Thanh
Hóa là tỉnh lỵ của tứ sơn: Bỉm Sơn – Nghi Sơn – Sầm Sơn – Lam Sơn. Sách “Lịch
triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú viết: “Thanh Hoa… các triều trước
vẫn gọi là một trấn rất quan trọng. Vẻ non sông tươi tốt chung đúc nên sinh ra
nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho. Đến những
sản vật quý cũng khác mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra
những bậc phi thường…”.
Từ thời
vua Hùng dựng nước Văn Lang đến khi kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng –
nhà Nguyễn – vào năm 1945, nhiều dòng họ vua, chúa đều khởi nguồn, phát tích từ
đất Thanh Hóa (Ái Châu) mà ra. Đặc biệt, đất Thanh Hóa đã sinh ra hai vị hoàng
đế – anh hùng dân tộc: Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đánɧ thắng quân xâm lược Tống
vào cuối thế kỷ 10 và vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đánɧ thắng quân Minh vào đầu thế
kỷ 15.
Thanh
Hóa là nơi phát tích của 4 triều đại phong kiến: Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Hồ, nhà
Nguyễn và hai dòng chúa là Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn.
Theo
Thánh Tả Ao, đất phát vương phải là đất hợp đủ các điều kiện: “Ngũ tinh cách tú
triều nguyên/Kim, mộc, thủy, hỏa bốn bên loan hoàn/Thổ tinh kết huyệt trung
ương/Ấy đất sinh thánh, sinh vương đời đời. Địa danh Lam Sơn thuộc huyện Lương
Giang, trấn Thanh Hóa (nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)
có hai nơi “tụ khí tàng phong”, nguyên khí hun đúc, đảm bảo đủ các tiêu chí
trên. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Ông tổ ba đời của vua Lê Lợi tên
húy là Hối, một hôm đi dạo chơi đến vùng núi Lam Sơn nhìn quang cảnh quanh đó
và chợt thấy có đàn chim đông đúc đang ríu rít bay lượn quanh chân núi như thể
núi Lam Sơn có một lực thu hút vô hình, có sức thu phục nhân tâm nhiều như chim
đàn về tổ, bèn nói: “Đây hẳn là chỗ đất tốt” và quyết định dời nhà đến ở đấy”.
Tổ nhà
Lê dời về đất Lam Sơn chỉ 3 năm đã tạo sản nghiệp lớn. Họ Lê làm trưởng một
phương, trong nhà lúc nào cũng có tới hơn 1.000 tôi tớ, trải các đời sau sinh
ra Lê Lợi.
Cuốn
sách đầu tiên đề cập đến ngôi đất phát dưới chân núi Lam Sơn chính là sách “Lam
Sơn thực lục”. Sách ban đầu do Lê Thái Tổ (Lê Lợi) sai soạn và tự viết lời tựa,
trong đó có câu: “Trẫm gặp đời nhiều hoạn nạn, mở nước, dựng nền, càng thấy khó
khăn! May mà Trời cho, dân theo, gây nên được công nghiệp, ấy thực là nhờ ở các
bậc Tổ tông tích lũy mãi nhân đức, mà đi tới cả! Trẫm nghĩ về chuyện đó mãi bèn
chép vào sách, gọi là Lam Sơn thực lục (Sách ghi chuyện thực núi Lam) cốt là để
trọng nghĩa đầu gốc. Và cũng để kể rõ sự nghiệp gian nan của Trẫm, truyền bảo lại
cho con cháu vậy”.
Theo
sách “Lam Sơn thực lục”, nhà họ Lê còn được một nhân vật kỳ bí là nhà sư cho
biết một huyệt đất phát vương ở động Chiêu Nghi, cũng thuộc vùng Lam Sơn. Lê
Lợi sau đó đã quyết định đem di cốt của thân phụ mình chôn ở đó, nhờ vậy mà sau
này mới phát tích, trở thành đế vương.
Long mạch đế vương ở Lam Sơn
“Lam Sơn
thực lục” viết: “Khi ấy nhà vua (tức Lê Lợi) sai người nhà cày ruộng ở xứ Phật
Hoàng, động Chiêu Nghi. Chợt thấy một nhà sư già, mặc áo trắng, từ thôn Đức Tề
đi ra, thở dài mà rằng: – Quý hoá thay phiến đất này! Không có ai đáng dặn!
Người nhà thấy thế, chạy về thưa rõ với nhà vua, nhà vua liền đuổi theo tìm hỏi
chuyện đó. Có người báo rằng: – Sư già đã đi xa rồi.
Nhà vua
vội đi theo đến trại Quần Đội, huyện Cổ Lôi, (tức huyện Lôi Dương ngày nay) thì
thấy một cái thẻ tre, đề chữ, dịch nghĩa là: “Đức trời chịu mệnh. Tuổi giữa bốn
mươi! Số kia đã định. Chưa tới … tiếc thay!”. Nhà vua thấy chữ đề mừng lắm, lại
vội vàng đi theo. Khi ấy có rồng vàng che cho nhà vua! Bỗng nhà sư bảo nhà vua
rằng: – Tôi từ bên Lào xuống đây, họ Trịnh, tên là sư núi Đá trắng. Hôm thấy
ông khí tượng khác thường tất có thể làm nên việc lớn!
Nhà vua
quỳ xuống thưa rằng: – Mạch đất ở miền đệ tử, tôi sang hèn ra thế nào xin thầy
bảo rõ cho? Nhà sư nói: – Xứ Phật hoàng thuộc động Chiêu Nghi, có một khu đất
chừng nửa sào, hình như quả quốc ấn. Phía tả có núi Thái Thất, núi Chí Linh (ở
miền Lảo Mang); bên trong có đồi đất Bạn Tiên. Lấy Thiên Sơn làm án (ở xã An
Khoái). Phía trước có nước Long Sơn, bên trong có nước Long Hồ là chỗ xoáy trôn
ốc (ở thôn Như Ứng). Phía hữu nước vòng quanh tay Hổ. Bên ngoài núi xâu chuỗi
hạt trai. Con trai sang không thể nói được nhưng con gái phiền có chuyện thất
tiết. Tôi sợ con cháu ông về sau, có thế phân cư. Ngôi vua có lúc Trung Hưng.
Mệnh trời có thể biết vậy. Nếu thầy giỏi biết láng lại, thì trung hưng được năm
trăm năm.
Nhà sư
nói rồi, nhà vua liền đem di cốt đức Hoàng khảo táng vào chỗ ấy. Tới giờ Dần,
về đến thôn Hạ Dao Xá nhà sư bèn hóa bay lên trời! Nhân lập chỗ ấy làm điện Du
Tiên. Còn động Chiêu Nghi thì làm am nhỏ (tức là nơi một Phật hoàng). Đó là gốc
của sự phát tích vậy”.
Chuyện
kể rằng mặc dù chôn di cốt vào ngôi đất phát đế vương ấy được Lê Lợi giữ bí mật
nhưng giặc Minh vẫn biết được. Chúng đê hèn cho quân đến xứ Phật Hoàng, động
Chiêu Nghi đào lấy hài cốt linh xa cha của Lê Lợi mang về treo sau một chiếc
thuyền đậu giữa dòng sông để dụ Lê Lợi ra hàng, hẹn rằng nếu đến quy thuận sẽ
trọng thưởng và ban quan tước lớn.
Lê Lợi
sai các thân thuộc của mình gồm 14 người đi đến doanh trại của giặc lấy lại hài
cốt của cha mình. Những người này đội cỏ bơi xuôi theo dòng nước, từ thượng lưu
xuống, nhân lúc giặc Minh sơ hở đã lấy trộm lại được hài cốt linh xa đem về cho
chủ tướng, Lê Lợi bí mật đem chôn cất ở động Chiêu Nghi như cũ.
Lam Sơn
là đất cát tường, đất tụ nghĩa, đất xưng vương, mà người đứng lên đảm đương
việc mở đầu nghiệp đế của nhà Lê là Lê Lợi. Tuy không liên tục, quyền bính có
lúc bị ngắt quãng nhưng trước sau, xét về danh nghĩa nhà Hậu Lê là triều đại có
nhiều đời vua nhất, truyền ngôi lâu dài nhất so với các triều đại trước và sau
đó.
Bí ẩn vùng đất “Rồng không chân”
Các phù
thủy phương Bắc nhận thấy hình thế đắc địa của vùng đất Thanh Hóa, lo sợ nơi
đây sẽ xuất hiện những bậc đế vương làm thất bại tham vọng bá chủ của chúng nên
đã trấn yểm, tìm mọi cách phá bỏ phong thủy xứ Thanh.
Dãy núi
Đông Sơn – Hàm Rồng bắt nguồn từ làng Dương Xá men theo sông Mã uốn lượn thành
99 ngọn núi đất, núi đá nhấp nhô như một bức tường thành hình con rồng đồ sộ.
Phần cuối nhô lên một ngọn tựa hình đầu rồng nên gọi là Hàm Rồng (tên chữ Long
Hạm). Ở đó có động Long Quang (mắt rồng). Thông ra phía sau động có một hang
nhỏ là hang mắt Rồng. Trên vòm hang mắt Rồng có một lỗ ăn thông lên trên. Mỗi
khi mưa, nước màu gạch cua chảy xuống, người xưa bảo đó là nước mắt rồng. Bên
phải vòm hang có một mũi đá nhô ra gọi là đỉnh Long Tỵ (mũi rồng). Mạch đá
ngoằn ngoèo chạy sát chân núi rồng rồi ăn ngầm xuống dòng sông Mã tới ngọn Châu
Phong là bến Hàm Rồng.
Non nước
Hàm Rồng dưới bàn tay xếp đặt của tạo hóa, đã tạo nên những hình thù kỳ dị, độc
đáo và đa dạng, có người ví như một “Hạ Long trên bộ”. Từ đuôi Rồng đi lên,
ngọn Ngũ Hoa Phong hình năm bông sen chụm chung một gốc cắm xuống đầm lầy. Ngọn
Phù Thi Sơn trông giống một người phụ nữ đang nằm ngủ đầu gối vào thân rồng,
núi mẹ, núi con tròn như quả trứng. Ngọn Tả Ao trông giống người đàn ông đang
nằm vắt chân chữ ngũ, đầu quay về hướng Đông. Ở sát cạnh ngọn con Mèo đang
trong tư thế rình mồi, núi Cánh Tiên có 3 ngọn vút lên cao tạo thành mỏm Ba
Hiệu, rồi núi Con Cá, Con Phượng, núi Đồng Thông, núi con Voi…
Hàm Rồng
được phát hiện như một cõi thần tiên từ lâu qua thư tịch cổ. Sách “Đại Nam nhất thống
chí”của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi “A núi này cao và đẹp trông ra sông Định
Minh, lên cao trông xa thấy nước trời một màu sắc thật là giai cảnh”. Dưới các
triều đại phong kiến, Hàm Rồng bao giờ cũng là vị trí trọng yếu của xứ Thanh
trong các cuộc chiến tranh giành độc lập.
Hung địa
theo thuật ngữ phong thủy là đất “chu tước bi khốc” (chim cất tiếng kêu sầu),
hoặc đất “bạch hổ hàm thi” (con hổ đang ngậm Ӽác cɧết trong miệng), hoặc “xương
long vô túc”(rồng không có chân, rồng bị tật nguyền)… Truyền thuyết cho rằng
khi cưỡi diều giấy bay qua vùng núi Hàm Rồng, nhìn thấy huyệt Hàm Rồng, Cao
Biền nói rằng địa thế này là hung địa “xương long vô túc”, không phải rồng
không chân mà là con rồng què chân, không phải đất cực quý rồi bỏ đi. Nhưng
thực tế không phải vậy. Sau đó, Cao Biền đã âm thầm quay trở lại, mang theo hài
cốt cha y để táng vào huyệt Hàm Rồng (mả táng hàm rồng) mong sau này có thể
phát đế vương. Song dù nhiều lần Cao Biền cho mả cha vào, bộ xương cốt cứ bị
huyệt núi đùn ra, không nhận. Biết rằng đây là long mạch cực mạnh, cực quý nên
y rắp tâm làm đến cùng. Biền bèn tán nhỏ xương rồi tung lên thì có muôn con
chim nhỏ cùng bay đến, vỗ cánh rào rào làm xương cốt bám trên vách đá bay tứ
tán hết. Biền than rằng linh khí nước Nam quá mạnh, không thể cưỡng cầu.
Cuộc chiến phong thủy “độc nhất vô nhị”
Theo mật
lệnh của vua Đường, Cao Biền sau khi xem, phát hiện và trấn yểm các kiểu đất
kết, đất phát, long mạch của nước Nam đã viết “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”
tấu lên nhà vua. Cao Biền trấn yểm Thanh Hóa vào thế kỷ IX thất bại. Hơn 500
năm khi giặc Minh xâm lược nước ta, một phong thủy sư nổi danh của Trung Quốc
là Hoàng Phúc cũng sai người đục núi, lấp sông để hòng trấn yểm các huyệt mạch
đế vương, hình thành một cuộc chiến phong thủy có một không hai trong lịch sử
nước Việt.
Hoàng
Phúc xuất thân Tiến sĩ, mang chức Thượng Thư, giữ việc Bố chính và Án Sát trong
chiến dịch cai trị đồng hóa Việt Nam. Trong 20 năm thuộc nhà Minh (vào khoảng
1407-1427), Hoàng Phúc bắt khắp nơi lập đền miếu thờ bách thần, thổ thần, sơn
thần, thần sông, thần gió… bên cạnh văn miếu. Lập Tăng cương ty và Đạo kỳ ty để
truyền bá đạo Phật và Lão cùng với đạo Nho…
Sách
“Việt Nam
sử lược” của Trần Trọng Kim viết: “… Bọn Hoàng Phúc lại sửa sang các việc trong
nước để khiến người An Nam đồng hóa với người Tàu. Lập ra đền miếu, bắt người
mình cúng tế theo tục bên Tàu. Rồi từ cách ăn mặc cho chí sự học hành, cái gì
cũng bắt theo người Tàu cả. Còn cái gì là di tích của nước mình như là sách vở
thu nhặt đem về Tàu hết sạch. Lại đặt ra thuế lệ, bổ thêm sưu dịch để lấy tiền
của, làm cho dân ta bấy giờ phải nhiều điều khổ nhục”.
Hoàng
Phúc khi sang đất Việt đã mang theo cuốn “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” để
làm bản đồ nghiên cứu địa hình, địa vật nước ta. Thời xưa, sách địa lý là một
tài liệu quân sự quan trọng, ghi rõ hình thể sông, núi, đồi, gò, cao điểm, hạ
lưu, mạch núi, thời tiết… nên Hoàng Phúc đã tới những tới những linh địa mà Cao
Biền ghi nhận. Hoàng Phúc đã xem xét và yểm nốt những đất kết lớn nào còn sót
lại nhưng y cũng đã thất bại.
Bình
luận về việc này, sử thần Ngô Sĩ Liên viết trong “Đại Việt sử ký toàn thư”: “Từ
khi có trời đất này, thì đã có núi sông này, mà khí trời chuyển vận, thánh nhân
ra đời, đều có số cả. Khí trời từ Bắc chuyển xuống Nam ,
hết Nam
rồi lại quay về Bắc. Thánh nhân trăm năm mới sinh, đủ số lại trở lại từ đầu.
Thời vận có lúc chậm lúc chóng, có khi thưa khi mau mà không đều, đại lược là
thế, có can gì đến núi sông? Nếu bảo núi sông có thể lấy pháp thuật mà trấn áp,
thì khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời có pháp thuật gì trấn áp được
không?”.
Việc phá hủy long mạch tốt, huyệt đất hay của
các phù thủy phương Bắc cũng chỉ như muối bỏ biển, bởi xứ Thanh vẫn đời đời
sinh nhân tài hào kiệt.
Nhiều vị
vua ở các triều đại phong kiến của Việt Nam và Trung Quốc sau khi cɧết vẫn
thường để lại một số ɱộ giả, còn ɱộ thật được chôn ở một nơi khác, kín đáo và
bí mật. Từ lâu khu Vĩnh Lăng ở Thanh Hóa được xem là nơi yên nghỉ của vua Lê
Thái Tổ. Thế nhưng phát hiện khảo cổ học cho thấy nơi đó chỉ là ɱộ giả. Vào
thập kỷ 70 của thế kỷ trước, một người nông dân đi vào khu rừng bạt ngàn cạnh
Vĩnh Lăng đã vô tình tìm thấy một phiến đá phẳng. Lật hòn đá lên thấy có khắc
dòng chữ “Vĩnh Lăng Tây Thạch Kiệt”, nghĩa là:“Hòn đá mốc ở phía Tây của Vĩnh
Lăng”. Lần theo cột đá mốc phía Tây, các nhà khảo cổ đã tìm được cột mốc các
phía Đông, Nam ,
Bắc của khu lăng ɱộ nhà vua. Điều đặc biệt là riêng khu cột mốc phía Tây, nơi
đặt phiến đá “Vĩnh Lăng Tây Thạch Kiệt” đất có màu lạ, cây to không mọc được.
Các nhà khảo cổ đã đào sâu xuống đất nơi đặt phiến đá. Thật bất ngờ, những nhát
cuốc đã làm lộ ra một chiếc quách tam hợp. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu, các
nhà khảo cổ học đã kết luận: Chiếc quách tam hợp tìm thấy chính là ɱộ thật của
vua Lê Lợi. Lần giở lại lịch sử, mới hay, một học giả người Pháp sau khi bỏ
nhiều thời gian và công sức, cuối cùng cũng đã tìm được ɱộ thật của vua Lê Lợi
dưới phiến đá “Vĩnh Lăng Tây Thạch Kiệt”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét