1789 - Kỷ Dậu
- Nguyễn Huệ đem quân ra Thăng Long lần thứ ba.
28-1 (đêm mồng ba Tết)
- Hạ đồn Hà Hồi, cửa ngõ phía nam kinh thành.
Đêm 29 sáng 30-1 (đêm bốn, rạng mồng năm Tết)
- Quang Trung trực tiếp cưỡi voi chỉ huy trận chiến đấu quyết liệt,
tấn công san phẳng đồn Ngọc Hồi có khoảng 3 vạn quân Thanh trấn giữ. Các
tướng giặc Hứa Thế Thanh, Trương Sĩ Long, Thượng Duy Thăng đều bị giết
tại trận. Tàn quân Thanh chạy về Đầm Mực (nay thuộc xã Vĩnh Quỳnh, huyện
Thanh Trì) bị cánh quân của đô đốc Bảo chặn đánh, dùng voi trận tiêu
diệt hết.
Cổng gò Đống Đa (Nguồn ảnh: internet) |
- Mũi tiến công khác do đô đốc Long (còn có tên là Đặng Tiến Đông)
chỉ huy, tiến công diệt đồn Khương Thượng lập nên chiến thắng Đống Đa vẻ
vang. Dân 9 làng quanh vùng Khương Thượng bện rơm tẩm dầu làm trận rồng
lửa phối hợp bao vây đồn giặc. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ
tự tử ở núi Loa. Xác giặc chất đầy mặt trận, phải vun lại đắp lên thành
12 gò xác. Quân ta thừa thắng qua cửa ô Thịnh Quang (Chợ Dừa) vào
thành.
Mồng năm Tết
- Tôn Sĩ Nghị ở trong thành được tin các đồn lũy trấn vùng ngoài đã
mất, hoảng loạn kéo quân vượt cầu phao qua sông Hồng tháo chạy. Cầu gãy,
quân Thanh rơi xuống sông chết đuối rất nhiều. Sau 45 ngày chiếm đóng
Thăng Long, 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh đã hoàn toàn tan rã.
- Buổi trưa, Quang Trung trên mình voi, khoác áo bào xạm màu khói
súng, dẫn đầu đại quân vào Thăng Long giải phóng, mở hội khao quân thắng
trận.
Tháng ba
- Quang Trung trở về Phú Xuân.
Ngày 29 tháng 7 nhuận năm Nhâm Tí (1792)
- Quang Trung mất. Lê Ngọc Hân viết “Ai tư vãn” ca ngợi võ công và tỏ lòng thương nhớ Nguyễn Huệ.
1794 - Giáp Dần
- Dựng chùa Tây Phương ở xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất)
Chùa Tây Phương (Nguồn ảnh: internet) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét