Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến
đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long,
hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng
trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn
vật"... Năm 2010, là kỷ niệm 1 thiên niên kỷ của Thăng Long – Hà Nội.
Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô
Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh,
vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả
người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là
Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông
William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường
thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có 1 số nhà xây bằng
gạch và lợp ngói. Kinh thành có 2 lâu đài rất tầm thường được dựng bằng
gỗ. Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ.
Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú
Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp
của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ.
Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng
Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc
Sơn ở Hà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện
tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích-di vật rất
phong phú, đa dạng từ La Thành-Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long
(thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét