XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1227 đến năm 1398)

Từ đầu công nguyên đến năm 1900 có ghi kèm năm âm lịch. Ngày, tháng dương lịch ghi bằng số. Ngày, tháng âm lịch ghi cả chữ viết. Một số ngày có sự kiện quan trọng đã được tính ra ngày dương lịch, còn giữ nguyên ngày âm lịch theo các tài liệu gốc.
Từ 1901 trở đi chỉ dùng ngày dương lịch, khi cần mới chú thích ngày âm lịch trong ngoặc đơn. Tháng âm lịch theo thứ tự: tháng giêng, hai… cho đến tháng một, chạp, theo cách gọi cổ truyền.

1227 - Đinh Hợi
- Họp các quan tuyên thệ ở đền Đồng Cổ
Đền Đồng Cổ
Đền Đồng Cổ (phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội)

1230 - Canh Dần
- Nhà Trần ban hành bộ luật lệ 20 cuốn gọi là bộ Thông chế (về tổ chức chính quyền và quy chế hành chính)
- Đắp thêm tường thành cho kiên cố
- Định lại các phường ở Kinh thành. Đặt 4 đội tướng quân canh gác 4 cửa thành là cửa Tây Dương (Cầu Giấy), Chợ Dừa, Cầu Dền và Vạn Xuân (Đống Mác)

1232 - Nhâm Thìn
- Định lệ can phạm đày đi làm ruộng ở Tảo Xã (Nhật Tảo - Từ Liêm) phải thích 6 chữ vào mặt, cầy 3 mẫu ruộng công, nộp 300 thăng lúa mỗi năm.
- Trần Thủ Độ tàn sát tôn thất nhà Lý ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh).
- Thi thái học sinh, định người đỗ cao thấp theo bậc 3 giáp lần đầu tiên.

1235 - Ất Mùi
- Sét đánh 30 chỗ ở trong kinh thành.
- Trần Thái Tông lập viện Quốc Tử dạy tứ thư, ngũ kinh cho con em quý tộc.
- Nước to vào đến cung Lệ Thiên, nơi trước cung nữ triều Lý ở.

1237 - Đinh Dậu
- Trần Liễu bị vua em cướp vợ, tụ tập người nổi loạn ở sông Cái (sông Hồng).
- Định lệ lăn tay vào chúc thư, văn khế.

1238 - Mậu Tuất       
- Nước lớn vỡ vào cung Thưởng Xuân.

1241- Tân Sửu          
- Động đất ở phường Thịnh Quang, Chợ Dừa (Đống Đa)

1243 - Quý Mão        
- Đắp thành Long Phượng ở trong hoàng thành
Tháng hai
- Chữa Quốc Tử Giám
- Làm sổ dân đinh.
Tháng tám      
- Nước to vỡ vào thành Đại La.

1244 - Giáp Thìn      
- Ban hành hình luật.

1245 - Ất Tị               
- Nước sông Hồng lên to, vỡ đê Long Đàm (Thanh Trì)

1246 - Bính Ngọ        
- Định danh hiệu quân đội: quân túc vệ gọi là Tứ Thiên, Tử Thánh, Tứ Thần.

1247 - Đinh Mùi       
- Đặt danh hiệu Tam Khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa cho 3 người đỗ đầu thi đình.
Khoa này Nguyễn Hiền 13 tuổi đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu 18 tuổi đỗ bảng nhãn, Đặng Ma La 14 tuổi đỗ thám hoa.

1248 - Mậu Thân      
- Trần Thái Tông hạ lệnh đắp đê đỉnh nhĩ (quai vạc) từ nguồn tới biển, phòng lụt sông Hồng. Đặt chức hà đê chánh, phó sứ trông coi đê điều.

1253 - Quí Sửu          
- Lập viện Quốc học làm nơi giảng Nho học, văn học.
- Lập nhà Giảng vũ để dạy võ nghệ, binh pháp.
- Tuyển nho sĩ vào giảng ở viện Quốc tử.

1256 - Bính Thìn      
- Đào sâu sông Tô Lịch.
- Thi Thái học sinh.

1257 - Đinh Tị           
- Hoàng Bính, quan nhà Tống đem 1.200 người sang xin trú ngụ ở kinh thành, dâng con gái làm cung phi cho vua Trần Thái Tông.

1258 - Mậu Ngọ
18-1 mười ba tháng chạp ( Đinh Tị).
- Vua Trần cho phá cầu Phủ Lỗ, bày trận ở bên sông chặn giặc Mông -Nguyên.
- Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung là vợ Trần Thủ Độ, chỉ huy hoàng gia tản cư khỏi kinh thành.

21 - 1  
- Quân Mông - Nguyên tấn công Thăng Long, Trần Thái Tông rút khỏi kinh thành, giặc tàn phá, chém giết tàn ác.

29 - 1 hai tư tháng chạp (Đinh Tị)
- Chiến thắng lớn ở Đông Bộ Đầu (bờ sông Hồng, gần dốc Hàng Than) đuổi quân Mông - Nguyên ra ngoài, giải phóng Thăng Long sau 9 ngày bị giặc chiếm đóng.

5 - 2 mồng một Tết (Mậu Ngọ)
- Lễ phong thưởng các tướng có công: Lê Tần tức Lê Phụ Trần, Hà Bổng, Trần Khánh Dư…

30 - 3 hai bốn tháng hai         
- Trần Hoảng lên ngôi vua tức Trần Thánh Tông (1258 - 1278)
Tháng tám      
- Bão to làm đổ ngọn tháp Báo Thiên.

1261 - Tân Dậu         
- Nhà Trần tổ chức thi toán, thi viết để chọn lại viên.

1265 - Ất Sửu
- Đổi ty Bình Bạc, cơ quan đứng đầu kinh thành về hành chính thành Đại An phủ sứ.
Tháng bẩy      
- Vỡ đê phường Cơ Xá.

1266 - Bính Dần       
- Triều đình cho phép vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi chiêu tập dân nghèo là nô tỳ đi khai hoang lập điền trang.

1267 - Đinh Mão       
- Tổ chức lại quân đội thành quân và đô. Mỗi quân có 30 đô, mỗi đô có 80 người.

1270 - Canh Ngọ
Tháng bẩy      
- Nước ngập đầy kinh thành, dân ở phố phường phải đi thuyền.

1272 - Nhâm Thân   
Tháng Giêng
- Lê Văn Hưu biên soạn xong bộ sử đầu tiên của nước ta gồm 30 quyển, gọi là Đại Việt sử ký.

1274 - Giáp Tuất
- 30 thuyền người Trung Quốc xin trú ngụ, vua cho ở phường Giai Tuân trong kinh thành.

1277 - Đinh Sửu       
- Động đất, rạn nứt ra.

1278 - Mậu Dần
8-11 hai hai tháng mười         
- Trần Khâm lên ngôi vua tức Trần Nhân Tông (1278-1293)
Đền thờ Trần Nhân Tông tại Huế với đôi rồng chầu dài nhất Việt Nam
Đền thờ Trần Nhân Tông tại Huế với đôi rồng chầu dài nhất Việt Nam

1280 - Canh Thìn     
- Ban hành thước công để thống nhất đo đạc.

1282 - Nhâm Ngọ     
- Sông Hồng có cá sấu, Nguyễn Thuyên làm thơ nôm đuổi cá sấu, mở đầu phong trào làm thơ nôm ở nước ta.

1284 - Giáp Thân     
- Đào sâu sông Tô Lịch

9-10 Tháng tám          
- Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn duyệt binh lớn ở bến Đông Bộ Đầu.
- Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ.
- Đất ở Thịnh Quang, Xã Đàn nứt toác rộng 4 tấc, dài trên 2 dặm, bề sâu khôn lường.

1285 - Ất Dậu
9-1 Tháng chạp (Giáp Thân)
- Các bô lão họp hội nghị Diên Hồng tại Thăng Long nhất trí quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
- Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, bỏ ngỏ chờ giặc.

17-2 Mười hai tháng giêng (Ất Dậu)
- Giặc Nguyên - Mông đánh đền Gia Lâm, Vũ Ninh (Quế Võ), Đông Ngàn (Tiên Sơn) bắt được quân ta trên tay đều thích 2 chữ Sát Thát. Giặc kéo lá cờ lớn ở bờ Bắc sông Hồng trông sang bến Đông Bộ Đầu.

18 - 2
- Thoát Hoan bắc cầu phao tiến quân vào đóng sát chân thành Thăng Long

19 - 2  
- Thoát Hoan vào Thăng Long không người, cung thất, kho tàng nhẵn không, chỉ còn vài tờ chiếu sắc của nhà Nguyên bị xé bỏ bay vương vất.
Cuối tháng tư 
- Trần Quang Khải và Trần Quốc Toản đánh bại giặc ở Chương Dương, tấn công giặc ở phường Giang Khẩu (Hàng Buồm)

9 - 6 mồng năm tháng năm    
- Giặc rút khỏi kinh thành, hội quân ở Gia Lâm rồi tháo chạy. Thăng Long giải phóng sau 110 ngày bị giặc đóng.

10 - 6 mồng sáu tháng năm
- Trần Quốc Toản chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt bị hy sinh.

9 - 7 mồng sáu tháng sáu
- Hai vua Trần (Thánh Tông và Nhân Tông) trở về Thăng Long. Trần Quang Khải viết bài thơ “Tòng giá hoàn kinh sư” (theo vua trở về kinh đô).

1286 - Bính Tuất
26 - 1 đến 24 - 2         
- Tha 5 vạn tù binh Mông Nguyên về nước, thích chữ vào mặt, răn: “Kẻ nào còn sang xâm lược lần nữa, bắt được thì chém”.

1288 - Mậu Tí

30-1 hai sáu tháng chạp (Đinh hợi)
- Nguyễn Thức lấp cửa sông Đuống để chặn quân Mông - Nguyên tiến về Thăng Long.

2 - 1 hai chín tháng chạp
- Quân Mông - Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy đốt phá kinh thành lần thứ ba.

5 - 3 tháng giêng Mậu Tí
- Thoát Hoan rút quân về Vạn Kiếp, sau khi chiếm đóng Thăng Long vườn không nhà trống trong 32 ngày

28 - 4 hai bẩy tháng ba
- Thăng Long mở hội chiến thắng quân Mông - Nguyên lần thứ ba, đón hai vua Trần trở về kinh đô. Cung điện bị đốt phá, nhà vua phải ở hành lang thị vệ.

1289 - Kỷ Sửu
- Làm sách “Trung hương thực lục” ghi sự nghiệp những người có công đánh giặc Mông - Nguyên

1290 - Canh Dần
3 - 7 hai nhăm tháng năm       
- Trần Thánh Tông mất tại điện Nhân Thọ

1293 - Quý Tị
16 - 4 chín tháng ba   
- Trần Thuyên lên ngôi vua, tức Trần Anh Tông (1293-1314)

1294 - Giáp Ngọ
Mồng ba tháng bảy
- Chiêu minh vương Trần Quang Khải mất, thọ 54 tuổi.

1299 - Kỷ Hợi            
- Cho in kinh Địa Tạng và các sách: Phật giáo, Pháp sư, đạo tràng công văn cách thức.

1300 - Canh Tí
Hai mươi tháng tám   
- Trần Quốc Tuấn mất ở Vạn Kiếp, được tăng thái sư thượng phụ thượng quốc công nhân vũ ,tước Hưng Đạo đại vương.
Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) nơi thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn


1302 - Nhâm Dần     
- Hứa Tông Đạo, một đạo sĩ ở Trung Quốc đến ngụ ở phường An Hoa (Yên Phụ) hành nghề phù thủy

1304 - Giáp Thìn
Tháng ba                    
- Thi học trò trong nước, dùng 7 khoa, lấy đủ 44 người. Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên. Nhà vua (Trần Anh Tông) dẫn 3 người đỗ đầu khoa (Mạc Đĩnh Chi, Bùi Mộ, Trương Phóng) ra cửa Long Môn của Phượng thành vui chơi trong ba ngày.

1306 - Bính Ngọ        
- Vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chămpa là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên)

1308 - Mậu Thân      
- Bổ nhiệm Trương Hán Siêu làm hàn lâm học sĩ.

1314 - Giáp Dần
4 - 4 mười chín tháng ba
- Trần Mạnh lên ngôi vua, tức Trần Minh Tông (1314-1329)

1320 - Canh Thân
Tháng một      
- Điện sứ thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão mất tại Thăng Long, thọ 66 tuổi. Vua nghỉ chầu 5 ngày, một ân điển đặc biệt.
Đền thờ Phạm Ngũ Lão tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên)
Đền thờ Phạm Ngũ Lão tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên)

1321 - Tân Dậu
- Thi các thày chùa băng kinh Kim cương.

1322 - Nhâm Tuất
Tháng ba        
- Sét đánh lở góc bên đông 2 tầng gác Báo Thiên.

1329 - Kỷ Tị              
- Lý Tế Xuyên viết xong “Việt điện u linh” tập.

15-3 mười lăm tháng hai
- Trần Vượng lên ngôi vua, tức Trần Hiến Tông (1329-1341)

1330 - Canh Ngọ
Tháng bẩy      
- Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật mất, thọ 77 tuổi.

1339 - Kỷ Mão          
- Đặng Lộ, quan của thái sứ cục chế ra máy “lung linh nghỉ” xem thiên văn, đổi lịch “thụ thì” làm lịch “hiệp kỷ”.

1341 - Tân Tị            
- Đổi tên quan Đại an phủ sứ đứng đầu kinh thành là Đại Doãn Nguyễn Trung Ngạn làm kinh sư đại doãn đầu tiên. Kinh sư đời Trần có 61 phường.
- Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cùng soạn bộ Triều điển và bộ Hình thư.

2 - 10 hai mốt tháng tám
- Trần Hạo lên ngôi vua, tức Trần Dụ Tông (1341-1369) mới có 6 tuổi.

1344 - Giáp Thân     
- Lập Ty Khuyến nông và đặt chức Đồn điền sứ để trông nom điền trang của vua.

1349 - Kỷ Sửu           
- Sứ thần Qua-Oa (Gia va) sang Thăng Long tặng phẩm vật.

1350 - Canh Dần      
- Người phường trò nhà Nguyên là Đinh Bàng Đức xin sang cư trú làm nghề xiếc leo dây.

1352 - Nhâm Thìn
Tháng bẩy      
- Vỡ đê Bát Tràng, Thổ Khối (Gia Lâm) lụt to.

1354 - Giáp Ngọ        
- Hổ đen xuất hiện trong kinh thành.

1360 - Canh Tí          
- Bắt buộc gia nô của các vương hầu, công chúa phải thích chữ vào trán.
- Đúc tiền “Đại trị thông bảo”
Tiền Đại Trị Thông Bảo
Tiền Đại Trị Thông Bảo

1362 - Nhâm Dần     
- Vua Trần Dụ Tông cho nô tì ra khai khẩn bờ bắc sông Tô, mở phường Toán Viên trồng rau và hành tỏi.
- Cho làm quạt để bán
- Mở hội diễn văn nghệ chọn tiết mục hay nhất đem trình diễn ở cung đình để vua chấm vào cho giải.
- Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần, vua không nghe, ông từ quan về ở ẩn.

1363 - Quý Mão        
- Làm núi giả, đào hồ chứa nước mặn nuôi hải sản trong vườn ngự.
- Mở khoa thi văn học, thi viết chữ và thi toán, tuyển nho sĩ và lại viên

1369 - Kỷ Dậu           
- Dương Nhật Lễ đoạt ngôi nhà Trần sau bị bắt và giam ở phường Giang Khẩu rồi bị giết chết vào cuối năm Canh Tuất (1370).

1370 - Canh Tuất
Tháng một      
- Nhà giáo, nhà thơ Chu Văn An, sinh 6/10/1292, người Quang Liệt huyện Thanh Đàm (Thanh Liệt, Thanh Trì) mất, được vua Trần cho thờ theo ở Văn Miếu.
Toàn cảnh đền thờ Chu Văn An ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương)
Toàn cảnh đền thờ Chu Văn An ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương)

3 - 12 Rằm tháng một
- Trần Phủ lên ngôi vua, Trần Nghệ Tông (1370-1372)

1371 - Tân Hợi
Hai bảy tháng ba        
- Quân Champa đột nhập bến Thái Tổ ở phường Phục Cổ (đầu phố Nguyễn Du) đánh vào Thăng Long, đốt nhiều cung điện, sách vở. Nhà vua phải chạy lánh sang huyện Đông Ngàn.

1372 - Nhâm Tí         
- Trần Nghệ Tông truy tặng thiếu phó cho Trương Hán Siêu và được thờ theo ở Văn Miếu.

4 - 12 chín tháng một 
- Trần Kính lên ngôi vua tức Trần Duệ Tông (1372-1377)
- Làm sổ hộ tịch.

1374 - Giáp Dần                   
- Bắt đầu đặt khoa thi tiến sĩ. Trước cử 7 năm một lần thi thái học sinh lấy đỗ 30 người. Đến đây mỗi khoa lấy đỗ Trạng nguyên, ảng nhỡn, thám hoa, hoàng giáp, cập đệ và đồng cập đệ, 50 người cả thảy. Danh hiệu tiến sĩ có từ đây.

1377 - Đinh Tị                       
- Soạn xong “Việt sử lược”.

19-6 mười ba tháng năm        
- Trần Hiện lên ngôi, tức Trần Phế Đế (1377-1389)
Tháng sáu       
- Quân Chămpa lại cướp phá Thăng Long, bắt người, vơ của, ở lại một ngày mới rút về.

1378 - Mậu Ngọ        
- Bắt đầu đánh thuế đinh. Đinh nam mỗi năm phải nộp ba quan tiền.

1380 - Canh Thân    
- Nguyễn Trãi ra đời ở kinh thành Thăng Long.

1383 - Quý Hợi         
- Quân Chămpa đánh cướp phủ Quảng Oai (nay thuộc huyện Ba Vì), vua Trần phải bỏ Thăng Long lên ở núi Phật Tích gần 5 năm, đầu năm, 1387 mới trở về kinh thành.

1389 - Kỷ Tị
24-1 hai bẩy tháng chạp (Mậu Thìn)
- Trần Ngung lên ngôi, tức Trần Thuận Tông (1389-1398)
Tháng chạp (Kỷ Tị)    
- Nghĩa quân của nhà sư Phạm Sư Ôn từ Quốc Oai đánh về Thăng Long. Vua Trần phải bỏ kinh thành. Nghĩa quân chiếm đóng 3 ngày.

1390 - Canh Ngọ      
- Đào sâu sông Thiên Đức.

1394 - Giáp Tuất      
- Đổi tên chức quan Đại Doãn kinh sư thành quan Đại doãn trung đô.

1396 - Bính Tý          
- Trần Thuận Tông định thế thức thi thể văn 4 kỳ. Năm trước thi hương, năm sau thi hội.
- Duyệt binh
- Hồ Quý Ly soạn sách Thi Nghĩa (nghĩa của sách kinh Thi) bằng chữ nôm để dạy các hậu phi và cung nữ.
- Ra lệnh những nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
- Thu đổi tiền đồng: 1 quan lấy 1 quan hai tiền giấy
- Phát hành tiền giấy “Hội Sao Thông Bảo”, loại tiền giấy đầu tiên ở nước ta. Loại 10 đồng vẽ rau rong, 30 đồng vẽ thủy ba, 1 tiền vẽ đám mây, 2 tiền vẽ con rùa, 3 tiền vẽ con lân, 5 tiền vẽ con phượng, 1 quan vẽ con rồng.

Ảnh minh họa Tiền Hội Sao Thông Bảo do một nhà sưu tầm vẽ lại. Ảnh: ttvnol.com
Tiền Hội Sao Thông Bảo do một nhà sưu tầm vẽ lại. Ảnh: ttvnol.com
1397 - Đinh Sửu       
- Hồ Quý Ly hạ chiều khuyến học, Ban hành chính sách hạn điền, dân chỉ được chiếm hữu dưới mười mẫu ruộng.
- Đổi tên gọi các bộ, các phủ là trấn.
Tháng mười    
- Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông dời đô đến An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) gọi là Tây Đô. Thành Thăng Long đổi thành Đông Đô. Dỡ các điện Thụy Chương, Thiên An và bắt dân châu Từ Liêm chở gạch, ngói, gỗ đến dựng Tây Đô.
1398 - Mậu Dần
2-4 rằm tháng ba
- Thuận Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần An. (tức Trần Thiếu Đế (1398-1400). Hồ Quý Ly làm thái sư phụ chính.
 Nhà văn Giang Quân
(Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Năm tháng và sự việc)
Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét