....Bài viết trên mạng YuMe.vn từ 2011 tình cờ nhặt lại được...lưu lại đây làm kỷ niệm cho gái xứ Thanh
Dạo này dù anh không nói gì nhưng sự im lặng của anh lại càng khiến em đau khổ. Em biết, anh đang đắn đo nhiều. Liệu anh có đủ dũng cảm để vượt qua dư luận, vượt qua bạn bè và nhất là bố mẹ anh để đón nhận em? Em nào có tội tình gì, chả lẽ, em không thể có quyền được yêu anh hay sao?
Dạo này dù anh không nói gì nhưng sự im lặng của anh lại càng khiến em đau khổ. Em biết, anh đang đắn đo nhiều. Liệu anh có đủ dũng cảm để vượt qua dư luận, vượt qua bạn bè và nhất là bố mẹ anh để đón nhận em? Em nào có tội tình gì, chả lẽ, em không thể có quyền được yêu anh hay sao?
Hôm nay lướt nét đọc được bài viết thế này, thấy mình đã từng trải qua những tâm trạng này, và cũng gặp không ít những trường hợp tương tự, thấy sao cuộc đời nhiều cái trái ngược, nhiều người thiển cận... Phải chăng ta nên nhìn nhận thẳng vào vấn đề này và đưa ra những kết luận phù hợp và chính đáng, để cho nhiều nhiều người trong đó có cả mình kô bị tổn thương...
"Trước tiên, khi viết bài viết này, cho em gửi lời xin lỗi tới tất cả những ai là người Thanh Hóa. Em không có ý miệt thị, không có ý coi thường gì họ cả, bởi chính em cũng là người Thanh Hóa chính gốc, bố mẹ em đều là người ở đây. Em không buồn vì mình sinh ra ở Thanh Hóa thậm chí còn cảm thấy tự hào vì đã được sinh ra và lớn lên ở nơi đây, được bố mẹ yêu thương. Nhưng có một điều khiến em thấy tủi thân, đau khổ bởi người ta luôn miệt thị em, thậm chí có cái nhìn khác về em.
Có lẽ, trong số ít anh chị có thể đã là người từng nghĩ khác về người Thanh Hóa hoặc chí ít cũng có những người sinh ra ở nơi đây, bị người khác quay mặt đi sau câu hỏi: “quê em ở đâu?”. Bởi câu trả lời họ nhận được là “em người Thanh Hóa”.
Nhưng sau một thời gian yêu nhau, anh dẫn em về nhà ra mắt bố mẹ thì bị bố mẹ anh phản đối. (ảnh minh họa)
Thật lòng, khi đọc được chuyên mục Eva Tám, em có ý muốn chia sẻ những tâm sự của mình lên đây để anh chị hiểu và thông cảm cho em. Sinh ra ở một vùng đất nào đó đâu có tội gì? Nơi nào cũng có người này người nọ. Các anh chị có đảm bảo rằng, nơi mọi người sinh ra không có những người cực kì xấu xung quanh những người tốt và rất tốt hay không?
Em không quan tâm nhiều đến điều đó chỉ khi, người yêu em đã rời xa em, em mới thật sự thấy đây là một nỗi đau không thể hàn gắn. Anh biết em là người Thanh Hóa nhưng anh không hề quan tâm bởi với anh có lẽ ngày đó, điều này không quan trọng. Nhưng sau một thời gian yêu nhau, anh dẫn em về nhà ra mắt bố mẹ thì bị bố mẹ anh phản đối. Mẹ chê em là người Thanh Hóa nên không cho anh yêu em nữa. Trước giờ anh không quan tâm đến điều đó nhưng lần này, anh vì nghe bố mẹ nói nên cũng lọt tai. Nguyên nhân cũng vì, trước anh có ông anh họ lấy vợ người cùng quê em, người đó ghê gớm đánh cả mẹ chồng nên bây giờ gia đình anh ác cảm. Và từ đó, định kiến càng ngày càng lớn.
Liệu anh có đủ dũng cảm để vượt qua dư luận, vượt qua bạn bè và nhất là bố mẹ anh để đón nhận em? (ảnh minh họa)
Sau này, khi anh đưa em đi chơi cùng bạn bè, bạn anh cũng không thích em cho lắm chỉ vì em gắn cái mác dân vùng quê đó. Em thấy tủi thân vô cùng. Ngay người em yêu thương cũng nghĩ như vậy, cũng coi thường em thì liệu em có thể sống hạnh phúc bên anh được không?
Dạo này dù anh không nói gì nhưng sự im lặng của anh lại càng khiến em đau khổ. Em biết, anh đang đắn đo nhiều. Liệu anh có đủ dũng cảm để vượt qua dư luận, vượt qua bạn bè và nhất là bố mẹ anh để đón nhận em? Em nào có tội tình gì, chả lẽ, em không thể có quyền được yêu anh hay sao? Hay là em phải tự ra đi để anh yên lòng? Mong mọi người đừng bao giờ kì thị người khác, đừng bao giờ có ý nghĩ vùng miền như vậy. Thật sự, điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của những người như chúng em?
Thanhthanh...@...
Bình luận: Luu Van Chuong Nguyễn Trãi đã viết về đất Thanh Hóa trong Dư địa chí: "Thanh Hoa là đất cuối sông đầu núi, thời loạn ở thì hợp, thời trị ở không hợp". Đã bao lần thời phong kiến, các nhà vua khi lâm nguy đất Kinh kỳ đều phải thiên đô, lấy Thanh Hoá làm điểm tựa phản công lại kẻ thù để giành lại đất nước. Còn thời bình thì như thế nào Nguyễn Trãi nói không cụ thể mà chỉ nói ở không hợp mà thôi. Không hợp ở đây theo tôi nghĩ chắc là do nhân tố con người. Khi nghiên cứu cho thấy mỗi miền đất, với cấu tạo long mạch, khí hậu, địa hình mà làm cho con người ta có bản tính riêng biệt. Thông thường nơi miền sơn cước tính khí con người hung hăng, táo tợn. Nơi đây, thường sinh ra các võ tướng thời loạn (ví dụ như đất Yên Thế, Lam Sơn...). Vùng đồng bằng yên ả tính tình con người hiền dịu, thường sinh ra các bậc đại học sỹ, nhà nghệ nhân, quan văn trong triều... Vùng đất dữ dằn, khắc nghiệt của khí hậu thường làm cho con người táo tợn, lỗ mãng, liều lĩnh, sống theo kiểu được làm vua, thua làm giặc...có lẽ vì vậy nên Thanh hoá mới có ba triều vua và hai triều Chúa chưa kể triều Hồ. Rồi có người nói Thanh Hoá là đất 5 Trung tôi không nhớ rõ nhưng hình như là (Đất đồi trung du, thành phần Trung nông, tư tưởng Trung bình, lý luận chung chung), rồi "Xứ Thanh Cậy Thế-Xứ Nghệ Cậy thần" Rồi Thanh hoá là mảnh đất đặc biệt suốt chiều dài lịch sử của dân tộc không thể chia tách hoặc sát nhập với tỉnh khác. Rồi trong phim ảnh, truyện Kiếm hiệp, diễn đàn khác về lối sống người ta thường có câu "Bất hạnh nhất của một con người là sinh ra trong gia đình vua chúa" Trong gia đình vua chúa không có tình người bình thường mà chỉ có tình Quân-Thần (Trang giành, chà đạp, chém giết, đố kỵ, ghen ghét,..."Mặt khác có thể suy luận trong thời kỳ làm vua, làm chúa kéo dài gần 1000 năm trong lịch sử VN người thanh Hoá chắc cũng gây không ít thù oán với trăm họ ở các tỉnh khác (Cứ một lần thay đổi triều đại thì sẽ có hàng chục dòng họ bị tu di tam tộc, cửu tộc, hàng cục dòng họ bị đổi họ để tránh nạn) Có lẽ vì những phân tích lịch sử nêu trên mà người các tỉnh khác nghĩ về Thanh Hoá không được "đẹp" và pha chút hằn học chăng? Tại sao hằn học kéo dài như vậy, chỉ có thể là do lịch sử để lại mà thôi. Còn người Thanh Hoá ngày nay kể từ kháng chiến chống Pháp cho đến nay tôi thấy cũng bình thường, thậm chí trong chiến tranh còn được Bác và Đảng ca ngợi là "Thanh Hoá Anh hùng". Tại sao các tỉnh khác cũng có bề dày lịch sử cũng có văn hoá riêng nhưng lại được các tỉnh bạn bỏ qua cho nhau và tha thứ hết còn đối với Thanh Hoá thì không? Phải chăng Thanh Hoá là đất địa linh nhân kiệt, nhân tài phát tích nhiều, long mạch chưa bị Cao biền Người Trung Hoa "trấn yểm" nên người tỉnh ngoài đố kỵ chăng? thói thường ở đời thua nhau hiện tại người ta hay bới móc quá khứ mà. Dân thanh hoá thật là khổ, đã chịu đố kỵ trọng gia đình dòng tộc rồi còn phải chịu thêm sự ghen ghét đố kỵ từ bên ngoài. Hơn nữa Trong văn đàn VN hạng như Chí Phèo, Thị Nở nhà văn không thể chọn được địa điểm nào ở đất Thanh để Viết mà chỉ có thể viết được ở những địa phương như Nam định, Thái Bình, Hải Dương mà thôi. Trong lịch sử Gái thanh hoá đều làm hoàng hậu trong 2 triều Chúa (Trịnh, Nguyễn) và 1 triều Vua Nguyễn (trừ triều đại cuối cùng của vua Bảo Đại) nên có tính khí bề trên khi tiết xúc với người ngoài nên hay bị họ ghen ghét chăng? Mong các bạn hãy tin tưởng và tự hào mình là Gái xứ Thanh.
Messeƞger Ƭhôngßáo Bài viết cách đây đã 6 năm rồi, có lẽ cô bé - nhân vật của câu chuyện này cũng đã tìm thấy hạnh phúc riêng cho mình. Tuy vậy tôi vẫn rất bức xúc: tại sao người các tỉnh khác (nhất là các tỉnh phía Bắc) luôn kì thị người Thanh Hoá quê mình... Tôi thấy bài phân tích của anh Luu Van Chuong rất sâu sắc và cũng đã nêu ra được những nguyên nhân sâu xa về cội nguồn của sự " bị ghét"...có thê nó vẫn còn lưu truyền mãi đến tận mai sau,
để cho một số cô gái quê mình phải gánh chịu sự kì thị đó....
Các bạn gái xứ Thanh ơi, đừng buồn vì điều đó... Ngày xưa tôi cũng gặp cảnh tương tự như vậy, nên tôi rất hiểu và thương cảm cô bé trong bài báo trên. Nếu không phải là gái Thanh Hoá thì tôi cũng đã làm dâu Hà Tây từ những năm đầu của thập niên 80... Gia đình bạn trai tôi cũng đã cực lực phản đối khi nghe anh ấy thông báo (chỉ khác là tôi chưa về ra mắt nhà họ). Biết tin tôi cũng buồn lắm, nhưng thời con gái tôi rất mạnh mẽ và luôn tự tin vào bản thân mình. Tôi đã chủ động chia tay trong buồn tủi, rồi lập gia đình với người cùng quê sau đó 2 năm. Mặc dù vẫn còn chút vương vấn nhưng đó là một quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.... Giờ tôi đã lên chức bà nội rồi và chỉ muốn khuyên các bạn gái đừng buồn khi lâm vào cảnh như vậy. Hãy rèn luyện, học hành, tạo cho mình một việc làm ổn định để không ai có thể coi thường bạn, nhất là phải luôn tự hào mình là gái xứ Thanh nghe các bạn.
Chúc các bạn hãy tự tin để vượt qua moj khó khăn, để vươn lên trong cuộc sống.
Messeƞger Ƭhôngßáo Bài viết cách đây đã 6 năm rồi, có lẽ cô bé - nhân vật của câu chuyện này cũng đã tìm thấy hạnh phúc riêng cho mình. Tuy vậy tôi vẫn rất bức xúc: tại sao người các tỉnh khác (nhất là các tỉnh phía Bắc) luôn kì thị người Thanh Hoá quê mình... Tôi thấy bài phân tích của anh Luu Van Chuong rất sâu sắc và cũng đã nêu ra được những nguyên nhân sâu xa về cội nguồn của sự " bị ghét"...có thê nó vẫn còn lưu truyền mãi đến tận mai sau,
để cho một số cô gái quê mình phải gánh chịu sự kì thị đó....
Các bạn gái xứ Thanh ơi, đừng buồn vì điều đó... Ngày xưa tôi cũng gặp cảnh tương tự như vậy, nên tôi rất hiểu và thương cảm cô bé trong bài báo trên. Nếu không phải là gái Thanh Hoá thì tôi cũng đã làm dâu Hà Tây từ những năm đầu của thập niên 80... Gia đình bạn trai tôi cũng đã cực lực phản đối khi nghe anh ấy thông báo (chỉ khác là tôi chưa về ra mắt nhà họ). Biết tin tôi cũng buồn lắm, nhưng thời con gái tôi rất mạnh mẽ và luôn tự tin vào bản thân mình. Tôi đã chủ động chia tay trong buồn tủi, rồi lập gia đình với người cùng quê sau đó 2 năm. Mặc dù vẫn còn chút vương vấn nhưng đó là một quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.... Giờ tôi đã lên chức bà nội rồi và chỉ muốn khuyên các bạn gái đừng buồn khi lâm vào cảnh như vậy. Hãy rèn luyện, học hành, tạo cho mình một việc làm ổn định để không ai có thể coi thường bạn, nhất là phải luôn tự hào mình là gái xứ Thanh nghe các bạn.
Chúc các bạn hãy tự tin để vượt qua moj khó khăn, để vươn lên trong cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét