XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

PHỐ TỐ TỊCH

Nguyễn Văn Uẩn

Phố Tố Tịch dài không đến 100 mét. Phố mới được mở mang khoảng sau năm 1920.
Lúc đầu, lối đi từ ngã ba Hàng Gai vào rất hẹp, phố còn là một con đường đất lẫn đá, trời mưa thì lầy lội. Góc bên trái ngã ba có một ngôi đình (đình Đông Hà, cổng trông ra Hàng Gai số 46), cạnh đình là một gốc bàng cổ thụ. Khi mở rộng phố, đình đã bị phá và cây bàng về sau cũng không còn.
Lối đi vào trong phố đã hẹp lại khuất nẻo, nên người đi đường thường lẻn vào đái trộm, gây mất vệ sinh. Hàng phố phải thuê người canh gác, gọi là "anh bắt đái".
Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan (Nhớ và ghi) :
"Ông Kì Dương nhà ở cạnh ngõ, khổ vì mùi xú uế, bèn nảy ra ý kiến làm một cái miếu thờ treo ở cạnh nhà, ngày ngày thắp hương, không ai dám phóng uế nữa."

Tố Tịch là một phố cổ.
Đầu phía Hàng Quạt có ngôi nhà hai tầng xây năm 1912 của Đào Văn Sử, hội trưởng Hội Trí tri. Đó là ngôi nhà lớn đầu tiên ở trong phố này.
Họ Phạm là một họ đông người ở phố Tố Tịch.
Ngôi nhà số 20 là ngõ cũ, đi vào phía sau của khu nhà 80 Hàng Gai thông sang Hàng Chỉ.
Bên dãy nhà số lẻ, là gia đình những người làng Nhị Khê làm nghề tiện gỗ, khắc gỗ, trước kia chuyên nghề khắc mộc bản in chữ nho, chữ nôm cho các cửa hàng sách bên Hàng Gai.

(HÀ NỘI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995).

***

Phố Tố Tịch (10-12-2019).
Ảnh : Trần Quang Dũng. — cùng với Trần Quang Dũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét