Kính thưa các vị khách quý,
Thưa các ông các bà đại diện cho các dòng họ Lưu toàn quốc Việt Nam!
Hôm nay thật sự là một ngày vô cùng cảm động và trọng đại, mang dấu ấn lịch sử đối với các bậc tiền bối của họ Lưu Việt Nam và với tất cả chúng ta. Theo tiếng gọi và sự giục giã của các cụ tổ tiên, chúng ta đã tập trung về Lưu Xá, tham gia cùng chính quyền và nhân dân địa phương kỷ niệm và tôn vinh Danh nhân dân tộc - Thái úy Lưu Khánh Đàm, một Cao tổ họ Lưu tiêu biểu nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Họ Lưu là một trong những dòng họ được nhắc tới sớm nhất trong lịch sử Việt Nam, đã xuất hiện từ thời Hùng Vương cách đây hơn 4.000 năm, có rất nhiều cao tổ tiêu biểu đóng góp to lớn cho đất nước, như: - Thái sư Lưu Cơ, người Hoa Lư, là khai quốc công thần nhà Đinh, đã cải tạo thành Đại La từ hướng Bắc chuyển về hướng Nam, thể hiện sự độc lập, tự chủ của Hoàng đế Đại Cồ Việt ở Hoa Lư. - Quản giáp Lưu Kế Tông đã cai quản phía Bắc nước Chiêm Thành, vùng đất do Vua Lê Đại Hành bình định được, nhằm ngăn ngừa âm mưu cấu kết với quân Tống xâm lược nước ta. Ông đã lên ngôi làm Vua Chiêm Thành được 03 năm. - Thiếu bảo Lưu Ngữ, quan đại thần nhà Tiền Lê, được Vua Lê ban đất Lưu Xá làm thái ấp, sinh ra ba con trai là Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ba và Đại sư Lưu Lượng, làm rạng rỡ cho họ Lưu chúng ta. - 26 danh nhân đại khoa Nho học, trong đó có 04 Trạng nguyên là Lưu Diễm, Lưu Miễn, Lưu Thúc Kiệm và Lưu Danh Công; đó là những người đã giữ trọng trách và đóng góp lớn lao cho các triều đại phong kiến của Việt Nam. - Tướng Quốc Lưu Nhân Chú, cùng cha là Lưu Trung từ Đại Từ, Thái Nguyên vào Lam Sơn phò Lê Lợi đánh thắng và đuổi giặc Minh về nước, giải phóng đất nước sau 10 năm kháng chiến. - Hai anh em Tướng quân Cần Vương là Lưu Điệt và Thượng thư Lưu Đức Xứng... Khắp nước Việt Nam đều có các dòng họ Lưu sinh sống, trong đó nổi bật là một số địa danh nổi tiếng, như Thanh Hóa (huyện Yên Định, Hoằng Hóa...), Bắc Ninh (Trạm Lộ); Thái Bình (Hưng Hà, Thái Thụy...), Hà Nội (Thanh Trì, Gia Lâm...), từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Bình Định, TP Hồ Chí Minh cho đến Cà Mau; và có cả chi họ đang sinh sống lâu dài bên nước ngoài, như Canada, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc v.v. Thời nay, tiêu biểu có UVDK TƯ Đảng CSVN - Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (tên thật là Lưu Anh Thi), nguyên Thứ trưởng Bộ QP, Ông Lưu Văn Mẫn - nguyên Phó CVP Trung ương Đảng CSVN, GS TSKH Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch HĐ Di sản Quốc Gia, nguyên Thứ trưởng TT Bộ VHTTDL), Ông Lưu Minh Hiệu, nguyên PCT UBND tỉnh Thái Bình, TS Lưu Minh Trị (Chủ tịch Hội DSVH Thăng Long, nguyên PCT UBND Hà Nội)...; Về KHKT có hàng trăm GS, PGS, TS, điển hình nhất là GS TS Jane X. Luu (tên Việt là Lưu Lệ Hằng), được tặng 2 giải thưởng lớn “Nobel” năm 2012, tên GS TS Jane X. Luu được đặt cho một hành tinh 5430Luu. Trong nước, nổi bật có GS Luật sư nổi tiếng Lưu Văn Đạt; Nhà ngoại giao kiệt xuất Lưu Văn Lợi, GS TSKH Lưu Duẩn được giải “Thực phẩm toàn cầu” của Thế giới 2012...; 12 sỹ quan cấp tướng; Nhiều AH LLVT, Bà Mẹ VNAH, liệt sỹ, thương binh, đã cống hiến xương máu cho Tổ Quốc; Nhiều văn nghệ sỹ nỗi tiếng như GS Lưu Hữu Phước, nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ, nghệ sỹ Piano Lưu Hồng Quang, Hoa hậu Lưu Diễm Hương... và rất nhiều doanh nhân đang hoạt động phát triển kinh doanh hàng ngày. Về nguồn gốc họ Lưu Việt Nam, trục chính phát triển họ Lưu là từ cái nôi xa xưa nhất ở Yên Định, Thanh Hóa; họ Lưu đã phân cư và di chuyển để hình thành các chi họ Lưu ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài ra, các nho sỹ họ Lưu sau khi đỗ Sinh đồ, Thám hoa, Cử nhân, Tiến sỹ..., được thăng quan, cai quản nơi họ đến quản lý. Ở đó họ sinh cơ lập nghiệp, hoặc làm thầy đồ dạy học, bốc thuốc... họ đã lập nên những trung tâm khai sáng học hành và phát triển dòng họ Lưu tại địa phương đó; hoặc có thể có dòng họ khác cải sang họ Lưu để bảo toàn nòi giống khi bị hoạn nạn; hoặc có một số chi nhánh họ Lưu từ nguồn gốc khác, như các nhà Nho học, quan chức Trung Hoa, sau khi thi đỗ và thành đạt là những người có năng lực, sang cai trị Việt Nam, cũng tạo dựng nên các dòng họ Lưu tại các địa phương do họ cai quản. Hơn nữa, do hậu quả nội chiến giữa triều Minh và nhà Thanh, nhiều người Hoa họ Lưu từ Quảng Đông đã di cư sang Việt Nam, qua đường biên giới - định cư ở một số tỉnh phía Bắc và qua đường biển - là người Minh Hương ở một số tỉnh phía Nam. Mặt khác, một số chi họ Lưu Việt Nam cũng phải đổi sang họ khác, như họ Lưu - Phạm (xã Kim đường, Ứng Hòa, Hà Nội)..., nhất là vào thời kỳ Nhà Trần tiêu diệt Nhà Lý, bắt người họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn, thậm chí có bộ phận họ Lý phải lưu vong sống bên Cao Ly. Họ Lưu là khai quốc công thần vương triều Lý nên cũng bị ảnh hưởng rất lớn, nhiều người bị giết cùng với vua tôi Nhà Lý, hoặc phải ly hương hoặc bị cải sang họ khác. Minh chứng điển hình là hiện tượng nhiều làng xưa là đất của họ Lưu, hoặc gắn bó với các quan thần họ Lưu nhưng nay không có bất kỳ người họ Lưu nào còn sinh sống, như làng Lưu Xá, làng Đại Từ (Hưng Yên), làng Thiệu Trung (Thanh Hóa - quê của Thiếu Bảo Lưu Ngữ, nguyên quán của Thái úy Lưu Khánh Đàm)… Hiện nay, thông tin về các dòng họ Lưu toàn quốc còn tản mạn, chưa được bộc lộ nhiều nên khó kết nối các dòng họ lại với nhau được. Hy vọng, sau buổi họp mặt trọng đại hôm nay, sẽ có điều kiện kết nối và gắn bó nhiều hơn giữa các chi họ với nhau. Để tạo điều kiện cho Lưu Tộc Việt Nam hoạt động có hiệu quả, bài bản trong thời gian sắp tới, BLL (lâm thời) họ Lưu Việt Nam có dự thảo “QUY ƯỚC LƯU TỘC VIỆT NAM”, mong các đồng tộc và các chi họ tham gia góp ý làm cơ sở cho BLL Lưu Tộc Việt Nam thống nhất phiên bản cuối cùng để đăng tải trên website luutoc.vn cho tất cả đồng tộc Họ Lưu cùng thực hiện. Hoạt động của Lưu Tộc Việt Nam sắp tới tập trung vào 5 nội dung chính sau: 1. Thống kê danh sách toàn bộ Họ Lưu toàn quốc Việt Nam. 2. Tổ chức hội thảo về Họ Lưu Việt Nam, do các nhà sử học của Viện Sử học và Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ trì, dự kiến vào cuối năm 2014. 3. Kết nối các dòng họ Lưu của các địa phương; Sưu tầm và đối chiếu các gia phả, các tư liệu của các dòng họ Lưu còn lưu giữ được. 4. Tham dự các Lễ hội tại các địa phương, liên quan đến các danh nhân văn hóa - lịch sử của họ Lưu và thăm viếng các dòng họ Lưu lớn tại Việt Nam. 5. Khuyến học, khuyến tài con cháu họ Lưu và hỗ trợ các trường hợp con cháu họ Lưu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cuộc sống. Giai đoạn đầu mới hình thành, BLL Lưu Tộc Việt Nam sẽ hoạt động trên cơ sở tự nguyện, với tinh thần cống hiến vì dòng họ Lưu Việt Nam là chính; các thành viên BLL sẽ tự trang trải chi phí cá nhân. Ngân quỹ của dòng họ sẽ dựa trên cơ sở đóng góp tự nguyện của các dòng họ và sự tài trợ của con em họ Lưu có điều kiện và lòng nhiệt tâm, tạo điều kiện thực hiện thành công 5 nội dung hoạt động đã đề ra ở trên. Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới toàn thể nhân dân làng Lưu Xá gần 1.000 năm nay đã bảo tồn được cụm di tích tâm linh Lưu Xá, gồm đền, chùa, đình, lăng mộ... để hôm nay con cháu họ Lưu được chiêm ngưỡng và thể hiện một phần đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đối với Tổ tiên; Cảm ơn các cấp Đảng bộ, chính quyền xã Canh Tân, huyện Hưng Hà và tỉnh Thái Bình đã quan tâm và tạo điều kiện cho BLL phối hợp tổ chức và con cháu họ lưu được tham dự Lễ kỷ niệm 955 năm ngày giỗ Cao tổ Thái úy Lưu Khánh Đàm; đặc biệt cảm ơn Nhà báo Minh Chuyên (thành viên danh dự của Lưu Tộc Việt nam) đã dàn dựng bộ phim tài liệu “Người dâng kế dời đô” làm cầu nối cho chúng ta chính thức tập hợp liên hệ tìm về cội nguồn Lưu Tộc. Cuối cùng, xin chúc buổi gặp mặt tình cảm, ấm cúng... thành công rực rỡ đúng như mong muốn của các bậc tiền bối - tổ tiên mong chờ. Xin chân thành cảm ơn./.
Của TS Lưu Văn Thành tại buổi họp mặt Họ Lưu VN tại Lưu Xá, ngày 19/4/2013
Hôm nay thật sự là một ngày vô cùng cảm động và trọng đại, mang dấu ấn lịch sử đối với các bậc tiền bối của họ Lưu Việt Nam và với tất cả chúng ta. Theo tiếng gọi và sự giục giã của các cụ tổ tiên, chúng ta đã tập trung về Lưu Xá, tham gia cùng chính quyền và nhân dân địa phương kỷ niệm và tôn vinh Danh nhân dân tộc - Thái úy Lưu Khánh Đàm, một Cao tổ họ Lưu tiêu biểu nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Họ Lưu là một trong những dòng họ được nhắc tới sớm nhất trong lịch sử Việt Nam, đã xuất hiện từ thời Hùng Vương cách đây hơn 4.000 năm, có rất nhiều cao tổ tiêu biểu đóng góp to lớn cho đất nước, như: - Thái sư Lưu Cơ, người Hoa Lư, là khai quốc công thần nhà Đinh, đã cải tạo thành Đại La từ hướng Bắc chuyển về hướng Nam, thể hiện sự độc lập, tự chủ của Hoàng đế Đại Cồ Việt ở Hoa Lư. - Quản giáp Lưu Kế Tông đã cai quản phía Bắc nước Chiêm Thành, vùng đất do Vua Lê Đại Hành bình định được, nhằm ngăn ngừa âm mưu cấu kết với quân Tống xâm lược nước ta. Ông đã lên ngôi làm Vua Chiêm Thành được 03 năm. - Thiếu bảo Lưu Ngữ, quan đại thần nhà Tiền Lê, được Vua Lê ban đất Lưu Xá làm thái ấp, sinh ra ba con trai là Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ba và Đại sư Lưu Lượng, làm rạng rỡ cho họ Lưu chúng ta. - 26 danh nhân đại khoa Nho học, trong đó có 04 Trạng nguyên là Lưu Diễm, Lưu Miễn, Lưu Thúc Kiệm và Lưu Danh Công; đó là những người đã giữ trọng trách và đóng góp lớn lao cho các triều đại phong kiến của Việt Nam. - Tướng Quốc Lưu Nhân Chú, cùng cha là Lưu Trung từ Đại Từ, Thái Nguyên vào Lam Sơn phò Lê Lợi đánh thắng và đuổi giặc Minh về nước, giải phóng đất nước sau 10 năm kháng chiến. - Hai anh em Tướng quân Cần Vương là Lưu Điệt và Thượng thư Lưu Đức Xứng... Khắp nước Việt Nam đều có các dòng họ Lưu sinh sống, trong đó nổi bật là một số địa danh nổi tiếng, như Thanh Hóa (huyện Yên Định, Hoằng Hóa...), Bắc Ninh (Trạm Lộ); Thái Bình (Hưng Hà, Thái Thụy...), Hà Nội (Thanh Trì, Gia Lâm...), từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Bình Định, TP Hồ Chí Minh cho đến Cà Mau; và có cả chi họ đang sinh sống lâu dài bên nước ngoài, như Canada, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc v.v. Thời nay, tiêu biểu có UVDK TƯ Đảng CSVN - Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (tên thật là Lưu Anh Thi), nguyên Thứ trưởng Bộ QP, Ông Lưu Văn Mẫn - nguyên Phó CVP Trung ương Đảng CSVN, GS TSKH Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch HĐ Di sản Quốc Gia, nguyên Thứ trưởng TT Bộ VHTTDL), Ông Lưu Minh Hiệu, nguyên PCT UBND tỉnh Thái Bình, TS Lưu Minh Trị (Chủ tịch Hội DSVH Thăng Long, nguyên PCT UBND Hà Nội)...; Về KHKT có hàng trăm GS, PGS, TS, điển hình nhất là GS TS Jane X. Luu (tên Việt là Lưu Lệ Hằng), được tặng 2 giải thưởng lớn “Nobel” năm 2012, tên GS TS Jane X. Luu được đặt cho một hành tinh 5430Luu. Trong nước, nổi bật có GS Luật sư nổi tiếng Lưu Văn Đạt; Nhà ngoại giao kiệt xuất Lưu Văn Lợi, GS TSKH Lưu Duẩn được giải “Thực phẩm toàn cầu” của Thế giới 2012...; 12 sỹ quan cấp tướng; Nhiều AH LLVT, Bà Mẹ VNAH, liệt sỹ, thương binh, đã cống hiến xương máu cho Tổ Quốc; Nhiều văn nghệ sỹ nỗi tiếng như GS Lưu Hữu Phước, nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ, nghệ sỹ Piano Lưu Hồng Quang, Hoa hậu Lưu Diễm Hương... và rất nhiều doanh nhân đang hoạt động phát triển kinh doanh hàng ngày. Về nguồn gốc họ Lưu Việt Nam, trục chính phát triển họ Lưu là từ cái nôi xa xưa nhất ở Yên Định, Thanh Hóa; họ Lưu đã phân cư và di chuyển để hình thành các chi họ Lưu ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài ra, các nho sỹ họ Lưu sau khi đỗ Sinh đồ, Thám hoa, Cử nhân, Tiến sỹ..., được thăng quan, cai quản nơi họ đến quản lý. Ở đó họ sinh cơ lập nghiệp, hoặc làm thầy đồ dạy học, bốc thuốc... họ đã lập nên những trung tâm khai sáng học hành và phát triển dòng họ Lưu tại địa phương đó; hoặc có thể có dòng họ khác cải sang họ Lưu để bảo toàn nòi giống khi bị hoạn nạn; hoặc có một số chi nhánh họ Lưu từ nguồn gốc khác, như các nhà Nho học, quan chức Trung Hoa, sau khi thi đỗ và thành đạt là những người có năng lực, sang cai trị Việt Nam, cũng tạo dựng nên các dòng họ Lưu tại các địa phương do họ cai quản. Hơn nữa, do hậu quả nội chiến giữa triều Minh và nhà Thanh, nhiều người Hoa họ Lưu từ Quảng Đông đã di cư sang Việt Nam, qua đường biên giới - định cư ở một số tỉnh phía Bắc và qua đường biển - là người Minh Hương ở một số tỉnh phía Nam. Mặt khác, một số chi họ Lưu Việt Nam cũng phải đổi sang họ khác, như họ Lưu - Phạm (xã Kim đường, Ứng Hòa, Hà Nội)..., nhất là vào thời kỳ Nhà Trần tiêu diệt Nhà Lý, bắt người họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn, thậm chí có bộ phận họ Lý phải lưu vong sống bên Cao Ly. Họ Lưu là khai quốc công thần vương triều Lý nên cũng bị ảnh hưởng rất lớn, nhiều người bị giết cùng với vua tôi Nhà Lý, hoặc phải ly hương hoặc bị cải sang họ khác. Minh chứng điển hình là hiện tượng nhiều làng xưa là đất của họ Lưu, hoặc gắn bó với các quan thần họ Lưu nhưng nay không có bất kỳ người họ Lưu nào còn sinh sống, như làng Lưu Xá, làng Đại Từ (Hưng Yên), làng Thiệu Trung (Thanh Hóa - quê của Thiếu Bảo Lưu Ngữ, nguyên quán của Thái úy Lưu Khánh Đàm)… Hiện nay, thông tin về các dòng họ Lưu toàn quốc còn tản mạn, chưa được bộc lộ nhiều nên khó kết nối các dòng họ lại với nhau được. Hy vọng, sau buổi họp mặt trọng đại hôm nay, sẽ có điều kiện kết nối và gắn bó nhiều hơn giữa các chi họ với nhau. Để tạo điều kiện cho Lưu Tộc Việt Nam hoạt động có hiệu quả, bài bản trong thời gian sắp tới, BLL (lâm thời) họ Lưu Việt Nam có dự thảo “QUY ƯỚC LƯU TỘC VIỆT NAM”, mong các đồng tộc và các chi họ tham gia góp ý làm cơ sở cho BLL Lưu Tộc Việt Nam thống nhất phiên bản cuối cùng để đăng tải trên website luutoc.vn cho tất cả đồng tộc Họ Lưu cùng thực hiện. Hoạt động của Lưu Tộc Việt Nam sắp tới tập trung vào 5 nội dung chính sau: 1. Thống kê danh sách toàn bộ Họ Lưu toàn quốc Việt Nam. 2. Tổ chức hội thảo về Họ Lưu Việt Nam, do các nhà sử học của Viện Sử học và Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ trì, dự kiến vào cuối năm 2014. 3. Kết nối các dòng họ Lưu của các địa phương; Sưu tầm và đối chiếu các gia phả, các tư liệu của các dòng họ Lưu còn lưu giữ được. 4. Tham dự các Lễ hội tại các địa phương, liên quan đến các danh nhân văn hóa - lịch sử của họ Lưu và thăm viếng các dòng họ Lưu lớn tại Việt Nam. 5. Khuyến học, khuyến tài con cháu họ Lưu và hỗ trợ các trường hợp con cháu họ Lưu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cuộc sống. Giai đoạn đầu mới hình thành, BLL Lưu Tộc Việt Nam sẽ hoạt động trên cơ sở tự nguyện, với tinh thần cống hiến vì dòng họ Lưu Việt Nam là chính; các thành viên BLL sẽ tự trang trải chi phí cá nhân. Ngân quỹ của dòng họ sẽ dựa trên cơ sở đóng góp tự nguyện của các dòng họ và sự tài trợ của con em họ Lưu có điều kiện và lòng nhiệt tâm, tạo điều kiện thực hiện thành công 5 nội dung hoạt động đã đề ra ở trên. Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới toàn thể nhân dân làng Lưu Xá gần 1.000 năm nay đã bảo tồn được cụm di tích tâm linh Lưu Xá, gồm đền, chùa, đình, lăng mộ... để hôm nay con cháu họ Lưu được chiêm ngưỡng và thể hiện một phần đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đối với Tổ tiên; Cảm ơn các cấp Đảng bộ, chính quyền xã Canh Tân, huyện Hưng Hà và tỉnh Thái Bình đã quan tâm và tạo điều kiện cho BLL phối hợp tổ chức và con cháu họ lưu được tham dự Lễ kỷ niệm 955 năm ngày giỗ Cao tổ Thái úy Lưu Khánh Đàm; đặc biệt cảm ơn Nhà báo Minh Chuyên (thành viên danh dự của Lưu Tộc Việt nam) đã dàn dựng bộ phim tài liệu “Người dâng kế dời đô” làm cầu nối cho chúng ta chính thức tập hợp liên hệ tìm về cội nguồn Lưu Tộc. Cuối cùng, xin chúc buổi gặp mặt tình cảm, ấm cúng... thành công rực rỡ đúng như mong muốn của các bậc tiền bối - tổ tiên mong chờ. Xin chân thành cảm ơn./.
Của TS Lưu Văn Thành tại buổi họp mặt Họ Lưu VN tại Lưu Xá, ngày 19/4/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét