THÁNH DỰC DŨNG NGHĨA
Đây là một trong những đội quân thiên chiến bậc nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam.
1. Nguồn gốc xuất thân:
- Họ có thành phần xuất thân thấp kém như: Trộm cướp, bất hảo, bần cố nông không ruộng đất, cùng đinh tận đáy xã hội người ta vứt ra lề đường, không sợ chết, có chết cũng không ai quan tâm.
- Do Chính quyền Trung ương và các Vương hầu thu gom, cấp lương bổng, huấn luyện khắc nghiệt ngang với cấm vệ quân
- Đội quân này từng xuất hiện ở các triều Lý, Trần, Hồ nhưng nổi tiếng và đạt hiệu quả nhất dưới thời Trần.
- Đội quân này học tập "kinh nghiệm" của Nhà Tống, Trung Quốc.
2. Ý nghĩa tên gọi
- "Thánh Dực” có nghĩa là “đôi cánh của Thần Thánh”, hay “đôi cánh của Hoàng đế”.
- "Dũng Nghĩa" là dũng cảm và nghĩa khí.
- Thánh Dực chia làm hai lực lượng:
+ Thánh Dực Quân chuyên bảo vệ Hoàng đế, xuất thân Hoàng gia.
+ Thành Dực Dũng Nghĩa chuyên xung trận tuyến đầu, xuất thân thấp kém.
3. Đặc điểm:
- Trung thành tuyệt đối với Hoàng đế vì đa số là tội phạm nguy hiểm nhất, Hoàng đế không xử tử mà ban mạng sống để họ cống hiến cho nước nhà.
- Họ chiến đấu để thỏa chí tung hoành thiên hạ:
"Chí làm trai dặm nghìn yên ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao"
Họ lập được công không được thưởng, chết không được lập bia mộ.
- Lực lượng tinh nhuệ nhất, thiện chiến nhất, không bao giờ biết đầu hàng trước mũi giáo của kẻ thù.
4. Nhiệm vụ
Trong các cuộc chiến tranh, lính của Thánh Dực Dũng Nghĩa luôn là mũi quân xung kích đầu tiên hoặc là tấm lá chắn cuối cùng bảo vệ cho Hoàng đế và các thành viên Hoàng gia.
Xuất thân từ những con người không còn gì để mất, kể cả mạng sống, họ luôn chiến đấu với tinh thần cảm tử và lòng trung thành với Hoàng đế, người đã cho họ một lòng biết ơn sâu sắc, một cuộc đời sống đúng nghĩa con người.
5. Những trận chiến tiêu biểu:
- Trận chiến Thiên Mạc: Cuộc chiến đấu ác liệt của quân dân Đại Việt và quân xâm lược Nguyên Mông diễn ra suốt bảy ngày đêm. Trần Bình Trọng cùng quân sỹ làm cho quân Nguyên thất điên bát đảo. 1000 quân Thánh Dực dưới sự chỉ huy của Trần Bình Trọng đánh cầm chân kỵ binh Mông Cố suốt một ngày để vua Trần kịp rút lui và đã hy sinh đến người cuối cùng.
- Trận Bạch Đằng 1288: Một đội Dũng Nghĩa đánh chặn đoàn thuyền Nguyên rút về nước, câu giờ cho quân dân ta xây xong bãi cọc. Nước triều xuống, thuyền quân Nguyên bị vướng cọc không di chuyển được và trở thành miếng mồi ngon để tiêu diệt. Kết quả là 6 vạn quân Nguyên bị loại khỏi vòng chiến, đại tướng Ô Mã Nhi bị bắt sống. Tướng Nguyễn Khoái đem quân Thánh Dực Dũng Nghĩa đánh nhau với giặc. Dũng Nghĩa lập công to nhưng thiệt hại nặng. Trong Binh Thư Yếu Lược, Trần Quốc Tuấn tán đồng dùng quân này.
Nguồn tra cứu:
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
- Lịch sử Việt Nam toàn tập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét