Từ đầu công nguyên đến năm 1900 có ghi kèm năm âm lịch. Ngày,
tháng dương lịch ghi bằng số. Ngày, tháng âm lịch ghi cả chữ viết. Một
số ngày có sự kiện quan trọng đã được tính ra ngày dương lịch, còn giữ
nguyên ngày âm lịch theo các tài liệu gốc.
Từ 1901 trở đi chỉ dùng ngày dương lịch, khi cần mới chú thích
ngày âm lịch trong ngoặc đơn. Tháng âm lịch theo thứ tự: tháng giêng,
hai… cho đến tháng một, chạp, theo cách gọi cổ truyền.
1138 – Mậu Ngọ
- Lý Thần Tông mất, Thiên Tộ lên ngôi vua (tức Lý Anh Tông, 1138- 1175) bấy giờ mới có 3 tuổi.
- Mở hội thề ở Long Trì.
1141 – Tân Dậu
- Thân Lợi khởi nghĩa nông dân đem quân từ Thái Nguyên về toan đánh chiếm thành Thăng Long, bị thất bại
1143 – Quý Hợi
- Đinh lệ cứ 3 nhà là một bảo, không được mổ riêng bò, trâu. Cúng tế phải xin được chỉ mới cho mổ. Làm trái bị tội nặng.
1145 – Ất Sửu
- Cấm thợ thủ công làm những đồ dùng của nhà quan để bán cho dân.
- Dựng đền thần núi Tản Viên và đền Bố Cái
1149 – Kỷ Tị
- Đặt hội Nhân Vương ở Long Trì, đại xá người có tội Vua ngự ở Long Trì xem bắt voi
1154 – Giáp Tuất
- Dựng đàn Viên Khâu phía dưới hồ Chu Tước (hồ Bích Câu) để hàng năm tế giao.
1155 – Ất Hợi
- Động đất (tháng tám, tháng chạp)
1160 – Canh Thìn
- Dựng đền thờ Hài Bà Trưng và đền Suy Vưu ở phường Bố Cái bên sông Hồng.
- Tô Hiến Thành được phong làm Thái úy.
1162 – Nhâm Ngọ
- Dựng đài Chúng Tiên, tầng trên lợp ngói bằng vàng, tầng dưới lợp ngói bằng bạc.
- Định lệ cứ 9 năm khảo các quan văn võ một lần, ai không có lỗi được thăng trật
1164 – Giáp Thân
- Nhà Tống phải thừa nhận nước ta là một vương quốc độc lập. Đổi tên gọi Giao Châu thành nước An Nam. Phong vua ta là quốc vương An Nam.
1165 – Ất Dậu
- Lùi chân tường thành Đại La ở phía cửa Triều Đông vào 75 thước (khoảng 30m) và xây bằng gạch đá để tránh nước sông làm vỡ lở.
+ Lúc này thành Đại La mở ra 5 cửa thành: Triều Đông (dốc Hoè Nhai), Tây Dương (Cầu Giấy), Trường Quảng (Ô chợ Dừa), Cửa Nam (Ô Cầu Dền), Vạn Xuân (Ô Đông Mác).
1170 – Canh Dần
- Lập trường bắn ở gần Đàn Xã Tắc để vua và các quan võ tập luyện.
- Dựng đền thờ Hậu Thổ (Yên Lãng)
1172 – Nhâm Thìn
- Vua Anh Tông vẽ và viết sách địa lý “Nam Bắc phân giới địa đồ”.
1175 – Ất Mùi
- Lý Anh Tông mất, Long Trát lên ngôi tức Lý Cao Tông (1175-1210) mới lên 3 tuổi. Phong Tô Hiến Thành làm thái uý quyền nhiếp chính sự.
1182 – Nhâm Dần
- Sứ thần Xiêm sang Thăng Long triều cống
- Lấy Lý Kính Sư làm đế sư
1185 – Ất Tị
- Xây dựng chùa Trăm gian trên núi Mã ở xã Tiên Phương (nay thuộc huyện Chương Mỹ)
1188 – Mậu Thân
- Động đất, gió bão (tháng sáu), nhật thực (tháng bảy)
1192 – Nhâm Tí
- Đắp kè đá ở bờ sông Hồng chống lũ.
- Đào khơi sâu sông Tô Lịch.
- Động đất (tháng sáu).
1193 – Quý Sửu
- Thi các sĩ nhân, chọn người vào hầu vua học.
1195 – Ất Mão
- Bắt đầu mở khoa thi Tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo), ai đỗ cho làm quan.
- Động đất (tháng ba).
1198 – Mậu Ngọ
- Vua theo lời Đàm Dĩ Mông cho giảm bớt sư sãi
1202 – Nhâm Tuất
- Chế khúc nhạc Chiêm Thành ai oán buồn rầu. Nguyễn Thường can vua không nên nghe
- Động đất (tháng ba)
1203 – Quý Hợi
- Lý Cao Tông xây thêm một đợt cung điện mới tại phía Tây Hoàng thành.
+ Ở giữa là điện Thiên Thuỵ, bên trái có điện Dương Minh, bên phải điện Thiềm Quang. Đằng trước là điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải là cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Phía sau là điện Thắng Thọ có lầu gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, chung quanh có hành lang và thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo đặt toà Lương Thạch, phía tây xây nhà tắm Dục Đường. Phái sau xây gác Phú Quốc thềm gọi là Phượng Tiêu, sau tiếp dựng cửa Thấu Viên, ao nuôi cá, trên ao xây đình Ngoạn Y, ba mặt đình trồng hoa cỏ lạ, nước ao thông ra sông. Nhân dân cực khổ ta thán, các quan đến ngăn không được. Vua chỉ ngày ngày cùng cung nữ rong chơi vô độ.
1290 – Kỷ Tị
- Quách Bốc nổi dậy, chiếm giữ kinh thành. Lý Cao Tông phải chạy đi Tuy Hoá (Tuyên Quang).
1210 – Canh Ngọ
- Lý Cao Tông mất, Hạo Sảm lên ngôi, tức Lý Huệ Tông (1211-1224)
1214 – Giáp Tuất
- Trần Tự Khánh đem quân đánh phá Thăng Long, cướp vàng bạc của cải của vua, đốt cung điện, đem Huệ Vương ra khỏi kinh thành.
- Bắc cầu phao qua sông Hồng ở bến Triều Đông (Đông Bộ Đầu)
1217 – Đinh Sửu
- Huệ Tông phát điên. Chính sự vào cả tay Trần Tự Khánh.
1218 – Mậu Dần
- Xây chùa Ngọc Hồ (còn gọi là chùa Tiên Phúc, đời Mạc gọi là chùa bà Ngô, nay ở 128 phố Nguyễn Khuyến).
1220 – Canh Thìn
- Bắt cư sĩ ở chùa Phù Đổng (nay ở huyện Gia Lâm) là Nguyễn Nộn (tự xưng là Hoài Đạo Vương) về tội bắt được vàng ngọc mà không đem dâng.
1224 – Giáp Thân
- Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Uỷ nhiệm chỉ huy sứ Trần Thủ Độ quản lĩnh các quân cấm.
1225 – Ất Dậu
- Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh.
1226 – Bính Tuất
10-1 đến 12-1
- Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Trần Cảnh lên làm vua mở đầu triều Trần, tức Trần Thái Tông (1226-1258) chấm dứt triều Lý 216 năm (1009-1225)
Nhà văn Giang Quân
(Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Năm tháng và sự việc)
Sưu tầm
1138 – Mậu Ngọ
- Lý Thần Tông mất, Thiên Tộ lên ngôi vua (tức Lý Anh Tông, 1138- 1175) bấy giờ mới có 3 tuổi.
- Mở hội thề ở Long Trì.
1141 – Tân Dậu
- Thân Lợi khởi nghĩa nông dân đem quân từ Thái Nguyên về toan đánh chiếm thành Thăng Long, bị thất bại
1143 – Quý Hợi
- Đinh lệ cứ 3 nhà là một bảo, không được mổ riêng bò, trâu. Cúng tế phải xin được chỉ mới cho mổ. Làm trái bị tội nặng.
1145 – Ất Sửu
- Cấm thợ thủ công làm những đồ dùng của nhà quan để bán cho dân.
- Dựng đền thần núi Tản Viên và đền Bố Cái
1149 – Kỷ Tị
- Đặt hội Nhân Vương ở Long Trì, đại xá người có tội Vua ngự ở Long Trì xem bắt voi
1154 – Giáp Tuất
- Dựng đàn Viên Khâu phía dưới hồ Chu Tước (hồ Bích Câu) để hàng năm tế giao.
1155 – Ất Hợi
- Động đất (tháng tám, tháng chạp)
1160 – Canh Thìn
- Dựng đền thờ Hài Bà Trưng và đền Suy Vưu ở phường Bố Cái bên sông Hồng.
- Tô Hiến Thành được phong làm Thái úy.
1162 – Nhâm Ngọ
- Dựng đài Chúng Tiên, tầng trên lợp ngói bằng vàng, tầng dưới lợp ngói bằng bạc.
- Định lệ cứ 9 năm khảo các quan văn võ một lần, ai không có lỗi được thăng trật
1164 – Giáp Thân
- Nhà Tống phải thừa nhận nước ta là một vương quốc độc lập. Đổi tên gọi Giao Châu thành nước An Nam. Phong vua ta là quốc vương An Nam.
1165 – Ất Dậu
- Lùi chân tường thành Đại La ở phía cửa Triều Đông vào 75 thước (khoảng 30m) và xây bằng gạch đá để tránh nước sông làm vỡ lở.
+ Lúc này thành Đại La mở ra 5 cửa thành: Triều Đông (dốc Hoè Nhai), Tây Dương (Cầu Giấy), Trường Quảng (Ô chợ Dừa), Cửa Nam (Ô Cầu Dền), Vạn Xuân (Ô Đông Mác).
1170 – Canh Dần
- Lập trường bắn ở gần Đàn Xã Tắc để vua và các quan võ tập luyện.
- Dựng đền thờ Hậu Thổ (Yên Lãng)
1172 – Nhâm Thìn
- Vua Anh Tông vẽ và viết sách địa lý “Nam Bắc phân giới địa đồ”.
1175 – Ất Mùi
- Lý Anh Tông mất, Long Trát lên ngôi tức Lý Cao Tông (1175-1210) mới lên 3 tuổi. Phong Tô Hiến Thành làm thái uý quyền nhiếp chính sự.
1182 – Nhâm Dần
- Sứ thần Xiêm sang Thăng Long triều cống
- Lấy Lý Kính Sư làm đế sư
1185 – Ất Tị
- Xây dựng chùa Trăm gian trên núi Mã ở xã Tiên Phương (nay thuộc huyện Chương Mỹ)
1188 – Mậu Thân
- Động đất, gió bão (tháng sáu), nhật thực (tháng bảy)
1192 – Nhâm Tí
- Đắp kè đá ở bờ sông Hồng chống lũ.
- Đào khơi sâu sông Tô Lịch.
- Động đất (tháng sáu).
1193 – Quý Sửu
- Thi các sĩ nhân, chọn người vào hầu vua học.
1195 – Ất Mão
- Bắt đầu mở khoa thi Tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo), ai đỗ cho làm quan.
- Động đất (tháng ba).
1198 – Mậu Ngọ
- Vua theo lời Đàm Dĩ Mông cho giảm bớt sư sãi
1202 – Nhâm Tuất
- Chế khúc nhạc Chiêm Thành ai oán buồn rầu. Nguyễn Thường can vua không nên nghe
- Động đất (tháng ba)
1203 – Quý Hợi
- Lý Cao Tông xây thêm một đợt cung điện mới tại phía Tây Hoàng thành.
+ Ở giữa là điện Thiên Thuỵ, bên trái có điện Dương Minh, bên phải điện Thiềm Quang. Đằng trước là điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải là cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Phía sau là điện Thắng Thọ có lầu gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, chung quanh có hành lang và thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo đặt toà Lương Thạch, phía tây xây nhà tắm Dục Đường. Phái sau xây gác Phú Quốc thềm gọi là Phượng Tiêu, sau tiếp dựng cửa Thấu Viên, ao nuôi cá, trên ao xây đình Ngoạn Y, ba mặt đình trồng hoa cỏ lạ, nước ao thông ra sông. Nhân dân cực khổ ta thán, các quan đến ngăn không được. Vua chỉ ngày ngày cùng cung nữ rong chơi vô độ.
Điện Kính Thiên nhìn từ xa |
- Quách Bốc nổi dậy, chiếm giữ kinh thành. Lý Cao Tông phải chạy đi Tuy Hoá (Tuyên Quang).
1210 – Canh Ngọ
- Lý Cao Tông mất, Hạo Sảm lên ngôi, tức Lý Huệ Tông (1211-1224)
1214 – Giáp Tuất
- Trần Tự Khánh đem quân đánh phá Thăng Long, cướp vàng bạc của cải của vua, đốt cung điện, đem Huệ Vương ra khỏi kinh thành.
- Bắc cầu phao qua sông Hồng ở bến Triều Đông (Đông Bộ Đầu)
1217 – Đinh Sửu
- Huệ Tông phát điên. Chính sự vào cả tay Trần Tự Khánh.
1218 – Mậu Dần
- Xây chùa Ngọc Hồ (còn gọi là chùa Tiên Phúc, đời Mạc gọi là chùa bà Ngô, nay ở 128 phố Nguyễn Khuyến).
1220 – Canh Thìn
- Bắt cư sĩ ở chùa Phù Đổng (nay ở huyện Gia Lâm) là Nguyễn Nộn (tự xưng là Hoài Đạo Vương) về tội bắt được vàng ngọc mà không đem dâng.
1224 – Giáp Thân
- Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Uỷ nhiệm chỉ huy sứ Trần Thủ Độ quản lĩnh các quân cấm.
1225 – Ất Dậu
- Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh.
1226 – Bính Tuất
10-1 đến 12-1
- Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Trần Cảnh lên làm vua mở đầu triều Trần, tức Trần Thái Tông (1226-1258) chấm dứt triều Lý 216 năm (1009-1225)
Nhà văn Giang Quân
(Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Năm tháng và sự việc)
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét