XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội từ 1873-1944

Năm 1873
- Phạm Đình Bách vẽ bản đồ Hà Nội


Bản đồ Hà Nội năm 1873 (Nguồn ảnh: Internet)
1874 - Giáp Tuất
3 - 1
- Phái đoàn hiệp thương Việt - Pháp do Nguyễn Văn Tường và Philat (Philastre) dẫn đầu tới Hà Nội. Sau mấy buổi hội đàm, hai bên quyết định cho giải thể đạo quân gồm 12.000 người, phần lớn theo đạo Gia-tô, do Gacnhiê lập ra.
17 - 1
- Tự Đức ra dụ đại xá cho tất cả những người tham gia cộng tác với Pháp trong việc đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ.
6 - 2
- Ký kết quy ước về việc trao trả Hà Nội và trao trả thành muộn nhất 10 ngày sau khi triều đình đã bố trí được chỗ đóng quân cho Pháp ở Sở Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương).
- Phải dành cho Pháp một dải đất bên sông Hồng để lập tòa Công sứ và doanh trại.
16 - 2
- Pháp trao trả Hà Nội cho Nam Triều. Nhưng chúng còn để lại 40 lính thủy đánh bộ dưới sự chỉ huy của đại úy hải quân Rêna (Rheinart) kiêm chức lãnh sự Pháp tại Hà Nội.
15 - 3
- Theo Hòa ước ký trong ngày, Nam Triều phải cắt đất nhượng cho Pháp ở bờ sông Hồng. Khoảng đất rộng 2,5 ha ở khu vực Đồn Thủy. Chúng được quyền đặt tòa lãnh sự với 100 quân thường trực.
31 - 8
- Hiệp ước thương mại Pháp - Việt được ký. Pháp bắt đầu đặt thuế thương chính, thuế hải đăng, thuế thả neo với các tàu thuyền buôn bán của nước ngoài ra vào cảng Hà Nội.
1875 - Ất Hợi
30 - 5
- Trong khi chờ xây dựng khu Đồn Thủy, Trần Đình Túc phải ký hiệp định cho Pháp sử dụng Trường Thi làm lãnh sự quán tạm thời tới 1-1-1887.
28 - 8
- Đờ Kécgarađếch (Đe Kergaradec) lãnh sự Pháp đầu tiên ở Hà Nội đến nhận chức.
31 - 8
- Trần Đình Túc ký hiệp định với Đờ Kécgarađếch, nhường hắn khu Đồn Thủy mở rộng tới 15,5 ha cho Pháp. Vì cần phải lấy lại Trường Thi để mở thi hương khoa Bính Tí nên Nam Triều đã chịu nhượng bộ Pháp thêm một bước.
15 - 9
- Khai trương cửa khẩu Hà Nội

1876 - Bính Tí
15 - 10
- Rút quân Pháp ở Trường Thi về Đồn Thủy.
1879 - Kỷ Mão
- Khoa thi Hương cuối cùng tổ chức ở Trường Thi (Hà Nội).
1880 - Canh Thìn
- Hoàng Diệu nhận thức tổng đốc Hà - Ninh, thay cho Trần Đình Túc về hưu.
30 - 10
- Đại úy thủy quân Pháp là Grô Đơvô (Gros Devo) chỉ huy thủy quân Pháp ở Bắc Kỳ vào yết kiến Hoàng Diệu.
Tháng 11
- Đặt đạo Mỹ Đức trực thuộc tỉnh Hà Nội. Đạo Mỹ Đức gồm 3 huyện: Chương Đức, Hoài An (Hà Nội) và Mỹ Lương (Sơn Tây). Đứng đầu là một chánh quản đạo.

1882 - Nhâm Ngọ
3 - 4
- Chiến hạm Pháp do Rivie (Henri Rivière) chỉ huy đổ bộ vào Hà Nội, đóng quân trong khu Đồn Thủy.
25 - 4
- 5 giờ sáng. Rivie gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hoàng Diệu buộc phải đầu hàng trước 8 giờ.
- 8 giờ 15, ba tàu chiến Pháp là Fanfare, Maxue, Cabine nhả đạn vào thành, phía cửa Bắc.
- 10 giờ, Pháp tấn công bằng bộ binh. Dân chúng đốt từng dãy phố để cản chân giặc.
- 11 giờ, kho thuốc súng trong thành bốc cháy. Cửa Tây, Cửa Bắc bị phá vỡ, giặc ùa vào. Hoàng Diệu tự vẫn tại Võ Miếu (nay ở khu vực ngã ba đường Điện Biên Phủ - Chu Văn An - Lê Hồng Phong). Hà Nội thất thủ lần thứ hai.
8 - 5
- Quân ta ở bên kia sông Hồng bắn đại bác vào Hà Nội.
15 - 5
- Đột kích ban đêm vào vị trí giặc đóng ở nhà thờ Hàm Long.

1883 - Quý Mùi
27 - 3
- Pháp đổ bộ sang phía Gia Lâm. Quân ta do Kinh lược phó sứ Bùi Văn Di và tổng đốc Bắc Ninh Trương Quang Đản chỉ huy, có nghĩa quân Nguyễn Cao phối hợp đã đập tan cuộc đổ bộ. Quân Pháp phải rút chạy về Đồn Thủy ngày 28 - 3.
11 - 5
- Quân Nguyễn Cao tập kích khu Đồn Thủy.
12 - 5
- Quân Nguyễn Cao tiêu diệt vị trí nhà thờ gỗ của giặc Pháp ở thôn Báo Thiên (khu vực Nhà thờ Lớn ngày nay).
19 - 5
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai. Liên quân Việt - Cờ Đen mai phục tiêu diệt một đội hải quân lục chiến Pháp ở Bắc Kỳ - chết tại trận. Đại tá Ville (Berthe de Villers) bị tử thương. Giặc Pháp tháo chạy, bỏ lại hơn 300 xác chết sau trận ác chiến từ 5 đến 7 giờ sáng.
15 - 6
- Tướng Buê (Bouet) tổng tư lệnh quân đội Pháp đến Hà Nội. Ban hành thiết quân luật. Thành lập tiểu đoàn “Cờ Vàng” (gồm những tên Việt gian, Hán gian) củng cố và đắp thêm lô cốt, pháo đài.
Tháng 6
- Công sứ Hà Nội đầu tiên là Bônan (Bonnal) đến Hà Nội. Nhà công sứ đặt ở phố Hàng Gai (nay là số nhà 80)
15 - 8
- Buê chỉ huy quân Pháp tấn công phòng trực tuyến quân ta từ Cầu Giấy đến Chèm. Cuộc tấn công mở đầu lúc 5 giờ sáng, kết thúc lúc 19 giờ với sự thất bại về phía quân Pháp: 2 thiếu úy lính thủy đánh bộ, 1 trung úy pháo binh và 2 sĩ quan khác bị chết, hàng trăm lính Pháp, ngụy chết và bị thương.
16 - 8
- Nước sông Hồng lên to, vỡ đê ở Chèm, lụt lớn. Quân ta phải rút khỏi phòng tuyến thứ nhất bao vây Hà Nội, lui về giữ tuyến hai ở Cầu Phùng (nay thuộc xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng).
25 - 8
- Triều đình Huế ký hiệp ước công nhận sự bảo hộ của nước Pháp. Nghĩa quân Hà Nội không chấp nhận, tiếp tục chiến đấu.
31 - 8
- Tướng Buê mở cuộc phản công lần thứ hai: Quân ta vẫn giữ vững trận tuyến Phùng, bên sông Đáy.
1 - 9
- Pháp tiến công thành Sơn Tây lần thứ nhất. Cuộc chiến diễn ra trong 3 ngày, quân Pháp thất bại phải rút về Hà Nội. Tướng Buê sau đó xin từ chức và chuồn về nước ngày 22 - 9.
Tháng 9
- Dương Hữu Quang tức Tự So, người huyện Thanh Oai, nguyên tri huyện Thọ Xương, khởi nghĩa chống Pháp. Quang chiêu tập được năm ngàn nghĩa quân lập Tín Nghĩa Hội hoạt động trong vùng Hà Nội - Ứng Hòa - Thanh Oai.
25 - 10
- Đô đốc hải quân Pháp là Cuốcbê (Courbet) sang thay Tổng chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kỳ đến Hà Nội. Ra lệnh thiết quân luật ở Hà Nội.
13 - 12
- Pháp tấn công thành Sơn Tây lần thứ hai. Cuốcbê trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân. Ngày 13 tấn công Phùng, ngày 15 đánh chiếm lũy Phù Sa, ngày 16 chiếm Sơn Tây. Quân Pháp chết 83 tên chôn trên đồi Phú Nhi, bị thương 319 tên.
27 - 12
- Nghĩa quân đốt kho đạn giặc ở Đồn Thủy.
Cuối năm 1883
- Triều đình Huế do Nguyễn Trọng Hợp làm Khâm sai kinh lược Bắc Kỳ. Nha kinh lược đặt ở phố Hàng Gai (nay là số nhà 79).
- Giặc Pháp phá chùa Tàu lấy đất xây tòa đốc lý (nay là trụ sở UBND thành phố).
- Quận Cồ Phùng Văn Minh khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Sơn Tây - Ba Vì. Phùng Văn Minh là người sinh ở làng Linh Chiểu (nay là xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ) một nông dân yêu nước, sau gần 6 năm hoạt động đã hy sinh trong một trận đánh ở làng Vật Lại (nay thuộc Ba Vì) ngày 23 - 6 - 1889.
- Nghĩa quân của Tự So Dương Hữu Quang cướp voi của tuần phủ Ninh Bình gửi tặng Công sứ Pháp Hà Nội, ở trạm Hà Mai (nay là làng Hoàng Mai, quận Hoàng Mai).

1884 - Giáp Thân
Tháng 1
- Củng cố 42 trượng (khoảng 1.500m) đê sông ở xã Đặng Xá (Gia Lâm)
28 - 4
- Thành lập hội đồng cai quản Bắc Kỳ. Hội đồng do trung tướng Milô (Millot) làm chủ tịch; trong phiên họp đầu tiên, đã quyết định giữ vững Hà Nội để làm bàn đạp bình định các nơi khác.
12 - 5
- Thành lập hai trung đoàn lính ngụy đầu tiên, mở đầu chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”.
6 - 6
- Triều đình Huế buộc phải ký Hiệp ước Pa-tơ-nôt (Patenotre). Trong đó có điều khoản: Công sứ Pháp được quyền thu thuế ở Bắc Kỳ. Chỗ nào xét cần phải đóng quân để thi hành quyền bảo hộ cũng có thể được.
Tháng 6
- Pháp trao trả kho đúc tiền ở Hà Nội.
- Hoàn thành bộ “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”. Sách khởi thảo từ năm 1855.
15 - 12
- Xuất bản tờ báo chữ Pháp đầu tiên ở Hà Nội: L’avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ). Báo ra mỗi tháng 3 số, do Cudanh (Jules Cousin) làm quản lý.
Trong năm 1884
- Phá chùa Báo Thiên lấy đất xây nhà thờ Thánh Giôdep (nay là Nhà thờ Lớn)
- Thành lập công ty xây dựng Yolle
- Xe tay người kéo đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội. Đó là xe của cố đạo Puyginiê. Sau đó, một chủ buôn người Pháp nhập 6 chiếc xe tay từ Hồng Kông, mở hãng cho thuê xe ở Hà Nội.
- Bá hộ Kim xây Tháp Rùa trên nền đình Tả Vọng cũ ở trên đảo Rùa, hồ Gươm, với âm mưu đưa hài cốt bố mẹ ra đặt tại đó, nhưng nhân dân biết đã đào xương quẳng xuống hồ.

1885 - Ất Dậu
12 - 3
- Thành lập trường Pháp - Việt đầu tiên dạy bằng 3 ngữ: Hán, Quốc ngữ, Pháp.
11 - 6
- Thống tướng Đờ Cuốcxy (De Courcy), tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ phân chia 13 tỉnh ra làm 2 quân khu. Trong đó, quân khu miền Tây gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Yên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Nam Định, Ninh Bình. Quân khu có 1 sư đoàn do trung tướng Brie đờ Lin (Brière de l’Isle) chỉ huy, ban tham mưu đóng ở Hà Nội.
Tháng 9
- Cháy lớn thiêu 200 nóc nhà ở phố Hàng Đồng.
- Nghĩa quân Bãi Sậy vượt sông Hồng đánh vào các huyện thành Thanh Trì, Thanh Oai, Phú Xuyên.
- Trong năm: Thành lập Hội đồng tư vấn thành phố do tên Đốc lý Pháp đứng đầu. Hội đồng có 16 người: 12 người Pháp, 4 người Việt.
- Thành lập Công ty xây dựng Savari và Xavơlông (Chavary et Savelon).
- Xuất hiện trên đường phố xe vận tải lớn do 3 con lừa kéo, chuyên chở hàng quân dụng và hành chính của Pháp từ bờ sông Hồng vào trong phố.

1886 - Bính Tuất
27 - 1
- Mở trường thông ngôn đầu tiên ở phố Hàng Chiếu. Sau chuyển lên chỗ trường Yên Phụ (phố Phó Đức Chính ngày nay)
20 - 3
- 70 ngôi nhà ở Hàng Mắm bị cháy.
8 - 4
- Pôn Be (Paul Bert) được chính phủ Pháp cử sang nhận chức Thống sứ sứ Trung - Bắc Kỳ đến Hà Nội. Đặt phủ Toàn quyền và Sở Kiểm soát tài chính. Pôn Be chết vì bệnh dịch tả ở Hà Nội ngày 11 - 11 - 1886.
Tháng 4
- Đốc lý Hale (Halais) bắt đầu kiến thiết Hà Nội, mở đường Tràng Tiền - Hàng Khay.
- Xây Nha Kinh lược Bắc Kỳ ở khu vực Trường Thi cho bọn Nguyễn Hữu Độ, Hoàng Cao Khải, thay mặt triều đình Huế đóng. Đến tháng 2 năm 1888 mới xây xong.
3 - 6
- Thành lập phòng thương mại Hà Nội.
16 - 6
- 95 ngôi nhà ở Hàng Vải và Hàng Lược bị cháy.
Tháng 8
- Làm xong bản khắc ván bộ sách “Việt Sử cương mục” giao cho Hà Nội in 100 bản.
18 - 10
- Kinh lược Bắc Kỳ theo lệnh Pháp ra nghị định bắt buộc dân nội đinh từ 18 đến 60 tuổi mỗi năm phải đi lao dịch không công 48 ngày.
25 - 12
- Khánh thành nhà thờ Thánh Giôdép (nay là Nhà thờ Lớn). Xây dựng từ đầu năm 1884.
Tháng 12
- Nha kinh lược Bắc Kỳ tiến hành khắc in bộ sách “Đại Nam hội điển”.

1887 - Đinh Hợi
Tháng hai
- Trao cho tổng đốc Hà Nội kiêm nhiệm quản lý tỉnh Hưng Yên và gọi là tổng đốc Hà - Yên (hoặc Hà An). Tỉnh Ninh Bình giao cho tổng đốc tỉnh Nam Định kiêm quản và gọi là tổng đốc Định - Ninh.
14 - 4
- Thực dân Pháp xử tử Nguyễn Cao, một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp ở Vườn Dừa (nay là quảng trường Đông Kinh nghĩa thục). Nguyễn Cao sinh năm 1837 ở huyện Quế Dương (nay là Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đỗ cử nhân, từng làm tri huyện Yên Dũng, tri phủ Lạng Giang, án sát Nam Định, bố chánh sứ Thái Nguyên. Quân Pháp chiếm Hà Nội, ông chỉ huy nghĩa đoàn 8 tỉnh chống địch. Cuối năm 1886, lui về hoạt động ở vùng Mỹ Đức, Ứng Hòa và bị sa vào tay giặc, ông dùng tay chọc thủng bụng moi ruột, nhịn ăn, cắn lưỡi tự vẫn, nhưng giặc Pháp vẫn khiêng ông ra hành quyết.
24 - 5
- Nghĩa quân Bãi Sậy đánh huyện sở Thanh Trì. Toán quân do Lãnh Điển chỉ huy dùng thuyền vượt sông Hồng, từ đất Hưng Yên tấn công sang đồn lính Pháp và huyện sở Thanh Trì đóng ở làng Đông Phù (nay thuộc xã Đông Mỹ) đốt huyện, thả tù, tri huyện phải bỏ chạy.
Tháng 11
- Nha Kinh Lược in xong đợt đầu 25 bản bộ sách “Việt sử cương mục” trao cho nội các bảo quản.
Trong năm
- Thành lập Phủ toàn quyền cai trị toàn Đông Dương ở Hà Nội. Côngtăng (Constant) làm toàn quyền đầu tiên.
- Mở hai trường nữ sinh đầu tiên ở Hà Nội.
- Tổ chức Hội chợ Hà Nội lần thứ nhất.

1888 - Mậu Tí
4 - 1
- Cháy ở phố Hàng Bông, Nhà Chung, thiêu hủy hàng trăm nóc nhà.
25 - 2
- Cháy lớn ở phố Bắc Ninh (nay là phố Nguyễn Hữu Huân) và phố Hàng Tre.
22 - 3
- Khánh thành đường dây điện báo Sài Gòn - Hà Nội. Khởi công làm từ năm 1884.
15 - 4
- Pháp phân chia Bắc Kỳ thành 15 quân khu. Hà Nội là quân khu 5 do đại tá Pecnô (Pernot) chỉ huy. Sơn Tây là quân khu 4.
18 - 4
- Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định tách phủ Đoan Hùng ra khỏi tỉnh Sơn Tây, sáp nhập vào tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Sơn Tây còn 4 phủ, 15 huyện: Phủ Quốc Oai (huyện Yên Sơn, Thạch Thất). Phủ Quảng Oai (huyện Tiên Phong, Tùng Thiện, Bất Bạt, Phúc Thọ). Phủ Vĩnh Tường (huyện Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc, Yên Lãng). Phủ Lâm Thao (huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh)
26 - 4
- Nghĩa quân Yên Thế do ĐốcKét chỉ huy tập kích một toán thám báo Pháp tại mỏm đồi Đa Phúc (nay thuộc huyện Sóc Sơn).
26 - 6
- Nghĩa quân Bãi Sậy nã súng lớn vào pháo đài Pháp bên bờ sông Hồng.
19 - 7
- Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Thành phố Hà Nội. Hà Nội xếp loại Thành phố cấp 1
1 - 10
- Đồng Khánh ký hiệp định dâng Hà Nội cho Pháp. Hà Nội chính thức trở thành Thành phố nhượng địa của Pháp. Đứng đầu là một đốc lý do Thống sứ Bắc Kỳ đề cử, Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm, có quyền hành tương đương như công sứ đầu tỉnh.
23 - 12
- Quận Cồ Phùng Văn Minh (1849 - 1889) chiến thắng quân Pháp trong trận càn vào làng Tây Đằng, phủ Quảng Oai. Hai tên trung úy Pháp là Manhanh (Magnin) và Đuxê (Doucet) đã bỏ mạng tại chỗ.
30 - 12
- Thực dân Pháp bắt đầu đánh thuế lợi tức thay cho thuế ruộng đất ở Hà Nội.

1889 - Kỷ Sửu
Tháng 1
- Xuất bản tờ báo Le Colon (Người thực dân) bằng chữ Pháp. Tờ báo là cơ quan của những người lao động Pháp ở Viễn Đông, do tên Marêsan (Maréchal) làm chủ nhiệm.
- Lấp sông Tô Lịch mở các phố mới. Nay là các phố Nguyễn Văn Siêu, Ngõ Gạch, Hàng Lược.
- Dồn chợ Bạch Mã và chợ Cầu Đông vào khu vực mới sau thành chợ Đồng Xuân (khánh thành năm 1890).
 23 - 6
- Quận Cồ Phùng Văn Minh hi sinh trong trận chiến đấu với quân Pháp ở làng Vật Lại (nay thuộc huyện Ba Vì).
 3 - 9
- Mở vườn Bách Thảo Hà Nội. Trên phần đầu của các thảo Khán Xuân, Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp.
Tháng 10
- Nghĩa quân Đốc Ngữ đánh giáp lá cà với giặc Pháp, diệt 1 toán địch càn quét ở gần Cố Đô (Quảng Oai - nay thuộc huyện Ba Vì) Đốc Ngữ tên thật là Nguyễn Đức Ngữ người làng Xuân Vân (huyện Phúc Thọ) làm đốc binh dưới quyền chỉ huy của Hoàng Tá Viêm, sau tách ra lãnh đạo nghĩa quân đánh Pháp hoạt động mạnh ở vùng sông Đà, sau bị giặc mưu sát vào ngày 7 - 8 - 1892.
7 - 11
- Giặc Pháp xử chém Trần Văn (tức Đội Văn) một thủ lĩnh nghĩa quân Bãi Sậy ở vườn hoa Pôn Be (sau là vườn hoa Chí Linh từ 10-2004 đổi là Vườn hoa Lý Thái Tổ) Đội Văn bị giặc Pháp bắt được tại Yên Thế từ tháng 10 - 1889.

1890 - Canh Dần
5 - 4
- Pháp thành lập quân khu Sơn Tây. Gồm 3 tiểu quân khu: Sơn Tây, Việt Trì, Hà Nội do lữ đoàn I đóng ở Sơn Tây phụ trách.
19 - 5
- Nghĩa quân Đốc Ngữ đánh trận Cẩm Đái (nay thuộc Ba Vì) giết chết tên giám binh Mulanh (Moulin).
20 - 10
- Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đạo Vĩnh Yên và tỉnh Hà Nam. Đạo Vĩnh Yên gồm 5 huyện Bạch Hạc, Lập Thạnh, Tam Dương, Yên Lạc, Yên Lãng của phủ Vĩnh Tường (Sơn Tây) và huyện Bình Xuyên (Thái Nguyên). Đạo lị đặt tại Hương Canh huyện Tam Dương. Tỉnh Hà Nam bao gồm phần đất của phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội.
Tháng 10
- Nghĩa quân Đốc Ngữ phá nhà tù Sơn Tây, cứu 174 đồng chí bị Pháp giam giữ, bao vây đồn Ngọc Thạp (huyện Bất Bạt) 5 ngày.

1891 - Tân Mão
10 - 2
- Thành lập phòng canh nông Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ ở Hà Nội.
12 - 4
- Bãi bỏ đạo Vĩnh Yên, chuyển đạo này trả cho tỉnh Sơn Tây.
23 - 5
- Giặc Pháp xử tử Đốc Cáp, một thủ lĩnh nghĩa quân Bãi Sậy ở vườn hoa Pôn Be .
6 - 8
- Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập 4 đạo quân binh ở Bắc Kỳ thay thế cho các quân khu.
21 - 8
- Pháp xử tử 4 nghĩa quân Bãi Sậy, trong đó có Đề Tính ở cạnh chợ phố Hàng Bài.
22 - 12
- Xây nhà thương Lanetxang (Lanessan) ở khu vực Đồn Thủy. Từ tháng 8 - 1894, nhà thương này bắt đầu nhận bệnh nhân (nay là bệnh viện quân y 108)
Trong năm
- Mở nhà máy diêm
- Mở nhà máy sợi - ươm tơ. Xây dựng từ cuối năm 1890 đến tháng 12 - 1984 mới xong hẳn ở cạnh chợ Đồng Xuân, với hơn 1 vạn cọc sợi.

1892 - Nhâm Thìn
- Pháp phá chùa Báo Ân lấy đất xây dựng Sở Bưu Điện và phủ Thống sứ.
1 - 4
- Thành lập hội Tứ Tri Bắc Kỳ, phát huy ảnh hưởng văn hóa của Pháp, trụ sở đặt tại Hà Nội.

1893 - Quý Tị
- Xuất bản tờ “Đại Nam đồng văn nhật báo” bằng chữ Hán. Do Sítnâyđe (Schneider) sáng lập.
- Hà Nội bắt đầu có nước máy, chủ yếu phục vụ bọn thống trị còn 6 vạn dân thành phố vẫn dùng nước sông Hồng đánh phèn.
23 - 7
- Hội đồng thành phố ra quyết nghị phá thành cổ và cho gọi đấu thầu.
5 - 10
- Xử tử Clôxat (Henri Clausade), người Pháp phản chiến chạy theo nghĩa quân Đốc Tít, dưới chân Cột Cờ.

1894 - Giáp Ngọ
13 - 1
- Pháp thiết lập Tòa Thượng thẩm Hà Nội. Đến tháng 8-1898 lại bãi bỏ.
Tháng 2
- Bắt đầu phá thành cổ Hà Nội, “me tây” Tư Hồng nhận đấu thầu lấy gạch. Việc phá thành đến 1897 mới xong.
31 - 3
- Xuất bản tờ báo Le chat d’or Tonkinois (Con mèo vàng Bắc Kỳ) bằng chữ Pháp.
- Xây dựng nhà máy bia Ômen (Homel).
- Xây dựng nhà máy nước và đài nước Hàng Đậu.

1895 - Ất Mùi
- Xây ga xe lửa Hà Nội (ga Hàng Cỏ)
Tháng 1
- Hà Nội bắt đầu có điện đèn
10 - 10
- Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang. Bao gồm các phủ Lạng Giang, Đa Phúc, các huyện Kim Anh, Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế, của tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh bị đặt tại Phủ Lạng Thương.

1896 - Bính Thân
8 - 1
- Toàn quyền Đông Dương ra nghị định trả lại tỉnh Bắc Ninh: Phủ Đa Phúc và huyện Kim Anh của tỉnh Bắc Giang mới.
15 - 9
- Lãnh Túc và nghĩa quân Yên Thế đánh phá đồn điền Gôbe, sau đó đóng chốt tại huyện Kim Anh.
26 - 11
- Ban bố sắc lệnh của tổng thống Pháp ngày 15 - 9 - 1896, thành lập Hội đồng đề hình để xét xử những người Việt chống Pháp ở Bắc và Trung Kỳ.
26 - 12
- Chuyển tỉnh lỵ tỉnh Hà Nội về làng Cầu Đơ, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa (nay là quận Hà Đông)
Trong năm
- Xây nhà thương làm phúc ở phố Phủ Doãn. Từ tháng 4 - 1904, nhà thương này được mở rộng và chuyển thành nhà thương bảo hộ (nay là bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức)
- Dựng tượng đồng vua Lê bên Hồ Gươm.
- Dự toán xây nhà lao Trung ương tức Hỏa Lò Hà Nội

1897 - Đinh Dậu
13 - 2
- Pôn Đume (Paul Doumer) chính thức nhận chức Toàn quyền Đông Dương.
8 - 6
- Theo yêu cầu của Toàn quyền Đume, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh bãi bỏ Văn phòng Tổng thư ký Phủ toàn quyền tại Bắc Kỳ để củng cố chức năng cho Tòa Thống sứ Bắc Kỳ.
26 - 7
- Thành Thái ra dụ bãi bỏ Kinh lược Bắc Kỳ. Quyền cai trị từ đây do tên Thống sứ Pháp nắm toàn bộ, Toàn quyền Đume ra nghị định ngày 13 - 8 chuẩn y đạo dụ ngày 26 - 7 của Thành Thái.
30 - 12
- Đấu xảo các kỹ nghệ Việt Nam.
Trong năm
- Mở trường dạy chữ Pháp cho bọn quan lại và tay sai.
- Đuổi dân làng Phụ Khánh chuyên làm các loại hỏa lò bằng đất nung để xây nhà tù (Maison Centrale). Sau quen gọi là Hỏa Lò Hà Nội.
- Lấy thêm đất làng Ngọc Hà, Khánh Xuân mở rộng vườn Bách Thảo.
- Phủ toàn quyền lập Ty Rượu - Muối.
- Dân số Hà Nội lúc này theo Toàn quyền Đume là gần 3 vạn người.

1898 - Mậu Tuất
1 - 7
- Tập san kinh tế Đông Dương (Bulletin Économique de l’Indochine - BEI), cơ quan của Ban chỉ đạo canh nông và thương mại toàn Đông Dương ra số đầu tiên, xuất bản hàng tháng.
8 - 8
- Thành lập Tòa Thượng thẩm Hà Nội.
10 - 9
- Khai mạc khóa họp thứ hai của Hội đồng tối cao Đông Dương tại Hà Nội. Phiên này đã quyết định xây dựng các tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Nam Định - Vinh, Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị, Sài Gòn - Khánh Hòa - Lâm Viên, Mỹ Tho - Vĩnh Long - Cần Thơ, Lào Cai - Vân Nam.
Tháng 9
- Khởi công làm cầu bắc qua sông Hồng cầu khánh thành tháng 2 - 1902 và mang tên Đume.
4 - 12
- Khai mạc Hội chợ Hà Nội lần thứ hai.
5 - 12
- Quân Cần vương theo Hội Thượng chí của nhà tứ Vương Quốc chính làm bạo động đánh chiếm đồn Ngọc Hà và nhà đại tá Cátxiê (Cassier) những người cầm đầu gồm Đỗ Đắc Kiên (người Tây Tựu), Hoa Văn Trứ tức Nguyễn Hanh (người Cổ Nhuế), Nguyễn Quang Hoan, Đinh Công Bạch (Thọ Xương) Trương Quang Xán (Hàng Đào), Nguyễn Văn Khuyến (Chèm), Nguyễn Trang (sư chùa Hạ Mỗ), Lý Điểm (Bồng Lai)
15 - 12
- Thành lập phái đoàn khảo cổ thường trực tại Đông Dương, tiền thân của Trường Viễn Đông bác cổ thành lập ngày 20 - 1 - 1900 (nay là Thư viện khoa học trung ương, phố Lý Thường Kiệt).
30 - 12
- Tổng thống Pháp ra sắc lệnh về chế độ báo chí ở Đông Dương. Trong đó quy định chủ nhiệm, chủ bút phải là người Pháp hoặc có Pháp tịch.
Trong năm
- Mở trường kỹ nghệ đầu tiên. Địa điểm này ở số 2 phố Quang Trung. Có 3 ngành học, học trong 3 năm. Kỹ nghệ (đồ sắt, gỗ), nông nghiệp (canh nông, làm vườn, chăn tằm), mỹ nghệ (sơn, đúc đồng).
- Mở nhà máy rượu Hà Nội.
- Xây trường dòng đào tạo giáo sĩ mang tên Puyginiê (Puginier) nay là địa điểm trường PTTH Lý Thường Kiệt.
- Phủ toàn quyền lập Ty thuốc phiện.

1899 - Kỷ Hợi
5 - 7
- Thành lập Sở địa lý Đông Dương.
14 - 7
- Thành lập khu ngoại thành Hà Nội (Zône suburbaine autour de la ville de Hà Nội) gần một số xã của hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì. Thay tên các phường thôn.
29 - 12
- Thành lập tỉnh Vĩnh Yên gồm phủ Vĩnh Tường với 5 huyện của tỉnh Sơn Tây và huyện Bình Xuyên của tỉnh Thái Nguyên cũ. Trước đó, 10 - 1890 đã lập đạo Vĩnh Yên với địa giới như trên, đến tháng 4 - 1891 lại bãi bỏ, trả Sơn Tây, nay lập lại thành tỉnh.
Trong năm
- Thành lập Sở xe điện ở Thụy Khuê. Đặt các đường xe điện.
+ Bờ Hồ - Bạch Mai dài 3,5 hm
+ Bờ Hồ - Bưởi dài 5,4 km
+ Bờ Hồ - Thái Hà ấp dài 4,1 km
- Chuyển trường đua ngựa từ trước ga Hàng Cỏ lên làng Vĩnh Phúc (nay thuộc quận Ba Đình), để lấy đất xây nhà Đấu Xảo.

1900 - Canh Tị
Mồng mười tháng chín
- Giặc Pháp xử tử Đỗ Đắc Kiên, một tướng lĩnh nghĩa quân chống Pháp, ở chợ Nhổn (Từ Liêm)
1 - 10
- Bắt đầu khai thác đường sắt Gia Lâm - Phủ Lạng Thương dài 40 km.
Trong năm
- Mở trường nữ trung học Thánh Mari (Saint Mari) cho người Pháp và lai Pháp.

Năm 1901
6 - 2
- Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đầu tiên về xếp hạng các di tích lịch sử ở Đông Dương do Trường Viễn Đông bác cổ phụ trách.
10 - 8
- Thành lập Công ty đường sắt Đông Dương - Vân Nam
30 - 9
- Thành lập Ủy ban cổ vật Bắc Kỳ
6 - 10
- Thành lập tỉnh Phủ Lỗ, gồm: huyện Yên Lãng (của tỉnh Vĩnh Yên), phủ Đa Phúc, huyện Kim Anh và 1 phần huyện Đông Khê (thuộc phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Phù Lỗ là tiền thân của tỉnh Phúc Yên thành lập ngày 18 - 2 - 1904.
Trong năm
- Xây kho bạc, nhà kèn ở vườn Pôn Be.
- Mở các phố Đồng Khánh (nay là Hàng Bài), Gia Long (nay là đoạn đầu phố Bà Triệu).
- Xây Nhà hát Lớn ở cửa ô Tây Long cũ.
- Mở trường Y sĩ ở Hà Nội.

Năm 1902
8 - 4
- Đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn thông xe, dài 163km
3 - 5
- Đổi tên tỉnh Hà Nội thành tỉnh Cầu Đơ.
16 - 6
- Khai thác đoạn đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, dài 99km
1 - 7
- Đặt tỉnh, lỵ tỉnh Phù Lỗ ở xã Tiên Dược Thượng, huyện Đa Phúc (nay là xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn).
15 - 11
- Khánh thành khu Đấu Xảo (nay là Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô), mở đầu xảo Hà Nội lần thứ nhất, kéo dài tới 30 - 6 - 1903.
20 - 12
- Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết lập chế độ độc quyền nấu cốt và bán rượu trên toàn cõi Đông Dương, cho thành lập các đại lý bán rượu. Hãng Phôngten (Fontaine) độc quyền sản xuất và kinh doanh rượu.
Trong năm
- Xây nhà máy đèn Bờ Hồ (nay là trụ sở công ty điện lực Hà Nội).
- Khánh thành phần đường sắt của Cầu Đume qua sông Hồng.
- Thành lập nhà bảo tàng nông - công - thương nghiệp.
- Mở trường thuốc đầu tiên ở Thái Hà ấp.

Năm 1903
9 - 1
- Bắt đầu khai thác đường xe lửa Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình dài 114 km.
10 - 3
- Khai thác đoạn đường sắt Hà Nội - Việt Trì dài 67 km.
10 - 4
- Đổi tên huyện Đông Khê thành huyện Đông Anh.
5 - 5
- Thiết lập mạng lưới điện thoại ở Hà Nội.
20 - 6
- Lập trường Hậu bổ ở Hà Nội. Trường đào tạo tri huyện, tri phủ, huấn đạo, giáo thụ. Khóa học là 3 năm.
10 - 12
- Chuyển tỉnh lỵ Phù Lỗ từ xã Tiên Dược Thượng (Đa Phúc) về xã Đạm Xuyên (Yên Lãng nay là xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Năm 1904
18 - 2
 Thành lập tỉnh Phúc Yên trên địa bàn tỉnh Phù Lỗ cũ.
31 - 3
- Mở đường xe điện nối từ Thái Hà ấp đến thị xã Cầu Đỏ (Hà Đông).
1 - 7
- Chia thành phố Hà Nội ra làm 8 hộ.
25 - 10
- Thành lập trường cao đẳng Y khoa Đông Dương.
1 - 11
 - Tổng thống Pháp ra sắc lệnh bắt thanh niên ở Bắc và Trung Kỳ tuổi từ 22 đến 28, phải đi lính thuộc địa, thời hạn 5 năm.
8 - 11
- Pháp thi hành chính sách độc quyền sản xuất, khai thác và bán muối trên toàn cõi Đông Dương.
23 - 11
- Đặt trạm quan sát khí tượng ở Láng.
6 - 12
- Đổi tên tỉnh Cầu Đỏ thành tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông.
20 - 12
- Đường xe lửa Hà Nội - Vinh đã thông xe đến Hàm Rồng (Thanh Hóa).
Trong năm
- Xây dựng nhà máy nước Yên Phụ (đến năm 1906 mới xong).

Năm 1905
17 - 3
- Hoàn thành xây dựng đường xe lửa Hà Nội - Bến Thủy dài 326km.
31 - 10
- Thành lập thị xã Phúc Yên.
14 - 11
- Thành lập nha học chính Đông Pháp ở Hà Nội.
Trong năm
- Xuất bản tờ “Đại Việt quan báo”, báo chính thức của Nhà nước bảo hộ ở Bắc Kỳ. Báo vừa chữ Hán vừa chữ Quốc ngữ. Sau đổi là “Đại Việt tân báo”, rồi “Đại Việt công báo”.
- Làm đường xe điện Bờ Hồ - Cầu Giấy.

Năm 1906
1 - 2
- Hoàn thành đường xe lửa Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, dài 390 km (xây từ 1899).
19 - 4
- Bắt đầu khai thác mạng lưới điện thoại liên tỉnh Hà Nội - Hải Phòng.
Trong năm
- Đặt Hội đồng cải lương học vụ ở Đông Pháp gồm ba bậc học: Ấu học, thi tuyển sinh. Tiểu học, thi khóa sinh. Trung học, thi hương.
- Dời Tòa án từ phố Hàng Tre về Cung Công lý ở phố Carô (Carreau). Nay là Tòa án tối cao ở 48 phố Lý Thường Kiệt.
- Xuất hiện bài “Đề tỉnh quốc dân ca” của Sào Nam Tử. Còn gọi là “Bài ca Á tế á”. Kêu gọi noi gương Nhật đấu tranh giành độc lập, tự do.

Năm 1907
Tháng 3
- Mở trường Đông Kinh nghĩa thục ở số 4 Hàng Đào (nay là nhà số 10). Trường do một số nhà nho yêu nước thành lập. Lương Văn Can (người Nhị Khê, huyện Thường Tín) làm hiệu trưởng, Nguyễn Quyền làm giám học với sự tham gia của Hoàng Tăng Bí, Đào Nguyên Phổ, Vũ Hoành, Phan Tuấn Phong, Đặng Kinh Phong, Lê Đại… Trường soạn sách, ra báo “Đăng Cổ Tùng báo”, truyền bá tư tưởng mới, hô hào cải cách, đòa tạo những người có ích cho đất nước. Một số bài tiêu biểu như: Chiêu hồn nước, Vì sao dân đói, Cáo hủ lậu văn, Hú hồn, Thanh niên, Khuyên phụ nữ, Dạy con… Hoạt động tới tháng 12 thì bị giặc Pháp bắt đóng cửa trường. Đăng Cổ Tùng báo bị đình bản ngày 11-11-1907.
- Cụ Phan Châu Trinh ra Bắc, diễn thuyết ở trường Đông Kinh nghĩa thục.
Tháng 10
- Lập hội đồng dân biểu Bắc Kỳ. Mỗi tỉnh được 1 hoặc 2 nghị viên do Hội đồng hàng tỉnh và kỳ dịch bầu ra.
1 - 11
- Mở “Đông Dương cao học cục” ở khu vực Đồn Thủy, trường Đại học đầu tiên tào tạo nhân viên chính quyền cho Pháp, gồm 3 ngành: Văn chương, Luật, Cách Trí (nay là trường Đại học Dược ở phố Lê Thánh Tông).
Trong năm
- Khai trương nhà in Viễn Đông (IDEO) ở phố Tràng Tiền.
- Dựng đình “Ngự triều di quy” trên nền thiết triều cũ của An Dương Vương ở thành Cổ Loa.

Năm 1908
1 - 1
- Hoàn thành xây dựng đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng dài 167km.
27 - 6
- Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội. Nghĩa quân Đề Thám do Đội Hổ, chánh tỉnh chỉ huy, phối hợp với một số quân nhân thuộc công binh pháo thủ số 5 làm nội ứng như Đặng Đình Nhân (người Bạch Mai), Nguyễn Chí Bình, Nguyễn Văn Cốc tức Dương Bê (người Chàng Sơn), Cai Nga tức Nguyễn Tắc A và một số phần tử yêu nước khác như Lang Seo, Nguyễn Văn Phúc (51 Hàng Buồm), Đỗ Đảm tức Đỗ Hà Nam, Xá Tuân… tham gia. Trụ sở liên lạc và tổ chức lao động là quán cơm-chứa trọ của vợ chồng Nhiêu Sáu (Nguyễn Tĩnh - người Tương Mai) mở ở số 20 phố Cửa Nam.
- 8 giờ tối, 80 lính Pháp ở trung đoàn bộ binh số 9 và 125 tên sĩ quan và binh lính Pháp ở trung đoàn pháo binh số 4 đóng tại Đồn Thủy đã bị trúng độc bất tỉnh. Cuộc bạo động đã được ước hẹn. Sau khi có 3 phát đại bác báo hiệu, nghĩa quân Yên Thế sẽ từ ngoài tiến đánh thành phố phối hợp. Nhưng cuộc khởi nghĩa đã bị lộ. Tên Trương, pháo thủ công binh trung đoàn 9, theo đạo Gia tô đã xưng tội với Cha Ân (Dronet) ở Nhà thờ Lớn. Gần hết những người cầm đầu cuộc bạo động đã sa vào tay giặc. Nghĩa quân Yên Thế chờ không thấy hiệu lệnh, phải rút lui.
8 - 7
- Hội đồng đề hình mở phiên tòa xử vụ “Hà Thành đầu độc”. Kết án xử tử 13 người, khổ sai chung thân 4 người. Ba ông đội Nhân, đội Bình, đội Cốc bị xử chém ngay tại bãi giáo (gần cột cờ). Tháng 10, xử thêm là 13 người bị chém. Bà Sáu Tĩnh (Nguyễn Thị Ba) bị chúng tra tấn dã man, bỏ vào thùng xi măng cắm đinh lăn trên sân làm rách nát da thịt, bà vẫn không khai, mấy tháng sau bà chết. Cũng bị tra tấn đến chết còn có bà đồng Đa, người Phúc Yên.

Năm 1909
15 - 3
- Quân Pháp tấn công nghĩa quân Yên Thế ở núi Hàm Lợn (nay thuộc huyện Sóc
Sơn, Hà Nội)
Đầu tháng 5
- Bãi công của 200 công nhân, nhân viên nhà hàng Gôđa. Cửa hàng bách hóa lớn nhất của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và Phi Châu (L’UCIA) (sau là cửa hàng Bách Hóa tổng hợp, nay là Trung tâm thương mại Tràng Tiền).
- Thành lập Công ty vô danh ngói Đông Dương. Công ty có nhà máy ở Hà Nội, Đáp Cầu.
24 - 6
- Nghĩa quân Đề Thám hoạt động ở vùng Phủ Lỗ.
5 - 7
- Đội Huân, tướng của Đề Thám, bắt cóc tên nhà thầu Pháp Voadanh (Voisin) ở làng Vệ Linh (Sóc Sơn) Pháp phải huy động quân đánh cứu, ngày 10-7, 2 đại đội bộ binh do thiếu tá Sốpphơlê chỉ huy, từ Phúc Yên đã hành quân tiến đánh, buộc nghĩa quân phải thả Voadanh ở Kim Anh ngày 25-7.
13 - 8
- Pháp tiến công quân Đề Thám ở làng Bạch Đa và Thượng Yên. Nghĩa quân đã giết chết tên trung úy Teradơ (Terrary).
28 - 8
- Toàn quyền Đông Dương trao cho Tòa án thành phố Hà Nội xét xử người Việt Nam phạm luật vi cảnh.
Trong năm
- Mở trường Trung học bảo hộ ở cạnh hồ Tây. Sau quen gọi là Trường Bưởi (nay là Trường trung học phổ thông Chu Văn An) khóa học 5 năm, năm thứ 4 mới đi vào chuyên khoa: Sư phạm, hành chính, kỹ thuật, thương mại.

Năm 1911
- Thành lập Công ty vận tải ô tô Đông Dương (STAI), trụ sở đặt tại Hà Nội.
- Khánh thành Nhà hát Lớn Hà Nội.
1 - 8
- Đặt trạm điện tín tại Hà Nội.

Năm 1912
- Thành lập công ty thuộc da Đông Dương ở Thụy Khuê.
18 - 4
- Đổi tên trường Hậu bổ thành trường đào tạo quan lại (École de mandarin).
6 - 5
- Nguyễn Huy Tưởng - nhà văn hiện đại - sinh ở làng Dục Tú (huyện Đông Anh).
3 - 8
- Bắt đầu đánh thuế môn bài với thương nhân người Việt.
Tháng 10
- Khánh thành Sở vô tuyến điện Bạch Mai (Vọng)
31 - 12
- Pháp ra các sắc lệnh cấm tổ chức hội kín ở Đông Dương và nghiêm trị những người chống lại chính quyền.

Năm 1913
7 - 3
- Tỉnh Phúc Yên chyển thành Đại lý Phúc Yên.
19 - 3
- Thành lập Phòng tư vấn bản xứ Bắc Kỳ (Tiền thân của Viện dân biểu Bắc Kỳ thành lập lập ngày 10 - 4 - 1926).
Tháng 4
- Quyết định bãi bỏ học chữ Hán trong bậc tiểu học và bậc bổ túc ở các trường Pháp-Việt.
26 - 4
- Ném bom khách sạn Hà Nội. Nguyễn Khắc Cần người làng Yên Viên, công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm, chiến sĩ Việt Nam Quang Phục hội, cùng với Nguyễn Trọng Thường và Phạm Văn Tráng (người Bát Tràng) sau khi đã giết tên chó săn làm Tuần phủ Thái Bình (12-4-1913) đã ném lựu đạn vào khách sạn Hà Nội ở phố Tràng Tiền, giết chết 2 sĩ quan Pháp: Sanpuy (Chapuis) và Mônggrăng (Mongrand), một số tên khác bị thương.
15 - 5
- Xuất bản số 1 tờ tuần báo quốc ngữ đầu tiên “Đông Dương tạp chí”. Chủ nhiệm: Xitnâyđe (Schneider). Chủ bút: Nguyễn Văn Vĩnh, vận động cho chủ nghĩa Pháp Việt, bênh vực sự bảo hộ của Pháp. Xuất bản tới 1917.
29 - 5
- Thành lập Viện vệ sinh và vi trùng học Bắc Kỳ ở Hà Nội. Trước đó đã mở phòng xét nghiệm vệ sinh, phòng xét nghiệm vi trùng học và Viện chống chó dại nay thống nhất lại.
29 - 8
- Hội đồng đề hình mở phiên tòa đàn áp phong trào cách mạng. Danh sách bị cáo gồm 97 người. Ngày 5 - 9 tuyên án xử tử 6 người: Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng, Phạm Hoàng Khuê, Phạm Hoàng Triết (Khuê và Triết là hai ông đồ người làng Lỗ Khê, Đông Anh), Vũ Ngọc Thụy, Phạm Đệ Quý. Sáng ngày 24-9, án xử chém được thi hành ở cửa nhà Hỏa Lò. Cũng trong phiên tòa ngày 5-9, Lương Văn Can bị kết án 10 năm đầy biệt xứ và đưa đi an trí ở PhnômPênh (Campuchia).
29 - 12
- Mở trường Y dược Đông Dương.

Năm 1914
- Nguyễn Đình Nghị (1883-1947) chuyển chèo cổ thành chèo văn minh biểu diễn ở rạp Sán Nhiên Đài.
10 - 12
- Đổi tên “Khu vực ngoại thành Hà Nội” thành huyện Hoàn Long và từ 1-1-1915
trực thuộc tỉnh Hà Đông.

Năm 1915
Tháng 6
- Thành lập “Thư viện truyền bá”. Cơ quan do Xitnâyđe cầm đầu, đã ra “Đông Dương tạp chí”, nay có thêm tờ “Trung Bắc tân văn”.
- Bãi bỏ thi hương ở Bắc Kỳ.

Năm 1916
13 - 1
- Hội đồng phụ chính Nam Triều kêu gọi thanh niên Việt Nam đi lính cho “mẫu quốc” (Pháp) dẹp tan “Đức tặc”.
20 - 1
- Hoàng Trọng Mậu, một yếu nhân của Việt Nam Quang Phục Hội bị tòa án binh Hà Nội kết án tử hình.
- Thành lập Công ty xe kéo Đông Dương, (Omnium Indochinois), trụ sở đặt tại Hà Nội.

Năm 1917
11 - 7
- Thành lập Sở Hàng không Đông Dương. Mở trường tập luyện ở Tông (Sơn Tây), thiết lập đường băng sân bay, thành lập chi đội Bắc Kỳ, phi đội đầu tiên.
13 - 7
- Xuất bản số đầu tiên “Nam Phong tạp chí”, một công cụ văn hóa nô dịch do Lu-i Mácty (Louis Marty) thanh tra mật thám Đông Dương trực tiếp chỉ đạo. Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trạc làm chủ bút Tạp chí xuất bản bằng chữ quốc ngữ có phụ trương dịch ra chữ Pháp và chữ Hán. Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho phép ra tạp chí Nam Phong ngày 30 - 12 - 1916.
15 - 9
- Mở trường Cao đẳng thú y, khóa học 4 năm.
15 - 10
- Mở các trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương, trường Luật và hành chính.
29 - 11
- Thành lập Sở lưu trữ và Thư viện Đông Dương. Trụ sở tại khu trường thi Hà Nội.
21 - 12
- Ban hành bộ học Luật (Code de l’anstruction publique).

Năm 1918
21 - 3
- Mở trường Cao đẳng Nông Lâm, hệ học 4 năm.
21 - 8
- Mở trường sư phạm Hà Nội.
31 - 12
- Mở trường Lixê (Lycéc) Hà Nội, sáp nhập trường trung học Pôn Be vào đây.
Trong năm
- Triều Nguyễn ban hành luật “Hoàng Việt tân luật” thi hành ở Bắc Kỳ, dựa trên cơ sở Luật Gia Long có sửa đổi chút ít.
- Theo số liệu của tòa Đốc Lý, Hà Nội có 7 vạn dân.

Năm 1919
15 - 1
- Nhà thương đau mắt bắt đầu hoạt động.
5 - 2
- Ra đời Hội Khai trí Tiến Đức của bọn tay sai đắc lực của Pháp. Trụ sở ở góc phố Hàng Trống canh Hồ Gươm. Hội trưởng: Lu-i Mácty (Louis Marty). Hội phó: Hoàng Trọng Phu.
1 - 3
- Tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên phải có thẻ căn cước.
1 - 9
- Mở cửa thư viện Trung ương ở phố Trường Thi.
21 - 12
- Khai giảng khóa đầu trường thể dục Séptô (Septo) (nay ở vào địa điểm cuối phố Tô Hiến Thành).
Trong năm
- Lấp hồ Cổ Ngựa và các ao đầm vùng đền Quán Thánh lập ra các phố mới: Giămbe (Jambert) nay là N

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét