XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Kiến trúc thành Vijaya (Champa)- Thành Hoàng Đế phát lộ

Thành Đồ bàn cũng thôi không nức nở
Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe
Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ
Tan dần trong yên lặng của đồng quê…
(Điêu Tàn-Chế lan Viên)
Còn đâu nữa những ngày vàng son của Đồ Bàn đô cũ và còn đâu nữa những cảnh rộn rịp voi, ngựa xe? Tất cả đều trôi vào quá khứ xa vời!
Ngày nay, du khách đến thăm thành cổ Đồ bàn chứng kiến tận mắt cảnh tang thương dâu bể không khỏi chạnh lòng hoài cổ, tiếc thương cho một triều đại đã lùi vào dĩ vãng xa xăm.
Thành Đồ Bàn không còn nữa nhưng qua các di tích và sử liệu ghi chép, du khách có thể tìm lại hình ảnh thời xa xưa.Thành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc TX An Nhơn, tỉnh Bình Định, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.
Khảo cổ lần 5 Đồ Bàn- Thành hoàng đế: Nhằm sưu tầm tài liệu góp phần làm cơ sở cho việc phục hồi , trùng tu, tôn tạo thành Hoàng Đế - Kinh Đô của Hoàng Đế Nguyễn Nhạc, lãnh tụ phong trào nông dân Tây Sơn, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tổng hợp Bình Định khai quật khảo cổ thành Hoàng Đế lần thứ nhất tháng 9-2004 ,lần thứ hai tháng 6-2005,thứ 3 năm 2006 và thứ 4 năm 2007 đã xác định một số kiến trúc cung đình độc đáo của kinh đô Hoàng Đế nhà Tây Sơn như nền móng cung điện lầu Bát giác, các thủy hồ, đàn Nam Giao… Với diện tích hơn 300m2 qua 2 đợt khai quật, diện mạo kiến trúc thành Hoàng Đế dã được khảo cổ học phát lộ ngày một rõ nét hơn
Thành Hoành Đế qua thư tịch cổ:
Theo tài liệu lịch sử để lại cho biết thành Hoàng Đế vốn trước đây là kinh đô của dân tộc Champa (thế kỷ XI-XV) và có nhiều tên gọi khác nhau:thành vijaya, Phật Thệ, Chà Bàn, Đồ Bàn... Năm1471, Lê Thánh Tôn cất đại quân hơn 250.000 người sang đánh Champa, trong đó 100.000 đi bằng đường thủy, 150.000 đi bằng đường bộ. Đại quân nhà Lê chiếm cửa Thị Nại rồi tiến về Đồ Bàn.Vua Trà Toàn sai em là Po Kaprih dẫn đội tượng binh gồm 5.000 người ra đối chọi nhưng bị đánh bại,Vua Trà Toàn rút vào cố thủ thành Đồ Bàn. 
Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh. Vua Champa là Trà Toàn bị bắt sống và tự sát trên đường chở về Thăng Long.(05/03/ Al) Trong cuộc tiếp kiến, Vua Trà Toàn xin vua Lê chỉ làm tội một mình ông và tha cho người dân Champa. Trên đường về tới Nghệ An, Trà Toàn tự tử chết. Lê Thánh Tôn sai cắt đầu Vua Trà Toàn treo ở đầu thuyền và cho khắc chữ "Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi thủ". Ít nhất hơn 60.000 người Champa  bị giết và 30.000 bị bắt làm nô tỳ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn, người dân bị tàn sát vô tội vạ, trong đó có 10 ngôi tháp này bị phá hủy.Đây là cuộc tàn sát đẫm máu nhất của đại việt đối với champa. Hoàng tộc champa chạy sang malacca( khoảng 20.000 trốn thoát bằng thuyền qua cửa đầm thi nại, trong đó có con vua trà toàn là Indravarman và bàn la trà ko lai(Pau liang). Sau cuộc chính biến lịch sử này rất nhiều người di cư chính trị Champa đã đến các vùng đất Mã Lai an bình , một số khác thì tới Melaka . Cũng trong đoàn người di cư đó là hai hoàng tử con vua Champa Trà Toàn , đó là Indravarman và Pau Liang như đã nói ở trên. Bằng chứng được tìm thấy chứng minh sự gắn kết lịch sử giữa Champa và Mã Lai là Al-kisah 29 trong đó đã kể lại câu chuyện về một người Nakhoda Champa có tên là Sayyid Ahmad đã làm bạn cùng Hang Tuah( một anh hùng rất nổi tiếng trong lịch sử Mã Lai) và cùng đến Inderapura (Pahang_Malaysia) để trốn Tun Teja đến Melaka. Sức mạnh Champa được chứng minh là lớn hơn cả vùng Pahang sau khi được giúp đỡ của người anh hùng Melaka trốn khỏi Tun Teja. sự có mặt của Nakhoda Champa tại Melaka và Pahang này lại được chứng minh bằng một cơ sở chắc chắn sau khi tìm được trong Al-kisah ke-34 nói về cuộc hôn nhân giữa một công chúa thuộc dòng tộc Champa với một quy tộc ở Melaka.( theo Sejarah Melayu Champa +Ban La Tra Toan memerintah di ibu kota Sri Vini (Sri Raja Than Ton). Setelah Kota Vijaya jatuh. Raja Champa pun mati terbunuh. Dengan kejatuhanibu ota Vijaya ini ramai pelarian politik Cham yang menuju ke daerah Melayu yang selamatk, antara lain ke Melaka. Yang termasuk dalam pelarian itu ialah dua orang putera raja Champa, iaitu Indravarman dan Pau Liang di atas. Gambaran Sejarah Melayu tentang Champa terdapat dalam Al-Kisah ke29 yang menceritakan seorang Nakhoda Champa yang bernama Sayyid Ahmad bersahabat dengan Hang Tuah pergi ke Inderapura (Pahang) untuk melarikan Tun Teja Ke Melaka. Kekuatan Champa berdasarkan fakta jelas lebih besar daripada perahu Pahang hingga dapat menolong pahlawan Melaka itu melarikan Tun Teja. Kehadiran tokoh Nakhoda Champa di Melaka dan di Pahang dapat dihubungkan pula dengan wujudnya pedagang Champa di Banten seperti yang diceritakan oleh Sejarah Melayu dalam Al-Kisah ke-34 menceritakan perkahwinan seorang puteri keturunan Champa dengan anak seorang pembesar Melaka.)khoảng 30000 người chạy sang lào và campuchia sau cuộc tàn sát đẫm máu này.Lê Thánh Tôn giải tán vương quốc Champa. Thủ đô chính trị, hành chánh và tín ngưỡng của vương quốc Bắc Champa .Vijaya bị đổi thành Đồ Bàn và cấm người Champa đến cư ngụ.Cũng chính nơi đây xảy ra cuộc thanh trừng đẫm máu nhất của Nguyễn ánh với cuộc khởi nghĩa tây sơn.Thế kỷ XV (1472), sau khi tàn phá vijaya champa,lê thánh tông sát nhập vào Đại Việt thuộc đạo Thừa Tuyên Quảng Nam. Đơn vị hành chính Quảng Nam Thừa Tuyên thống lĩnh 3 phủ 9 huyện trị sở đặt tại thành Châu Sa (Quảng Ngãi), thành Chà Bàn thuộc huyện Tuy Viễn, phủ  Hoài Nhơn.
Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cho biết “Trong phủ có thành Đồ Bàn, là nơi vua cũ nước Chiêm ở đó, lộng lẫy kiên cố nay dấu cũ hãy còn”. Theo Thiên nam tứ chi lộ đồ thư “xã Phú Đa xưa có thành xây bằng gạch gọi là thành Đồ Bàn. Thành vuông mỗi bề dài một dặm. Có 4 cửa. Trong thành có điện, có tháp. Điện đã bị đổ, tháp còn lại 2 tòa gọi là tháp con gái’’. Sách Hoàng Việt địa chí chép rằng ‘’Phú Đa gia có lẽ là phiên âm của tiếng chăm Vijaya, huyện Tuy Viễn, trong thành có 35 toà tháp’’. Sách Đại nam nhất thống chí mô tả ‘’Thành cũ Chà Bàn ở địa phận 3 thôn: Nam Định, Bắc Thuận và Bả Canh về phía đông huyện Tuy Viễn, xưa là quốc đô của Champa, chu vi 30 dặm trong thành có tháp cổ, có nghế đá, voi đá đều là của người Champa’’...
                                                                Voi Đá Champa
                                                                    Sư Tử đá Champa
                                                       Tường thành Vijaya Champa
Cuối thế kỷ XVIII, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, sau khi đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, nhận thấy vị trí chiến lược của tòa thành, nhà Tây Sơn đã tôn tạo sử dụng lại làm đại bản doanh của mình và trở thành kinh đô của vương triều đầu tiên nhà Tây Sơn. Theo Đồ Bàn thành ký của Nguyễn Văn Hiển “... Đồ Bàn có từ lâu đời, khắc phục tự nhà Trần, bị phá vỡ tự đời nhà Lê. Khôi phục được từ nhà Tây Sơn, sau dần dần phá bỏ mà nay nền cũ vẫn còn... Niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 37, nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc năm thứ 4 bèn nhân nơi đó mà đóng đô, mở rộng cửa đông kéo dài tới 15 dặm, tường thành được đắp cao rồi xây bằng đá ong, bề cao tới 1 trượng 4 thước, bề đày 2 trượng, mở thêm 1 cửa thành ra 5 cửa, riêng phía trước có hai cửa, bên tả là cửa Tân Khai, bên hữu là cửa Vệ Môn... phía tây thành có đắp con đê Đỉnh Nhĩ để phòng nước lụt, phía Tây Nam có đàn Nam Giao để tế trời đất, bên trong thành xây thêm bức thành nhỏ, chính giữa dựng điện bát giác... phía sau là điện Chánh Tẩm, hai bên dựng hai nhà thờ, bên tả thờ tổ tiên ông Nhạc, bên hữu thờ tổ tiên bà Nhạc, trước lầu có cung Quyền Bỗng, hai bên có hai dãy hành lang là nơi làm việc, trước cửa cung có mở cửa tam quan... bên trong thành thì có nghê đá, voi đá... Ông Nhạc lên ngôi ở thành đó 12 năm”. Sách Lê Quí Dật sử cho biết ‘’Nguyễn Nhạc nhân đất cũ của Chiêm Thành, sửa đắp thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, mở rộng cung điện...” Đại nam nhất thống chí viết  “Tây Sơn Nguyễn Nhạc chiếm cứ thành này, nhân nền cũ xây đá ong tiếm xưng là thành Hoàng Đế...’’
Thành Hoàng Đế trong lịch sử:
Thành Hoàng Đế tọa lạc trên một vùng gò đồi nay thuộc xã Nhơn Hậu và thị trấn Đập Đá thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định.Theo quốc lộ 1 từ Qui Nhơn ra 20km,qua thị trấn đến thôn Bả Canh,theo đường huyền trân công chúa, đi qua tháp cánh tiên và đi tiếp khoảng 1km thì tới.với cấu trúc 3 lớp thành. Thành ngoại hình chữ nhật, chu vi 7.400m, thành nội chu vi 1.600m, Tử Cấm thành chu vi 600m. Đây là toà thành giữ vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nơi đóng đại bản doanh làm bàn đạp từ đây đánh Nam diệt Bắc. Đây cũng chính là Kinh Đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc. Năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại toà thành cổ này, đến năm 1802 toà thành mất vai trò lịch sử thì nơi đây có bề đày 25 năm giữ vai trò trọng yếu trong đó có 16 năm là Kinh Đô của Vương triều Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc (1778-1793). Năm 1799, nhà Nguyễn đánh chiếm thành Hoàng Đế, đổi tên là thành Bình Định để Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Châu trấn thủ. Năm 1800, nghĩa quân Tây Sơn vây thành, năm 1801 Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tự vẫn. Năm 1802, quân Tây Sơn bỏ thành ra Bắc. Khi Gia Long lên ngôi, nơi đây trở thành dinh Bình Định rồi trấn Bình Định. Năm 1813, dỡ bỏ, triệt hạ các cung điện cũ, lấy vật liệu xây dựng thành mới mang tên thành Bình Định tại thị trấn Bình Định ngày nay. Khu vực lầu Bát Giác được xây dựng miếu Song Trung. Từ ấy thành Hoàng Đế chỉ còn trơ một dãy gò đá, gạch ngổn ngang và lầu Bát Giác thờ Võ Tánh, Ngô Tùng Châu.
                                                       Mộ Võ Tánh và Ngô tùng Châu
Lăng Võ Tánh
Diện mạo kiến trúc thành Hoàng Đế qua tư liệu khảo cổ:
Kết quả khai quật năm 2004, tìm thấy một công trình kiến trúc văn hoá-thủy hồ hình vành trăng khuyết dài 17m, rộng 10m còn khá nguyên vẹn, được xây bằng vôi, tường lòng hồ gắn đá, san hô trang trí, và nền móng một kiến trúc, theo sử liệu ghi chép có khả năng nơi đây là dấu tích đền thờ tổ của vua Thái Đức.
Kết quả khai quật năm 2005, phát hiện thêm một hồ bán nguyệt phía đông Tử Cấm Thành, xây đăng đối với hồ bán nguyệt tìm thấy năm 2004, một thủy hồ hình ‘’lá đề ‘’ dài 6m rộng 3m. Khai quật lần này còn làm lộ rõ một cạnh phía Tây Nam của điện Bát Giác - nơi thiết triều của Hoàng Đế Thái Đức. Nền điện, hành lang được bó bằng đá sa thạch (tận dụng đá của Cham pa), và lát gạch vuông khổ 36cm. Chiều dài cạnh nền điện Bát Giác 7m3, chiều dài cạnh hành lang điện là 8m2, trên hành lang có bốn lỗ cột tròn âm xuống nền gạch.
Bên cạnh số lượng lớn vật liệu kiến trúc tìm thấy ở hố khai quật như gạch Chàm, gạch Việt, ngói âm dương nhiều loại cỡ còn có một số loại hình khác như tiền xu, đạn chì, đạn đá, vật trang trí bằng đá....
Theo tiến sĩ Lê Đình Phụng (cán bộ Viện khảo cổ) chủ trì hai cuộc khai quật cho biết: Thành Hoàng Đế là công trình kiến trúc duy nhất thời Tây Sơn còn lại, di tích được xây dựng đan xen qua nhiều giai đoạn lịch sử. Do vậy, việc khai quật khảo cổ bóc tách kiến trúc từng thời kỳ là việc làm cần thiết để tiến hành hội thảo, phục dựng, trùng tu, tôn tạo.
Lâu nay chúng ta chỉ hình dung một kinh thành Hoàng Đế Thái Đức qua khảo tả của tác giả Đồ Bàn Thành ký Nguyễn Văn Hiển, bởi vì tất cả những kiến trúc của Tây Sơn đều bị triệt hạ và chôn vùi. Do vậy, việc hiểu biết thành Hoàng Đế còn rất hạn chế. Với hai đợt khai quật hơn 300m2 là chưa đủ và hiện vật thu được còn quá ít. Thế nhưng kết quả khai quật cho chúng ta một phần diện mạo về kiến trúc cung đình của Thành Hoàng Đế.
Hy vọng trong một tương lai không xa Khảo cổ học sẽ dựng lại mặt bằng kinh thành của một vương triều có công lớn với dân tộc: Thống nhất đất nước sau hơn hai thế kỷ chia cắt. 
Vừa qua, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Bình Định tiếp tục khai quật lần thứ 5 thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định).
Đợt khai quật này, Đoàn khảo cổ sẽ tiến hành khai quật trong diện tích 900 m2, nằm trong khuôn viên thành nội của thành Hoàng Đế. Trong đó, tập trung ở 3 hố, 1 hố nhằm khảo sát thủy hồ trong Tử thành (nhiều người gọi là Tử cấm thành) của nhà Tây Sơn, 2 hố còn lại nhằm khảo sát, xác định nền móng Tử thành. Kết quả khai quật sẽ là thông tin cần thiết cho việc công việc phục hồi, trùng tu thành Hoàng Đế trong thời gian tới.
Phát hiện nhiều dấu tích mới trong thành Hoàng Đế
Bờ thành Hoàng Đế được xây lại bằng đá ong trong thành
TS Lê Đình Phụng, Viện Khảo cổ học Việt Nam, người phụ trách khai quật, cho biết: “Tử thành (Tử cấm thành) nhà Tây Sơn được xác định là kiểu kiến trúc cung đình nên việc xây dựng phải tuân thủ theo quy luật cân đối. Vì vậy, khi phát hiện ra thủy hồ ở phía tây thành (còn gọi là hồ bán nguyệt) nơi dành cho các phi tần, cung nữ tắm rửa, thì nhất định phải có thủy hồ ở phía đông. Nên khi tiến hành khai quật ở phía đông, đoàn tiếp tục phát hiện ra thủy hồ giống với thủy hồ ở phía tây. Còn hai hố còn lại đã phát hiện ra bờ móng, công trình kiến trúc của thành nội thành Hoàng Đế còn giữ lại được chia làm 2 phần: Hoàng cung, nơi triều đình hội họp, các vị lãnh đạo nhà Tây Sơn làm việc và phần phía sau hoàng cung là nơi sinh hoạt, ăn ở của tư gia Hoàng đế Nguyễn Nhạc, nơi mà nhân dân địa phương thường gọi là nền cung cũ hay nền hậu cung”.
Hồ bán nguyệt phía tây được phát hiện trước đó
Hồ bán nguyệt, nơi để các phi tần, cung nữ tắm mới được phát hiện ở phía đông
TS Lê Đình Phụng cho biết thêm: “Cuộc khai quật nhằm xác định không gian Tử cấm thành gồm quy mô, mặt bằng cùng các công trình kiến trúc thành nội của thành Hoàng Đế; tìm dấu vết để phục vụ cho công tác trùng tu, phục hồi thành Hoàng Đế dựa trên những cứ liệu có cơ sở khoa học vững chắc”.thành Hoàng Đế có cấu trúc ba lớp gồm: Thành Ngoại, thành Nội, Tử Cấm thành. Những lần khai quật trước, các nhà khảo cổ học phát hiện trong khuôn viên Tử Cấm thành có nhiều tượng nghê đá, sư tử và hồ Bán Nguyệt, hồ Trái Tim…
Tuy nhiên, việc phát hiện thêm nhiều dấu tích lịch sử nhưng để tiếp tục trùng tu, phục hồi thì cần có thêm những chứng cứ khoa học thuyết phục của khảo cổ học về các công trình kiến trúc cung đình Hoàng Đế. Bởi hiện nay, không gian Tử cấm thành và cấu trúc các vòng thành vẫn còn có những ý kiến trái chiều nhau.

Bờ móng hoàng thành
Theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, tại vị trí thành Hoàng Đế hiện nay, từng tồn tại 2 vương triều của 2 tộc người khác nhau, sống cách hơn 300 năm với tên gọi.Đồ Bàn (Champa), Hoàng Đế (Tây Sơn).Tuy nhiên, kinh đô Đồ Bàn - Vijaya tồn tại thời gian gần V thế kỷ (XI - XV),liên tục bị chiến tranh tàn phá rồi lại được xây dựng, tu bổ phục hồi ở nhiều thời điểm khác nhau nên dấu tích không còn nhiều.
Hệ thống ống dẫn nước trong thành Hoàng Đế xưa
Năm 1776, Nguyễn Nhạc, cho quân sửa lại thành Đồ Bàn làm đại bản doanh của quân khởi nghĩa, sau đó xây dựng thành kinh đô nhà Tây Sơn. Từ năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đặt kinh đô tại Phú Xuân, kinh đô Hoàng Đế chỉ còn trên danh nghĩa. Năm 1793, vua Cảnh Thịnh tiến chiếm thành Hoàng Đế. Năm 1801 thành Hoàng Đế đã thuộc về Nguyễn Ánh do tướng Võ Tánh đóng quân sau khi chiếm được thành từ quân Tây Sơn.
Sau khi chiếm được thành Hoàng Đế, Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định. Tới năm 1814 ông cho chuyển thủ phủ từ thành Hoàng Đế về vị trí là thành Bình Định sau này, nằm cách thành hoàng đế khoảng 3km về hướng đông bắc làm thủ phủ trị sự của vùng Quy Nhơn-Bình Định.

Sau 2 tháng khai quật tại di tích Thành Hoàng đế (thị xã An Nhơn, Bình Định), đoàn Khảo cổ phát hiện thêm nhiều hiện vật có giá trị như đồ sứ men đơn sắc, đồ sành, đồ đất nung Champa lọ nhỏ, bình tì bà miệng loe, vò, chậu, nồi…Ngày 22/11, Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội Vùng Nam bộ và Ban Quản lý di tích Bình Định công bố kết quả khai quật di tích thành Hoàng Đế.

Một số hiện vật thu được trong đợt khai quật
Một số hiện vật thu được trong đợt khai quật
Một số hiện vật thu được trong đợt khai quật
Một số hiện vật thu được trong đợt khai quật
Theo đó, sau hai tháng khai quật từ tháng 7  đến tháng 9, trên diện tích 500 m2, tại khu vực phía đông Tử Cấm thành, vị trí được tỉnh Bình Định dự kiến xây dựng đền thờ vua Thái Đức Nguyễn Nhạc.
Kết quả, đoàn phát hiện thêm nhiều hiện vật như đồ sứ men đơn sắc, đồ sành, đồ đất nung Champa gồm lọ nhỏ, bình tì bà miệng loe, vò…; sứ trắng men lam Trung Hoa, cả ngự dụng lần dân dụng: chén, đĩa, cốc, nồi… hoa văn trang trí từ phức tạp đến giản đơn, niên đại khoảng TK XVI – TK XVII và đồ sành, đất nung thời Tây Sơn – Nguyễn như nắp, đĩa đèn…
Theo PGS TS Bùi Chí Hoàng - Viện Khoa học xã hội Vùng Nam bộ cho biết, kết quả khai quật từ 27 hố thám sát không chỉ làm phong phú thêm kho hiện vật đã có từ thành Hoàng Đế mà còn cho thấy sự mất mát không nhỏ của dấu vết văn hóa Tây Sơn và nhà Nguyễn. Đây có thể là hậu quả của những biến cố khốc liệt do sự đối kháng giữa hai vương triều.
Nay là thôn châu thành-f. nhơn thành-thị xã An nhơn- t.Bình định (cách tháp phú lốc 200m)   
                                                                                              Qui nhơn 06/11/2012
                                                                                                      Thanh trà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét