp tục lặp lại và lần này cũng y như cũ, khoắng
được một mẻ đem về. Nhà Trần sợ hãi gần như tê liệt.
-Ngày nay người An Nam lại đem
binh sang chiếm đất chúng tôi, cướp bóc nhân dân tôi. Vì thế thần xin bệ
hạ giúp cho vũ khí, nhạc khí và nhạc sư để người An Nam thấy Chiêm
Thành là phiên thuộc của bệ hạ mà không quấy nhiễu nữa.
Chế Bồng Nga vu khống cho vua Minh nghe và tiếp tục chinh phạt lần thứ ba. Trần Duệ Tông nổi giận:
-Lần này ta phải đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông! Khống chế Chiêm Thành mãi mãi.
Ông vua mới này anh hùng nhưng
nóng máu, muốn dẹp yên một lần này cho xong chuyện luôn. Quân Trần 12
vạn người hùng hậu vượt biển tới cửa Thị Nại ở Quy Nhơn, nơi 400 năm sau
Nguyễn Phúc Ánh huỷ diệt đoàn thuyền lừng danh của Tây Sơn. Mục Bà Ma
giả đầu hàng, đến cấp báo:
-Thưa hoàng thượng, Chế Bồng Nga đã bỏ chạy khỏi Đồ Bàn! Nay thành trống rỗng, đánh gấp ắt lấy được.
Duệ Tông cười:
-Nó sợ ta đây mà, chuẩn bị chiếm thủ đô Đồ Bàn.
Đại tướng Đỗ Lễ can:
-Nó hàng là vì muốn bảo toàn đất
nước. Quân ta đi vào sâu để đánh phá thành là việc bất đắc dĩ, vậy xin
hãy sai một người mang thư đến hỏi tội để xem thật giả ra sao, cũng như
kế của Hàn Tín phá nước Yên thuở xưa, không phải khó nhọc mà vẫn thành
công. Cổ nhân nói lòng giặc khó lường, thần xin bệ hạ hãy xét kĩ lại.
Duệ Tông gắt:
-Ta mình mặc giáp, tay cầm gươm,
dãi gió dầm mưa, lội sông trèo núi, vào sâu trong đất giặc, không một
người nào dám chống lại thì đó là trời giúp. Huống chi nay vua giặc nghe
tiếng bỏ trốn, không có lòng đánh lại. Cổ nhân nói "Dụng binh quý ở
nhanh chóng". Nay lại dùng dằng không tiến nhanh, thế là trời cho mà
không lấy, để nó lại có mưu khác thì hối không kịp!
Đỗ Lễ cay đắng bỏ ra ngoài ngửa mặt lên trời than rằng:
-Nhà Trần nguy mất.
Duệ Tông bực mình liền phát áo
đàn bà cho Đỗ Lễ mặc, rồi tiếp tục tiến binh. Vua mặc áo đen, cưỡi ngựa
hắc bạch, tự mình xung phong dẫn tất cả vào Đồ Bàn. Kinh thành Chăm Pa
yên ắng, tựa hồ một thành phố chết. Vua ngạc nhiên:
-Chúng nó đâu cả rồi?
Bỗng pháo lệnh nổ vang lên, từ
bốn phương tám hướng phục binh đổ ra, cắt quân Trần thành từng đoạn như
xâu cá. Máu phun đầy một bãi đất. Đội vệ vương đổ xô lại hộ giá, vua Duệ
Tông hoảng hốt khi chiến sự đổi chiều. Chế Bồng Nga tay xách đại đao,
mình mặc chiến phục sặc sỡ hăng hái xông lên. Duệ Tông rút gươm sẵn sàng
nghênh chiến thì bỗng tuấn mã hí vang, lồng lên hất vua té lăn. Tướng
Đỗ Lễ xoay tít cây thương rồi quát:
-Bồng Nga dừng tay!
Duệ Tông khóc to:
-Thứ lỗi vì trẫm đã làm nhục ngươi trước ba quân.
-Chuyện đó không quan trọng, hoàng thượng chạy khỏi thành Đồ Bàn đi, chạy mau, bên ngoài có quân của Quý Ly đấy!
Đỗ Lễ gầm lớn rồi đâm mạnh cây
thương, ác chiến cùng Chế Bồng Nga mười hiệp không phân thắng bại. Quân
Trần bấy giờ hoàn toàn tan vỡ, không còn ra một đội hình nào cả. Bất ngờ
hàng loạt mũi dao đâm xối xả vào lưng Lễ, quốc vương Chăm Pa chém mạnh
thêm nhát nữa kết liễu người anh hùng. Duệ Tông được đội vệ vương mở
đường máu cho chạy về cổng thành. Chế Bồng Nga nói lớn:
-Chạy đâu cho thoát?
Rồi ông rút cây cung quý trên vai
ra, nheo mắt nhắm. Một, hai, ba, Bồng Nga lẩm nhẩm đếm rồi buông dây.
Mũi tên vẽ thành một đường cầu vồng vọt lên không trung rồi xé gió lao
vùn vụt xuống trong ánh nắng cuối ngày.
-Hự!
Ngạnh sắc đâm thẳng vào lưng vua
Trần, xuyên từ trước ra sau xé toạc lá phổi. Duệ Tông gục xuống, mắt mở
lớn, lệ chảy ướt má, phun ra một đấu máu, lát sau thì tắt thở. Kết cục
bi thảm như Bàng Thống bị bắn chết ở đồi Lạc Phụng ngày xưa. Đội vệ
vương cũng bị bao vây và không còn người nào sống sót. 12 vạn quân bị
phục kích trong thành Đồ Bàn, chết hết 10 vạn người. Một bước ngoặt cực
lớn cho nhà Trần và cả lịch sử Việt Nam.
Hồ Quý Ly nghe tin dữ liền bỏ
chạy, tuy nhiên được Trần Nghệ Tông xá tội cho. Lại nói Chu Nguyên
Chương tuy đoạt được cả thiên hạ từ tay giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ
nhưng vẫn muốn mở rộng thêm về phương nam nhân nước ta có đại tang.
-Thấy em chết vì việc nước, anh
lại lập con của em lên ngôi, xem nhân sự đối xử tốt với nhau như thế,
thì đủ biết lòng trời hãy còn tựa nước người ta.
Thái sư Lý Thiên Trường can ngăn
nên Chu Nguyên Chương tạm gác việc đó lại. Chế Bồng Nga sau đại thắng Đồ
Bàn thì không còn ngán Đại Việt một chút nào nữa. Lập tức bắc tiến lần
thứ tư, Thăng Long thất thủ và mất sạch của cải. Tuy năm đó đi về gặp
bão và đắm thuyền, nhưng ít ra họ Chế đã lấy lại toàn bộ đất cũ, thu
thêm Nghệ An, và vàng ngọc đủ để tiến cống Minh triều năm đó.
Lần thứ năm bắc tiến, tiếp tục Bồng Nga vào được Thăng Long, lần này ông ta muốn sỉ nhục Đại Việt:
-Quỳ xuống lạy rồi ta tha cho!
Quan kinh doãn Lê Giốc cương
quyết không quỳ và bị chém chết ngay. Bồng Nga lại được dịp tham quan
"Hà Nội ba sáu phố phường", đồng thời không quên xin đểu thêm tiền bạc.
Bị cướp quá nhiều lần khiến Trần Nghệ Tông cực kỳ stress, ông buộc phải
sai người đem tiền bạc của mình vào núi Thiên Kiến và động Khả Lăng để
giấu bớt.
Lần thứ sáu bắc tiến, Chế Bồng
Nga bị Hồ Quý Ly đẩy lui, nhưng vẫn giữ được các phần đất đã chiếm của
Đại Việt. Quan quân nhà Trần vội vàng đem cất giấu bài vị và tượng thờ
các tiên đế để phòng người Chăm phá lăng mộ trong những lần tấn công
sau. Chế Bồng Nga đi Đại Việt như đi chợ, ra vào như chỗ không người,
không cần visa passport gì cả, nên chuyện này sớm muộn cũng có thể xảy
đến.
Lần thứ bảy bắc tiến, Hồ Quý Ly
giằng co với Chế Bồng Nga được tầm 20 ngày thì Bồng Nga bỏ đi. Quý Ly
phấn khởi truy kích thì bất ngờ gặp phục binh, bị đánh cho tan tác ôm
đầu máu bỏ chạy. Trần Nguyên Diệu đem quân ra đầu hàng. Trần Nghệ Tông
khóc vì khiếp hãi:
-Nguy to rồi!
Ông vội vàng bỏ Thăng Long lại
như mọi lần và như một thói quen. Riêng Trần Khát Chân vẫn bình tĩnh ở
lại cự địch. Nếu thua lần này nữa là mất trắng, nhà Trần sẽ bị tiêu diệt
hoàn toàn. Bồng Nga cùng 100 chiến thuyền hùng hậu tiến đến sông Luộc ở
tỉnh Thái Bình bây giờ:
-Nhà Trần tới đây là kết thúc.
Bồng Nga cười và dùng bữa. Thế nhưng ông lập tức phun ra, quát:
-Thằng nào nấu món này? Dở không chấp nhận được.
Tên đầu bếp sợ hãi rúm người,
Bồng Nga thét lôi ra đánh đòn. Toác da rách thịt, hắn khóc lóc đau đớn.
Sau trận đòn thừa sống thiếu chết, tay đầu bếp bi phẫn. Đêm hôm đó hắn
lẻn ra khỏi thuỷ trại Chăm Pa, rẽ thuyền nhỏ đến xin hàng quân Việt và
yết kiến Trần Khát Chân.
-Thuyền của Chế vương màu xanh lục, xin ông chớ nghi ngờ.
-Nếu đúng là như thế thì ngươi phú quý vinh hoa cả đời hưởng không hết.
Trần Khát Chân được chỉ điểm,
sáng hôm sau khi Chế Bồng Nga kéo thuyền đến, lập tức ông tập trung toàn
bộ hoả lực và bắn. Sau một loạt tiếng nổ long trời lở đất, con thuyền
ngự nát bươm như tàu lá chuối. Chế Bồng Nga lảo đảo bước lên đầu thuyền,
mình mẩy nhuộm máu, rồi ngã sấp xuống, chấm dứt cuộc đời bi tráng của
vị vua giỏi nhất Chăm Pa từng có. Trần Nguyên Diệu cắt lấy đầu và trở về
Đại Việt.
Lại nói Nghệ Tông đang ngủ thì bị
đánh thức, ông hét lên vì tưởng quân Chăm tới bắt. Trấn an mãi mới
nguôi, thấy đầu Chế Bồng Nga thì cười toe toét:
-Ta với Bồng Nga cầm cự đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ, thiên hạ yên rồi!
Tổng kết lại quá trình tiêu diệt Chăm Pa:
1. Lê Đại Hành san phẳng kinh đô Indrapura.
2. Lý Thánh Tông hạ Chế Ma Na,
sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị. Sau đó Chiêm Thành chịu thần phục
nhưng vẫn nhiều lần khởi binh đòi lại đất.
3. Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và được tặng Huế.
4. Cha con Hồ Quý Ly chiếm lấy Đà Nẵng - Quảng Nam và Quảng Ngãi.
5. Lê Thánh Tông thân chinh hạ kinh đô Đồ Bàn, bắt vua Trà Toàn, lấy đất tới Phú Yên.
6. Nguyễn Phúc Tần tiến sâu vào Nam đến Nha Trang - Khánh Hoà.
7. Nguyễn Phúc Chu bắt vua Chiêm,
chiếm đất Bình Thuận, lấy nốt Phan Rí, Phan Rang. Từ nay kể như nước
Chiêm Thành bị xóa tên trên bản đồ.
8. Minh Mạng xoá sổ Thuận Thành Trấn, chấm dứt lịch sử Chăm Pa.
"Ðây, những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than
Ðây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ qui."
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ qui."
https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=778219273162028265#editor
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét