XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

PHỐ ẤU TRIỆU

Trần Quang Dũng
Sưu tầm. Biên tập.
Ảnh sưu tầm

Phố Ấu Triệu dài 210m, rộng 5m, đi từ cuối phố Lý Quốc Sư đến phố Phủ Doãn. Nay thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đây nguyên là địa phận của hai thôn Tiên Thị và Báo Thiên Tự, tổng Tiền Túc (năm 1849, thôn Báo Thiên Tự hợp với thôn Báo Thiên Tự Tháp thành thôn Tự Tháp. Tổng Tiền Túc đổi là tổng Thuận Mĩ), huyện Thọ Xương thời nhà Nguyễn.
Trong khu vực xóm nghèo của những người hầu hết theo Công giáo (Thọ Xương, ngõ Huyện), ở phố Ấu Triệu có ba ngôi nhà gác có sân trước, xung quanh có tường xây.

Thời Pháp thuộc, đoạn ở quảng trường Nhà thờ lớn, gọi là xóm Bất động sản (cité Immobilière), đoạn kia là ngõ Cố đạo Lơ- coóc-nuy (ruell Père Lecornu).
Tên phố hiện nay có từ tháng 7/1945.

TIỂU SỬ NHÂN VẬT
Ấu Triệu có nghĩa là "Bà Triệu trẻ". Đây là danh hiệu do Phan Bội Châu đặt ra sau khi Bà hi sinh, với ngụ ý so sánh với Bà Triệu (người nữ anh hùng khởi nghĩa chống bọn đô hộ nhà Ngô vào những năm 247-248).
Bà Lê Thị Đàn ( ?- 1910), quê làng Thế Lại thượng (nay thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế).
Vào khoảng năm 1903, Bà gặp Phan Bội Châu ở Huế, sau đó đã trở thành một nhân vật tích cực trong phong trào Đông Du.
Bà phụ trách việc liên lạc với các cơ sở trong nước và đưa những người yêu nước sang Nhật Bản.
Năm 1910, Bà bị giặc Pháp bắt. Chúng tra khảo rất dã man, nhưng Bà vẫn giữ vững khí tiết, không khai báo gì.
Đêm 25/04/1910, sau khi đã cắn ngón tay lấy máu, viết lên tường phòng giam những lời kêu gọi đồng bào, đồng chí vững tay tranh đấu, Bà đã thắt cổ tự tử.
Phố Ấu Triệu năm 1991.
 — cùng với Trần Quang Dũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét