XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Sát tứ phụ nhi Thị lang

"Sát tứ phụ nhi Thị lang", nghĩa là "giết bốn người cha mà làm Thị lang"

Đó là câu nói mỉa mai của của tri thức Bắc Hà đương thời khi nói về Ngô Thì Nhậm.

Thời điểm xảy ra Vụ án năm Canh Tý (1780), Ngô Thì Nhậm đang giữ chức Đốc Đồng trấn Kinh Bắc, còn cha ông khi đó là Ngô Thì Sĩ đang làm Đốc trấn Lạng Sơn.

Ngô Thì Nhậm được giao nhiệm vụ dạy học cho Công tử Trịnh Tông (Trịnh Khải) là con cả của Vương Trịnh Thánh Tổ.

Ngô Thì Ngậm biết được Trịnh Tông có âm mưu tạo phản, lật đổ Vương Trịnh Thánh Tổ. Nên ông đã cùng Nguyễn Huy Bá làm tờ khải dâng lên Vương Trịnh Thánh Tổ để tố cáo Trịnh Tông “mưu phản”.

Ngô Thì Nhậm vì có công tố giác, được thăng Hữu thị lang bộ Công

"Tứ phụ" bị liên đới do hành động của Ngô Thì Nhậm là:
- Ngô Thì Sĩ: Khi biết việc này, cha ông đã cố sức can ngăn mà Ngô Thì Nhậm vẫn không nghe. Sau nghe tin Ngô Thì Nhậm phát giác việc ấy, Ngô Thì Sĩ buồn bực bèn uống thuốc độc tự tử.

- Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Phương Ðĩnh: Bạn thân của Ngô Thì Sĩ, cũng xem là thầy dạy của Ngô Thì Nhậm. Do âm mưu đảo chính bại lộ, các ông bị án tử.

- Nguyễn Khản (anh cả của Đại thi hào Nguyễn Du): Khi đó đang làm Trấn thủ Sơn Tây, ông bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà. Cũng là bạn thân của Ngô Thì Sĩ.

Cũng có quan điểm cho rằng một trong "tứ phụ" còn lại ám chỉ Trịnh Tông. Tuy nhiên có lẽ chưa đúng, vì lúc đó Trịnh Tông đang là học trò của Ngô Thì Nhậm, không thể xem là "phụ" của Nhậm được.

Cũng vì việc này, khi Trịnh Tông lên ngôi Vương, không tin dùng nên ông "về vườn". Sau này Ngô Thì Nhậm theo quân Tây Sơn, được phong Thị Lang Bộ Lại.

Có lẽ cũng bởi việc "không tuân đạo lý Nho giáo" nên việc viết Chiếu cầu hiền giúp Nguyễn Huệ không được nhiều tri thức Bắc Hà hưởng ứng.

Với nhiều người, Ngô Thì Nhậm được xem là người thức thời, biết phò trợ người tài. Nhưng xét ra với một bậc tri thức Nho giáo thì ông cũng chỉ là người cơ hội

Sau này Hoàng đế Nguyễn Thái Tổ qua đời, Nguyễn Quang Toản lên kế vị ngai vàng nhưng không trọng dụng Ngô Thì Nhậm. Ông xuất gia đi tu.

Khi Hoàng đế Nguyễn Thế Tổ thống nhất đất nước, ông bị mang ra Văn Miếu xử phạt bằng roi. Nhưng vì tư thù với Đặng Trần Thường mà gậy của ông bị tẩm thuốc độc.

Trong cuộc xử phạt đó còn có Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và nhiều tri thức Bắc Hà theo quân Tây Sơn trước đây. Thế nhưng Ngô Thì Nhậm là trường hợp duy nhất bị đánh chết.


Nguồn: Khâm định Việt sử Thông giám cương mục

TRÍCH NGUYÊN VĂN

Canh Tý, năm thứ 41 (1780). (Thanh, năm Càn Long thứ 45).
Tháng giêng, mùa xuân. Bắt đầu đánh thuế tô ruộng tư ở Thanh Nghệ.
Trước kia, hai xứ Thanh Nghệ không có thuế ruộng tư. Đến nay bàn định: ruộng hai mùa mỗi mẫu nộp 1 tiền, ruộng một mùa mỗi mẫu nộp 36 đồng, giao xã trưởng sở tại chiếu theo từng hạng ruộng thu tiền tô, cấp làm lương ăn cho binh đinh trong xã. Còn ruộng tư của binh đinh vẫn được miễn thuế.
Tháng 4, mùa hạ. Định lại phép thi võ cử.
Khoa thi võ cử mới đặt từ năm Bảo Thái (1720-1728), lấy bốn năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu làm khoa thi sở cử, bốn năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi làm khoa thi bát cử. Cứ ba năm mở một khoa, đại lược dựa theo thể lệ thi hương, thi hội về bên văn. Đến năm Vĩnh Khánh (1729-1731) đổi ra thi ba kỳ: trước hết thi giương cung, múa siêu đao, sau thi bắn cung, múa kiếm và cưỡi ngựa múa đâu mâu, sau nữa thì văn sách hỏi bảy bộ sách trong Võ Kinh và một bài về phương pháp mưu mẹo việc binh. Người nào ba kỳ đều trúng cách, là tạo sĩ. Nếu có người nào kỳ đệ tam không trúng cách, mà kỷ thuật và sức lực được liệt vào hạng trội hơn, thì mỗi khoa chọn lấy hơn mười người, cho được bổ dụng cũng như tạo sĩ. Về phép thi sở
cử cũng giống như bác cử3 Đến nay, định lại, phép thi chia làm bốn kỳ: kỳ đệ nhất, thi giương cung, múa siêu đao; kỳ đệ nhị, khảo xét việc so đọ về môn đi bộ bắn cung, bắn súng; kỳ đệ tam , trước hết thi vừa phi ngựa vừa bắn, sau khảo các môn đi bộ đấu siêu đao, lăn khiên, cưỡi ngựa múa đâu mâu và kiếm trường. Viên
quan giữ việc khảo sát phải xét kỹ về các phép đánh, đâm, tiến, lui, che đỡ cùng khí sắc và sức vóc hăng hái hay suy kém, mạnh hay yếu, để định người hơn, người kém; kỳ đệ tứ, làm một bài văn sách. Phép thi võ sữa lại như thế, lại càng kỹ lưỡng hơn trước.
Lời chua-Phép thi sở cử và bác cử: Xem Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 5 (Chb.
XXXVI, 18).
Tháng 9, mùa thu. Trịnh Sâm truất bỏ ngôi của con trưởng là Khải và bắt giam giữ. Khải, là con Dương thị, một phi tần trong phủ chúa. Theo thể lệ cũ, con chúa cứ đến 7 tuổi, cho ra ở nhà riêng để học, nếu là con trưởng thì đến 13 tuổi cho mở phủ đệ và được phong làm thế tử. Nhưng Sâm cho rằng Khải (tên cũ là Tông) không phải do vợ cả sinh ra, nên không yêu quý, dùng Nguyễn Phương Đĩnh, hoạn quan, làm bảo phó của Khải. Lúc Khải đã 9 tuổi mới cho đi học, dùng Nguyễn Lệ và Lý Trần Thản làm tả tư giảng và hữu tư giảng. Chưa được bao lâu, Trần Thản mất, Nguyễn Lệ cũng ra trấn thủ Sơn Tây, chỉ sai Khải đến ở nhà riêng Nguyễn Phương Đĩnh, theo thời tiết vào phủ đường triều yết mà thôi. Viên quan trong Ngự sử là Nguyễn Thưởng và Vũ Huy Đĩnh trước sau nhiều lần
xin với Sâm về việc lập thế tử, đều bị giáng chức. Sau vì Đặng Thị Huệ, một thị nữ được yêu nuông, sinh con là Cán, Sâm rất yếu quý, sách phong Đặng Thị là Tuyên Phi. Đặng Thị tự gây dựng lấy bè đảng cho vây cách được dầy dặn, bên ngoài nương nhờ Hoàng Đình Bảo làm viện trợ, ngầm có ý cướp ngôi thế tử
1 Tỉnh Hà Tây.
2 Nay là thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
3 Xem thêm Chính biên, quyển XXVII, tờ 20, 21.
cho Cán. Khải không được yên tâm. Lúc Sâm có bệnh, nhiều lần Khải đến cửa tẩm thất để vào chầu thăm hỏi, thường bị quân giữ cửa ngăn cản, không được vào. Ngoài phủ đường có lời phao đồn là Sâm bị bệnh nặng. Khải bàn mưu với gia thần là Đàm Xuân Thụ và bọn đầy tớ nhỏ là Thế và Thẩm (hai người đều sót họ) rằng: "Vương thượng mắc mệnh mà ta không được vào chầu, nếu xảy ra biến cố như việc tên Cao, tên Tư đã làm ngày trước1, thì toan tính thế nào?". Bọn Xuân Thụ xin bí mật chứa sẵn binh khí, chiêu mộ dũng sĩ, nếu một ngày kia trong phủ đường có sự không lành, thì đóng cửa thành lại, giết Đình Bảo, bắt giam Đặng Thị, rồi phi báo cho quan hai trấn2, đem quân vào hộ vệ, thì ngôi chúa có thể vững vàng được. Khải cho lời bàn ấy là đúng, bèn vay ngầm của nội thị Chu Xuân Hán 1.000 lạng bạc, để nuôi dũng sĩ và sắm khí giới. Nguyễn Lệ trấn thủ Sơn Tây, từng giữ chức tư giảng cho Khải, Nguyễn Khắc Tuân trấn thủ Kinh Bắc, là con nuôi Nguyễn Phương Đĩnh, cùng Khải vốn có tình thân mật, nay đều cho mật báo, để họ sẵn sàng dự bị. Ngô [Thì] Nhậm3, đốc đồng Kinh Bắc, trước kia, giữ việc hàng ngày giảng nghĩa sách cho Khải, rất được Khải thân yêu kính trọng. Hà Như Sơn, một tên đầy tớ nhỏ, là học trò [Thì] Nhậm, hiện làm
người giữ sách cho Khải. Như Sơn biết được việc này, đem nói với Nhậm, Nguyễn Huy Bá, cấp sự trung là người giảo hoạt thâm hiểm, vì tội tham tang, bị bãi chức. Bá cho con dâu vào làm thị tỳ hầu hạ Đặng Thị, lại sai người thân tín cầu cạnh làm hầu hạ Nguyễn Khắc Tuân, nên dò biết việc này, bèn vào phủ tố
cáo với Đặng Thị. [Thì] Nhậm định tự mình phụ hoạ với Đặng Thị, bèn cùng Huy Bá hợp mưu cáo tố là Khải lén lút cấu kết với hai viên trấn thủ, mưu toan làm việc trái phép. Sâm giận lắm, cho triệu Đình Bảo vào phủ bảo về việc này, ý Sâm muốn phê phó giao xuống để trị tội ngay. Đình Bảo can rằng: "Khải
dám làm việc to lớn này, chính do viên quan hai trấn ở Tây và Bắc chủ mưu, nay họ đều cầm quân ở ngoài nếu trị tội một cách vội vàng, e sẽ xảy ra biến cố khác. Vậy chi bằng trước hết triệu hai viên trấn thủ ấy về triều, rồi sau sẽ dần dà phát giác sự trạng để trị tội". Sâm nhận là phải, bèn hạ lệnh triệu Nguyễn Lệ trấn thủ Sơn Tây. Khi Lệ về đến nơi, Sâm yên ủi có phần hơn trước. Cách mấy hôm sau, mật bắt được bè đảng của Lệ; nhân đấy lại cho triệu Nguyễn Khắc Tuân, trấn thủ Kinh Bắc. Khi Tuân đã về, bắt giam lại cùng với Nguyễn Lệ và Nguyễn Phương Đĩnh, rồi sai Ngô [Thì] Nhậm cùng với hoạn quan là Phạm Huy Thức tham dự việc tra hỏi. Gặp lúc ấy, [Thì] Nhậm vì cha mất, từ chức về, nên đổi sai Lê Quý
Đôn tra hỏi lại, bọn Xuân Thụ, Thế và Thẩm nhận hết tội lỗi. Sâm bèn truất Khải xuống làm con út (quý tử), giam ở nội phủ. Bọn Xuân Thụ đều bị giết. Nguyễn Lệ và Nguyễn Khắc Tuân bị giam vào ngục. Phương Đĩnh vì nuôi dưỡng Trịnh Khải không thành công trạng gì, nên bị lột hết chức tước đuổi về làng. Khắc Tuân và Chu Xuân Hán đều uống thuốc độc chết. Trịnh Khải đã bị phế, ở ngôi nhà ba gian, ăn uống ra vào không được tự do, người ta đều lo ngại cho Khải, nhưng không người nào dám nói. Lúc ấy có viên tri châu cũ là Lê Vĩ, dâng thư biện bạch cho Khải là bị tội oan, nhưng không được Trịnh Sâm xét đến.
Trước kia, Ngô [Thì] Nhậm sắp phát giác tội của Khải, đem việc ấy bàn với cha Ngô [Thì] Sĩ, Sĩ cố sức can ngăn, đến nổi phải đem cái chết để thề bồi với con, nhưng chung quy Nhậm vẫn không theo. Kịp khi nghe tin Nhậm đã phát giác việc ấy, Sĩ buồn bực, bèn uống thuốc độc tự tử. Về phần Nhậm, vì có
công phát giác, được thăng hữu thị lang bộ Công. Lúc ấy người ta có công rằng: "Sát tứ phụ nhi nhị lang", nghĩa là giết 4 người cha để mà làm thị lang. Câu ấy là có ý khinh bỉ Thì Nhậm đó. Lời chua-Ngô [Thì] Nhậm: người làng Tả Thanh Oai4, huyện Thanh Oai, là con Ngô [Thì] Sĩ, đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1775) năm Cảnh Hưng. Sau thờ nhà Tây Sơn, làm quan thượng thư bộ Binh; đến năm Gia Long thứ nhất, bị đánh bằng trượng cho đến chết.

Trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục trang 949-950

1-Thời đại Tần Thủy Hoàng, Triệu Cao giữ chức lang trung lệnh, Lý Tư giữ chức tả thừa tướng. Khi Thủy Hoàng đi tuần du, đem
người con nhỏ được cưng chiều là Hồ Hợi đi theo, rồi Thủy Hoàng bị bệnh mất ở Sa Khâu, Triệu Cao bàn với Lý Tư lập Hồ Hợi làm
vua mà phế truất thế tử là Phù Tô (Tăng Bình lịch sử cương mục bổ, quyển IV, tờ 5).
2-Tức trấn Sơn Tây và Kinh Bắc.
3-Nguyên văn chép là "Ngô Nhâm" vì sử thần triều Nguyễn tránh tên húy Tự Đức, nên bỏ chữ "Thì" đi và đổi chữ "Nhậm" làm chữ
"Nhâm". Ở đây chúng tôi dịch đúng tên là "Ngô Thì Nhậm".
4-Nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Tứ Phụ: Ý nói Ngô [Thì] Sĩ là thân phụ, thế tử Khải là quân phụ; Khắc Tuân và
Xuân Hán là phụ chấp (bạn của bố). (Xuất xứ ở sách cố Lê nhất thống chí). Có thuyết nói: Nguyễn Lệ, Phương Đĩnh và Khắc Tuân đều là phụ chấp của Nhậm, nên gọi là tứ phụ.
Lê Vĩ: Người xã Nhân Mục1, huyện Thanh Trì, đỗ hương cống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét