Trước khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, tuy các triều đại Hạ, Thương, Chu cũng có danh nghĩa là quốc gia thống nhất, nhưng hình thái dân tộc, cơ cấu chính trị, hình thức kinh tế xã nhội còn chưa đạt tới một quốc gia thống nhất đúng nghĩa của nó là một đế quốc lớn trung ương tập
quyền theo chủ nghĩa chuyên chế. Sự hình thành của đế quốc Trung Hoa xưa mở đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng. Từ đó, quốc gia phong kiến này đã tồn tại suốt hai nghìn năm, cho tới khi kết thúc triều
“Đức biên Tam Hoàng, công quá Ngũ Đế”
(Đức sánh với Tam Hoàng, công hơn Ngũ Đế)
Tần Thuỷ Hoàng là Hoàng đế mở đầu cho vương triều Tần thống nhất Trung Quốc, ông họ Doanh, tên là Chính, con của Tần Trang Tương Vương. Năm 13 tuổi đã nối ngôi, năm 39 tuổi xưng đế.
Cuối thời Chiến Quốc, nước Tần rất mạnh, đã chuẩn bị điều kiện để thôn tính sáu nước. Tần Vương Chính khi mới lên ngôi, việc nước do Tướng quốc Lã Bất Vi lo liệu. Năm 238 trước công nguyên, ông tự tay nắm việc nước, bãi bỏ chức tước của Lã Bất Vi, dùng Uý Liêu, Lý Tư. Từ năm 230 đến 221 trước công nguyên, ông lần lượt diệt sáu nước Hàn, Nguỵ, Sở, Yên, riệu, Tề, cuối cùng xây dựng triều Tần – quốc gia thống nhất đầu tiên, đa dân tộc theo chế độ trung ương tập quyền, chuyên chế.
Tần Thuỷ Hoàng xây dựng được chính quyền tập quyền trung ương, là ông đã thực hiện được việc làm chưa từng có – thôn tính được sáu nước. Sau khi thống nhất Trung Quốc, từ cơ cấu tổ chức của một quốc gia phong kiến cát cứ, không đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới, Tần Thuỷ Hoàng đã điều chỉnh lại toàn bộ, hoàn thiện và tăng cường sự thống nhất chế độ trung ương tập quyền.
Đầu tiên, ông đổi “Vương” thành “Đế”. Người thống trị tối cao của thời Xuân Thu Chiến Quốc xưng là Vương, nhưng sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng thấy mình “Đức biên Tam Hoàng, Công quá Ngũ Đế” (Đức có thể sánh với Tam Hoàng, Công còn hơn Ngũ Đế), “Vương” đã không còn biểu hiện đầy đủ sự tôn quý, bèn lệnh cho hạ thần lấy hiệu là “Đế”. Các đại thần cùng thương nghị, cuối cùng cho rằng “Xưa có Thiên Hoàng, có Địa Hoàng, nay có Tần Hoàng, Tần Hoàng tối quý”. Vì thế tôn hiệu là Tần Hoàng. Nhưng Tần Thuỷ Hoàng vẫn chưa vừa ý chỉ một chữ “Hoàng”, ông đồng thời còn muốn dùng chữ “Đế”, hiệu viết “Hoàng Đế”. Từ đó, chữ “Hoàng Đế” thay thế cho chữ “Vương”, trở thành tên gọi của người thống trị tối cao. Tần Thuỷ Hoàng chính là Hoàng Đế thứ nhất, nên xưng là Thuỷ Hoàng Đế, sắp xếp để sau khi chết , con cháu nối ngôi, đời sau sẽ xưng là “Nhị Thế,”, “Tam thế”, cho đến “Vạn thế” truyền đi mãi mãi.
Để biểu thị uy danh và sự khác biệt với những đời trước của Hoàng Đế, từ đời Tần bắt đầu quy định khuôn mẫu mới, như mệnh của Hoàng Đế gọi là “chế”, lệnh gọi là “chiếu”, trong văn tự không dùng chữ Hoàng Đế. Hoàng Đế tự xưng là “Trẫm”, ấn chương gọi là “Tỷ”, dân chúng không được dùng hai chữ “Trẫm” và “Tỷ”. Ngoài ra, còn quy định chế độ phục sức. Sau nữa, để tăng cường tổ chức trung ương tập quyền, chính quyền trung ương của vương triều Tần từ trước được tiếp tục duy trì và mở rộng, nhưng tên gọi và quyền lực của quan chức có nhiều thay đổi: người thống trị tối cao là Hoàng Đế, ngoài Hoàng Đế, quan chức quan trọng nhất là Tam công, tức Thừa tướng, Thái uý, Ngự sử.
Thừa tướng: Nước Tần thời Chiến Quốc đã có Tướng, Tướng quốc, sau khi thống nhất toàn quốc, gọi là Thừa tướng, Lý Tư là Thừa tướng đầu tiên, đứng đầu bách quan. Thừa tướng “dây buộc kim ấn màu tím, thừa lệnh Thiên tử, trợ giúp mọi việc.” Thái uý: nguyên gọi là Uý, Quốc uý, sau khi thống nhất cả nước gọi là Thái uý “dây buộc kim ấn màu tím, nắm việc Võ”, “làm chủ Ngũ binh”, đứng đầu các quan Võ. Ngự sử đại phu: Nước Tần vốn có Ngự sử, sau gọi là Ngự sử đại phu “dĩ nhị vu tướng”dùng hai người ở dưới trướng. Ngự sử đại phu nắm việc giám sát, “dây kim ấn màu xanh, nắm quyền phó Thừa tướng”, ngôi vị sau Thừa tướng.
Dưới “Tam công”, tuy gọi là “Cửu khanh”, thực tế không phải chỉ có chín, phần lớn đã có từ trước, có một số ít mới có sau khi Tần thống nhất. Phụng thường: nắm lễ nghi nơi tông miếu, Hữu thừa.
Lang trung lệnh: phụ trách bảo vệ và truyền đạt mệnh của Hoàng Đế, dưới có Đại phu, Lang trung, Yết giả. Vệ uý: nắm đội cảnh vệ của Hoàng cung, Hữu thừa. Thái phó: nắm đông mã của Hoàng thất.
Đình uý: nắm hình phạt là quan tư pháp tối cao của cả nước, có Chính, Tả, Hữu giám.
Điển khách: quản lý về các dân tộc thiểu số dưới vương triều Tần.
Tông chính: nắm mọi việc trong tông thất thân thuộc, có lưỡng thừa. Trị túc nội sử: nắm về lúa gạo, có lưỡng thừa. Thiếu phủ: nắm về tô thuế của Hoàng thất.
Trung uý: phụ trách bảo vệ kinh đô, có Lưỡng thừa. Chủ tước trung uý: nắm các chư hầu.
Thời kỳ Tần Thuỷ Hoàng thống trị, đặc điểm quan trọng của chế độ trung ương tập quyền, là đại quyền quân sự chính trị đều nằm trong tay Hoàng Đế. Để đảm bảo đại quyền không bị rơi vào tay người khác, Thừa tướng, Thái uý, Ngự sử đại phu chia nhỏ đại quyền để giám sát, cùng phụ thuộc lẫn
nhau. Như Thừa tướng nắm việc tập hợp các bản tấu, giúp Hoàng Đế xử lý công việc hàng ngày, thu duyệt những “thượng kế” của các địa phương.
Nhưng quyền cai quản việc quân lại do Thái uý, Ngự sử đại phu cũng có quyền phúc tra các bản tấu của đại thần và “thượng kế” của các địa phương. Thái uý tuy danh nghĩa là chỉ huy quân sự tối cao, nhưng thực tế chỉ nắm quyền chỉ huy chứ không có quyền điều động quân đội. Vì thế, Tam công
phụ thuộc lẫn nhau, người quyết định cao nhất tất cả mọi việc đều tập trung vào trong tay Hoàng Đế.
Thứ ba là việc điều chỉnh tổ chức chính quyền địa phương. Tổ chức chính quyền địa phương sau khi được thống nhất, chủ yếu là thực hiện tổ chức hành chính thành bốn cấp quận, huyện, hương, đình. Khi mới thống nhất, nhà Tần chia thiên hạ thành 36 quận, sau đó điều chỉnh dựa trên cơ sở thực tế biên giới được mở rộng nên số quận tăng lên thành 46. Quan lại cấp quận có Thủ, Uý, Giám. Thủ cai trị dân, Uý phụ trách quân sự, Giám ngự sử phụ trách giám đốc dân chúng và quan lại, chức vụ loại này dựa vào Ngự sử đại phu ở trung ương. Quận thủ, Quận uý và Giám ngự sử phân công trách nhiệm rõ ràng theo nguyên tắc của việc phân chia Tam công ở cấp trung ương. Dưới quận là huyện, quan huyện trưởng là Huyện lệnh, giúp việc Huyện lệnh có Thừa.
Dưới Huyện là Hương, Đình là đơn vị “Khoảng mười dặm là một Đình, Đình có Trưởng. Mười Đình là một Hương, Hương có Tam lão, Hữu trật, Sắc phu, Du khiếu”. Chức trách của Hương tam lão,
Sắc phu và Du khiếu, cũng giống như Thủ, Uý, Giám của Quận, “Tam lão nắm việc giáo hoá; chức Sắc phu coi việc kiện tụng, thu tô thuế; Du khiếu coi việc tuần phòng chống đạo tặc”. Dưới Hương là Đình. Dưới triều Tần, Đình là tổ chức hạ tầng quan trọng ở địa phương. Đình có Đình trưởng, Đình phụ nhiệm vụ khi thời bình là luyện tập ngũ binh, tiếp đãi quan sứ qua lại, quản lý vận chuyển, thu mua của chính phủ, truyền đạt giấy tờ, văn thư,…
Vương triều Tần thực hiện chế độ quan liêu phong kiến, là chế độ chính trị tiến bộ nhất của Trung Quốc, nó không chỉ thay đổi chế độ thế tập mà còn thủ tiêu chế độ “thực ấp”, “thực phong”, quy định rõ bổng lộc của mỗi quan chức từ Thừa tướng đến quan chức ở cấp thấp nhất, từ “hai nghìn thạch”
đến “đấu lương”. Chế độ này từ sau khi Tần thống nhất đã thực hiện trên cả nước, qua hai nghìn năm chế độ phong kiến vẫn không thay đổi.
Thứ tư, dùng thuyết “Ngũ đức chung thuỷ ” để tăng cường vũ khí tư tưởng của tầng lớp thống trị. Tầng lớp thống trị Tần để ức hiếp nhân dân, để tìm cơ sở cho việc nhất thống thiên hạ của bản thân đã lợi dụng “Ngũ đức chung thuỷ thuyết”, tuyên dương Tần thay thế Chu là thay thế thuỷ đức bằng hoả đức. Căn cứ vào thuyết Ngũ đức “cánh mệnh hà viết đức thuỷ, dĩ chung thập nguyệt vi niên thủ, sắc thượng hắc, độ dĩ lục vi danh, âm thượng đại lã, sự thống thượng pháp.” “Y phục mạo tinh tiết kỳ giai thượng hắc”, “số dĩ lục vi ký”, “phù pháp quán giai lục thốn, nhi dư lục xích. Lục xích vi bộ, thừa lục mã.” “Xa đồng quỹ, thư đồng văn”
Ngoài việc xây đựng chế độ Hoàng đế về chính trị, xây dựng chế độ chuyên chế trung ương tập quyền, về kinh tế, văn hoá, Tần Thuỷ Hoàng cũng đã thực hiện một số thống nhất.
Ban bố luật lệ bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Năm Tần Thuỷ Hoàng thứ ba mươi mốt (216 trước công nguyên), ban bố luật lệnh “sử kiềm thủ tự luật lệnh” (bắt dâb đen tự giữ lấy đất), lệnh cho địa chủ và nông dân đang chiếm một số đất cày cấy phải trình báo cho nhà nước, đây chính là biểu hiện sự thừa nhận quyền tư hữu về ruộng đất, cho tự bảo hộ. Thực hiện chính sách trọng nông khinh thương, “thượng nông trừ mạt” (qu trọng nghề nông, trừ bọn buôn bán) đả kích những hoạt động phi sản xuất, chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp. Thực hiện những điều này là để bảo hộ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến có tác dụng quan trọng phát triển kinh tế phong kiến.
Thống nhất tiền tệ, đo lường và văn tự: Trước khi Tần thống nhất, tiền tệ rất phức tạp, không những hình dáng, to nhỏ, nặng nhẹ khác nhau mà đơn vị tính toán cũng không thống nhất. Tất cả có đến bốn loại tiền bố tiền, đao tệ, viên tiền và Dĩnh ái. Trừ Dĩnh ái được lưu hành ngoài nước Sở, Bố tiền lưu thông ở các nước Hàn, Triệu, Nguỵ; Đao tệ lưu thông ở Tề, Yên, Triệu, Viên tiền lưu thông ở các nước Tần, Đông Chu, Tây Chu và Nguỵ, Triệu, sau khi Tần thống nhất, Tần Thuỷ Hoàng hạ lệnh thống nhất toàn bộ tiền tệ, lấy vàng làm thượng tệ, dật làm đơn vị, để sử dụng rộng rãi lấy Viên tiền làm hạ tệ, lấy nửa lượng làm đơn vị, gọi là tiền “bán lượng”. Loại Viên tiền này đã sử dụng qua hai nghìn năm.
Trước khi Tần thống nhất toàn quốc, tình trạng đo lường cũng chẳng khác gì tình trạng tiền tệ, vô cùng hỗn loạn. Thương Ưởng đã quy định thống nhất tiêu chuẩn đo lường. Sau khi toàn quốc thống nhất, chính phủ Tần đã lấy chế độ của nước Tần cũ làm cơ sở, hạ lệnh thống nhất đo lường, đem chiếu thư khắc ở phủ quan quy định việc làm dụng cụ cân đo, phát hành toàn quốc trở thành cân tiêu chuẩn.
Thời Chiến Quốc là thời kỳ đất nước chia cắt lâu dài, tiếng nói khác thanh, chữ viết khác hình, chữ của sáu nước phía đông rất khó viết, khó đọc, ghi chép tuỳ tiện, phải trái, trên dưới không theo một quy luật nhất định, gây trở ngại nghiêm trọng cho lưu thông văn hoá. Năm 221 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng đã chế định tiểu triện làm cơ sở cho văn tự lưu hành trong nước Tần ban hành cả nước.
Lại dùng thuyết Ngũ đức chung thuỷ của Âm Dương gia thời Chiến Quốc, lấy Tần làm đức thuỷ, thuỷ ứng với màu đen, với số sáu, vì thế quy định y phục, cờ xí đều màu đen, phù hiệu, pháp quán, dư thừa đều lấy số sáu. Thuỷ lấy âm làm chủ, âm đại biểu cho hình sát vì thế dựa vào đó mà tăng cường hình
phạt nghiêm khắc. Năm Tần Thuỷ Hoàng thứ 34, vua lại hạ lệnh thiêu huỷ “Thi”, “Thư”, Bách gia ngữ trong dân gian, cấm trường học tư. Sau đó lại nhân cầu thuốc tiên để trường sinh, Hầu sinh và Lư sinh bỏ trốn, liên quan đến các Nho sinh, phương sĩ hơn bốn trăm người, tất cả đều bị giết ở Hàm Dương.
Tu sửa đường sá. Thời Chiến Quốc, các nước chư hầu ở các địa phương đã tu sửa rất nhiều thành trì, đồng thời quy cách đường sá cũng không thống nhất, ảnh hưởng đến việc giao thông qua lại.
Tần Thuỷ Hoàng đã ra lệnh phá dỡ các công trình làm cản trở giao thông. Năm 220 trước công nguyên, xây dựng đường sá lấy kinh đô Hàm Dương làm trung tâm. Năm 212 trước công nguyên Tần Thuỷ Hoàng lại hạ lệnh xây dựng một con đường từ Hàm Dương thẳng lên phương bắc, gọi là Trực đạo, lại đắp một con đường rộng năm xích đến biên cương tây nam qua các vùng nay là Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây, lại xây dựng Tân đạo tạo thành một mạng lưới giao thông từ Hàm Dương làm trung tâm đi bốn phương tám hướng. Sau đó lại thống nhất chiều rộng của đường và trục xe, khiến việc giao thông qua lại được tiện lợi. Thực hiện những việc đó sau khi thống nhất, Tần Thuỷ Hoàng đã thủ tiêu chế độ cát cứ phong kiến, tăng cường trung ương tập quyền, củng cố sự thống nhất của quốc gia đa dân tộc, phát triển kinh tế và văn hoá phong kiến, có ảnh hưởng to lớn và lâu dài về sau.
Người dịch: Dương Đình Giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét