Biên
soạn: Lê Nghị
Ảnh,
tranh: sưu tầm
LỮ GIA
TỂ TƯỚNG
1.Dẫn
nhập: (dành cho người lớn trợ giảng)
Lữ Gia
là nhân vật chính sử.
Phối hợp
sử sách, các đền tích và văn tế lưu lại cho biết 30 năm sau khi Triệu Vũ Đế
mất, người phò tá nhà Triệu là Lữ Gia một người Việt quê Thanh Hoá, vốn có
tiếng là người nhân nghĩa, được Triệu Đà tuyển dụng làm quan triều đình Nam
Việt tại kinh đô Phiên Ngung.
Tể tướng
Lữ Gia là người đại diện cho phe chống lại âm mưu sáp nhập Nam Việt vào nhà Tây
Hán. Triệu Minh vương bệnh nặng, bọn quyền thần do Hán mua chuộc đã xúi Minh
vương vốn có người vợ thứ họ Cù người Hán, phế con trưởng người Việt, lập con
Cù thị lên làm thái tử. Minh vương qua đời, Cù thị làm thái hậu, con làm vua
hiệu Triệu Ai vương lên ngôi mới 6 tuổi. Cù thị nguyên trước khi vua Hán gã làm
thiếp Minh Vương đã thông dâm với một tướng Hán tên An Quốc Thiếu Quý. Việc phế
trưởng Việt lập thứ lai Hán gây chia rẻ triều đình.
Thấy
thời cơ đã tới, vua nhỏ, thái hậu nội gián, vua Hán sai người tình Thiếu Quý
cùng sứ giả đến Phiên Ngung gọi là viếng tang, với nhiệm vụ đặt bàn mưu sáp
nhập. Cù thị lưu giữ Thiếu Quý trong cung tiếp tục mây mưa. Lữ gia ngăn cản
không được. Cù, Quý âm mưu ám sát Lữ Gia không thành. Ông làm bố cáo hạch tội
bán nước , giết cả đoàn sứ, Cù thị và Ai Vương. Lập con trưởng người Việt lên
làm vua hiệu là Triệu Dương Vương. Vua Hán sai tướng Hàn Thiên Thu đem quân
trừng phạt bị quân Nam Việt diệt gọn khi mới vào tới biên thuỳ.
Nhà Hán
sử dụng biện pháp mua chuộc U Việt hứa cho giữ độc lập và đất cả Mân Việt. Lại
mua chuộc phái đối lập với vua Mân Việt vốn là liên minh với Nam Việt hứa cho
giữ độc lập. U Việt mở đường cho đại quân Hán đi qua, phe phản chủ Mân Việt đầu
hàng, quân Hán dưới sự chỉ huy của Lộ Bác Đức tấn công Phiên Ngung, Triệu Dương
Vương thủ thành hy sinh.Hán sử cho rằng cũng bắt được Lữ Gia khi chạy ra biển,
nhưng cũng mất 6 tháng mới dẹp được kháng chiến gây thiệt hại nặng cho nhà Hán
ở Âu Lạc cũ.
Nhưng
truyền thuyết lại cho rằng Lữ Gia cùng hai người vợ rút về Sông Lô, Phúc Yên
kháng chiến. Ông bị Chu Năng, một quan lang đóng ở tiền phương phản bội, nửa
đêm đưa quân Hán bất ngờ tập kích, Lữ Gia xông trận thét lên câu nói lưu
truyền: "Ta sống làm tướng chết làm thần".
Ông tử
trận và họ Lữ miền Bắc giỗ ông vào ngày 25/ 3 Âm lịch hàng năm.
Lưu
truyền hai bà vợ trả thù đem quân bao Chu Năng, nhưng lực mỏng không giết nổi
Chu Năng, ông hiện ra trên trời cưỡi ngựa dùng kim đao chém rụng đầu Chu Năng.
Từ câu thét của ông và câu truyện chém Chu Năng, ông được dân thời đó tôn hiển
thánh.
Cảnh
Quan Vũ hiển thánh Thời Tam quốc trong Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa hơn 400 năm sau
giống như là bản sao của Lữ Gia hiển thánh.
Qua
truyện ta thấy suốt một 96 năm, Tàu luôn âm mưu đợi thời cơ nuốt chửng Nam
Việt. Do vậy vua Trần Nhân Tông trước khi qua đời đã dặn dò con cháu không bao
giờ mất cảnh giác với Bắc quốc.
2.Bài
học: (dành cho trẻ em)
Xét nhân
vật khi không còn sử
Bởi ngàn
xưa mưu dữ ngoại bang
Bao
nhiêu sách sử tro tàn
Phải
thêm đền tích nhân gian tỏ bày (1)
Lữ Gia
vốn thẳng ngay hào khí
Tuổi
thanh xuân đã trị gian tà (2)
Hiền tài
ắt tiếng đồn xa
Từ quê
Thanh Hoá lan ra triều đình (3)
Thật
xứng bậc anh minh tể tướng
Ba đời
vua đều hưởng tam công (4)
Bốn
phương dân chúng hài lòng
Tuổi
cao: nghiêng ngữa non sông, phải đành
Luận bán
nước rành rành bố cáo
Chém sứ
Tàu rõ báo ơn vua
Một phen
độc lập thắng thua
Vẹn tình
non nước sau xưa mấy người
Tục cáo
chết đầu thời quay núi (5)
Giao Chỉ
quê trận cuối hậu phương.
Một lòng
theo chí tiên vương
Chấp khi
vận nước cùng đường đầu rơi
************************
Hiện uy
nghi lưng trời cưởi ngựa
Quét kim
đao chém đứa phản thần (6)
Người
xưa muốn ngụ ý rằng
Diệt
phường bán nước: lòng dân ý trời
Tướng
nước Nam
nghìn đời hiển thánh
Vượt
dũng - trung sau sánh Quan Công (7)
Dũng -
Nhân giòng giống Tiên rồng
Sử xanh
lưu tiếng dân đồng khói hương (8)
3. Chú:
(dành cho trẻ em)
1. Đến
nay chưa biết nhà Triệu đã ghi chép lịch sử như thế nào. Nhà Hán học gương Tần
Thuỷ Hoàng luôn cho đốt sách vở , thư tịch gốc khi xâm chiếm một nước để sau dễ
lung lạc lịch sử. Đời nhà Minh xâm lược nước ta đã cho gom sử sách đốt hết lần
nữa .Nguyễn Trãi có nhắc lại trong Bình Ngô đại cáo. Do đó phải dựa thêm vào
đền tích và truyện lưu truyền.
2. Khoảng
tuổi 20, Lữ Gia giết quan ức hiếp dân lành : Trịnh Đào bộ trưởng Vũ Ninh, bắc
sông Hồng.Triệu Đà biết tiếng sử dụng.
3. Triều
đình lúc đó đóng ở Phiên Ngung (Quảng Đông nay). Lữ Gia gốc Âu Lạc, chứng tỏ
nhà Triệu không hề xâm lược, trọng hiền tài .
4. Tam
công: thái sư , thái phó, thái uý là ba chức vụ cao nhất sau vua thời đó. Suốt
3 đời vua sau Triệu Đà, Lữ Gia nằm hàng tam công. Lữ Gia được người Việt kính
nể hơn cả vua các đời sau, chỉ xếp sau Triệu Đà. (theo Hán sử)
5. Thái
hậu: mẹ Triệu Ai Vương, gốc Hán, mưu với sứ Tàu nhập Nam Việt vào Hán quốc.Hai
mẹ con ,toàn bộ sứ Tàu và quân lính tuỳ tùng âm mưu giết Lữ Gia không thành, Lữ
Thừa tướng bố cáo luận tội và giết hết, lập người con trưởng mẹ Việt tên Kiến
Đức lên làm vua, hiệu Triệu Dương Vương.
6. Thành
ngữ quen thuộc của người Việt : cáo chết quay đầu về núi, ý chỉ lòng hướng về
quê cha đất tổ.
7. Hậu
phương: Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc là ý đồ chiến lược có hậu phương hùng mạnh để
giữ vững độc lập, nhờ vậy Nam Việt tồn tại gần 100 năm.
8.Tương
truyền hai bà vợ người Việt họ Hùng kháng chiến vùng Sông Lô, vây Chu Năng quan
lang phản bội và Lữ Gia cưởi ngựa từ trời quét đao chém rớt đầu Chu Năng.
9. Quan
Vũ theo Lưu Bị, từng hàng kẻ thù Tào Tháo thời tam quốc, (sau Lữ Gia khoảng hơn
400 năm) cải lời quân sư, lầm mưu chết trận cũng được tôn hiển thánh bên Tàu.
Đền thờ
Lữ Gia, hai người vợ người vợ Việt họ Hùng và cả một người vợ người Việt của
Triệu Đà, được dân chúng lập đền thờ rải rác Bắc bộ, kèm văn tế , lời ca ngợi
có giá trị.
Sưu tầm trên FacebookXem thêm: Thừa tướng Lữ Gia cùng nươc Nam Việt của Nhà Triệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét