Người dịch: Dương Đình Giao
Ngày 10 tháng 10 năm 1911, cuộc khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ, khắp nơi trong nước quần chúng đua nhau hưởng ứng khiến triều đình nhà Thanh trong phút chốc lâm vào hoàn cảnh tan rã. Ngày 1 tháng 1 năm 1912, chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc thành lập, lần đầu tiên thành lập một nước Cộng hòa của giai cấp tư sản, tuyên bố kết thúc hơn 2.000 năm chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc. Nhưng sau đó không lâu, được sự ủng hộ của các thế lực phản động trong và ngoài nước, Viên Thế Khải đã giành được chính quyền của Trung Hoa Dân quốc. Để phản đối quân phiệt Bắc Dương, Tôn Trung Sơn đã lần lượt phát động “cách mạng lần thứ hai” và Vận động hộ pháp nhưng cả hai đều thất bại, kết thúc cuộc cách mạng dân chủ của Trung Quốc.
Vận động Ngũ Tứ và sự hưng khởi của vận động Tân văn hóa đã thúc đẩy sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và cuộc vận động công nhân Trung Quốc từ tư tưởng đến tổ chức chuẩn bị sự ra đời của đảng cộng sản Trung Quốc. Tháng 7 năm 1921, sau khi thành lập, đảng Cộng sản Trung Quốc đã tập trung lực lượng và lãnh đạo cuộc vận động công nhân liên hiệp với Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, cố gắng thực hiện Quốc Cộng hợp tác. Tháng 1 năm 1924 đại hội đại biểu Quốc dân đảng lần thứ nhất tổ chức ở Quảng Châu, chính thức hình thành Quốc Cộng hợp tác lần thứ nhất, mở ra cao trào cho phong trào cách mạng Trung Quốc. Chiến tranh Bắc phạt tháng 6 năm 1926 là cao trào của cách mạng quốc dân, nhưng tập đoàn Tưởng Giới Thạch và Uông Tinh Vệ đã lần lượt phản bội lại cách mạng, Quốc Cộng hợp tác tan vỡ, Cách mạng quốc dân thất bại.
Ngày 18 tháng 4 năm 1927 Tưởng Giới Thạch thành lập Chính phủ Quốc dân ở Nam Kinh. Qua hai lần Bắc phạt, hai phái của quốc dân đảng đấu tranh và hỗn chiến, tập đoàn Tưởng Giới Thạch dần củng cố được quyền thống trị. Sau thất bại của đại cách mạng, đảng Cộng sản Trung Quốc đã đoàn kết nhân dân, kiên trì tranh đấu hình thành con đường cách mạng lấy nông thôn bao vây thành thị, vũ tranh giành chính quyền và phát động cuộc cách mạng ruộng đất. Từ cuối năm 1930 hai đảng Quốc Công khai triển cuộc đấu tranh quân sự lâu dài “bao vây” và “chống bao vây”. Do những sai lầm “tả” khuynh trong “chống bao vây” lần thứ 5, Hồng quân chịu thất bại, buộc phải tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh hai vạn năm nghìn dặm tới Thiểm Bắc.
Tháng 7 năm 1937 đến tháng 8 năm 1945, nhân dân Trung Quốc qua tám năm chiến đấu gian khổ và vẻ vang đã giành được thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến tranh chống Nhật.
Tháng 6 năm 1946, Quốc dân đảng phát động cuộc tiến công toàn diện vào khu giải phóng. Đảng cộng sản Trung Quốc dựa vào nhân dân sau ba năm đã đánh bại quân đội Quốc dân đảng. Ngày 24 tháng 4 năm 1949, quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc chiếm được Nam Kinh, gia đình họ Tưởng bị tiêu diệt, kết thúc sự thống trị của Quốc dân đảng ở lục địa Trung Quốc. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Trung Quốc bước vào thời đại mới.
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tôn Trung Sơn (1911 – 1912)
Viên Thế Khải (1912 – 1916)
Lê Nguyên Hồng (1916 – 1917)
Phùng Quốc Chương (1917 – 1918)
Từ Thế Xương (1918 – 1922)
Lê Nguyên Hồng (1922 – 1923)
Tào Côn (1923 – 1924)
Đoàn Kỳ Thụy (1924 – 1927)
NIÊN BIỂU SỰ KIỆN LỚN
Tháng 10 năm 1911 Khởi nghĩa Vũ Xương thành công
- Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc ở Nam Kinh.
Tháng 5 năm 1919 Ngũ Tứ vận động.
Tháng 7 năm 1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập
- Tưởng Giới Thạch phát động Tứ nhất nhị chính biến, khởi nghĩa Nam Xương.
Tháng 9 năm 1931 Sự biến Cửu nhất bát.
Tháng 10 năm 1934 Hồng quân Trung ương bắt đầu trường chinh.
Tháng 1 năm 1935 Hội nghị Tuân Nghĩa.
Tháng 12 năm 1936 Sự biến Tây An.
Ngày 7 tháng 7 năm 1937: sự biến Thất thất, quân Nhật tập kích ở Lư Cầu Kiều, quân đội Trung Quốc phản kích mở màn cuộc chiến tranh kháng Nhật.
Tháng 9 năm 1937 Bát lộ quân đại thắng quân Nhật.
Tháng 12 năm 1937 Quân Nhật tiến hành thảm sát Nam Kinh.
Tháng 8 năm 1945 Quân Nhật đầu hàng vô điều kiện, Đàm phán hai đảng Quốc Cộng.
Tháng 6 năm 1946 Nội chiến bùng phát.
Tháng 9 năm 1948 Chiến dịch Liêu Thẩm.
Tháng 9 năm 1949 Hội nghị toàn thể Chính trị Hiệp thương lần thứ nhất khai mạc ở Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét