Từ năm 206 đến năm 202 trước CN, quân Sở của Hạng Vũ và quân Hán của Lưu Bang tiến hành chiến tranh Hán – Sở kéo dài 4 năm. Cuối cùng, Hạng Vũ bướng bỉnh, kiêu ngạo lại có “phụ nhân chi nhân” từ thịnh hóa suy, còn Lưu Bang biết tiếp nhận ý kiến người khác, lại biết dùng người tài dần dần nắm được ưu thế.
Trong cuộc du thuyết ở Lục Cổ, Hạng Vũ đống ý cùng Lưu Bang cắt đất Hồng Câu, chia đôi thiên hạ rồi thả cả nhà Lưu Bang đang bị giam giữ.
Lưu Bang vốn cũng muốn trở về tây với Hán Trung, nhưng Trương Lương, Trần Bình khuyên:
– Ngài đã có được một nửa thiên hạ, mà các chư hầu đều quy phục nước Hán, tình hình rất thuận lợi. Bây giờ, quân Sở rất mệt nhọc, lương thảo đã hết, chính là thời cơ tốt trời cho để diệt Sở, đại vương sao có thể thả hổ về rừng được!
Lưu Bang đã nghe ý kiến của họ.
Năm Hán thứ 5 (202 trước CN), Lưu Bang đuổi theo Hạng Vũ, lại cùng Hàn Tín, Bành Việt hẹn ngày cùng đánh quân Sở. Nhưng quân Hán đến mà Hàn Tín, Bành Việt lại không thấy đâu, khiến cho Lưu Bang đại bại ở Cổ Lăng, đành phải lui quân về cố thủ.
Lưu Bang hỏi đại thần Trương Lương:
– Các chư hầu không tuân thủ minh ước, không đến hợp quân cùng ta. Tại sao vậy?
Trương Lương nói:
– Lý do rất đơn giản. Tình hình phát triển đến hôm nay, diệt Sở là việc chỉ còn đợi ngày, mà Hàn Tín, Bành Việt lại chưa được phân phong, cho nên không khó giải thích vì sao lại bội ước. Ngài nếu hứa với họ cùng chia thiên hạ thì họ lập tức sẽ xuất quân.
Lưu Bang hiểu ra, vốn Hàn Tín, Bành Việt chưa được phân phong, chưa hăng hái hành động. Ông liền cử sứ giả thông báo cho hai người:
“Nếu hai vị đồng ý cùng ta hợp lực diệt quân Sở, sau khi diệt Sở, vùng đất từ huyện Trần về phía đông đến bờ biển đều cho Tề vương (Hàn Tín lúc đó được Lưu Bang phong là Tề vương), đất đai từ Tuy Dương về phía bắc đến Cốc Thành đều phân cho Bành tướng quốc”. Hàn Tín và Bành Việt nhận được tin rất vui vẻ, lập tức báo về:
– Bây giờ chúng tôi sẽ tiến quân đánh Sở.
Một thời gian sau, binh mã của hai người theo mấy đường cùng tiến vào đánh Hạng vương. Hai bên hợp quân, tướng quân của Hạng vương đều bị vây ở Cao Hạ (2).
Lúc đó, binh lực của Hạng Vũ đã bị tổn thất nặng nề, lương thảo cũng đã cạn, toàn quân rơi vào trạng thái sợ chiến đấu, tất cả đều lo lắng, buồn rầu, bi quan tuyệt vọng. Trong khi lực lượng của Hán vương quân nhiều lương đủ đã vây chặt quân tướng của Hạng Vũ.
Một đêm, quân Hán mang những lính Sở bị bắt làm tù binh lại, đưa tới bên ngoài doanh trại quân Sở. Rồi quân Sở trong trại bỗng nhiên nghe vang lên những khúc ca nơi quê hương. Tiếng hát gợi tình cảm khiến cho trại quân Sở bao trùm không khí thê lương. Quên Sở vừa nhớ gia đình, cha mẹ vợ con, vừa nhớ lại uy phong của quân đội Tây Sở Bá vương một thời khi nay rơi vào thảm cảnh khiến mọi người đều thương cảm. Hạng Vũ nghe thấy xung quanh những bài hát Sở, vô cùng tức giận, than thở:
– Lẽ nào quân Hán đã phá được trại Sở chúng ta? Vì sao đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc của người Sở?
Nửa đêm, Hạng Vũ cũng ngủ không yên, bật dậy, uống rượu trong trại quân.
Bên cạnh Hạng Vũ có một người đàn bà đẹp tên là Ngu Cơ, thường bên cạnh Hạng Vũ và được Hạng Vũ vô cùng sủng ái. Hạng Vũ còn có một con ngựa quý tên là Ô Truy (một loại ngựa lông có hai màu xanh trắng) được Hạng Vũ yêu quý vô cùng. Đây là hai vật quý, hai thứ được Hạng Vũ xem trọng nhất đời. Hạng Vũ đã từng một thời oai phong thét ra lửa của Tây Sở Bá vương, cuối cùng, bị Lưu Bang, kẻ đã bị Hạng Vũ coi chẳng ra gì bức tới nơi này, trong hoàn cảnh lính ít, đất hẹp, nhìn đại thế đã mất, lại thấy hai bảo bối bên mình Ngu Cơ và ngựa Ô Truy sợ khó mà giữ được. Nghĩ tới đó, Hạng Vũ không nén được buồn đau. Cảm khái, Hạng Vũ cất tiếng: “Hạng Vũ ta là anh hùng đội trời đạp đất, sức có thể bạt núi. Nhưng thời vận không đến, trời đã quên mất ta, cưỡi ngựa Ô Truy mà không khỏi nuối tiếc, hối tiếc mà không biết làm thế nào? Ngu Cơ ơi, ta biết làm sao?”
Hạng Vũ cất tiếng hát mấy câu, người đẹp Ngu Cơ bên cạnh cũng ứng đáp: “Quân Hán đã đầy đất, bốn bề tiếng ca nước Sở não nề. Đại vương chí khí đã hết, tiện thiếp cũng chẳng thể giúp chàng”.
Hạng Vương đau đớn rơi lệ, mọi người xung quanh đều khóc theo, không ai dám nhìn Hạng vương. Không khí thê lương bao trùm. Trở về trướng, nhân lúc Hạng vương không đề phòng, Ngu Cơ rút kiếm tự sát.
Trong đêm tối, Hạng Vũ nhảy lên chiến mã, chỉ huy đội kỵ binh hơn tám trăm người phá vây ở hướng nam. Khi trời vừa sáng, quân Hán mới phát hiện được,. Hán vương lập tức hạ lệnh cho tướng kỵ binh Quán Anh mang năm nghìn quân hỏa tốc đuổi theo.
Hạng Vũ qua sông Hoài cùng với đội kỵ binh của mình chỉ còn lại hơn trăm người.
Khi Hạng Vũ đến Ân Lăng, không biết đường, hỏi một ông lão bị ông lừa:
– Rẽ trái.
Nhưng rẽ trái là đi vào một vùng đầm lầy, bị quân Hán truy đuổi. Sau một trận kịch chiến, Hạng Vũ chỉ còn lại hai mươi tám người.
Hạng Vũ đánh giá ngày hôm ấy lành ít dữ nhiều, nói với mấy người ở gần:
– Ta từ lúc khởi binh đến nay, đã tám năm, trải qua hơn bảy mươi trận chiến đấu chưa từng thất bại. Thế mà nay gặp nguy ở đây. Ta muốn mọi người làm điều này, chuẩn bị đánh một trận, cho mọi người biết là do Trời quên Hạng Vũ chứ không phải Hạng Vũ không biết đánh trận.
Nói xong, Hạng Vũ chia quân thành bốn đội, chia làm bốn hướng phá vây, sau đó hẹn sẽ hợp quân.
Quân Hán bao vây Hạng Vũ mấy vòng. Hét to một tiếng, Hạng Vũ xông vào trận.
Mọi người thấy Hạng vương anh dũng cũng đều ra sức phá vây. Một mình Hạng Vũ đã giết được gần trăm quân Hán, quân của Hạng Vũ hai mươi tám người cũng chỉ mất có hai người, quân sĩ trong lòng thán phục, nói:
– Quả thật như đại vương đã nói!
Quân Hạng Vũ vừa đánh vừa lui đến Ô Giang (huyện Hòa, tỉnh An Huy ngày nay). Đình trưởng Ô Giang đem thuyền đến bờ sông đợi Hạng vương., khuyên:
– Đất Giang Đông tuy nhỏ nhưng cũng có nghìn dặm, mấy mươi vạn dân, cũng có thể là một vương quốc. Mong đại vương lập tức qua sông, bây giờ chỉ mình tôi có thuyền, khi quân Hán đến, muốn qua sông cũng không có thuyền.
Hạng Vũ cười lớn:
– Hạng Vũ ta đã từng cùng tám nghìn người vượt sông, bây giờ không một người nào còn, ta sao còn dám nhìn mặt phụ lão Giang Đông?
Rồi quay sang, nói với đình trưởng:
– Cảm ơn ý tốt của ngươi. Con ngựa quý này đã theo ta năm năm. Ta cho ngươi.
Nói xong, Hạng Vũ ra lệnh cho toàn bộ kỵ sĩ xuống ngựa, giao chiến với quân Hán. Hạng Vũ tả xung hữu đột, lại giết được gần trăm người.
Quân Hán có một người tên Lữ Mã Đồng, biết Hạng Vũ, nói với tướng của ông ta là Vương Ế:
– Người này là Hạng vương.
Hạng Vũ nói:
– Hán vương đã vì cái đầu của ta mà bỏ ra nghìn lạng vàng, lại phong thưởng Vạn hộ hầu. Nay ta cho ngươi cái của quý này.
Nói xong, rút kiếm tự sát.
Dòng nước Ô Giang bên cạnh vẫn cuồn cuộn chảy về biển Đông.
Chú thích:
- Hồng Câu: tên sông đào, khởi công năm thứ 10 Ngụy Huệ Vương thời Chiến Quốc (360 trước CN), dẫn nước phía nam sông Hoàng Hà vào ruộng đồng phía bắc thành phố Vinh Dương tỉnh Hà Nam ngày nay, rồi từ vùng ruộng đồng này dẫn về hướng đông và hướng nam, vào Dĩnh Thủy. Nay không còn.
- Cai Hạ: đông nam huyện Linh Bích, tỉnh An Huy ngày nay. Ở đóm từng có một số cung tên cổ được khai quật, người ta cho rằng đây chính nơi Hạng Vũ bại trận. Nhưng có học giả nghi ngờ điều nay vì Cai Hạ thực là Trần Hạ (nay là một vùng thuộc Hoài Dương, tỉnh Hà Nam).
3. Vạn hộ hầu: tên tước, là hầu có thực ấp vạn hộ. Tần Triệu và các nước thời Chiến Quốc đều có thực ấp vạn hộ. Đầu đời Hán cũng theo chế độ của Tần. Tước cao nhất là liệt hầu.
Lưu Bang trọng dụng Hàn Tín, quả nhiên như hổ thêm cánh. Năm 205 trước CN, trong chiến tranh với nước Triệu, Hàn Tín đánh trận Bối Thủy, đại phá quân Triệu, giết Thành An Quân Trần Dư, bắt được Triệu vương Yết, lập được kỳ công.
Năm 205 trước CN, căn cứ của Lưu Bang ở Quan Trung đã được củng cố, liền tiến quân về phía đông, trên đường đánh bại nước Ngụy, lại lệnh cho Hàn Tín, Trương Nhĩ mang mấy vạn quân Hán, tiến thẳng đến nước Triệu. Triệu vương Yết, Thành An Quân Trần Dư (1) lập tức điều động gần hai mươi vạn quân đến đóng ở cửa Tỉnh Hình. Triệu vương Yết là một kẻ dốt nát, người chỉ huy thực tế là Thành An Quân Trần Dư, nước Triệu cũng không thiếu nhân tài trong đó Quảng Võ Quân Lý Tả Xa chính là một người kiệt xuất. Lý Tả Xa hoàn toàn hiểu rõ tình hình hiện tại, vì thế, đã nói với Thành An Quân:
– Hàn Tín trên đường giữ cửa, chém. tướng, mạnh khó thể đương đầu, bây giờ lại có Trương Nhĩ giúp sức nên thế càng khó đánh. Nhưng quân Hán từ xa đến, mệt nhọc không chịu nổi, binh sĩ cũng khó được ăn ngon ngủ yên. Lại thêm giao thông ở Tỉnh Hình không thuận tiện, quân Hán rất khó tiếp tế lương thảo. Bây giờ, có thể cử ba vạn kỵ binh, cắt đứt con đường cung ứng lương thảo của Hàn Tín. Ngài chỉ cần cất giấu quân kín đáo, thành cao hào sâu, giữ thành không đánh. Vậy thì Hàn Tín tiến thoái không được, lương thảo cạn dần tất thua, không còn nghi ngờ gì. Nếu không, ngược lại, chúng ta sẽ bị Hàn Tín bắt.
Nhưng Trần Dư không chịu nghe, lại nói những lời kiểu như: “kẻ trượng phu không dùng kế lừa gạt”. Quảng Vũ Quân lại khuyên Trần Dư không nên ngồi nhìn thời cơ thuận lợi qua đi, nhưng Trần Dư tự phụ, không thèm dùng mưu kế của Quảng Vũ Quân.
Đang lúc Hàn Tín vô cùng lo lắng sợ Quảng Vũ Quân phá công việc của mình thì lại nghe tin Trần Dư không dùng Quảng Vũ Quân. Hàn Tín trút tiếng thở dài, lập tức chỉ huy quân áp sát quân Triệu, đến cách Tỉnh Hình cách nơi quân Triệu đóng quân ba mươi dặm thì hạ trại.
Nửa đêm, Hàn Tín truyền lệnh tiến quân. Ông chọn hai nghìn kỵ binh, mỗi người mang theo một lá cờ đỏ, dựa vào thế núi yểm trợ, giám sát mọi động tĩnh của quân Triệu. Hàn Tín dặn dò lính:
– Quân Triệu thấy quân ta thua trận rút lui, tất dốc hết quân đuổi theo chúng ta. Lúc đó, các ngươi phải lập tức đột kích vào doanh trại quân Triệu, nhổ hết cờ quân Triệu, thay bằng cờ của quân Hán.
Hàn Tín còn tự tin nói với các tướng:
– Hôm nay, chúng ta không chiếm được địa hình có lợi, họ không thấy được cờ của chủ tướng quân Hán, sẽ không đuổi theo, sợ chúng ta đến nơi đường núi hiểm yếu sẽ quay lại, đến lúc đó thì khó chống đỡ.
Sau đó, Hàn Tín điều động hơn một vạn quân mã xuất phát, đến bên bờ sông, bố trí trận địa ở Bối Thủy. Quân Triệu thấy thế cười lớn.
Trời sáng, Hàn Tín dựng cây làm cờ, đưa quân rút khỏi cửa Tỉnh Hình. Quân Triệu lập tức ra khỏi thành đuổi theo, sau một trận đại chiến giữa hai bên, Hàn Tín giả vờ thua chạy, vứt bỏ cờ xí, rút đến bờ sông, hợp quân với hơn một vạn quân chờ sẵn ở đó, cùng quân Triệu giao chiến. Quân Triệu thấy cờ tướng của Hàn Tín, đánh ép lại, thấy quân của Hàn Tín đã rút đến bên bờ sông, trước mặt là hai mươi vạn quân Triệu, sau lưng là sông Hoàng Hà mênh mông, lại không có thuyền, mọi người đều hiểu rút lui là đi vào đường chết, chỉ có dũng cảm hướng vế phía trước chiến đấu, chắc sẽ còn hy vọng sống. Quân Hán liều chết xung trận, một có thể địch nổi mười, khí thế rất mãnh liệt.
Hang nghìn kỵ binh lúc trước bây giờ đã cắm đầy cờ Hán trong doanh trại quân Triệu. Quân Triệu bị quân Hán ngoan cường chống trả ở nơi tử địa không sao thắng nổi, đang muốn rút quân về thì thấy trong trại quân của mình đã cắm đầy cờ Hán. Nghĩ là Triệu vương đã bị quân Hán bắt, toàn quân hỗn loạn, đua nhau đổ vỡ. Tướng Triệu phải liên tục chém giết quân lính bỏ chạy cũng không thể cứu vãn được tình hình. Thua trận như núi sụp, quân Triệu đã không còn sức chiến đấu. Hàn Tín lập tức cho quân đuổi theo cùng phối hợp với hai nghìn kỵ binh đã có mặt từ trước, hai bên phối hợp đại phá quân Triệu, giết Thành An Quân Trần Dư, bắt được Triệu vương Yết.
Sau cuộc chiến, mọi người hỏi Hàn Tín:
– Binh pháp đã nói, bên phải, đàng sau là núi cao hiểm yếu, trước mặt, bên trái là sông lớn khó bày trận. Tướng quân cớ sao lại bày trận ở Bối Thủy, còn tự tin nói “đánh toàn thắng rồi ăn cơm sáng”, mà kết quả đúng như ngài nói. Lẽ nào ở đây có cái gì khó hiểu?
Hàn Tín cười lớn, nói:
– Kế sách của ta cũng là từ binh pháp mà ra, chỉ là do mọi người chưa đọc kỹ binh pháp thôi. Binh pháp chẳng đã nói “lao vào cái chết để sống” sao? Quân đội của chúng ta không được huấn luyện như quân đội xưa nay, nói thì khó nghe, nhưng thực giống như một đội quân ô hợp. Một đội quân như thế mà phải chống lại với quân Triệu tinh nhuệ gấp nhiều lần, nếu như không bày trận ở nơi hoàn toàn không có đường lui, sợ là sớm chẳng còn quân nữa, sao có thể làm cho mọi người liều chết mà đánh?
Các tướng nghe xong mới hiểu ra, vô cùng khâm phục, đều khen:
– Sự sáng suốt của tướng quân khiến bọn hậu sinh chúng tôi khó theo kịp.
“Đập nồi dìm thuyền” của Hạng Vũ cùng với “Bối Thủy nhất chiến” của Hàn Tín khác nhau nhưng đều kỳ diệu, đều thể hiện suy nghĩ đầy đủ về tầm quan trọng của tác dụng tâm lý trong chiến tranh.
Người dịch: Dương Đình Giao
Chú thích:
- Trần Dư: người Đại Lương, nước Ngụy cuối đời Chiến Quốc. Năm 209 trước CN,tham gia khởi nghĩa Trần Thắng chống Tần, làm Hiệu úy, không lâu sau, giúp lập Võ Thần làm Triệu Vương, tự nhận Đại tướng quân. Sau do bất mãn với Hạng Vũ trong việc phân phong cho mình, theo Triệu Yết. Năm 204 trước CN, bị quân Hán giết.
- Tỉnh Hình khẩu ở vùng núi Tỉnh Hình, Hà Bắc ngày nay, là một cửa ải quan trọng của núi Thái Hành, thuộc loại người cầm quân phải nắm giữ, vì địa thế bốn bề cao, ở giữa thấp, hình giống như cái giếng mà thành tên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét