Từ đầu công nguyên đến năm 1900 có ghi kèm năm âm
lịch. Ngày, tháng dương lịch ghi bằng số. Ngày, tháng âm lịch ghi cả chữ
viết. Một số ngày có sự kiện quan trọng đã được tính ra ngày dương
lịch, còn giữ nguyên ngày âm lịch theo các tài liệu gốc.
Từ 1901 trở đi chỉ dùng ngày dương lịch, khi cần mới chú thích ngày âm lịch trong ngoặc đơn. Tháng âm lịch theo thứ tự: tháng giêng, hai… cho đến tháng một, chạp, theo cách gọi cổ truyền.
1400 - Canh Thìn
Tháng hai
- Truất Trần Thiếu Đế, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.
Tháng tám
- Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh, được bổ nhiệm làm quan trong ngự sử đài.
1401 - Tân Tị
- Ban hành chính sách hạn nô, quy định số nô tì cho từng loại quan.
- Quy định quan chế và hình luật.
- Lập sổ hộ: từ 2 tuổi trở lên đều phải ghi vào sổ.
1404 - Giáp Thân
- Hồ Hán Thương sửa đổi lối thi cử, ngoài 4 môn văn, sử, triết, chính trị, còn phải thi qua môn toán và môn chữ viết.
1405 - Ất Dậu
- Tuyển thợ chế tạo vũ khí, đúc súng đạn.
- Cấm nấu rượu.
- Đắp thành Đa Bang ở xã Cổ Pháp (Phong Vân, Ba Vì)
1406 - Bính Tuất
- Đánh tan quân Minh, đưa tên Việt gian Trần Thiên Bình về nước. Bắt Thiên Bình đưa về Đông Đô rồi chém đầu.
1407 - Đinh Hợi
20-1 mười hai tháng chạp Bính Tuất
- Quân Minh đánh chiếm được thành Đa Bang (Ba Vì)
22-1 mười bốn tháng chạp Bính Tuất
- Quân Minh vào chiếm được thành Đông Đô, cướp của, bắt con gái, hoạn con trai, thu tiền đồng mang về nước.
Tháng sáu
- Nhà Minh đổi nước ta thành quận Giao Chỉ. Thành Đông Đô đổi là Đông Quan. Sông Tô Lịch đổi là sông Lai Tô.
1408 - Mậu Tí
- Nghĩa quân của Trần Quý Khoáng đánh quân Minh ở vùng Từ Liêm, ngoại vi Đông Quan
1409 - Kỷ Sửu
- Hoàng Cự Liêm dấy binh chống Minh ở Quảng Oai (Ba Vì)
1410 - Canh Dần
- Lê Nhị ở Nam Oai, Lê Khang ở Thanh Đàm (Thanh Trì) nổi dậy chống giặc Minh.
1411 - Tân Mão
- Phạm Khảng nổi dậy ở vùng tây nam thành Đông Quan
1412 - Nhâm Thìn
- Lưu Bổng khởi nghĩa đánh Minh ở Quảng Oai (Ba Vì)
1419 - Kỷ Hợi
- Nhà Minh cho Đường Nghĩa sang phát sách. Bắt các trường phải học sách ngũ kinh, tứ thư, tính lý đại toàn, vi thiện âm chất, hiếu thuận sự thực. Thu tất cả các sách của ta từ đời Trần về trước đem về Kim Lăng (Trung Quốc)
1420 - Canh Tý
- Lộ Văn Luật dấy quân đánh Minh ở Thạch Thất.
1426 - Bính Ngọ
Tháng tám
- Lê Triện chỉ huy quân Lam Sơn áp sát thành Đông Quan.
Tướng Minh là Trần Trí ở trong thành phải đào hào, đắp lũy để cố thủ.
20 - 10 (hai mươi tháng chín)
- Chiến thắng cầu Nhân Mục (cống Mọc) lần thứ nhất.
Lê Triện bắt sống tướng giặc là Vi Lượng, chém chết hàng nghìn giặc.
5 - 11 (mồng sáu tháng mười)
- Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động ở ngoại vi thành Đông Quan.
Thượng Thư Trần Hiệp, nội quan Lý Lượng và 6 vạn quân Minh bị diệt. Tướng giặc Phương Chính phải vượt đò Cổ Sở (Hoài Đức) trốn chạy về Đông Quan.
- Lê Triện đánh thắng quân Mã Kỳ, Sơn Thọ ở cầu Ba La, truy kích địch đến cầu Nhân Mục và chiến thắng lần thứ hai tại đây.
Ta bắt sống 500 tên, diệt hàng ngàn tên, xác giặc ngổn ngang đến vài mươi dặm.
Thây giặc sau hai trận được vun lại chôn thành 7 gò Đống Thây ở thôn Chính Kinh (nay thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân).
6 - 11 (mồng bảy tháng mười)
- Chiến thắng quân Minh ở bến đò Cổ Sở (Bến Giá, Hoài Đức). Giặc rút chạy về cố thủ ở Đông Quan.
21 - 11 (hăm hai tháng mười)
- Đại quân của Lê Lợi, Nguyễn Trãi tiến đến đóng trại ở Phù Liệt (Đông Mỹ, Thanh Trì)
22 - 11 (hăm ba tháng mười)
- Tấn công cả 4 mặt thành Đông Quan, lửa sáng rực trời. Giặc Minh ở trong thành phá chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc súng đạn.
1427 - Đinh Mùi
Tháng Giêng
- Lê Lợi đóng bản doanh ở Bồ Đề, bờ bắc sông Hồng (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên), làm lầu cao chỉ huy cuộc vây hãm thành Đông Quan.
Lê Khả vây cửa Đông, Đinh Lễ vây cửa Nam
Lê Chưởng vây cửa tây, Lê Triện vây cửa Bắc.
- Vương Thông trí trá xin hòa để củng cố lực lượng, chờ viện binh.
- Mở khoa thi ở bến Bồ Đề với đầu đề “Hiểu dụ thành Đông Quan”.
Nguyễn Trãi chấm thi lấy đỗ 30 người. Đào Công Soạn đỗ đầu.
- Giặc Minh đóng ở thành Điêu Diêu (nay ở làng Gia Thượng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) xin đầu hàng.
4 - 3 (bẩy tháng hai)
- Lê Triện giao chiến với quân Minh do Phương Chính chỉ huy ở Cảo Động (Xuân La) gần hồ Tây và bị hy sinh.
16 - 3 (mười chín tháng hai)
- Quân Minh nống ra vùng Sa Đôi (Mễ Trì, Từ Liêm) bị quân ta chặn đánh.
1 - 4 (mồng tám tháng ba)
- Trong trận truy kích địch ở Mi Động (Mai Động), voi trận sa lầy, Đinh Lễ và Nguyễn Xí sa vào tay giặc.
Đinh Lễ hy sinh, còn Nguyễn Xí sau vượt thành, ra thoát.
Tháng tư
- Lê Lợi ban bố 10 điều hiến chương (kỷ luật) cho quân đội.
16 - 12 (hăm hai tháng một)
- Sau khi nghe tin viện binh bị đánh tan ở Chi Lăng - Xương Giang, tổng binh Vương Thông hoảng sợ xin hòa.
Lê Lợi cùng Vương Thông tổ chức hội thề ở phía nam thành Đông Quan.
Vương Thông thề rút hết quân về nước trong tháng chạp, từ nay từ bỏ xâm lược đối với nước ta.
23 - 12 (hăm chín tháng một)
- Lê Lợi tha 26.184 quan quân nhà Minh bị bắt, cho về nước
29-12 (mồng sáu tháng chạp)
- Quân Minh bắt đầu cuộc rút quân, được ta cấp ngựa, cấp thuyền, cho lương thực ăn đường.
1428 - Mậu Thân
3 - 1 (mười hai tháng chạp Đinh Mùi)
- Bọn Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi để về nước. Quân Minh rút hết khỏi nước ta sau 21 năm sang xâm lược.
Đầu tháng tư
- Lê Lợi từ dinh Bồ Đề vào Đông Quan giải phóng
Rằm tháng tư
- Lê Lợi lên ngôi, hiệu Thái Tổ, đặt lại kinh thành là Đông Đô, đặt tên nước là Đại Việt.
Hăm bốn tháng tư
- Ban bố “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi viết.
Tháng chạp
- Sửa điện Kính Thiên, xây điện Cần Chánh, Vạn Thọ.
- Đúc tiền “Thuận Thiên Nguyên Bảo”
1429 - Kỷ Dậu
Tháng giêng
- Cấm rượu và cờ bạc
- Lập nhà Quốc học cho con các quan văn võ từ thất phẩm trở lên vào học.
Quán Chiêu văn cho con các quan nhất, nhị phẩm, Cục Tú Lâm cho các con quan từ tam phẩm đến thất phẩm.
- Định phép chia ruộng, tránh giàu nghèo quá chênh lệch.
Tháng hai
- Thao diễn quân đội. Chia quân làm 5 phiên, để 1 phiên tại ngũ, còn cho 4 phiên về làm ruộng.
Tháng năm
- Thi Minh kinh. Nguyễn Thiên Túng đỗ đầu.
- Phan Phu Tiên, người làng Đông Ngạc (Từ Liêm) được bổ làm bác sĩ trường Quốc Từ Giám.
- Thi vũ kinh (lý thuyết nghề võ) cho quân nhân.
Tháng sáu
- Thi tăng đạo. Ai thông kinh điển được cấp tờ thiếp chứng nhận làm sư, còn thì phải hoàn tục
- Hạ chiếu cho tiến cử người hiền tài
- Giao sử thần biên chép “nhật lịch”, một thứ sử biên niên của triều đình.
1430 - Canh Tuất
- Đổi Đông Đô làm Đông Kinh. Sắp xếp lại các phường, từ 61 phường xuống còn 36 phường. Hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường.
Đứng đầu kinh thành là quan phủ doãn và thiếu doãn. Mỗi huyện có huyện úy. Phường có trưởng phường. Về trị an có 2 võ quan cao cấp là chánh, phó đề lĩnh.
1431- Tân Hợi
- Mở khoa thi hoành từ (văn chương lỗi lạc) ở hành cung Bồ Đề.
- Soạn xong sách “Lam Sơn thực lục” ghi chép truyện 10 năm chống quân Minh.
1432 - Nhâm Tí
- Phan Phu Tiên biên soạn sách “Bản thảo thực vật toản yếu”, giới thiệu 392 vị thuốc nam.
1433 - Quý Sửu
- Phan Phu Tiên biên soạn “Việt âm thi tập”
- Lập xong sổ hộ tịch.
5 - 10 (hăm hai tháng tám nhuận)
- Lê Lợi mất, thọ 49 tuổi, ở ngôi vua 6 năm.
20 - 10 (tám tháng chín)
- Thái tử Nguyên Long lên ngôi (tức Lê Thái Tông 1433-1442)
1434 - Giáp Dần
- Hội thề ở trường đua, trăm quan văn võ cắt tiết ngựa bạch làm lễ ăn thề. Nhà vua tới dự.
- Rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân đến Đông Kinh để cầu mưa.
- Quy định ngạch thuế dân.
- Sửa chữa chùa Báo Thiên.
1435 - Ất Mão
- Giảng tập võ nghệ ở sân rồng cho quân ngự tiền
- Đúc 6 quả bảo ấn
- Ban áo phẩm phục cho sư Huệ Hồng tu ở chùa Báo Thiên.
- Mở hội thi bơi ở bến Đông Tân. Vua đến xem.
- Vét sông Đông Ngàn.
- Nguyễn Trãi viết “Dư địa chí”
- Cho khắc in bộ sách “Tứ thư đại toàn”.
- Đặt lệ cấp giấy lộ dẫn (giấy đi đường)
1437- Đinh Tị
- Thẩm định lại nhã nhạc.
- Thi võ cho các tướng hiệu trong các quân vệ: bắn cung, phóng lao, dùng áo giáp và lá chắn.
- Sét đánh cửa Đông Thành.
- Vua làm xe loan, mũ cỏ. Nguyễn Vĩnh Tích làm thị ngự sử, người làng La Phù (Hoài Đức) thẳng thắn can ngăn.
1438 - Mậu Ngọ
- Tập trận thủy chiến
1439 - Kỷ Mùi
- Đặt quy thức về tiền đồng và đồ hàng tấm
+ Tiền đồng: 1 tiền là 60 đồng
+ Lụa: 1 tấm dài 30 thước, ngang 1 thước 5 tấc
+ Vải gai: 1 tấm dài 24 thước, ngang 1 thước 3 tấc
+ Vải bông: 1 tấm dài 22 thước (thước ta)
1440 - Canh Thân
- Nguyễn Trãi soạn Luật thư gồm 6 cuốn
1442 - Nhâm Tuất
- Thi đổi sách tuyển tiến sĩ. Nguyễn Trãi làm chánh chủ khảo lấy đỗ 33 người. (Nguyễn Trực, trạng nguyên; Nguyễn Như, bảng nhãn; Lương Nhữ Hộc, thám hoa).
- Bắt đầu dựng bia tiến sĩ.
Hai mươi tháng bẩy
- Thái tử Lê Tư Thành sinh ở điện Huy Văn (nay thuộc phường Văn Chương, quận Đống Đa).
Đầu tháng tám
- Lê Thái Tông 20 tuổi, chết ở vườn Lệ Chi. Thái tử Bang Cơ 2 tuổi lên ngôi, hiệu Nhân Tông (1442 - 1459)
19 - 9 mười sáu tháng tám
- Nguyễn Trãi bị kết án tru di ba họ.
1443 - Quý Hợi
- Động đất hai lần trong tháng 2 và tháng 5
1444 - Giáp Tí
- Động đất (tháng mười)
1445 - Ất Sửu
- Lụt to, kinh thành ngập sâu đến 3 thước nước.
1448 - Mậu Thìn
- Cấm nhân dân mặc áo quần màu vàng, đi hài, dùng đồ chạm rồng, vẽ phượng
1449 - Kỷ Tị
- Mùa xuân, biểu diễn nhã nhạc “Bình Ngô phá trận”
- Đào sông Bình Lỗ từ Lãnh Canh đến cầu Phù Lỗ (Sóc Sơn)
- Lập các đàn thờ thành hoàng kinh đô, thần gió, thần mây, thần sét ở Đông Kinh
- Quy định luật hộ: 14 điều về điền sản
1455 - Ất Hợi
- Quốc sử bác sĩ Phan Phu Tiên sửa lại bộ Việt sử chép từ năm 1225 đến 1427, gồm 10 quyển. Phan Phu Tiên người làng Đông Ngạc (Từ Liêm) đỗ Minh kinh khoa Kỷ Dậu (1429)
1456 - Bính Tí
Tháng một
- Có con hổ lọt vào thành đến chùa Diên Hựu, vua sai võ sĩ đâm chết.
1459 - Kỷ Mão
1-11 bẩy tháng mười
- Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân giết vua Lê Nhân Tông để tiếm ngôi
1460 - Canh Thìn
25 - 6 bẩy tháng sáu
- Nguyễn Xí và các đại thần trừ phản nghịch, truất Nghi Dân, bắt thắt cổ chết.
- Tôn Lê Tư Thành, con thứ 4 của vua Lê Thái Tông, lên ngôi, hiệu Thánh Tông (1460 - 1497)
- Quân và dân tình nguyện nộp thóc, được trao quan tước
- Định lệ 6 năm một lần làm sổ hộ
- Cấm người làm nghề bói rùa, bói cỏ thi
1461 - Tân Tị
- Cấm dân bỏ nghề nông đi buôn hay làm thợ thủ công
- Cấm dựng chùa quán mới
1462 - Nhâm Ngọ
- Vua trưng cầu lời nói thẳng
- Định tuổi về hưu cho các quan văn võ (60-65 tuổi)
1463 - Quý Mùi
- Mở khoa thi tiến sĩ. Hơn 4000 người dự thi. Lấy đỗ 44 người. Lương Thế Vinh đứng đầu. Từ đây định lệ 3 năm mở 1 khoa thi hội
1464 - Giáp Thân
- Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
- Bổ Nguyễn Anh Vũ, người con còn sót lại của Nguyễn Trãi làm tri châu
1465 - Ất Dậu
- Bắt đầu đặt 6 viện: Lại khoa, Hộ khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Công khoa. Sắp xếp lại tên quan.
- Ban bố phép tập trận đồ của quân thủy, quân bộ
- Sửa điện Kính Thiên. Dựng điện Càn Đức
- Sửa đổi phong tục: nhà có tang không được làm chay, ăn uống, bày trò hát xướng vui chơi
1466 - Bính Tuất
- Đặt kinh thành nằm trong phủ Trung Đô
- Bỏ viện, lập 6 bộ giữ việc chính trị trong nước
- Cho một nửa số quân về làm ruộng
1467 - Đinh Hợi
- Ban lệnh sưu tầm thơ văn của Nguyễn Trãi. Trần Khắc Kiệm thu thập trong 13 năm mới xong bộ “Ức Trai thi tập”
- Bắt đầu đặt chức bác sỹ chuyên dạy từng kinh của năm kinh (Ngũ kinh) cho học trò
- Tạc thềm đá ở điện Kính Thiên
1469 - Kỷ Sửu
- Đổi tên phủ là Phụng Thiên, quản hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức.
- Vẽ xong Hồng Đức thiên hạ bản đồ, xác định lãnh thổ, cương giới đất nước.
1470 - Canh Dần
- Lập bộ Đồng Văn luyện tập nhạc khí, bộ nhã nhạc dạy người ca hát, ty giáo phường quản lý âm nhạc dân gian
- Dựng đền Bích Câu.
- Quy định lệ về việc cưới, việc tang.
1474- Giáp Ngọ
- Đắp lại tường thành bị vỡ lở.
1475 - Ất Mùi
- Vỡ đê sông Tô Lịch
- Đặt chức quan hà đê và quan khuyến nông.
1477- Đinh Dậu
- Đắp lại thành Đại La
- Ban hành chính sách lộc điển và điền lộc.
1478 - Mậu Tuất
- Định nghi lễ về hôn nhân, giá thú.
1479 - Kỷ Hợi
- Ngô Sĩ Liên soạn xong bộ Đại Việt sử ký toàn thư gồm 15 quyển.
- Vua xem đánh cá ở hồ Tây.
1481 - Tân Sửu
- Đào hồ Hải Trì ở tây nam thành Tây, cạnh hồ dựng điện Giảng Võ.
- Quy định tịch điền ở Hồng Mai, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì).
- Lập đồn điền ở Thịnh Quang, Dịch Vọng, Quán La, Minh Tảo.
1483 - Quý Mão
- Mở rộng Văn Miếu. Dựng điện Đại Thành, xây 2 dải vũ, điện Canh Phục, nhà Thái Học, nhà Minh Luân, kho bí thư (sách).
- Biên soạn hai bộ sách:
+ Thân chinh ký sự, ghi việc đánh Chămpa và Ai Lao
+ Thiên Nam dư hạ tập, ghi chép chính sự nhà Lê
- Ban hành Luật Hồng Đức có hơn 700 điều, một công trình lập pháp lớn và quan trọng trong lịch sử pháp quyền ở nước ta. Còn gọi là “Lê triều hình luật”. Điểm tiến bộ là con gái có quyền hưởng gia tài như con trai, có quyền sở hữu tài sản, vợ có quyền li dị chồng nếu chồng bỏ vợ 5 tháng không đi lại, nếu đã có con thời hạn ấy là một năm.
1484 - Giáp Thìn
- Dựng đàn tiến nông thờ thần Nông và đài quan canh ở khu tịch điền Hồng Mai (Thanh Trì) để vua ngự xem dân làm ruộng.
Mười lăm tháng tám
- Cho dựng bia tiến sĩ từ khoa thi 1442 tại Văn Miếu.
- Xây tường bao quanh Văn Miếu - Quốc Tử Giám
1489 - Kỷ Dậu
- Sửa đắp thành dài rộng 8 dặm, đắp 8 tháng mới xong, dựng điện Thạch Thất, lập vườn Thượng Lâm để nuôi bách thú.
1491 - Tân Hợi
- Dựng đình Quảng Văn ở cửa Đại Hưng (Cửa Nam) để niêm yết các pháp lệnh, cáo thị.
- Vũ Quỳnh và Kiều Phú hiệu đính xong sách “Lĩnh Nam chích quái”
1495 - Ất Mão
- Lê Thánh Tông thành lập hội Tao Đàn, một câu lạc bộ thơ ca gồm 28 người. Nhà vua làm nguyên soái Tao Đàn, Đông Các đại học sĩ Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận làm phó nguyên soái.
1496 - Bính Thìn
- Vua đi Tây Kinh về, ban yến cho quần thần ở bãi Thuý Ái
1497 - Đinh Tỵ
3-3 (Ba mươi tháng giêng)
- Lê Thánh Tông mất ở điện Bảo Quang, thọ 56 tuổi, ở ngôi 38 năm.
9-3 (Sáu tháng hai)
- Thái tử Lê Tranh lên nối ngôi (tức Lê Hiến Tông 1497 - 1504).
- Sửa và xây thêm viên Đãi Lậu ở cửa Đại Hưng, làm chỗ cho các quan đợi vào triều .
1499 - Kỷ Mùi
- Dương Trực Nguyên được bổ làm phủ doãn phủ Phụng Thiên.
- Ban hành 24 điều huấn về phong tục.
1500 - Canh Thân
- Xây lại tường thành phía đông.
1501 - Tân Dậu
- Lương Thế Vinh viết “Hí Trường phả lục”, tác phẩm lý luận đầu tiên về kịch hát cổ truyền.
1503 - Quý Hợi
- Đắp đê sông Tô Lịch, cắm cừ Yên Phúc.
- Núi Tản Viên lở
1504 - Giáp Tý
Tháng năm
- Lê Hiến Tông mất ở điện Đồ Trị, thọ 44 tuổi.
Tháng sáu
- Thái tử Lê Thuần lên ngôi (tức Lê Túc Tông 1504)
1505 - Ất Sửu
Tháng Chạp Giáp Tý
- Lê Túc Tông mất, ở ngôi một năm, thọ 17 tuổi
Anh vua là Lê Tuấn lên ngôi (tức Lê Uy Mục, 1505 - 1510)
1506 - Bính Dần
- Thi khảo quân và dân về môn viết chữ và tính toán ở sân điện Giảng Võ. Hơn ba vạn người thi, 1519 người trúng tuyển, trong đó có 144 người giỏi, 25 người rất giỏi được sung vào Hoa Văn học sinh.
1509 - Kỷ Tỵ
- Dựng đền thờ Cao Sơn ở đền Kim Liên (nay ở số nhà 148 phố Kim Hoa)
- Lê Tương Dực từ Thanh Hóa đem quân ra kinh thành đánh Lê Uy Mục.
Hoàng hậu Trần Thị trốn vào phường Hồng Mai rồi tự tử chết. Lê Uy Mục bị
bắt ở phường Nhật Chiêu (Nhật Tân).
1510 - Canh Ngọ
- Lê Tương Dực tự lên làm vua (1510 – 1516).
- Đặt chức đề lãnh ở bốn cửa thành.
- Nguyễn Khắc Hài nổi loạn, bị giết chết ở phường Đông Hà.
1511 - Tân Mùi
- Tổng tài quốc sử quán Vũ Quỳnh biên soạn xong bộ Đại Việt thông giám từ đời Hồng Bàng đến Lê Thái Tổ, gồm 26 quyển.
- Soạn sách “Trị bình bảo phạm” (khuôn phép quý báu về việc trị bình), gồm 50 điều, ban hành ra cả nước.
- Định thế lệ thuế vàng, bạc.
- Sửa lại điện Sùng Nho, xây hai nhà bia ở Văn Miếu
1512 - Nhâm Thân
- Lê Tương Dực sai Vũ Như Tô xây đài Cửu Trùng, trước mặt đào hồ thông với sông Tô Lịch để vua ngự thuyền Thiện Quang rong chơi. Quân dân bị huy động đến làm, bị dịch bệnh chết nhiều.
- Thân Duy Nhạc, một tướng vệ quân cẩm y nổi lên chống vua Tương Dực ở Đông Ngàn - Gia Lâm.
1513 - Quý Dậu
- Vỡ đê ở phường An Hoa (Yên Phụ) nước chảy thông sang hồ Tây
1514 - Giáp Tuất
- Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (trượng = 3,6m) bao cả điện Tường Quang.
- Quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa. Đắp tường Hoàng thành từ đông nam đến tây bắc chặn ngang sông Tô Lịch, dưới mở cống bằng gạch đá, dùng sắt chắn suốt bề ngang.
- Tương Dực đóng thuyền chiến, sai cung nữ cởi trần, chèo thuyền cùng vua vui chơi ở hồ Tây.
Mở khoa thi tiến sĩ. 5.700 người thi, lấy đỗ 43 người. Nguyễn Đức Lượng đỗ đầu.
1515 - Ất Hợi
- Vua ngự xem tập trận ở Định Công (Thanh Trì)
1516 - Bính Tý
Tháng Tư
- Trần Cảo nổi loạn kéo quân đến bến Bồ Đề uy hiếp Đông Kinh.
- Quận công Trịnh Duy Sản hợp quân tại bến Thái Cực (Hàng Đào) đem 3000 quân xông vào Hoàng thành gặp vua Tương Dực ở hồ Chu Tước gần cửa Thái Học phường Bích Câu, bèn giết đi.
- Nguyễn Hoằng Dục được lệnh đem quân đánh Trần Cao, thấy thế đem quân từ bến Bồ Đề đem quân sang kinh thành đốt phá, chém chết Vũ Như Tô ở đài Cửu Trùng đang xây dở.
- Lê Y được lập làm vua tức Lê Chiêu Tông (1516 – 1522), kinh thành tan nát, triều đình đưa vua vào Tây Kinh (Thanh Hóa). Nhân dân rối loạn, tha hồ vơ vét vàng bạc, của cải ở các cung điện, kho tàng.
- Trần Cảo vượt sông Hồng vào chiếm Đông Kinh, tự xưng là Thiên Ứng vương. Trần Chân, con nuôi Duy Sản, người làng La Khê, huy động được vài nghìn tráng sĩ đến đóng ở chợ Hàng Hoa (Ngọc Hà) để đánh Cảo.
- Vua lấy quân từ Tây Kinh ra đánh Cảo, được các quan cũ kéo quân các nơi về tiếp ứng vây cửa Đại Hưng. Cảo lên lầu phất cờ, bắn súng chống cự. Các cánh quân khác của vua đến nơi vây Cảo bốn mặt thành. Trần Cảo mở cửa thành chạy trốn. Vua từ Thanh Đàm (Thanh Trì) vào thành, đồ đảng Trần Cảo là Phan Ất bị bắt đưa về chém ở phường Đông Hà.
1517 - Đinh Sửu
- Bọn Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy, hiềm khích đánh lẫn nhau ở phường Khúc Phố - Phục Cổ.
1518 - Mậu Dần
- Hoàng Duy Nhạc, Nguyễn Kính, Nguyễn Á nổi lên chống Lê Chiêu Tông, xông vào cửa Đại Hưng, đánh phá kinh thành, nhà vua phải chạy sang Gia Lâm vào ở làng Dương Quang.
- Mạc Đăng Dung đưa vua về Bồ Đề, rồi chuyển đến làng Bảo Châu (nay là Tứ Liên, quận Tây Hồ), cuối năm vua lại trở về Gia Lâm ở làng Xuân Đỗ.
1519 - Kỷ Mão
- Lê Chiêu Tông đem quân đến Bồ Đề. Trịnh Tuy làm cầu phao tiến quân sang khiêu chiến, quan quân phá đứt được cầu phao, Tuy thua phải rút quân về Yên Lãng chạy trốn, kinh thành chìm trong loạn lạc.
1520 - Canh Thìn
- Mạc Đăng Dung lộng quyền. Chiêu Tông rút ra ở Nhân Mục và Hạ Yên Quyết (Từ Liêm) lập hành điện ở phía tây kinh thành.
1522 - Nhâm Ngọ
- Lê Khắc Cương và Lê Bá Hiếu nổi loạn ở Đông Ngàn và Gia Lâm. Mạc Đăng Dung đưa hoàng đệ Lê Xuân lên làm vua (tức Lê Cung Hoàng, 1522 - 1527)
1527 - Đinh Hợi
Mười tám tháng chạp Bính Tuất
- Mạc Đăng Dung giết Lê Chiêu Tông ở phường Đông Hà.
12-7 rằm tháng sáu Đinh Hợi.
- Mạc Đăng Dung xưng vua (1524 - 1530), bắt Lê Cung Hoàng phải tự tử chết. Đến năm 1530, Đăng Dung truyền ngôi cho con trai Bùi Xương Trạch, người làng Thịnh Liệt (Thanh Trì) đỗ bảng nhãn.
Nhà văn Giang Quân
(Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Năm tháng và sự việc)
Sưu tầm
Từ 1901 trở đi chỉ dùng ngày dương lịch, khi cần mới chú thích ngày âm lịch trong ngoặc đơn. Tháng âm lịch theo thứ tự: tháng giêng, hai… cho đến tháng một, chạp, theo cách gọi cổ truyền.
1400 - Canh Thìn
Tháng hai
- Truất Trần Thiếu Đế, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.
Tháng tám
- Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh, được bổ nhiệm làm quan trong ngự sử đài.
Thành nhà Hồ - ảnh: internet |
- Ban hành chính sách hạn nô, quy định số nô tì cho từng loại quan.
- Quy định quan chế và hình luật.
- Lập sổ hộ: từ 2 tuổi trở lên đều phải ghi vào sổ.
1404 - Giáp Thân
- Hồ Hán Thương sửa đổi lối thi cử, ngoài 4 môn văn, sử, triết, chính trị, còn phải thi qua môn toán và môn chữ viết.
1405 - Ất Dậu
- Tuyển thợ chế tạo vũ khí, đúc súng đạn.
- Cấm nấu rượu.
- Đắp thành Đa Bang ở xã Cổ Pháp (Phong Vân, Ba Vì)
1406 - Bính Tuất
- Đánh tan quân Minh, đưa tên Việt gian Trần Thiên Bình về nước. Bắt Thiên Bình đưa về Đông Đô rồi chém đầu.
1407 - Đinh Hợi
20-1 mười hai tháng chạp Bính Tuất
- Quân Minh đánh chiếm được thành Đa Bang (Ba Vì)
22-1 mười bốn tháng chạp Bính Tuất
- Quân Minh vào chiếm được thành Đông Đô, cướp của, bắt con gái, hoạn con trai, thu tiền đồng mang về nước.
Tháng sáu
- Nhà Minh đổi nước ta thành quận Giao Chỉ. Thành Đông Đô đổi là Đông Quan. Sông Tô Lịch đổi là sông Lai Tô.
1408 - Mậu Tí
- Nghĩa quân của Trần Quý Khoáng đánh quân Minh ở vùng Từ Liêm, ngoại vi Đông Quan
1409 - Kỷ Sửu
- Hoàng Cự Liêm dấy binh chống Minh ở Quảng Oai (Ba Vì)
1410 - Canh Dần
- Lê Nhị ở Nam Oai, Lê Khang ở Thanh Đàm (Thanh Trì) nổi dậy chống giặc Minh.
1411 - Tân Mão
- Phạm Khảng nổi dậy ở vùng tây nam thành Đông Quan
1412 - Nhâm Thìn
- Lưu Bổng khởi nghĩa đánh Minh ở Quảng Oai (Ba Vì)
1419 - Kỷ Hợi
- Nhà Minh cho Đường Nghĩa sang phát sách. Bắt các trường phải học sách ngũ kinh, tứ thư, tính lý đại toàn, vi thiện âm chất, hiếu thuận sự thực. Thu tất cả các sách của ta từ đời Trần về trước đem về Kim Lăng (Trung Quốc)
1420 - Canh Tý
- Lộ Văn Luật dấy quân đánh Minh ở Thạch Thất.
1426 - Bính Ngọ
Tháng tám
- Lê Triện chỉ huy quân Lam Sơn áp sát thành Đông Quan.
Tướng Minh là Trần Trí ở trong thành phải đào hào, đắp lũy để cố thủ.
20 - 10 (hai mươi tháng chín)
- Chiến thắng cầu Nhân Mục (cống Mọc) lần thứ nhất.
Lê Triện bắt sống tướng giặc là Vi Lượng, chém chết hàng nghìn giặc.
5 - 11 (mồng sáu tháng mười)
- Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động ở ngoại vi thành Đông Quan.
Thượng Thư Trần Hiệp, nội quan Lý Lượng và 6 vạn quân Minh bị diệt. Tướng giặc Phương Chính phải vượt đò Cổ Sở (Hoài Đức) trốn chạy về Đông Quan.
- Lê Triện đánh thắng quân Mã Kỳ, Sơn Thọ ở cầu Ba La, truy kích địch đến cầu Nhân Mục và chiến thắng lần thứ hai tại đây.
Ta bắt sống 500 tên, diệt hàng ngàn tên, xác giặc ngổn ngang đến vài mươi dặm.
Thây giặc sau hai trận được vun lại chôn thành 7 gò Đống Thây ở thôn Chính Kinh (nay thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân).
Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) - ảnh: tư liệu |
- Chiến thắng quân Minh ở bến đò Cổ Sở (Bến Giá, Hoài Đức). Giặc rút chạy về cố thủ ở Đông Quan.
21 - 11 (hăm hai tháng mười)
- Đại quân của Lê Lợi, Nguyễn Trãi tiến đến đóng trại ở Phù Liệt (Đông Mỹ, Thanh Trì)
22 - 11 (hăm ba tháng mười)
- Tấn công cả 4 mặt thành Đông Quan, lửa sáng rực trời. Giặc Minh ở trong thành phá chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc súng đạn.
1427 - Đinh Mùi
Tháng Giêng
- Lê Lợi đóng bản doanh ở Bồ Đề, bờ bắc sông Hồng (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên), làm lầu cao chỉ huy cuộc vây hãm thành Đông Quan.
Lê Khả vây cửa Đông, Đinh Lễ vây cửa Nam
Lê Chưởng vây cửa tây, Lê Triện vây cửa Bắc.
Chùa Bồ Đề xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan - ảnh: tư liệu |
- Mở khoa thi ở bến Bồ Đề với đầu đề “Hiểu dụ thành Đông Quan”.
Nguyễn Trãi chấm thi lấy đỗ 30 người. Đào Công Soạn đỗ đầu.
- Giặc Minh đóng ở thành Điêu Diêu (nay ở làng Gia Thượng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) xin đầu hàng.
4 - 3 (bẩy tháng hai)
- Lê Triện giao chiến với quân Minh do Phương Chính chỉ huy ở Cảo Động (Xuân La) gần hồ Tây và bị hy sinh.
16 - 3 (mười chín tháng hai)
- Quân Minh nống ra vùng Sa Đôi (Mễ Trì, Từ Liêm) bị quân ta chặn đánh.
1 - 4 (mồng tám tháng ba)
- Trong trận truy kích địch ở Mi Động (Mai Động), voi trận sa lầy, Đinh Lễ và Nguyễn Xí sa vào tay giặc.
Đinh Lễ hy sinh, còn Nguyễn Xí sau vượt thành, ra thoát.
Tháng tư
- Lê Lợi ban bố 10 điều hiến chương (kỷ luật) cho quân đội.
16 - 12 (hăm hai tháng một)
- Sau khi nghe tin viện binh bị đánh tan ở Chi Lăng - Xương Giang, tổng binh Vương Thông hoảng sợ xin hòa.
Lê Lợi cùng Vương Thông tổ chức hội thề ở phía nam thành Đông Quan.
Vương Thông thề rút hết quân về nước trong tháng chạp, từ nay từ bỏ xâm lược đối với nước ta.
23 - 12 (hăm chín tháng một)
- Lê Lợi tha 26.184 quan quân nhà Minh bị bắt, cho về nước
29-12 (mồng sáu tháng chạp)
- Quân Minh bắt đầu cuộc rút quân, được ta cấp ngựa, cấp thuyền, cho lương thực ăn đường.
1428 - Mậu Thân
3 - 1 (mười hai tháng chạp Đinh Mùi)
- Bọn Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi để về nước. Quân Minh rút hết khỏi nước ta sau 21 năm sang xâm lược.
Đầu tháng tư
- Lê Lợi từ dinh Bồ Đề vào Đông Quan giải phóng
Rằm tháng tư
- Lê Lợi lên ngôi, hiệu Thái Tổ, đặt lại kinh thành là Đông Đô, đặt tên nước là Đại Việt.
Hăm bốn tháng tư
- Ban bố “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi viết.
Tháng chạp
- Sửa điện Kính Thiên, xây điện Cần Chánh, Vạn Thọ.
- Đúc tiền “Thuận Thiên Nguyên Bảo”
Tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo - ảnh: internet |
Tháng giêng
- Cấm rượu và cờ bạc
- Lập nhà Quốc học cho con các quan văn võ từ thất phẩm trở lên vào học.
Quán Chiêu văn cho con các quan nhất, nhị phẩm, Cục Tú Lâm cho các con quan từ tam phẩm đến thất phẩm.
- Định phép chia ruộng, tránh giàu nghèo quá chênh lệch.
Tháng hai
- Thao diễn quân đội. Chia quân làm 5 phiên, để 1 phiên tại ngũ, còn cho 4 phiên về làm ruộng.
Tháng năm
- Thi Minh kinh. Nguyễn Thiên Túng đỗ đầu.
- Phan Phu Tiên, người làng Đông Ngạc (Từ Liêm) được bổ làm bác sĩ trường Quốc Từ Giám.
- Thi vũ kinh (lý thuyết nghề võ) cho quân nhân.
Tháng sáu
- Thi tăng đạo. Ai thông kinh điển được cấp tờ thiếp chứng nhận làm sư, còn thì phải hoàn tục
- Hạ chiếu cho tiến cử người hiền tài
- Giao sử thần biên chép “nhật lịch”, một thứ sử biên niên của triều đình.
1430 - Canh Tuất
- Đổi Đông Đô làm Đông Kinh. Sắp xếp lại các phường, từ 61 phường xuống còn 36 phường. Hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường.
Đứng đầu kinh thành là quan phủ doãn và thiếu doãn. Mỗi huyện có huyện úy. Phường có trưởng phường. Về trị an có 2 võ quan cao cấp là chánh, phó đề lĩnh.
1431- Tân Hợi
- Mở khoa thi hoành từ (văn chương lỗi lạc) ở hành cung Bồ Đề.
- Soạn xong sách “Lam Sơn thực lục” ghi chép truyện 10 năm chống quân Minh.
1432 - Nhâm Tí
- Phan Phu Tiên biên soạn sách “Bản thảo thực vật toản yếu”, giới thiệu 392 vị thuốc nam.
1433 - Quý Sửu
- Phan Phu Tiên biên soạn “Việt âm thi tập”
- Lập xong sổ hộ tịch.
5 - 10 (hăm hai tháng tám nhuận)
- Lê Lợi mất, thọ 49 tuổi, ở ngôi vua 6 năm.
20 - 10 (tám tháng chín)
- Thái tử Nguyên Long lên ngôi (tức Lê Thái Tông 1433-1442)
1434 - Giáp Dần
- Hội thề ở trường đua, trăm quan văn võ cắt tiết ngựa bạch làm lễ ăn thề. Nhà vua tới dự.
- Rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân đến Đông Kinh để cầu mưa.
- Quy định ngạch thuế dân.
- Sửa chữa chùa Báo Thiên.
1435 - Ất Mão
- Giảng tập võ nghệ ở sân rồng cho quân ngự tiền
- Đúc 6 quả bảo ấn
- Ban áo phẩm phục cho sư Huệ Hồng tu ở chùa Báo Thiên.
- Mở hội thi bơi ở bến Đông Tân. Vua đến xem.
- Vét sông Đông Ngàn.
- Nguyễn Trãi viết “Dư địa chí”
- Cho khắc in bộ sách “Tứ thư đại toàn”.
- Đặt lệ cấp giấy lộ dẫn (giấy đi đường)
1437- Đinh Tị
- Thẩm định lại nhã nhạc.
- Thi võ cho các tướng hiệu trong các quân vệ: bắn cung, phóng lao, dùng áo giáp và lá chắn.
- Sét đánh cửa Đông Thành.
- Vua làm xe loan, mũ cỏ. Nguyễn Vĩnh Tích làm thị ngự sử, người làng La Phù (Hoài Đức) thẳng thắn can ngăn.
1438 - Mậu Ngọ
- Tập trận thủy chiến
1439 - Kỷ Mùi
- Đặt quy thức về tiền đồng và đồ hàng tấm
+ Tiền đồng: 1 tiền là 60 đồng
+ Lụa: 1 tấm dài 30 thước, ngang 1 thước 5 tấc
+ Vải gai: 1 tấm dài 24 thước, ngang 1 thước 3 tấc
+ Vải bông: 1 tấm dài 22 thước (thước ta)
1440 - Canh Thân
- Nguyễn Trãi soạn Luật thư gồm 6 cuốn
1442 - Nhâm Tuất
- Thi đổi sách tuyển tiến sĩ. Nguyễn Trãi làm chánh chủ khảo lấy đỗ 33 người. (Nguyễn Trực, trạng nguyên; Nguyễn Như, bảng nhãn; Lương Nhữ Hộc, thám hoa).
- Bắt đầu dựng bia tiến sĩ.
Hai mươi tháng bẩy
- Thái tử Lê Tư Thành sinh ở điện Huy Văn (nay thuộc phường Văn Chương, quận Đống Đa).
Đầu tháng tám
- Lê Thái Tông 20 tuổi, chết ở vườn Lệ Chi. Thái tử Bang Cơ 2 tuổi lên ngôi, hiệu Nhân Tông (1442 - 1459)
19 - 9 mười sáu tháng tám
- Nguyễn Trãi bị kết án tru di ba họ.
1443 - Quý Hợi
- Động đất hai lần trong tháng 2 và tháng 5
1444 - Giáp Tí
- Động đất (tháng mười)
1445 - Ất Sửu
- Lụt to, kinh thành ngập sâu đến 3 thước nước.
1448 - Mậu Thìn
- Cấm nhân dân mặc áo quần màu vàng, đi hài, dùng đồ chạm rồng, vẽ phượng
1449 - Kỷ Tị
- Mùa xuân, biểu diễn nhã nhạc “Bình Ngô phá trận”
- Đào sông Bình Lỗ từ Lãnh Canh đến cầu Phù Lỗ (Sóc Sơn)
- Lập các đàn thờ thành hoàng kinh đô, thần gió, thần mây, thần sét ở Đông Kinh
- Quy định luật hộ: 14 điều về điền sản
1455 - Ất Hợi
- Quốc sử bác sĩ Phan Phu Tiên sửa lại bộ Việt sử chép từ năm 1225 đến 1427, gồm 10 quyển. Phan Phu Tiên người làng Đông Ngạc (Từ Liêm) đỗ Minh kinh khoa Kỷ Dậu (1429)
1456 - Bính Tí
Tháng một
- Có con hổ lọt vào thành đến chùa Diên Hựu, vua sai võ sĩ đâm chết.
1459 - Kỷ Mão
1-11 bẩy tháng mười
- Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân giết vua Lê Nhân Tông để tiếm ngôi
1460 - Canh Thìn
25 - 6 bẩy tháng sáu
- Nguyễn Xí và các đại thần trừ phản nghịch, truất Nghi Dân, bắt thắt cổ chết.
- Tôn Lê Tư Thành, con thứ 4 của vua Lê Thái Tông, lên ngôi, hiệu Thánh Tông (1460 - 1497)
- Quân và dân tình nguyện nộp thóc, được trao quan tước
- Định lệ 6 năm một lần làm sổ hộ
- Cấm người làm nghề bói rùa, bói cỏ thi
1461 - Tân Tị
- Cấm dân bỏ nghề nông đi buôn hay làm thợ thủ công
- Cấm dựng chùa quán mới
1462 - Nhâm Ngọ
- Vua trưng cầu lời nói thẳng
- Định tuổi về hưu cho các quan văn võ (60-65 tuổi)
1463 - Quý Mùi
- Mở khoa thi tiến sĩ. Hơn 4000 người dự thi. Lấy đỗ 44 người. Lương Thế Vinh đứng đầu. Từ đây định lệ 3 năm mở 1 khoa thi hội
1464 - Giáp Thân
- Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
- Bổ Nguyễn Anh Vũ, người con còn sót lại của Nguyễn Trãi làm tri châu
1465 - Ất Dậu
- Bắt đầu đặt 6 viện: Lại khoa, Hộ khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Công khoa. Sắp xếp lại tên quan.
- Ban bố phép tập trận đồ của quân thủy, quân bộ
- Sửa điện Kính Thiên. Dựng điện Càn Đức
- Sửa đổi phong tục: nhà có tang không được làm chay, ăn uống, bày trò hát xướng vui chơi
1466 - Bính Tuất
- Đặt kinh thành nằm trong phủ Trung Đô
- Bỏ viện, lập 6 bộ giữ việc chính trị trong nước
- Cho một nửa số quân về làm ruộng
1467 - Đinh Hợi
- Ban lệnh sưu tầm thơ văn của Nguyễn Trãi. Trần Khắc Kiệm thu thập trong 13 năm mới xong bộ “Ức Trai thi tập”
- Bắt đầu đặt chức bác sỹ chuyên dạy từng kinh của năm kinh (Ngũ kinh) cho học trò
- Tạc thềm đá ở điện Kính Thiên
1469 - Kỷ Sửu
- Đổi tên phủ là Phụng Thiên, quản hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức.
- Vẽ xong Hồng Đức thiên hạ bản đồ, xác định lãnh thổ, cương giới đất nước.
1470 - Canh Dần
- Lập bộ Đồng Văn luyện tập nhạc khí, bộ nhã nhạc dạy người ca hát, ty giáo phường quản lý âm nhạc dân gian
- Dựng đền Bích Câu.
Đền Bích Câu - ảnh: baodatviet.vn |
1474- Giáp Ngọ
- Đắp lại tường thành bị vỡ lở.
1475 - Ất Mùi
- Vỡ đê sông Tô Lịch
- Đặt chức quan hà đê và quan khuyến nông.
1477- Đinh Dậu
- Đắp lại thành Đại La
- Ban hành chính sách lộc điển và điền lộc.
1478 - Mậu Tuất
- Định nghi lễ về hôn nhân, giá thú.
1479 - Kỷ Hợi
- Ngô Sĩ Liên soạn xong bộ Đại Việt sử ký toàn thư gồm 15 quyển.
Bìa sách Đại Việt sử ký toàn thư - ảnh: internet |
1481 - Tân Sửu
- Đào hồ Hải Trì ở tây nam thành Tây, cạnh hồ dựng điện Giảng Võ.
- Quy định tịch điền ở Hồng Mai, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì).
- Lập đồn điền ở Thịnh Quang, Dịch Vọng, Quán La, Minh Tảo.
1483 - Quý Mão
- Mở rộng Văn Miếu. Dựng điện Đại Thành, xây 2 dải vũ, điện Canh Phục, nhà Thái Học, nhà Minh Luân, kho bí thư (sách).
Nhà Thái Học - ảnh: internet |
+ Thân chinh ký sự, ghi việc đánh Chămpa và Ai Lao
+ Thiên Nam dư hạ tập, ghi chép chính sự nhà Lê
- Ban hành Luật Hồng Đức có hơn 700 điều, một công trình lập pháp lớn và quan trọng trong lịch sử pháp quyền ở nước ta. Còn gọi là “Lê triều hình luật”. Điểm tiến bộ là con gái có quyền hưởng gia tài như con trai, có quyền sở hữu tài sản, vợ có quyền li dị chồng nếu chồng bỏ vợ 5 tháng không đi lại, nếu đã có con thời hạn ấy là một năm.
1484 - Giáp Thìn
- Dựng đàn tiến nông thờ thần Nông và đài quan canh ở khu tịch điền Hồng Mai (Thanh Trì) để vua ngự xem dân làm ruộng.
Mười lăm tháng tám
- Cho dựng bia tiến sĩ từ khoa thi 1442 tại Văn Miếu.
- Xây tường bao quanh Văn Miếu - Quốc Tử Giám
1489 - Kỷ Dậu
- Sửa đắp thành dài rộng 8 dặm, đắp 8 tháng mới xong, dựng điện Thạch Thất, lập vườn Thượng Lâm để nuôi bách thú.
1491 - Tân Hợi
- Dựng đình Quảng Văn ở cửa Đại Hưng (Cửa Nam) để niêm yết các pháp lệnh, cáo thị.
- Vũ Quỳnh và Kiều Phú hiệu đính xong sách “Lĩnh Nam chích quái”
1495 - Ất Mão
- Lê Thánh Tông thành lập hội Tao Đàn, một câu lạc bộ thơ ca gồm 28 người. Nhà vua làm nguyên soái Tao Đàn, Đông Các đại học sĩ Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận làm phó nguyên soái.
1496 - Bính Thìn
- Vua đi Tây Kinh về, ban yến cho quần thần ở bãi Thuý Ái
1497 - Đinh Tỵ
3-3 (Ba mươi tháng giêng)
- Lê Thánh Tông mất ở điện Bảo Quang, thọ 56 tuổi, ở ngôi 38 năm.
9-3 (Sáu tháng hai)
- Thái tử Lê Tranh lên nối ngôi (tức Lê Hiến Tông 1497 - 1504).
- Sửa và xây thêm viên Đãi Lậu ở cửa Đại Hưng, làm chỗ cho các quan đợi vào triều .
1499 - Kỷ Mùi
- Dương Trực Nguyên được bổ làm phủ doãn phủ Phụng Thiên.
- Ban hành 24 điều huấn về phong tục.
1500 - Canh Thân
- Xây lại tường thành phía đông.
1501 - Tân Dậu
- Lương Thế Vinh viết “Hí Trường phả lục”, tác phẩm lý luận đầu tiên về kịch hát cổ truyền.
Lăng mộ trạng nguyên Lương Thế Vinh - ảnh: internet |
- Đắp đê sông Tô Lịch, cắm cừ Yên Phúc.
- Núi Tản Viên lở
1504 - Giáp Tý
Tháng năm
- Lê Hiến Tông mất ở điện Đồ Trị, thọ 44 tuổi.
Tháng sáu
- Thái tử Lê Thuần lên ngôi (tức Lê Túc Tông 1504)
1505 - Ất Sửu
Tháng Chạp Giáp Tý
- Lê Túc Tông mất, ở ngôi một năm, thọ 17 tuổi
Anh vua là Lê Tuấn lên ngôi (tức Lê Uy Mục, 1505 - 1510)
1506 - Bính Dần
- Thi khảo quân và dân về môn viết chữ và tính toán ở sân điện Giảng Võ. Hơn ba vạn người thi, 1519 người trúng tuyển, trong đó có 144 người giỏi, 25 người rất giỏi được sung vào Hoa Văn học sinh.
1509 - Kỷ Tỵ
- Dựng đền thờ Cao Sơn ở đền Kim Liên (nay ở số nhà 148 phố Kim Hoa)
Đền Kim Liên - ảnh: internet |
1510 - Canh Ngọ
- Lê Tương Dực tự lên làm vua (1510 – 1516).
- Đặt chức đề lãnh ở bốn cửa thành.
- Nguyễn Khắc Hài nổi loạn, bị giết chết ở phường Đông Hà.
1511 - Tân Mùi
- Tổng tài quốc sử quán Vũ Quỳnh biên soạn xong bộ Đại Việt thông giám từ đời Hồng Bàng đến Lê Thái Tổ, gồm 26 quyển.
- Soạn sách “Trị bình bảo phạm” (khuôn phép quý báu về việc trị bình), gồm 50 điều, ban hành ra cả nước.
- Định thế lệ thuế vàng, bạc.
- Sửa lại điện Sùng Nho, xây hai nhà bia ở Văn Miếu
1512 - Nhâm Thân
- Lê Tương Dực sai Vũ Như Tô xây đài Cửu Trùng, trước mặt đào hồ thông với sông Tô Lịch để vua ngự thuyền Thiện Quang rong chơi. Quân dân bị huy động đến làm, bị dịch bệnh chết nhiều.
- Thân Duy Nhạc, một tướng vệ quân cẩm y nổi lên chống vua Tương Dực ở Đông Ngàn - Gia Lâm.
1513 - Quý Dậu
- Vỡ đê ở phường An Hoa (Yên Phụ) nước chảy thông sang hồ Tây
1514 - Giáp Tuất
- Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (trượng = 3,6m) bao cả điện Tường Quang.
- Quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa. Đắp tường Hoàng thành từ đông nam đến tây bắc chặn ngang sông Tô Lịch, dưới mở cống bằng gạch đá, dùng sắt chắn suốt bề ngang.
- Tương Dực đóng thuyền chiến, sai cung nữ cởi trần, chèo thuyền cùng vua vui chơi ở hồ Tây.
Mở khoa thi tiến sĩ. 5.700 người thi, lấy đỗ 43 người. Nguyễn Đức Lượng đỗ đầu.
1515 - Ất Hợi
- Vua ngự xem tập trận ở Định Công (Thanh Trì)
1516 - Bính Tý
Tháng Tư
- Trần Cảo nổi loạn kéo quân đến bến Bồ Đề uy hiếp Đông Kinh.
- Quận công Trịnh Duy Sản hợp quân tại bến Thái Cực (Hàng Đào) đem 3000 quân xông vào Hoàng thành gặp vua Tương Dực ở hồ Chu Tước gần cửa Thái Học phường Bích Câu, bèn giết đi.
- Nguyễn Hoằng Dục được lệnh đem quân đánh Trần Cao, thấy thế đem quân từ bến Bồ Đề đem quân sang kinh thành đốt phá, chém chết Vũ Như Tô ở đài Cửu Trùng đang xây dở.
- Lê Y được lập làm vua tức Lê Chiêu Tông (1516 – 1522), kinh thành tan nát, triều đình đưa vua vào Tây Kinh (Thanh Hóa). Nhân dân rối loạn, tha hồ vơ vét vàng bạc, của cải ở các cung điện, kho tàng.
- Trần Cảo vượt sông Hồng vào chiếm Đông Kinh, tự xưng là Thiên Ứng vương. Trần Chân, con nuôi Duy Sản, người làng La Khê, huy động được vài nghìn tráng sĩ đến đóng ở chợ Hàng Hoa (Ngọc Hà) để đánh Cảo.
- Vua lấy quân từ Tây Kinh ra đánh Cảo, được các quan cũ kéo quân các nơi về tiếp ứng vây cửa Đại Hưng. Cảo lên lầu phất cờ, bắn súng chống cự. Các cánh quân khác của vua đến nơi vây Cảo bốn mặt thành. Trần Cảo mở cửa thành chạy trốn. Vua từ Thanh Đàm (Thanh Trì) vào thành, đồ đảng Trần Cảo là Phan Ất bị bắt đưa về chém ở phường Đông Hà.
1517 - Đinh Sửu
- Bọn Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy, hiềm khích đánh lẫn nhau ở phường Khúc Phố - Phục Cổ.
1518 - Mậu Dần
- Hoàng Duy Nhạc, Nguyễn Kính, Nguyễn Á nổi lên chống Lê Chiêu Tông, xông vào cửa Đại Hưng, đánh phá kinh thành, nhà vua phải chạy sang Gia Lâm vào ở làng Dương Quang.
- Mạc Đăng Dung đưa vua về Bồ Đề, rồi chuyển đến làng Bảo Châu (nay là Tứ Liên, quận Tây Hồ), cuối năm vua lại trở về Gia Lâm ở làng Xuân Đỗ.
1519 - Kỷ Mão
- Lê Chiêu Tông đem quân đến Bồ Đề. Trịnh Tuy làm cầu phao tiến quân sang khiêu chiến, quan quân phá đứt được cầu phao, Tuy thua phải rút quân về Yên Lãng chạy trốn, kinh thành chìm trong loạn lạc.
1520 - Canh Thìn
- Mạc Đăng Dung lộng quyền. Chiêu Tông rút ra ở Nhân Mục và Hạ Yên Quyết (Từ Liêm) lập hành điện ở phía tây kinh thành.
1522 - Nhâm Ngọ
- Lê Khắc Cương và Lê Bá Hiếu nổi loạn ở Đông Ngàn và Gia Lâm. Mạc Đăng Dung đưa hoàng đệ Lê Xuân lên làm vua (tức Lê Cung Hoàng, 1522 - 1527)
1527 - Đinh Hợi
Mười tám tháng chạp Bính Tuất
- Mạc Đăng Dung giết Lê Chiêu Tông ở phường Đông Hà.
12-7 rằm tháng sáu Đinh Hợi.
- Mạc Đăng Dung xưng vua (1524 - 1530), bắt Lê Cung Hoàng phải tự tử chết. Đến năm 1530, Đăng Dung truyền ngôi cho con trai Bùi Xương Trạch, người làng Thịnh Liệt (Thanh Trì) đỗ bảng nhãn.
Nhà văn Giang Quân
(Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Năm tháng và sự việc)
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét