XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

TRUNG QUỐC THÔNG SỬ - 20. 23. NGHI VẤN QUANH “LÝ TÚ THÀNH TỰ THUẬT”

  Người dịch: Dương Đình Giao
Lý Tú Thành vốn tên là Văn, sinh năm 1823, quê ở thôn Ninh Phượng, huyện Đằng, Ngô Châu, Quảng Tây. Từ nhỏ, sinh ra tong một gia đình nghèo khổ, phải làm thuê cho địa chủ sống qua ngày nên ông sớm có ý thức phản kháng mãnh liệt.
Tháng 9 năm 1851, sau khởi nghĩa Kim Điền, nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc do Tây vương Tiêu Triều Quý, Bắc vương Vĩ Xương Huy lãnh đạo trên đường tiến lên phía bắc, khi qua huyện Đằng, trú quân ở nơi cách nhà Lý Tú Thành không xa, ông bèn tham gia nghĩa quân.
Từ đó, Lý Tú Thành chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công, vì thế ông trở thành một nguời có chức vụ. Nhưng tài năng quân sự của ông được thể hiện một cách rõ rệt nhất là trong phá vây vào mùa thu năm 1855 ở Trấn Giang. Khi ấy, hơn một vạn quân triều đình bao vây Trấn Giang (nằm ở đông bắc đường vào Thiên Kinh). Quân Thái Bình cử Yên vương Tần Nhật Cương làm chủ tướng cùng Trần Ngọc Thành (2), Lý Tú Thành cứu viện. Sau khi phát hiện quân triều đình ở cách đó khoảng 30 dặm, trận địa bố trí nghiêm mật, quân hai bên đã giao tranh nhiều lần nhưng vẫn chưa phân thắng bại buộc hai bên phải cầm cự lâu dài. Tình thế của quân Thái Bình khi ấy vô cùng bất lợi vì quân Thái Bình do tướng Ngô Như Hiếu đang bị vây chặt ở Trấn Giang, nếu không được kịp thời cứu viện, quân trong thành tất lâm vào cảnh đạn hết lương cạn, cuối cùng  sẽ không tránh khỏi mất thành thua trận. Cho nên việc cấp bách của quân Thái Bình là phải nhanh chóng phá tan phòng tuyến của quân triều đình, liên hệ bằng được với quân đang giữ thành.
Không phải là Tướng chỉ huy việc cứu viện cho Trấn Giang, nhưng đứng trước tình thế ấy, ông vẫn cùng Tần Nhật Cương bàn cách đối phó, quyết định cử Tướng Trần Ngọc Thành còn trẻ tuổi dũng cảm bằng  một chiếc thuyền nhỏ vào Trấn Giang. Không phụ lòng mong đợi của mọi người, Trần Ngọc Thành vượt qua bao hiểm nguy vào được Trấn Giang, cùng Chủ tướng trong thành Trấn Giang lúc ấy là Ngô Như Hiếu bàn bạc, sau đó theo thời gian đã định trước, hai nguời cùng chỉ huy quân sĩ đánh từ trong thành ra, còn quân chi viện do Lý Tú Thành chỉ huy sẽ đánh từ ngoài vào. Quân của Lý Tú Thành lúc ấy đóng ở Thang Đầu, giữa Thang Đầu và Trấn Giang có một con sông nhỏ. Quân triều đình đã đóng quân suốt hai bên bờ sông, giữ những nơi hiểm yếu để ngăn cản con đường liên hệ giữa quân trong thành và quân Thái Bình ở bên ngoài. Cho nên, việc giải  vây cho quân trong thành Trấn Giang là vô cùng khó khăn. Sau khi nghiên cứu, nắm chắc địa hình, Lý Tú Thành quyết định cho một bộ phận quân đánh thẳng vào quân triều đình để lôi kéo sự chú ý, còn ông trực tiếp mang hơn 3.000 tinh binh, chờ đêm tối vượt sông. Như vậy giữa ông và Trần Ngọc Thành, Ngô Như Hiếu ở bên trong đã có sự liên hệ, hai bên cùng nội công, ngoại kích phá vòng vây của quân triều đình, việc  giải vây ở Trấn Giang hoàn thành. Sau chiến công này, uy tín của Lý Tú Thành trong quân Thái Bình ngày càng cao.
Sau đó, Lý Tú Thành ngày càng được Thiên vương Hồng Tú Toàn coi trọng, tín nhiệm ngày càng cao. Đặc biệt sau sự biến Thiên Kinh, Đông vương Dương Tú Thanh, Bắc vương Vĩ Xương Huy lần lượt bị giết, Dực vương Thạch Đạt Khai bỏ đi, Hồng Tú Toàn lại càng tín nhiệm, giao cho Lý Tú Thành làm Tổng chỉ huy quân sự của nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc, đồng thời, phong cho ông là Trung vương. Từ đó, Lý Tú Thành trở thành nguời chỉ huy hàng đầu của nghĩa quân Thái Bình thời kỳ sau. Tuy sự biến Thiên Kinh đã qua, nhưng lực lượng của nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc ngày càng suy yếu. Lý Tú Thành lúc này đã phát huy tài năng quân sự kiệt xuất của mình, chỉ huy quân Thái Bình liên tiếp giành những thắng lợi khi đánh thẳng vào tuyến phòng ngự của triều đình. Sau đó, Lý Tú Thành lại tập trung binh lực tiến về phía đông, đánh Tô Châu, Thượng Hải, khiến cho lợi ích của nguời nước ngoài ở đây bị ảnh hưởng. Vì thế,  kịch liệt chống lại việc nghĩa quân tiến về phía đông họ bỏ tiền và vũ khí liên kết cùng quân triều đình chống lại khiến quân  Thái Bình  bị tổn thất nghiêm trọng.
Năm 1864, trong khi quân triều đình đánh phá Thiên Kinh, Lý Tú Thành đã ở đây tổ chức phòng ngự. Sau khi thành bị phá, Lú Tú Thành bị bắt làm tù binh. Em của Tăng Quốc Phiên, nguời chỉ huy đánh Thiên Kinh là Tăng Quốc Thuyên (3) trực tiếp thẩm vấn ông. Tăng Quốc Thuyên cầm đao đứng trước mặt Lý Tú Thành rồi hạ lệnh cho lính cắt thịt trên cánh tay ông, khiến máu chảy lênh láng. Sau đó, Tăng Quốc Thuyên nhìn Lý Tú Thành cười nhạo, nói:
– Nhà ngươi không biết đau là gì sao?
Lý Tú Thành vẫn đứng, điềm nhiên trả lời:
– Ta là Trung vương của Thiên Quốc, nhà ngươi là quân xảo quyệt triều Thanh, sao có thể làm ta đau đớn?
Nghe nói, Tăng Quốc Thuyên nổi giận tưởng chừng không thể nào chịu nổi.
Sau đó, Tăng Quốc Phiên trực tiếp thẩm vấn Lý Tú Thành. Ông ta ra lệnh làm một cái lồng lớn bằng sắt, giam Lý Tú Thành vào trong đó. Tăng Quốc Phiên hỏi gì, ông cũng như không nghe thấy,  không thèm trả lời. Tăng Quốc Phiên nổi giận, ra lệnh đem nghiêm hình ra trừng trị. Lý Tú Thành đột nhiên ngẩng cao đầu, nói:
  • Ta chẳng qua là do sai lầm mà bị các ngươi bắt được mà thôi. Đừng có hòng ta quy phục.
Thấy cứng rắn không có hiệu quả, Tăng Quốc Phiên đổi sang cảm hóa thuyết phục, ông ta nói với Lý Tú Thành:
– Ta rất khâm phục tài năng của ông, ông còn trẻ lắm, chết thì thật đáng tiếc. Hay là ông viết tấu chương gửi lên triều đình, thừa nhận những sai lầm của mình. Ta nhất định sẽ bẩm báo với triều đình để cho ông bảo toàn được tính mệnh.
Nghe hết, Lý Tú Thành lặng yên hồi lâu, sau đó, nhẹ nhàng nói:
– Được, mang giấy bút lại đây.
Khi được mở lồng sắt sau hơn chục ngày bị giam hãm, Lý Tú Thành đã tranh thủ thời gian này viết  bài văn. Đó chính là cái nguời ta vẫn gọi là “Lý Tú Thành tự thuật”. Nhưng sau khi viết xong “Lý Tú Thành tự thuật”, ông không những không được tha mạng, Tăng Quốc Phiên gian ác xảo quyệt vẫn giết ông.
“Lý Tú Thành tự thuật” từ sau đó trở thành một đề tài tranh luận cho không ít nguời. Vì trong đó có không ít những đoạn ca ngợi triều Thanh, bàn luận hạ thấp Thái Bình Thiên Quốc. Bản tự thuật này, sau những lần thay đổi, thêm bớt của Tăng Quốc Phiên, nguời ta vẫn chưa biết được mức độ thật giả của nó, để có thể biết được thực hư về thái độ thất tiết,    đầu hàng của Lý Tú Thành. “Lý Tú Thành tự thuật” dần trở thành một câu hỏi lớn.
Phải nói rằng, Lý Tú Thành là nguời đã hết lòng trung thành với Hồng Tú Toàn. Khi bỏ đi, Thạch Đạt Khai đã từng rủ Lý Tú Thành. Nhưng ông đã kiên quyết ở lại bên cạnh Hồng Tú Toàn. Năm 1863, Tô Châu bị mất, bộ hạ cũng đã từng khuyên ông mang quân bỏ đi, nhưng Lý Tú Thành vẫn không nỡ cư xử như vậy với Hồng Tú Toàn, nhất định bác bỏ đề nghị ấy, ngày đêm đưa quân về Thiên Kinh, đảm nhận nhiệm vụ nặng nề bảo vệ Thiên Kinh. Sau khi Thiên Kinh mất, Hồng Tú Toàn tự sát, Lý Tú Thành lại ra công tận sức bảo vệ con của Hồng Tú Toàn, không những tìm cách để đột vây, mà còn đem ngựa quý của mình cho anh ta. Kết quả, con của Hồng Tú Toàn nhờ có ngựa, thoát khỏi vòng vây, còn Lý Tú Thành không có ngựa đành trốn vào núi, cuối cùng  bị bắt. Từ đó mới thấy tấm lòng của Lý Tú Thành sáng chói, nghĩa cao như núi.
Sau khi Hồng Tú Toàn chết, Thái Bình Thiên Quốc cũng suy vong, đại thế không còn, Lý Tú Thành sau những đêm ngày trăn trở, viết tự thuật, chẳng phải đã biểu hiện thái độ thay đổi đầu hàng. Từ đó, ông đã  vô tình tạo một vết nhơ lên danh tiếng của Thái Bình Thiên Quốc.
Dù sao đi chăng nữa, “Tự thuật của Lý Tú Thành” cũng là một tư liệu quý cho những nguời  nghiên cứu về cuộc vận động Thái Bình Thiên Quốc.

Chú thích:
  • Tần Nhật Cương (khoảng 1821 – 1856), nguời Quế Bình, Quảng Tây, xuất thân làm thuê. Năm 1854 được phong Yên vương, sau bị Hồng Tú Toàn giết.
  • Trần Ngọc Thành (1837 – 1862), nguời huyện Đằng, Quảng Tây,nguời lãnh đạo chủ yếu cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thời kỳ cuối.
  • Tăng Quốc Tuyên (1824 – 1890), nguời bạch Dương, Tương Hương, Hồ Nam, từng làm Triết Giang Bố chính sứ. Sau làm Tuần phủ Hồ Bắc, Tổng đốc Thiểm Cam, Tổng đốc Lưỡng Giang kiếm Thông thương đại thần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét