Trừ các tôn giáo mới
du nhập sau này với số lượng không lớn, người Champa ở Ninh Thuận hiện nay theo
hai tôn giáo chính là Bàlamôn (ấn Độ giáo) và Bàni (Hồi giáo bản địa hóa).
Ngoài ra còn có một bộ phận người Champa theo đạo Islam nhưng không nhiều. Tên
gọi thì như vậy, nhưng, đã từ lâu, hai tôn giáo Bàlamôn và Bàni tồn tại độc
lập, không có mối quan hệ với nước ngoài , qua quá trình lịch sử, cả hai tôn
giáo này đã bị bản địa hóa, tạo cho mình một kiểu tôn giáo địa phương. Người
Champa theo đạo Bàlamôn có khoảng 38.000 người, cư trú ở 16 làng, trong đó có
một làng sống xen cả Bàlamôn lẫn Bàni (làng Phú Nhuận). Người Champa theo đạo
Bàni có khoảng 21.000 người, cư trú ở 7 làng, trong đó có một số làng sống xen
cả người champa theo Bàni và người Champa theo Islam. Người Champa theo
Hồi giáo mới (Islam) có khoảng 2.000 người, theo Công giáo và Tin lành khoảng
700 người. Qua quá trình điền dã, nghiên cứu, chúng tôi thấy bản thân người
Champa ở Ninh Thuận không tự gọi là người Champa theo đạo Bàlamôn hay đạo Bàni
mà tự gọi người Chăm Bàlamôn là Ahier, người Chăm Bà ni là awal.
Trong dân gian thường gọi người theo Bàlamôn là “Chăm”, người Chăm theo Hồi
giáo cũ là Bìnì (Bàni), trong văn học dân gian Champa có trường ca “Cam –
Bini” và trường ca “Bini – Cam”. Về vấn đề tên gọi thế nào cho đúng
đối với người Champa Bàlamôn là một vấn đề khoa học cần được tiếp tục nghiên
cứu kỹ. Theo chúng tôi, nếu đã gọi người Champa theo Hồi giáo bị bản địa hóa là
Bàni, có nghĩa là Hồi giáo du nhập vào trong cộng đồng người Champa từ sau thế
kỷ X, đã biến thành một thứ tôn giáo địa phương thì phải gọi người Champa theo
đạo Bàlamôn là “Chăm Ahier” mới đúng. Qua nghiên cứu, chúng
tôi thấy rằng, đạo Bàlamôn có nguồn gốc ấn Độ đã thực sự trở thành một thứ tôn
giáo địa phương. Tuy nhiên, các tài liệu khoa học từ xưa đến nay đều gọi là
người Chăm Ahier là người Chăm Bàlamôn.
2-Người Champa Bàlàmôn
ở Ninh Thuận Gần 38.000 người
Champa Bàlamôn sống tập trung ở 16 làng, chủ yếu là ở huyện Ninh Phước và chia
theo 3 khu vực đền tháp thờ tự, được phân chia theo khu vực cộng đồng tôn giáo.
Mỗi khu vực cộng đồng tôn giáo lại có hệ thống chức sắc chịu trách nhiệm về
cộng đồng tín đồ của khu vực mình cai quản. Hiện nay ở Ninh Thuận có 3 vị cả sư
pô xà (Pô dhia – chữ Pô: ngài, thần, vị, đấng) phụ trách 3 khu
vực cộng đồng tín đồ và chịu trách nhiệm cúng lễ ở 3 khu vực đền tháp như
sau:
+ Khu vực tháp Pôrômê (Pô Rame – làng Hậu Sanh) có 6 làng thuộc huyện Ninh Phước gồm: Hậu Sanh, Hiếu Thiện, Vụ Bổn, Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Phước Lập,khu vực này do cả sư pô xà Hán Bằng phụ trách.
+ Khu vực đền thờ “mẹ xứ sở”Pô Inư Nưgar(Pô Inư Nưgar – Inư là mẹ,mẫu,Nưgar là xứ sở – ở làng Hữu Đức) gồm 3 làng Hữu Đức, Như Bình và Bầu Trúc,do cả sư pô xà Hải Quý phụ trách.
+ Khu vực tháp Pô Klongirai (Pô Klongirai – Phan Rang) có 7 làng gồm: Hiếu Lễ, Chắt Thường, Phú Nhuận, Hoài Trung, Phước Đồng và Thành ý do cả sư (Pô xà) Vạn Tạ phụ trách.
Ngoài ra, còn một khu vực đền Pô Bin Thuôn (Pô Bin Thuơr – thôn Bĩnh Nghĩa, xã Phương Hải, huyện Ninh Hải) chỉ có một làng người Champa theo Bàlàmôn nhưng không có chức sắc Bàlamôn. Mọi hoạt động tôn giáo đều do Ban phong tục của làng đảm nhiệm. Mỗi khi có những nghi lễ cần đến chức sắc Bà la môn làm chủ lễ đều phải mời các chức sắc từ khu vực tháp Pôklongirai. Vì vậy, có thể quy Bĩnh Nghĩa về khu vực tôn giáo của Tháp Pôklongirai . Người Champa ở Ninh Thuận còn gọi những người theo đạo Bàlamôn là “CamJat”(đọc là Chăm rặt). Trong tiếng Chăm, chữ Jat có nghĩa là gốc, sự thật. Người Champa còn gọi người Chăm theo Bàlamôn là “Chăm” (Cam, để phân biệt với Bà Ni), và coi Chăm Jat là Champa gốc. Bà la môn giáo du nhập vào Champa rất sớm, trước khi lập vương quốc Lâm ấp, muộn nhất là đầu công nguyên và có thể còn trước đó nữa. Bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin, ba trong bốn bia ký đó ghi nhận lãnh địa dành cho vị thần này. Còn bia ký Mỹ Sơn thì nói đến sự thành kính dành cho Mahesvara, Uma, Brahma, Vishnu. Đến thế kỷ thứ VII, ấn Độ giáo mà chủ yếu là Shiva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống. Từ đây hình thành khu di tích Mỹ Sơn. Từ thời Lâm ấp đến Hoàn Vương (từ thế kỷ II đến thế kỷ IX), đạo Bàlamôn đã hiện diện và luôn luôn được coi trọng. Các bia ký giai đoạn này đều chứng minh tầm quan trọng của Shiva: “Đáng kính trọng hơn cả Brahma, Vishnu, Indra, Surya, Asura, hơn những vị Bà la môn và hơn những Rsi, các vua chúa”. Theo nhiều nhà nghiên cứu Champa thì Bàlamôn giáo đã đến Champa trước cả Phật giáo. Sử gia D.Hall có nhận xét như sau về tôn giáo vào Champa: Bàlamôn giáo là tôn giáo của giai cấp quý tộc, nên không thu được lớp bình dân đại chúng. Tập quán bản xứ vẫn tiếp tục phát triển song song với tập quán ấn Độ. Mãi đến mấy thế kỷ sau, khi Phật giáo tiểu thừa Theravada và Hồi giáo nhập địa và được truyền bá như một tôn giáo bình dân, những ảnh hưởng ngoại lai này mới thật sự va chạm với nếp sống người dân quê. Đến khi ấy, cả hai tôn giáo mới hoà mình vào nền văn hóa bản xứ rồi biến thể sâu đậm… . Khi Hồi giáo du nhập vào Champa (khoảng trước sau thế kỷ X), xảy ra quá trình cạnh tranh và xung đột tôn giáo, gây mất ổn định trong một thời gian dài giữa nội bộ cộng đồng tộc người Chăm. Người Chăm theo Hồi giáo Bàni bị coi là người ngoài, thậm chí người Chăm cho rằng, thà kết hôn với người khác dân tộc còn hơn là kết hôn với người Bàni. Có lẽ vì thế mà người Chăm Bàlamôn tự gọi là “Chăm”. Sự xung đột tôn giáo kéo dài này đã kìm hãm sự phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến thế lực của Champa. Để dung hoà và đoàn kết hai tôn giáo, không rõ từ bao giờ và do ai khởi xướng, người Chăm đã vận dụng quan niệm “nhất thể lưỡng hợp”, coi cộng đồng người Chăm theo Bàlamôn là dương tính (Ahier), theo Bàni là âm tính (Awal). Với quan niệm nhất thể lưỡng hợp thì người theo hai tôn giáo này tuy hai nhưng là một, gắn bó với nhau, trong âm có dương và trong dương có âm. Quan niệm này được nhất quán trong nội dung cũng như hình thức nghi lễ, trong cả trang phục các vị chức sắc của hai tôn giáo. Người Chăm Bàlamôn theo tín ngưỡng đa thần của ấn Độ giáo, còn người Champa Bàni thờ nhất thần là thánh Ala, người Chăm gọi là Pô Âu Loá và thiên sứ Môhamét. Tuy nhiên, người Champa Bàni ngày nay đã thờ những vị thần chung của cả cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận như mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar, Pô Yang – Amư và các vị nhân thần Chăm. Người Champa Bàlamôn ngày nay sinh sống ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngoài 38.000 người Champa ở Ninh Thuận, hiện còn có một bộ phận khoảng 15.000 người sống ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Về cơ bản, văn hóa của họ tương đồng với văn hóa của người Champa Bàlamôn ở Ninh Thuận.
+ Khu vực tháp Pôrômê (Pô Rame – làng Hậu Sanh) có 6 làng thuộc huyện Ninh Phước gồm: Hậu Sanh, Hiếu Thiện, Vụ Bổn, Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Phước Lập,khu vực này do cả sư pô xà Hán Bằng phụ trách.
+ Khu vực đền thờ “mẹ xứ sở”Pô Inư Nưgar(Pô Inư Nưgar – Inư là mẹ,mẫu,Nưgar là xứ sở – ở làng Hữu Đức) gồm 3 làng Hữu Đức, Như Bình và Bầu Trúc,do cả sư pô xà Hải Quý phụ trách.
+ Khu vực tháp Pô Klongirai (Pô Klongirai – Phan Rang) có 7 làng gồm: Hiếu Lễ, Chắt Thường, Phú Nhuận, Hoài Trung, Phước Đồng và Thành ý do cả sư (Pô xà) Vạn Tạ phụ trách.
Ngoài ra, còn một khu vực đền Pô Bin Thuôn (Pô Bin Thuơr – thôn Bĩnh Nghĩa, xã Phương Hải, huyện Ninh Hải) chỉ có một làng người Champa theo Bàlàmôn nhưng không có chức sắc Bàlamôn. Mọi hoạt động tôn giáo đều do Ban phong tục của làng đảm nhiệm. Mỗi khi có những nghi lễ cần đến chức sắc Bà la môn làm chủ lễ đều phải mời các chức sắc từ khu vực tháp Pôklongirai. Vì vậy, có thể quy Bĩnh Nghĩa về khu vực tôn giáo của Tháp Pôklongirai . Người Champa ở Ninh Thuận còn gọi những người theo đạo Bàlamôn là “CamJat”(đọc là Chăm rặt). Trong tiếng Chăm, chữ Jat có nghĩa là gốc, sự thật. Người Champa còn gọi người Chăm theo Bàlamôn là “Chăm” (Cam, để phân biệt với Bà Ni), và coi Chăm Jat là Champa gốc. Bà la môn giáo du nhập vào Champa rất sớm, trước khi lập vương quốc Lâm ấp, muộn nhất là đầu công nguyên và có thể còn trước đó nữa. Bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin, ba trong bốn bia ký đó ghi nhận lãnh địa dành cho vị thần này. Còn bia ký Mỹ Sơn thì nói đến sự thành kính dành cho Mahesvara, Uma, Brahma, Vishnu. Đến thế kỷ thứ VII, ấn Độ giáo mà chủ yếu là Shiva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống. Từ đây hình thành khu di tích Mỹ Sơn. Từ thời Lâm ấp đến Hoàn Vương (từ thế kỷ II đến thế kỷ IX), đạo Bàlamôn đã hiện diện và luôn luôn được coi trọng. Các bia ký giai đoạn này đều chứng minh tầm quan trọng của Shiva: “Đáng kính trọng hơn cả Brahma, Vishnu, Indra, Surya, Asura, hơn những vị Bà la môn và hơn những Rsi, các vua chúa”. Theo nhiều nhà nghiên cứu Champa thì Bàlamôn giáo đã đến Champa trước cả Phật giáo. Sử gia D.Hall có nhận xét như sau về tôn giáo vào Champa: Bàlamôn giáo là tôn giáo của giai cấp quý tộc, nên không thu được lớp bình dân đại chúng. Tập quán bản xứ vẫn tiếp tục phát triển song song với tập quán ấn Độ. Mãi đến mấy thế kỷ sau, khi Phật giáo tiểu thừa Theravada và Hồi giáo nhập địa và được truyền bá như một tôn giáo bình dân, những ảnh hưởng ngoại lai này mới thật sự va chạm với nếp sống người dân quê. Đến khi ấy, cả hai tôn giáo mới hoà mình vào nền văn hóa bản xứ rồi biến thể sâu đậm… . Khi Hồi giáo du nhập vào Champa (khoảng trước sau thế kỷ X), xảy ra quá trình cạnh tranh và xung đột tôn giáo, gây mất ổn định trong một thời gian dài giữa nội bộ cộng đồng tộc người Chăm. Người Chăm theo Hồi giáo Bàni bị coi là người ngoài, thậm chí người Chăm cho rằng, thà kết hôn với người khác dân tộc còn hơn là kết hôn với người Bàni. Có lẽ vì thế mà người Chăm Bàlamôn tự gọi là “Chăm”. Sự xung đột tôn giáo kéo dài này đã kìm hãm sự phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến thế lực của Champa. Để dung hoà và đoàn kết hai tôn giáo, không rõ từ bao giờ và do ai khởi xướng, người Chăm đã vận dụng quan niệm “nhất thể lưỡng hợp”, coi cộng đồng người Chăm theo Bàlamôn là dương tính (Ahier), theo Bàni là âm tính (Awal). Với quan niệm nhất thể lưỡng hợp thì người theo hai tôn giáo này tuy hai nhưng là một, gắn bó với nhau, trong âm có dương và trong dương có âm. Quan niệm này được nhất quán trong nội dung cũng như hình thức nghi lễ, trong cả trang phục các vị chức sắc của hai tôn giáo. Người Chăm Bàlamôn theo tín ngưỡng đa thần của ấn Độ giáo, còn người Champa Bàni thờ nhất thần là thánh Ala, người Chăm gọi là Pô Âu Loá và thiên sứ Môhamét. Tuy nhiên, người Champa Bàni ngày nay đã thờ những vị thần chung của cả cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận như mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar, Pô Yang – Amư và các vị nhân thần Chăm. Người Champa Bàlamôn ngày nay sinh sống ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngoài 38.000 người Champa ở Ninh Thuận, hiện còn có một bộ phận khoảng 15.000 người sống ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Về cơ bản, văn hóa của họ tương đồng với văn hóa của người Champa Bàlamôn ở Ninh Thuận.
3- Hệ thống chủ lễ
trong các nghi lễ của người Chăm Bàlàmôn
Văn hóa truyền thống
của người Champa chứa đựng nhiều tầng lớp, trong đó có những lớp văn hóa mang
truyền thống bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam á và về sau,
người Champa tiếp nhận các tôn giáo. Trải qua quá trình bản địa hóa, những lớp
văn hóa này đã hòa trộn vào nhau và trở thành văn hóa truyền thống chung của
người Champa. Đối với người Champa Bàlàmôn, theo chúng tôi, mặc dù đã có một
quá trình bản địa hóa lâu đời, không còn đậm giáo lý, giáo luật, hệ thống thần
linh cũng đã “thay tên đổi họ” nhưng dấu ấn Bàlamôn giáo vẫn còn khá đậm trong
lễ nghi tín ngưỡng của người Champa Bàlàmôn, trong đó có hệ thống chủ lễ, bao
gồm các thầy chủ lễ dân gian và hệ thống chức sắc, tăng lữ Pà xế. Theo thống kê
của Trung tâm nghiên cứu văn hóa Champa tỉnh Ninh Thuận, hiện nay người Champa
có hơn một trăm nghi lễ được tổ chức quanh năm. Hệ thống nghi lễ ấy diễn ra vừa
phong phú vừa phức tạp. Trong đó, các thầy chủ lễ dân gian và hệ thống chức sắc
tôn giáo đóng một vài trò quan trọng. Hệ thống lễ hội dân gian của người
Champa Bàlàmôn rất phong phú, đa dạng. Trong các nghi lễ Champa đều có sự pha
trộn giữa lễ thức dân gian và nghi lễ tôn giáo. Vì vậy, hệ thống chủ lễ cũng có
sự pha trộn, nhiều khi rất khó phân biệt: trong một số nghi thức mang tính tôn
giáo lại có sự tham gia của các chức sắc dân gian, trong một số lễ thức dân
gian lại có sự tham gia của chức sắc tôn giáo.
4- Các “thầy”
chủ lễ dân gian Khác với chức sắc tôn giáo, các thầy chủ lễ dân gian
là những người không chịu sự chi phối của tôn giáo. Để trở thành những
chủ lễ dân gian đều phải trải qua lễ tôn chức. Trong những nghi lễ thuộc tín
ngưỡng nông nghiệp, ngoài sự tham gia điều hành của các chức sắc tôn giáo phải
có các ông thầy dân gian như ông cai đập (Hamu la). Trong hệ thống lễ
hội Rija phải có sự tham gia của các ông “thầy vỗ” chuyên đánh trống paranưng
(Mưduôn), thầy bóng múa lên đồng, bà bóng dòng tộc đồng thời là người
giữ “chiết a tâu” của dòng họ, bà bóng khu vực tôn giáo. Mỗi dòng họ đều phải
có bà bóng cho riêng mình. Bà bóng dòng họ được tuyển chọn kỹ lưỡng, phải là
người có địa vị, có hiểu biết, được vị nể trong dòng họ. Lễ tôn chức bà bóng
thường được kết hợp trong lễ múa lớn (Rija praung), được thể hiện rõ
nhất trong đêm khai lễ “Rija xoa”, bà bóng phải chịu lễ tẩy uế, nằm để hóa
thân, đầu thai và nhập linh suốt đêm. Trong lễ này, bà bóng phải
“học” múa (học tượng trưng, thực chất là đã phải học các điệu múa bóng từ trước)
do một ông thầy và bà bóng cũ chỉ bảo. Trong các nghi lễ cúng cầu phúc, trừ tà
ma, chữa bệnh và trong nghi lễ tang ma v.v… phải có ông thầy pháp (Gru tiap
bhut) hoặc ông thầy cúng (Gru urang). Các ông thầy này phải học
thuộc hệ thống ma thuật bùa chú và văn tế tự rất phức tạp và có một cuộc sống
kiêng cữ rất nghiêm ngặt, có thầy còn tu khổ hạnh hơn cả các chức sắc tôn giáo.
Họ được bà con Chăm kính trọng, vị nể, nhiều ông thầy rất “cao tay ấn”.
Trong các thầy chủ lễ
dân gian, có một đội ngũ nghệ nhân tài giỏi và đều có mặt trong các nghi lễ
Chăm. Ông “thầy vỗ” (Mưduôn – đọc là mư tùn) vừa đánh trống
Paranưng vừa hát lễ, ông kéo đàn Kanhi (Kadhar – đọc là ka thành)
và những người hát lễ, nghệ nhân đánh trống ghi năng (On Toong- grù ginơn),
nghệ nhân thổi kèn Saranai (On Yu). Trong lễ tang phải có ông “hăng” (On
Hơng), là người trang trí các nhà lễ, nhà hoả táng và các hoa văn, biểu
tượng, bùa chú cho tín ngưỡng dân gian. Theo số liệu thống kê của
Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, hiện nay ở Ninh Thuận có 22 thầy
cúng đuổi tà ma (Gru tiap bhut, gru urang), 13 thầy kéo đàn kanhi, 9
thầy bóng, 3 bà bóng khu vực tôn giáo (Muk pajau), 36 “thầy
vỗ” trống Paranưng. Ngoài ra, mỗi dòng tộc lại có một bà bóng (Muk Rija)
cho riêng dòng họ mình. Trong lễ nhập kút, ông kéo đàn kanhi và bà bóng (Muk
pajau) luôn đi cặp với nhau, như là một biểu hiện âm – dương. Ông kéo đàn
và bà bóng có hai cấp trưởng và thứ. Một số thầy chủ lễ dân gian phải trải qua
các lễ thụ chức như ông kéo đàn chính (Kadhar gru – là người đã
phải trải qua lễ “lăng đao” trong nghi lễ “tế trâu đen” của dòng tộc). Bà bóng
cấp trưởng cũng phải qua lễ chém trâu và phải qua các nghi thức tẩy uế, nhập
linh trong lễ Rija. Tất cả các chức sắc dân gian, mỗi năm phải hiến tế cho thần
Pô âu Loá (Ppo aw loa) một con gà trắng. Chủ lễ hiến tế phải là một chức
sắc Bàni.
5- Hệ thống chức
sắc Bàlamôn Nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng tôn giáo Bàlamôn hiện nay ở người Chăm không còn hội đủ những yếu tố của
một tôn giáo chính thống, hệ thống giáo lý, giáo luật, hệ thống giáo chủ và tín
đồ không rõ ràng và người Chăm theo đạo Bàlàmôn không tự gọi mình là người
Chăm Bàlamôn mà gọi là Chăm Ahiêr. Nhưng, mặc dù đã bị bản địa hóa khá mạnh,
chức sắc, tăng lữ Bàlamôn và nhiệm vụ của họ vẫn được duy trì một cách có hệ
thống. Trong Bàlamôn giáo: “đẳng cấp Bàlamôn là đẳng cấp cao nhất, được sinh ra
từ miệng Sanura (Manu) “Bàlamôn được coi là thần trên mặt đất”, chủ trì chăm lo
việc cúng bái, thao túng đời sống tinh thần thời cổ đại và trung thế kỷ”. Hiện
nay, các tăng lữ pà xế (passeh) vẫn nắm giữ phần hồn của cộng đồng người
Chăm Bàlamôn. Xã hội Bàlamôn vốn là xã hội phân biệt đẳng cấp, được hình thành
nên để bảo vệ cho quyền lợi của đẳng cấp tu sĩ Bàlamôn. Trong xã hội của người
Champa Bàlamôn hiện nay, tuy sự phân biệt đẳng cấp đã bị phai mờ nhưng qua
nghiên cứu nghi lễ tang ma của người Champa Bàlàmôn, chúng tôi thấy sự phân
biệt ấy vẫn tồn tại. Đó là sự phân biệt đẳng cấp theo dòng tộc. Một dòng tộc
trước đây thuộc đẳng cấp nào thì nay vẫn bị quy định nghi lễ tang ma theo hình
thức của đẳng cấp đó. Đẳng cấp cao nhất vẫn là đẳng cấp của tăng lữ
Bàlamôn. Cơ cấu và thiết chế xã hội Champa trước đây đã từng chi phối bốn tầng
lớp xã hội theo giáo lý Bàlamôn. Theo lời văn bia Mỹ Sơn thì dưới đời vua Jaya
Indravarman (1088) xã hội Chăm có bốn đẳng cấp theo hệ thống đẳng cấp Bàlamôn
ấn Độ như sau:.
-Brahman:Tầng lớp tu
sĩ, tăng lữ Bàlamôn
-Ksyattriya:Tầng lớp quý
tộc, vương phái, võ sỹ.
-Vaicya:Tầng lớp bình
dân.Sudra: Cùng đinh, nô lệ.Ngày nay, trong xã hội Champa vẫn còn phân
biệt các đẳng cấp như trên nhưng tên gọi có khác.
-Đẳng cấp tu sỹ
Bàlamôn:Halơw jănưng
-Đẳng cấp quý tộc:Takai
gai.
- Đẳng cấp bình dân:Bal liwa pănliua, kuliT
-Đẳng cấp nô lệ, tôi
tớ:Halun halăk, halun klor.
Trong hệ thống chức
sắc Bàlamôn có hai tầng lớp, hệ thống các chức sắc tu sỹ pà xế (passeh)
và các chức sắc dân gian. Tu sĩ pà xế là những chức sắc tôn giáo Bàlamôn. Tầng
lớp này có địa vị cao nhất trong xã hội, được coi là những người trí thức, họ
biết chữ Chăm, lưu giữ các sách cổ Chăm qui định về các nghi thức hành lễ, hiểu
biết tập tục, truyền bá và thực hiện các nghi thức tôn giáo. Về mặt xã hội, họ
thuộc tầng lớp quí tộc cũ. Tu sĩ pà xế được duy trì trong xã hội Chăm theo tục
“cha truyền con nối”. Những người không thuộc dòng dõi chức sắc thì dù có giỏi
mấy cũng không được vào hàng ngũ này. Đây là một dấu ấn đậm nét của giáo lý
Bàlamôn cổ đại ấn Độ còn đọng lại trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn ở Ninh
Thuận. Hệ thống tu sĩ pà xế được sắp xếp theo 5 cấp từ thấp đến cao như sau:
Cấp thấp nhất là thầy passeh Đung akau. Đây là chức sắc mới
nhập môn, phải học chữ Chăm, học các giáo lý, giáo luật và bắt đầu để tóc dài,
búi tó.Cấp thứ hai là thầy passeh Liah. Là thầy pà xế khi hội đủ
điều kiện được làm lễ phong chức từ passeh Đung a kau lên.Cấp
thứ ba là passeh Pahuăh (Pahóa – thầy cho ăn), được làm lễ
phong chức từ passeh Liah lên, phải là người có thâm niên, và
là người duy nhất được làm “lễ cho ăn” trong tang ma.Cấp thứ tư là thầy passeh
Tapah. Đây là những tu sĩ đã đạt đến độ thoát tục, phải qua những điều
kiện rất khắt khe mới được phong chức và phải trải qua ba giai đoạn: Tapahkatat,
Tapahkađa và Tapahkađôi. (Đây là chức danh phó cả sư. Khi chọn người
để phong chức cả sư, trước hết phải chọn Tapahkađôi).Cao nhất là chức cả sư Podhia (Pôxà).
Đây là người có quyền tối cao trong tôn giáo Bàlamôn. ở tỉnh Ninh Thuận chia
làm ba khu vực tôn giáo Bàlamôn nên bao giờ cũng chỉ có ba thầy Pôxà. Các vị cả
sư cho biết, trước đây, tuy chia ba khu vực tôn giáo nhưng vị cả sư của khu
vực tháp Pô Klongirai là lớn nhất, gọi là cả sư Grù Hunh (thuộc
dương), là người quyết định các lễ phong chức pà xế, ông thầy Grù Hunh không
được trực tiếp đi làm các chủ lễ mà chỉ ở nhà tu hạnh và chỉ đạo, là người
quyết định ngày tháng, giờ giấc và quy trình làm lễ. Ông cả sư khu vực đền Pô
In Nưgar gọi là Grù Băng xài(thuộc âm) là người do ông Grù
hunh phân công thực hiện các nghi lễ, trừ lễ nhập kút. Ông cả sư khu
vực tháp Pô Rômê gọi là Grù Atằm, là người được làm chủ các lễ
nhập kút. Nhưng ngày nay, những quy định trên đây không còn hiệu lực nữa.Để
nhập vào hàng ngũ pà xế và lên đến chức cả sư, phải thực hiện đủ các lễ tôn
chức như sau:-Lễ nhập đạo (dung akau), gọi là lễ xông miệng học chữ
Champa-Lễ lên cấp pà xế liah, giai đoạn học kinh kệ và học các nghi
thức hành lễ.-Lễ tôn chức tu sĩ chính thức (puah)-Lễ tôn chức cả sư hoặc
phó cả sư (popaik hoặc podhia).Hiện nay, đến các làng Champa Bàlamôn có
thể nhận biết được đội ngũ chức sắc pà xế. Bởi vì họ luôn phải mang trang phục
chức sắc của mình và từ thầy passeh Pahuăh trở lên đi đâu cũng
mang theo cây gậy thần. Trang phục và đồ trang sức của các thầy khác nhau theo
từng cấp pà xế, nhưng có những điểm chung là tóc dài búi tó, vì trong quan
niệm âm – dương Chăm, tôn giáo Bàlamôn là Ahier thuộc dương,
nhưng theo thuyết trong dương có âm, các thầy pà xế vừa là đàn bà (để tóc), lại
đeo biểu tượng của đàn ông (dương). Tôn giáo Bàni là Awal thuộc
âm nhưng ông thầy Char lại cạo trọc đầu và đeo biểu tượng yoni (âm). Trên
đầu các chức sắc Bàni luôn đội nón bọc vải màu trắng, có vành rộng tượng trưng
cho bầu trời, không bao giờ đi giầy, chỉ đi dép nhựa hoặc đi chân đất. Ngày xa
các thầy thường đi loại dép cổ làm bằng da trâu. Tu sĩ pà xế Bàlamôn được quyền
lấy vợ, sinh con nhưng phải tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe. Để tu
hành, các thầy phải kiêng cữ rất nhiều thứ:
-Không được ăn thịt
những con vật đẻ ra con.
-Không ăn thịt những
con vật gắn với truyền thuyết,truyện cổ Champa và tín ngưỡng thờ súc vật như
lươn,ếch,giông,cá trê,thỏ,hoẵng,không ăn những con vật chết yểu,chết do
bị thương,không được ăn những loại hoa quả như chuối hột,đu đủ,đậu hạt,quả
sung,bí đao,rau sam,rau dền.
- Không uống các loại
nước có chất lên men,khi đang hành lễ chỉ được uống rượu tượng trưng.
-Không được đến dự
các nghi lễ thuộc“cõi sống”như lễ sinh đẻ,lễ cưới,lễ múa(Rija).Khi đi tiểu tiện phải vén váy ngồi xổm như đàn bà(bởi các thầy thuộc âm),khi
đi đại tiện phải cởi áo trùm đầu.
– Đi tắm phải xem ngày.Ngày rằm,mồng một theo âm lịch,ngày thứ hai,thứ sáu trong tuần không được
ngủ với vợ.Trước khi ăn,trước khi ngủ đều phải đọc kinh.
– Khi ngủ không được
quay đầu hướng nam vì người Chăm Bàlamôn coi hướng nam là “hướng chết” nên
khi có người chết phải đặt thi hài người chết quay đầu hướng nam. Ngược lại,
các chức sắc Hồi giáo Bàni kiêng không quay đầu hướng bắc. Ngoài ra, các thầy
pà xế còn phải kiêng cữ rất nhiều ở những lĩnh vực khác. Trong phòng ở của các
thầy luôn có chiết (giỏ) đựng rất nhiều các sách viết bằng chữ Chăm cổ hướng
dẫn các qui trình hành lễ, các bài văn khấn, hình vẽ các bùa, các câu thần chú
và bàn tổ cúng thần. Mỗi lần hành lễ, phải làm lễ cúng hạ chiết
sách. Tu sỹ pà xế mặc sắc phục riêng màu trắng, búi tóc ở đỉnh đầu. Sự phân
biệt các cấp pà xế dựa vào hoa văn thổ cẩm đính trên váy và khăn. Hiện
nay tu sỹ pà xế ở cộng đồng Chăm Bàlamôn có 37 vị. Trong đó có ba vị cả sư pô
xà cai quản ba khu vực tín đồ và đảm trách các nghi lễ của ba khu vực đền tháp. Nếu
một cả sư ở khu vực nào qua đời thì ở đó chọn một phó cả sư lên thay thế,
nhưng phải được sự đồng tình của cộng đồng người Chăm ở khu vực đó.Trong các
nghi lễ vòng đời cũng như trong các nghi lễ cúng bái, luôn có sự hiện diện của
các chức sắc tăng lữ Bàlamôn và các thầy cúng, thầy pháp, các nghệ nhân kéo
đàn, đánh trống, hát lễ, ông bóng, bà bóng. Những người này đều được gọi là
các thầy chủ lễ, được phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng, bài bản. Trước
khi hành lễ đều phải làm lễ thức tẩy uế cúng thần linh.Hệ thống chức sắc và các
thầy chủ lễ dân gian được chia làm năm thành phần như sau:
1.Các tăng lữ pà xế,
gồm 5 cấp bậc (như đã nêu ở trên).
2.Thầy kéo đàn kanhi (kadhar)
và bà bóng khu vực tôn giáo (muk pajau)
3.Ông “thầy vỗ” trống
paranưng (mduôn); ông thầy múa bóng (on kaing)
4.Thầy cúng (gru
urang); thầy pháp (grù tiao pbuh)
5.Những thầy hát khấn,
đọc thơ dân gian (on dauh).
Trong số các thầy
trên, chỉ có các tăng lữ pà xế bắt buộc phải mặc trang phục riêng theo cấp bậc
chức sắc của mình và luôn phải mang gậy thần. Các thầy chủ lễ dân gian khi hành
lễ đều phải mặc trang phục truyền thống, khăn quấn đầu luôn thắt nút về phía
bên phải đầu.Với những gì trình bày ở trên, chúng tôi thấy, mặc dù người Chăm
Bàlamôn đã từ rất lâu không tiếp xúc với đạo Bàlamôn trên thế giới, tầng lớp tu
sĩ Bàlamôn đã có nhiều biến đổi nhưng về cốt lõi đẳng cấp, về sự nối truyền
dòng dõi, sự tu luyện, sự kính trọng của tín đồ, về nhiệm vụ tế tự của họ vẫn
có nhiều điểm tồn tại nh thời kỳ Bàlamôn cổ đại: ở thời kỳ Phạn thư, đã xuất
hiện gia tộc Bàlamôn tế tự truyền đời. “Phuốc Vêđa gọi họ là “thần của nhân
gian”. Họ không đơn thuần là người chỉ đạo tôn giáo, cũng là giai tầng trí
thức đương thời. Họ hưởng thụ các loại đặc quyền: nhận của bố thí, được miễn
sưu thuế, khi phạm tội nặng có thể được miễn tội chết, bản thân họ và vợ con và
bò của họ đều được công chúng kính lễ
Thực trạng về chủ lễ
trong các nghi lễ của người Chăm Bà là môn
Trong giai đoạn phát triển, giao lưu, hòa nhập hiện nay, tôn giáo Bàlàmôn đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lễ nghi tín ngưỡng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là thực trạng về việc duy trì hệ thống chủ lễ dân gian và các chức sắc Bàlàmôn.
Trong giai đoạn phát triển, giao lưu, hòa nhập hiện nay, tôn giáo Bàlàmôn đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lễ nghi tín ngưỡng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là thực trạng về việc duy trì hệ thống chủ lễ dân gian và các chức sắc Bàlàmôn.
Thực trạng về các thầy
chủ lễ dân gian Theo nhu cầu của hệ
thống nghi lễ dày đặc quanh năm của người Chăm Bàlàmôn, nếu không có sự kế
thừa, đội ngũ các ông thầy ngày càng thiếu vắng.Một số trí thức người Chăm cho
rằng hiện nay với số lượng 22 thầy cúng đuổi tà ma (Gru tiap bhut, gru urang),
13 thầy kéo đàn kanhi, 9 thầy bóng, 3 bà bóng khu vực tôn giáo (Muk
pajau), 36 “thầy vỗ” trống Paranưng trong cộng đồng 38.000 người Chăm
theo Bàlàmôn là không đủ. Đến thời điểm diễn ra đồng loạt các lễ nghi nông
nghiệp và các nghi lễ cộng đồng, nghi lễ dòng tộc, các thầy phải “chạy xô” rất
vất vả. Vì vậy, việc truyền dạy nghề là việc làm thường xuyên. Mặc dù các thầy
chủ lễ dân gian không bắt buộc phải cha truyền con nối như các tăng lữ, nhưng
thường việc này vẫn diễn ra trong các gia đình Chăm, việc cha truyền nghề làm
chủ lễ cho con vẫn là phổ biến. Tuy nhiên, để trở thành một ông thầy, Ngoài
những tiêu chuần về đạo đức, có gia đình trọn vẹn (một vợ một chồng và có con),
người học phải thật sự yêu nghề, có tâm đức và ngoài ra phải có năng khiếu.
Muốn trở thành một ông Ka thành (Kadhar) kéo đàn ka nhi hay
ông vỗ trống Paranưng (Mưduon), người học phải có năng khiếu
âm nhạc và phải có giọng hát tốt, muốn trở thành một ông thầy cúng phải học
thuộc hàng trăm hình vẽ bùa phép và hàng trăm bài hát cúng lễ, muốn trở
thành một ông Hăng (hơng) chuyên trang trí lễ tang phải
có năng khiêú về hội họa và cũng phải học các bài cúng khấn xin vẽ hoa văn, bùa
phép, muốn trở thành ông bóng, bà bóng, ngoài những tiêu chuẩn khắt khe về đạo
đức, còn phải có năng khiêú múa và năng lực tiếp xúc với thần linh v.v…Tâm lý
chung hiện nay của thanh niên Chăm, nhất là số có học vấn là không muốn trở
thành những ông thầy cúng, thầy pháp. Bên cạnh đó, vấn đề thù lao, đãi ngộ cho
số người tham gia làm chủ lễ không rõ ràng, đa số là trông đợi vào sự hảo tâm
của các gia đình làm lễ, dẫn đến một tâm lý không thoải mái. Đây là một trong
những khó khăn mà cộng đồng người Chăm Bàlàmôn đang phải đối phó. Nếu cộng đồng
người Chăm không có biện pháp khắc phục, sự thiếu vắng đội ngũ làm chủ lễ sẽ
dẫn đến sự thất truyền của một loại hình nghề chứa đựng phong tục tập quán, lễ
nghi tín ngưỡng Chăm, dẫn đến sự đơn giản hoá các nghi lễ truyền thống, từ đó
dẫn đến sự thất truyền, mai một các yếu tố văn hóa truyền thống của người Chăm
Bàlàmôn.
Thực trạng về hệ
thống chức sắc tôn giáo Bà là môn
Dân tộc Champa vốn có
một nền văn hóa cổ truyền phong phú, đa dạng được hình thành từ lâu đời. Nền
văn hóa ấy là sự chọn lọc, kế thừa, hoà trộn giữa những yếu tố nội sinh và
những yếu tố ngoại sinh. Người Champa Bàlàmôn được coi là “Chăm gốc” và trên
thực tế đang là những chủ nhân lưu giữ vốn văn hóa truyền thống ấy. Chính các
tôn giáo phong phú, đa dạng đã góp phần tạo nên sắc thái văn hóa Champa. Những
lễ nghi, tín ngưỡng cùng với niềm tin có tính chất tôn giáo Bàlàmôn đang là cơ
sở quan trọng để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Nếu những lễ nghi,
tín ngưỡng và niềm tin ấy mất đi, chắc chắn kéo theo sự mất mát sắc thái văn
hóa truyền thống. Trong giai đoạn phát triển, giao lưu, hòa nhập hiện nay,
văn hóa cổ truyền thống các dân tộc đang nhanh chóng bị mai một. Văn hóa cổ
truyền của người Champa Bàlàmôn cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Những tôn giáo
trong cộng đồng người champa hôm nay, trong đó có đạo Bàlàmôn, đang có những
thực trạng cần phải giải quyết. Đó là:Do sự thiếu một hội đồng chức sắc thống
nhất và sự chia khu vực tôn giáo nên trong nội bộ mỗi tôn giáo, giữa các tôn
giáo và cộng đồng người Champa có nhiều điểm không thống nhất, dẫn đến những
mâu thuẫn mà cho đến nay chưa giải quyết được. Để tiến hành các lễ hội cần có
lịch pháp thống nhất nhưng mâu thuẫn về lịch pháp giữa các vùng Chăm đang là
vấn đề nan giải. Thậm chí, có vùng lịch chênh nhau đến 2 tháng trong năm. Sự
thiếu thống nhất về lịch pháp gây ra rất nhiều điều phiền toái, trước hết là
nghi lễ cộng đồng, sau đó là các nghi lễ tộc họ và gia đình. Trong khi nơi này
đang là ngày kiêng cữ thì nơi khác lại là ngày tốt và tổ chức lễ cưới, dù quan
hệ mật thiết đến đâu, là bà con họ hàng cũng không dám đến dự. Hàng năm, vào
dịp lễ hội Katê, các vị chức sắc Bàlamôn các vùng lại phải ngồi lại họp để
thống nhất lịch, nhiều khi trở thành những cuộc tranh luận, cãi vã gay
gắt.Trong nội bộ tôn giáo Bà la môn thường xảy ra sự tranh chấp chức cả sư (Po
dhia). Đã từ xa xưa, người Chăm Bàlamôn chia ra ba khu vực tôn giáo
theo ba khu vực đền tháp, mỗi khu vực tôn giáo chỉ có duy nhất một vị cả sư
trụ trì, riêng phó cả sư thì có từ 2 vị trở lên. Thông thường, khi cả sư mất
đi thì phó cả thứ nhất – người tu hành lâu năm, có trình độ, hiểu biết kinh kệ,
giáo lý, biết các nghi thức hành lễ, có đạo đức, đầy đủ vợ chồng, gia đình yên
ổn và có dòng dõi tăng lữ thì được kế vị cả sư. Nhưng nhiều trường hợp cạnh
tranh đã xảy ra trong những năm 1972, 1993 mà nguyên nhân là chưa có sự thống
nhất về việc lựa chọn Cả sư giữa các làng Chăm. Sự tranh chấp cả sư ở đây không
phải là vấn đề tranh giành quyền lợi cá nhân cả sư mà do các khu vực tôn giáo
tranh giành cho khu vực mình. Các cuộc tranh chấp đã lôi kéo nhiều người tham
gia gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng, an ninh chính
trị của cộng đồng Chăm và chính quyền phải can thiệp theo luật pháp, trên cơ sở
vận động bà con bàn bạc để chọn ra cho mình vị cả sư để duy trì sinh hoạt tín
ngưỡng. Phía tôn giáo Bàni cũng thường xảy ra những vụ tranh chấp sư cả như
những năm 1960, năm 1998. Những thực trạng về tôn giáo tín ngưỡng champa đang
là những kìm hãm sự phát triển.Một thực trạng khác lại mâu thuẫn với thực trạng
tranh chấp nói trên là với xu hướng phát triển hiện nay, càng ngày càng ít
người muốn đảm nhận nhiệm vụ nắm giữ phần hồn này. Đặc biệt là những chức thấp
hơn cả sư lại càng ít người muốn làm. Lớp trẻ hiện nay, trong đó có các thế hệ
con cháu các chức sắc pà xế đã không còn mặn mòi với truyền thống cha truyền
con nối như trước đây nữa. Nhiều người đã học hành đỗ đạt và đi làm các ngành
nghề trong xã hội, có những người đã trở thành cán bộ khoa học, cán bộ quản lý
của Nhà nước. Vì vậy, nguy cơ thiếu vắng các chủ lễ dân gian và các chức sắc
tôn giáo của cộng đồng người Chăm Bàlàmôn trong một tương lai gần là một thực
trạng cần giải quyết. Chúng tôi cho rằng, đây là một vấn đề cốt lõi trong việc
bảo lưu văn hóa truyền thống của người Chăm nói chung, của người Chăm Bà là môn
nói riêng.Hiện nay ở vùng đồng bào Champa đang diễn ra sự tranh giành ảnh hưởng
tôn giáo và lôi kéo tín đồ giữa người Chăm Bàni và Chăm Islam là một vấn nạn
thường xuyên xảy ra (chủ yếu ở những làng Chăm có tín đồ hai tôn giáo cùng
sinh sống như ở làng Phước Nhơn và Văn Lâm) mà cho đến nay vẫn chưa giải
quyết được. Vì vậy, cần có những giải pháp cấp bách để duy trì, phát triển các
hoạt động của tôn giáo Champa, trong đó có vấn đề duy trì hệ thống các thầy chủ
lễ dân gian và các chức sắc tôn giáo.
Người dân Champa có
nguồn gốc là tiền thân Malayo-Polynesian trước Công nguyên. Qua quan sát
đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi
liên tục từ những địa điểm khảo cổ như đảo hải nam,sa huỳnh,óc eo,hang động
Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ
sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi
khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ
hệ Na Đảo Austronesian Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội
tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Năm
1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam
Quảng ngãi. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa
điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng Thau rất đặc trưng với
phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc
định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời
với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt nam từ khoảng
năm 200 công nguyên. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các yếu tố của văn hóa tôn
giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt
Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của
người Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh đã cho thấy họ đã là
những người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và
vật dụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát
hiện thấy ở Thái Lan, Đài Loan và Philippine cho thấy họ đã buôn bán với các
nước láng giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ
cũng quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng trong
khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng. Trước
khi lập quốc :Lâm Ấp Theo sử liệu Trung Quốc, vương quốc Chăm Pa đã
được biết đến đầu tiên là vương quốc Lâm Ấp bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế
ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong
nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực
này nhưng không thành công. Từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp
nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Các học giả đã xác định thời điểm bắt
đầu của Chăm Pa là thế kỷ thứ 4 Công nguyên, khi quá trình Ấn hóa đang diễn ra.
Đây chính là giai đoạn mà người Champa đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá
bằng chữ Phạn và bằng chữ Champa, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại
tiếng nói của người Chăm. Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia
là Bhadravarman , cai trị từ năm 349 đến 361. Ở thánh địa mỹ Sơn, vua
Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên
là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần
trong Ấn Độ giáo. Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần
Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đóVào thời Bhadravarman,
kinh đô của Lâm Ấp là kinh thành Simhapura ("thành phố Sư tử"), nằm ở
dọc hai con sông và bao quanh bởi tường thành có chu vi dài đến tám dặm. Theo
ghi chép lại của một người Trung Quốc thì người Lâm Ấp vừa ưa thích ca nhạc
nhưng cũng lại hiếu chiến, và có "mắt sâu, mũi thẳng và cao, và tóc đen và
xoăn.Cũng theo tài liệu Trung Quốc, Sambhuvarman lên ngôi vua Lâm Ấp năm 529.
Các tài liệu cũng mô tả vị vua này đã cho khôi phục lại ngôi đền thờ
Bhadresvara sau một vụ cháy. Sambhuvarman cũng đã cử sứ thần sang cống tuế
Trung Quốc, và đã xâm lược không thành phần đất mà ngày nay là miền Bắc Việt
Nam. Năm 605, tướng Lưu Phương nhà Tùy xâm lược Lâm Ấp, và đã chiến thắng sau
khi dụ tượng binh của Lâm Ấp đến và tiêu diệt tại trận địa mà trước đó ông đã
cho đào nhiều hố nhỏ và phủ cỏ lên. Vào khoảng những năm 620, các vua Lâm Ấp đã
cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung
Quốc.Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp
là vào khoảng năm 756 Công nguyên. Sau đó trong một thời gian dài, các sách sử
Trung quốc gọi Champa là "Hoàn Vương. Tài liệu Trung Quốc sớm nhất sử dụng
tên có dạng "Champa" là vào năm 877, tuy nhiên, những cái tên như vậy
đã được người Champa sử dụng muộn nhất là từ năm 629, và người Khmer đã dùng
muộn nhất là từ năm 657.
saigon city 07/07/2007
Thanh Tràsaigon city 07/07/2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét