XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

TRUNG QUỐC THÔNG SỬ - 16.00. NGŨ ĐẠI THẬP QUỐC

16. NGŨ ĐẠI THẬP QUỐC
(907 – 960)
     Cuối triều Đường, các thế lực phiên trấn cát cứ ngày càng phát triển. Sau khi  triều Đường diệt vong, ở Trung Nguyên liên tiếp xuất hiện các triều đại (Hậu) Lương, (Hậu) Đường, (Hậu) Tấn, (Hậu) Hán, (Hậu) Chu. Năm triều đại, kéo dài 53 năm (907 – 959), cộng tất cả 8 họ, 14 vua.
Năm 907, Tiết độ sứ Đường Tuyên Vũ Chu Toàn Trung (Chu Ôn) tiêu diệt nhiều thế lực phiên trấn, bước đầu thống nhất lưu vực sông Hoàng Hà, lật đổ Đường Ai Đế tự lập làm vua, kiến lập (Hậu) Lương. Sau khi  Chu Toàn Trung xưng đế, các phiên trấn khác vừa chê trách ông ta cướp ngôi, lại vừa đua nhau nối gót xưng vương. Năm 923,  Lý Tồn Húc kiến lập (Hậu) Đường ở Lạc Dương. Năm 936, Thạch Kính Đường đổi 16 châu ở Yên, Vân, mượn quân Khiết Đan, lật đổ (Hậu) Đường, kiến lập (Hậu) Tấn. Năm 946, Khiết Đan tiến công kinh đô Khai Phong của (Hậu) Tấn. Sau khi  (Hậu) Tấn diệt vong, Tiết độ sứ Thái Nguyên Lưu Tri Viễn, vốn là bộ tướng  của Thạch Kính Đường xưng đế, kiến lập (Hậu) Hán. Năm 950, Đại tướng  Quách Uy phát động binh biến tiến công Khai Phong, lật đổ (Hậu) Hán, năm sau xưng đế, kiến lập (Hậu) Chu.
Cùng với sự thay đổi liên tục của Ngũ đại phương Bắc, phia nam Trung Quốc và khu vực phía bắc Hà Đông trước sau cũng trải qua 10 chính quyền cát cứ (chưa tính tới các thế lực cát cứ nhỏ), sử gọi là “Thập quốc”, gồm Ngô, Tiền Thục, Nam Đường, Mẫn, Sở, Bắc Hán, Nam Hán, Nam Bình, Ngô Việt.
Năm 960, Triệu Khuông Dận thống lĩnh cấm quân (Hậu) Chu phát động Trần Kiều binh biến, giành được chính quyền (Hậu) Chu, kiến lập triều Tống. Sau khi  lên ngôi, Triệu Khuông Dận tiến quân về phía nam, tiêu diệt các chính quyền Nam Bình, Hậu Thục, Nam Hán, Nam Đường, Ngô Việt. Đến năm 979 chinh phục Bắc Hán, cục diện cát cứ Ngũ đại Thập quốc tới đây kết thúc, Trung Quốc lại một lần nữa thống nhất.
 Chính quyền Ngũ đại liên tục thay đổi, chiến tranh liên miên, kinh tế xã hội bị phá hoại nghiêm trọng. Ở phương nam, sự rối loạn tương đối ít hơn, trung tâm kinh tế của cả nước từ lưu vực sông Hoàng Hà dần chuyển tới lưu vực sông Trường Giang ở phía nam, vùng Ngô, Thục tiếp tục phát triển, các khu vực Mân, Quảng, Tương, Ngạc cũng nhanh chóng có sự thay đổi.


BIỂU THẾ HỆ ĐẾ VƯƠNG

HẬU LƯƠNG
Thái Tổ Chu Ôn  (907 – 912)
Mạt đế Chu Hữu Trinh (913 – 923)

HẬU ĐƯỜNG
Trang Tông Lý Tồn Úc (923 – 926)
Minh Tông Lý Tự Nguyên (926 – 933)
Mẫn Đế Lý Tòng Hậu (934)
Mạt Đế Lý Tòng Kha (934 – 936)

HẬU TẤN
Cao Tổ Thạch Kính Đường (936 – 942)
Xuất Đế Thạch Trọng Quý (942 – 946)

HẬU HÁN
Cao Tổ Lưu Tri Viễn (947 – 948)
Ẩn Đế Lưu Thừa Hựu (949 – 950)

HẬU CHU
Thái Tổ Quách Uy (951 – 954)
Thế Tông Sài Vinh (954 – 959)
Cung Đế Sài Tông Huấn (959 – 960)

NIÊN BIỂU SỰ KIỆN LỚN

907 : Chu Ôn xưng đế, kiến lập Hậu Lương. Đường diệt vong, bắt đầu thời ký Ngũ đại.
912 : Binh biến ở Lạc Dương.
913 : Chu Hữu Trinh lên ngôi.
916 : Gia Luật A Bảo Khiết Đan xưng đế.
917 : Lưu Nham xưng đế ở Quảng Châu, quốc hiệu Đại Việt.
918 : Đại Việt đổi quốc hiệu thành Hán, sử gọi Nam Hán.
923 :Lý Tồn Úc diệt Hậu Lương, kiến lập Hậu Đường.
925 : Hậu Đường diệt Thục.
927 : Ngô vương Dương Phổ xưng đế.
932 : Quốc tử giám Hậu Đường hiệu đính Cửu kinh.
936 : Thạch Kính Đường mượn quân Khiết Đan diệt Hậu Đường, kiến lập Hậu Tấn, cắt nhượng 16 châu Yên Vân cho Khiết Đan.
937 : Từ Tri Hạo lật đổ Ngô Đế Dương Phổ, kiến quốc xưng Đường (Nam Đường).
946 : Khiết Đan diệt Hậu Tấn.
947 : Khiết Đan đổi quốc hiệu thành Liêu. Lưu Tri Viễn xưng đế, kiến lập Hậu Hán.
951 : Quách Uy xưng đế, kiến lập Hậu Chu. Hậu Hán mất.
954 : Cao Bình chi chiến. Chu Thế Tông đánh bại Bắc Hán
959 : Chu Thế Tông chết, con cháu tiếp tục là Cung Đế.
Người dịch: Dương Đình Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét