XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

TRUNG QUỐC THÔNG SỬ - 21. 17. QUÂN NHẬT ĐẠI THẢM SÁT Ở NAM KINH

 Người dịch: Dương Đình Giao
Xác chất như núi, máu chảy thành sông, trẻ con bị đâm chết, phụ nữ bị giết sau khi bị làm nhục, … đó là sự việc dường như không thể có trong thế giới văn minh nhưng rõ ràng đã xảy ra. Đó chính là cuộc thảm sát bi thảm nhất trần gian trong lịch sử Trung Quốc.
Tháng 11 năm 1937, Thượng Hải rơi vào tay giặc Nhật, khi ấy, thủ đô Nam Kinh của Trung Quốc  đã hiển hiện trước mắt quân Nhật. Tưởng Giới Thạch người có trách nhiệm cao nhất về quân sự trong chính phủ Quốc dân khi ấy đã triệu tập một cuộc hội nghị ở Nam Kinh, thảo luận về vấn đề bảo vệ Nam Kinh. Các tướng lĩnh cao cấp được triệu tập tới gồm Lý Tông Nhân, Bạch Sùng Hỷ, Đường Sinh Trí, Hà Ứng Khâm, Từ Vĩnh Xương, v.v… Trưởng đoàn cố vấn quân sự Đức cũng có mặt.
Nhìn vào tình thế lúc bấy giờ, giữ Nam Kinh đã không còn ý nghĩa về mặt quân sự: sau khi Thượng Hải, vịnh Hàng Châu thất thủ, Nam Kinh đã mất chỗ dựa, quân Nhật ngày đêm tranh thủ chia quân làm hai đường bao vây Nam Kinh. Về mặt chiến thuật mà xét, Nam Kinh là tuyệt địa, quân địch có thể ba mặt bao vây, phía bắc giáp với sông Trường Giang, không thể có đường rút. Sau thảm bại ở Tùng Hộ, tinh thần quân đội Trung Quốc xuống thấp, lại không được tăng viện, khó có thể giữ được Nam Kinh. Quân Nhật đang phát huy khí thế, tinh thần hăng hái, việc chiếm lấy thủ đô Trung Quốc  sẽ có tác dụng khích lệ tinh thần rất lớn khiến quân sĩ thà chết để “kiến công lập nghiệp”. Cho nên giữ Nam Kinh không chỉ khiến quân đội Trung Quốc gặp cuộc tiến công chịu hy sinh xương máu mà Nam Kinh, kinh đô của lục triều, tập trung nền văn minh từ  bao đời sẽ gặp nhiều tổn thất, dân chúng cũng sẽ không tránh khỏi tai ương.
Dựa vào hoàn cảnh đó, phương án lớn nhất của chính phủ Nam kinh là chủ trương tuyên bố “để ngỏ Nam Kinh”, rút quân đội ra khỏi Nam Kinh, chọn chiến trường giao tranh là ở vùng ngoại ô. Nhưng tuyên bố “không phòng thủ”, bỏ thủ đô Nam Kinh là trách nhiệm chính trị mà chính phủ Quốc dân đảng không dễ đương đầu, đặc biệt với Tưởng Giới Thạch, người mà sau thất bị ở Tùng Hộ uy tín đang giảm sút nghiêm trọng. Giờ đây, nếu bỏ Nam Kinh Tưởng Giới Thạch nghĩ đến nguy cơ chính trị nghiêm trọng đang chờ đợi ông ta. Vì thế, Tưởng triệu tập hội nghị để mong tìm được một giải pháp tốt nhất.
Trừ một số người thờ ơ với việc này,  Lý Tông Nhân, Bạch Sùng Hỷ, Phùng Ngọc Tường kiên quyết chủ trương bỏ Nam Kinh, lấy vùng ngoại ô làm nơi quyết chiến với giặc Nhật.
Trong việc này, bản thân Tưởng Giới Thạch vốn có mâu thuẫn: đánh, tất sẽ chịu thất bại, còn rút sẽ không thể tránh khỏi sự chỉ trích của công luận. Trong cuộc biểu tình phản đối,  các “chính trị gia” ở Thượng Hải đã đưa ra nguyên tắc: Nam Kinh là quốc đô và nơi có lăng tẩm của quốc phụ (lăng mộ của Tôn Trung Sơn), không thể không chiến đấu để bảo vệ mà rút lui. Cá nhân tôi chủ trương phải “tử thủ”.
Tưởng Giới Thạch rất đau đầu. Các tướng lĩnh tất nhiên thái độ không rõ ràng, người nọ nhìn người kia, không bảo đánh cũng không bảo rút. Không khí hội nghị trầm hẳn xuống. Không có cách nào, Tưởng Giới Thạch quay sang hỏi Tổng tham mưu trưởng Hà Ứng Khâm và Bộ trưởng Từ Vĩnh Xương, cả hai đều là thân tín trong đích hệ của Tưởng. Cả hai “dị khẩu nhưng đồng thanh”:
  • Chúng tôi không có ý kiến gì, tất cả đều tuân theo ý chỉ của Ủy viên trưởng.
Quả bóng lại tới chân của Tưởng Giới Thạch. Ông ta lại quay người sang hỏi ý kiến cố vấn quân sự Đức. Ông cố vấn chỉ đơn giản suy nghĩ về mặt quân sự, nên ra sức chủ trương rút khỏi Nam Kinh, không nên để hy sinh vô ích.
Tưởng Giới Thạch suy nghĩ, nhất là ý kiến của cố vấn Đức, nhưng dù đánh hay bỏ đều là trách nhiệm của bản thân mình. Vì thế, Tưởng lại hỏi ý kiến các tướng lĩnh. Nhưng mọi người ai cũng đều lưỡng lự không quyết định. Nhưng khi hỏi tới Đường Sinh Trí, vị tướng nổi tiếng trong chiến tranh Bắc phạt này đứng dậy, nói lớn:
  • Thủ đô là nơi đặt lăng mộ của Quốc phụ. Nếu có hy sinh ở đây một hai vị đại tướng, chúng ta không những bảo vệ được sự linh thiêng mà còn tỏ rõ trách nhiệm với vị lãnh đạo cao nhất của chúng ta. Tôi vốn chủ trương tử thủ Nam Kinh, không thể đầu hàng  kẻ địch!
Thấy thái độ của Đường Sinh Trí khảng khái kiên cường như vậy, Tưởng Giới Thạch cảm thấy nếu mình bỏ Nam Kinh sẽ chịu búa rìu của dư luận nên như con thuyền thuận theo dòng nước, nói:
  • Vậy xin lão tướng cho kế hoạch và đảm nhận Tổng tư lệnh việc bảo vệ Nam Kinh.
Đường Sinh Trí không do dự, chấp thuận, thề sẽ hy sinh xương máu, cùng tồn vong với thành Nam Kinh. Tử thủ Nam Kinh không còn là vấn đề trọng đại đem ra thảo luận mà đã được quyết định.
Ngày 3 tháng 12, quân Nhật áp sát Nam Kinh, hai bên bắt đầu chuẩn bị chiến đấu. Ngày 9, quân Nhật bắt đầu tiến công thành Nam Kinh. Vào lúc ấy, các vị đã “thề tồn vong cùng Nam Kinh”, Đường Sinh Trí đã nhường việc sẵn sàng hy sinh bảo vệ Nam Kinh cho người khác còn mình đã tới nhà ga Phố Khẩu chuẩn bị lên xe chạy về phía bắc. Chỉ huy ba quân thì như vậy không biết quân lính  sẽ chiến đấu như thế nào. Mười lăm vạn quân giữ thành Nam Kinh sau ba bốn ngày bắt đầu rút lui. Đường Sinh Trí lúc này đã tới Từ Châu, Nam Kinh vô chủ, trở nên đại loạn, việc rút lui không có kế hoạch gì, quan lính đua nhau bỏ chạy tìm lấy đường sống. Một số ít những người dũng cảm ở lại chiến đấu nhưng rồi chịu tổn thất, hy sinh rất nhiều.
Ngày 13 tháng 12, Nam Kinh rơi vào tay giặc, quân Nhật cử Tư lệnh quân tại Hoa Bắc Sư đoàn trưởng sư đoàn 1 vào thành Nam Kinh, bắt đầu tiến hành cuộc đại thảm sát ở đây. Lấy cớ “truy tìm các binh lính Trung Quốc trốn tránh”, quân Nhật xông vào mọi nhà cướp phá, lục soát, thấy thanh niên trai tráng là bắn giết; với binh lính bị bắt làm tù binh, chúng giết hoặc chôn sống tập thể. Giữa đêm ngày 18, quân Nhật đem toàn bộ tù nhân  năm vạn bảy nghìn bôn trăm mười tám người giam trong nhà tù Mạc Phủ Sơn buộc dây thép xuyên qua bàn tay họ với nhau rồi dùng súng máy bắn chết tất cả, một số người sòn sống sót trong đám máu và thi thể những người chết bị chúng dùng gươm, đao giết chết, sau đó, toàn bộ xác chết được đem thiêu thành tro, vô số xác chết được ném xuống sông Trường Giang.
Trong cuộc thảm sát Nam Kinh, quân Nhật đã bộc lộ bản chất vô nhân tính. Có khi, thấy những thanh niên trong hiệu buôn, chúng bắt cởi quần áo, tưới a-xit lên người khiến toàn thân cháy bỏng rồi dẫn đi cho tới khi chết coi đó như trò mua vui; có khi, chúng buộc tay các tù binh lại với nhau, ai lên tiếng chửi rủa bị đâm vào mắt rồi dùng dao đâm vào họng; có khi đem trói hàng trăm binh lính, khoét mắt, cắt tai rồi đem thiêu chết. Có phụ nữ đang mang thai bị chúng mổ bụng lấy thai nhi ra, dùng dao xuyên qua làm trò chơi, … Tất cả những chuyện ấy đều rất thường xảy ra. Thậm chí nhiều việc giết người được đưa lên báo chí Nhật Bản một cách bình thản. Tờ “Đông Kinh nhật nhật tân văn” đã lấy tiêu đề “Kỷ lục giết hơn trăm người” nói chuyện một sĩ quan Nhật dùng kiếm giết người có kèm theo ảnh. Kẻ giết nhiều nhất là một lính Nhật đã giết 106 người Trung Quốc. Hơn ba trăm hộ dân trong ngõ Vương Phủ bị quân Nhật nhiều lần tắm máu. Thấy người đi trên đường, chúng bắt rồi chặt đầu, có nhiều gia đình tất cả mọi người đều bị giết. Trong có mấy ngày, hơn năm trăm người trong con ngõ này đã bị giết.
Theo thống kê, trong cuộc thảm sát Nam Kinh, số người Trung Quốc bị giết hoặc chôn sống tập thể tới hơn 19 vạn người, các thi thể bị giết rải rác được quy tập lại là hơn 15 vạn người, binh lính và sĩ quan Trung Quốc chết gần bốn mươi vạn người. Con số người chết trong vụ thảm sát
này vô cùng lớn, chưa từng thấy trong chiến tranh hiện đại đã bộc lộ đầy đủ bản chất tàn bạo  của phát xít Nhật Bản. Trong báo cáo của một người Đức cho chính phủ phát xít Đức cũng gọi quân Nhật là “tập đoàn thú”. Tội các này sẽ được vĩnh viễn ghi lại trong lịch sử Trung Quốc.
Sau khi kháng chiến thắng lợi, viên Tư lệnh quân Nhật tại Hoa Bắc bị Tòa án quân sự Viễn Đông xử tử hình, Sư đoàn trưởng sư đoàn 1 quân Nhật cũng bị dẫn độ tới Trung Quốc để chính phủ Trung Quốc xử tử. Những kẻ gây ra tội ác man rợ trong cuộc thảm sát Nam Kinh nhất định bị trừng phạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét