XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

HỒ SƠ ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI , TIÊU, CẤP NƯỚC NĂM 2012

KẾ HOẠCH – HỒ SƠ ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI , TIÊU, CẤP NƯỚC NĂM 2012
I.KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG QLKT NĂM 2012
TT
NỘI DUNG KẾ HOẠCH Số tiền (đồng)
A
Tổng giá trị phục vụ (cả doanh thu khai thác tổng hợp)
21.607.108.552

Trong đó: -Gía trị phải thu
3.650.478.640

-Gía trị thuỷ lợi phí được miễn
17.956.629.912
B
Tổng Doanh thu
21.607.108.552
C
Tổng chi phí
21.607.108.552
1
Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương
13.470.000.000
2
Các khoản phải nộp tính theo lương
2.820.000.000
3
Khấu hao cơ bản tài sản cố định
337.108.552
4
Nguyên, nhiên vật liệu vận hành, bảo dưỡng công trình MMTB
70.000.000
5
Điện cho bơm tưới
120.000.000
6
Sửa chữa thường xuyên, thời vụ tài sản cố định
1.660.000.000
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.945.000.000
8
Chi phí phục vụ phòng, chống lụt bão, úng hạn
70.000.000
9
Chi phí đào tạo tập huấn
100.000.000
10
Chi phí bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ công trình
200.000.000
11
Chi trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm
135.000.000
12
Chi phí Thuế tài nguyên và thuế giá trị gia tăng phải nộp
680.000.000
D
Kế hoạch dự hỗ trợ cấp bù
9.285.000.000
1
Cấp bù sửa chữa thường xuyên còn thiếu theo qui định
6.040.000.000
2
Kinh phí xây dựng các định mức Kinh tế-Kỹ thuật
1.000.000.000
3
Hỗ trợ trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương
2.245.000.000
II. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI CỦA CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI
1/Giới thiệu chung về công ty
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI
Được thành lập theo QĐ: Số 124/1999/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 1999 của UBND tỉnh Gia Lai “V/v Đổi tên công ty Thuỷ nông Gia Lai thành công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai” Ngày 17/11/2010 Chuyển đổi sở hữu công ty từ công ty nhà nước sang công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 theo Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.
Chức năng, nhiệm vụ: Qui định tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Mã số doanh nghiệp: 5900182143, đăng ký lại lần thứ nhất do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 17/11/2010. Gồm:
01-Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
02-Xây dựng, sửa chữa, nâng cao, hoàn chỉnh công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
03-Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công công trình thuỷ lợi cấp 3 trở xuống.
04-Dịch vụ bán vé vào công trình đầu mối thuỷ lợi Ayun hạ tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo.
05-Dịch vụ đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ
06-Dịch vụ đáp ứng các nhu cầu: gửi xe, nhiếp ảnh, câu cá, ăn uống của khách tham quan; Nghiên cứ ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản.
07-Lập dự án và thực hiện các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn phổ cập kỹ thuật, phương pháp sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh; Liên doanh, liên kết nuôi trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý.
08-Dịch vụ Du lịch; Sản xuất kinh doanh mua bán điện.
Trụ sở chính đóng tại: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Địa chỉ liên hệ: Ông Trương Vân, Chủ tịch-Giám đốc công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai-97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Điện thoại cố định: 0593821816-Di động: 0913408476
Địa chỉ liên hệ (thư điện tử): ctyktcttlgl@gmail.com
Hình thức pháp lý: Công ty TNHH một thành viên hoạt động công ích
Cơ cấu và qui mô vốn:
+Vốn Điều lệ: 1.265.082.998.761đồng
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Nông nghiệp -Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Qúa trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai là doanh nghiệp nhà nước thành lập ngày 27/4/1983, năm 1996 chuyển sang hoạt động công ích, ngày 16/12/1999 được thành lập lại theo quyết định số 124/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Gia lai. Ngày 17/11/2010 chuyển đổi sở hữu hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 với tên mới là “Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai. Qua gần 27 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, điều tiết được lũ lụt, giải quyết được vấn đề hạn hán, giữ rừng đầu nguồn, bảo vệ rừng đặc dụng, làm vệ tinh cho hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh và góp phần ổn định đời sống cho dân cư trong khu vực.
Những thành tích quan trọng đã đạt được:
Tính đến cuối năm 2011 Công ty được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ 36 công trình thuỷ lợi loại vừa và lớn (gồm 12 hồ chứa, 21 đập dâng), 3 trạm bơm điện với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 24.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp. Những năm trước 2008, thuỷ lợi phí thu được từ các công trình này khoảng 8,5-9 tỷ đồng/năm, cơ bản đủ bù đắp chi phí cho hoạt động công ích của Công ty. Mặc dù gặp không ít khó khăn do hoạt động trên một địa bàn trải rộng và chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, nắng mưa, bão lũ, nhưng trong những năm qua, tập thể CBCNV của Công ty đã đoàn kết, nỗ lực để tìm ra biện pháp quản lý, chỉ đạo sản xuất hợp lý; tăng cường công tác bảo vệ công trình; phân cấp, phân quyền cụ thể cho cơ sở; áp dụng cơ chế khoán quỹ lương, khoán chi phí từng phần cho đơn vị sản xuất… Nhờ đó, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ tưới tiêu và đáp ứng được yêu cầu dùng nước của nông nghiệp, công nghiệp, các thành phần kinh tế dùng nước và dân sinh trên địa bàn. Bên cạnh hoạt động công ích, Công ty cũng hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh bổ sung (từ năm 1999 đến nay, cùng với việc tái thành lập, Công ty đã mở rộng thêm một số ngành nghề mới như: Thi công xây dựng thuỷ lợi, tư vấn thiết kế, giám sát thi công trong lĩnh vực thuỷ lợi, dịch vụ du lịch, sản xuất kinh doanh điện, tư vấn nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh và liên doanh, liên kết nuôi trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý…).
2/Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được giao trong năm 2011:
2.1- Về tổ chức, bộ máy quản lý khai thác công trình của đơn vị (cơ cấu tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý; các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ; các ưu khuyết điểm)
* Cơ cấu tổ chức bộ máy
Trước chuyển đổi sở hữu (ngày 17/11/2010) thực hiện theo phương án tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 79/1999/QĐ-UB ngày 08 tháng 9 năm 1999. Công ty xây dựng mô hình tổ chức trực tuyến xen lẫn chức năng thực thi nhiệm vụ: Quản lý khai thác và bảo vệ 29 công trình thủy lợi (10 hồ chứa, 17 đập dâng và 02 trạm bơm điện), làm chủ đầu tư sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao hoàn chỉnh các công trình thuỷ lợi Công ty quản lý, kinh doanh XDCB, dịch vụ du lịch, tư vấn thiết kế, sản xuất kinh doanh cá giống và liên doanh và liên kết nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa công ty quản lý. Công ty thực hiện định biên lao động theo quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Gia lai “Ban hành tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi” Với mức tiêu hao lao động cho một đơn vị tưới tiêu là 6,403công/ha (qui đổi ra diện tích lúa) trong đó tiêu hao lao động lao động cho công tác thu thuỷ lợi phí là 0,45 công/ha chiếm tỷ trọng 7% trên tổng mức lao động tiêu hao, hay nói cách khác: Định biên lao động cho công tác thu bằng 7% lao động hoạt động công ích trong toàn công ty. Khi Nghị định 115/NĐ-CP có hiệu lực, năm 2009-2010 công ty giảm lao động định biên cho công tác thu thuỷ lợi phí. Sau khi chuyển đổi sở hữu công ty từ ngày 17/11/2010 đến nay công cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty thực hiện theo đề án chuyển đổi công ty từ công ty nhà nước thành công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai; Cụ thể :
-Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc
(Trong đó: 01 Phó Giám đốc phụ trách công trình liên huyện Ayunhạ, 01 phó giám đốc phụ trách Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tây Trường Sơn, 01 phó giám đốc phụ trách hoạt động Khai thác tổng hợp)
*Bộ máy giúp việc:
-Phòng Quản lý nước và CTTL
-Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
-Phòng Tổ chức – Hành chính
-Phòng Tài vụ
-Phòng Dự án
*Phương thức hoạt động :
a) Công ty: Hoạt động theo đề án chuyển đổi sở hữu công ty và điều lệ tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.
b) Các đơn vị trực thuộc (XN, đội) hoạt động theo qui chế do Giám đốc Công ty ban hành, Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc, trạm đội hạch toán trực tiếp với Công ty.
c) Các đơn vị tổ (hoạt động kinh doanh hoặc công ích) trực thuộc Công ty hoạt động theo qui định tạm thời do Giám đốc Công ty ban hành (lao động định biên 50%, kiêm nhiệm 50% và hạch toán riêng).
* Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
+Năng lực và trình độ chuyên môn Văn phòng công ty (bộ phận chỉ đạo điều hành chung): 27 người; Gồm: (08 kỹ sư thuỷ lợi, 01 cử nhân kinh tế thuỷ sản, 01 cử nhân toán kinh tế, 09 cử nhân kinh tế &tài chính kế toán, 01 cử nhân luật, 01 cao đẳng kinh tế, 04 Trung cấp thuỷ lợi, 01 Trung cấp kế toán, 01 lái xe)
+Kinh nghiệm công tác từ 2 – 34 năm (BQ 17 năm)
* Công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý
Tổ chức theo mô hình trực tuyến và chức năng đan xen
+Nghiệp vụ chuyên môn tuân thủ mô hình chức năng
+Nghiệp vụ phát sinh điều hành theo mô hình Giám đốc điều hành trực tiếp.
+Các đơn vị trực thuộc nhận đặt hàng (hoặc chỉ tiêu kế hoạch) từ giám đốc công ty, hạch toán tập trung tại công ty.
+Các tổ chức chính trị trong công ty cũng tuân thủ theo mô hình sinh hoạt tập trung tại công ty.
* Các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ
-Xí nghiệp Thủy nông Đầu mối-Kênh chính Ayun Hạ
-Xí nghiệp Thủy nông Kênh Nam-Bắc Ayun Hạ
-Xí nghiệp Thủy nông Ia M’Lah
-Xí nghiệp thuỷ nông Chư Păh – Ia Grai
-Xí nghiệp Thủy nông Pleiku-Mang Yang
-Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh
-Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông
-Đội Công trình
* Các ưu khuyết điểm
+Ưu điểm: Xử lý sự cố công trình tập trung, cân đối được tiềm năng, nguồn lực, chi phí sửa chữa giữa các đơn vị trực thuộc trong toàn công ty
+Khuyết điểm: Cước phí đi lại giữa công ty và các cơ sở cao dẫn đến làm tăng chi phí quản lý
2.2- Về thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2011 (nhiệm vụ được giao, mức độ hoàn thành, nguyên nhân)
TT CHỈ TIÊU
Đơn vị
KH
ƯTH 2011
GHI CHÚ
(%)TH/KH
1 Vốn Điều lệ
Trđ
1.265.000
1.265.000
100%
2 Diện tích phục vụ tưới
Ha
22.823
23.091
101,17 %
3 Diện tích tưới thanh lý HĐ
Ha
22.823
23.091
101,17 %
4 Doanh thu
Trđ
18.845
18.445
97,88%

+Thủy lợi phí miễn thu
Trđ
15.321
15.270


+Tiền cấp nước phải thu
Trđ
3.524
3.175

5 Lợi nhuận
Trđ
0
0
0
6 Số lao động
Ng
317
317
100%
7 Thu nhập B.quân/người/thg
Trđ
2,649
3,15
119%
8 Nộp đủ NS nhà nước
Trđ
661
661
100%
2.3 – Về hiện trạng công trình, máy móc thiết bị và công tác tu sửa, bảo vệ (nhiệm vụ được giao, mức độ hoàn thành, nguyên nhân)
+Các công trình thi công từ sau ngày giải phóng đến trước năm 1985 hiện nay đã già cỗi, xuống cấp, chưa được cấp đất quản lý bảo vệ, chỉ giới thường bị dân và các thành phần kinh tế xâm lấn, cần được đầu tư nâng cấp, cấp đất để nâng cao hiệu quả phục vụ và bảo vệ công trình.
+Máy móc thiết bị các công trình cũ đã lạc hậu, lỗi thời, thiếu kinh phí đầu tư mua sắm mới.
+Công tác tu sửa, bảo vệ công trình được công ty ưu tiên quan tâm từ nhiều năm nay, công trình thuỷ lợi công ty quản lý 10 năm liên tục đảm bảo an toàn nhưng do kinh phí tu sửa hạn hẹp nên không thể đảm bảo tuổi thọ lâu dài theo qui định của Pháp luật.
2.4 – Về tài chính (các chỉ tiêu đã được giao, mức độ hoàn thành, nguyên nhân)
+Các chỉ tiêu tài chính được giao 15 khoản mục theo thông tư liên tịch số 11/2009/TT-BTC từ năm 2010 trở về trước công ty tự cân đối thu chi, đảm bảo hoạt động bình thường (Riêng thưởng 2 tháng lương theo qui định và nâng cấp công trình được UBND tỉnh cân đối cấp bù)
2.5 – Kiến nghị giải pháp khắc phục.
+Bộ Nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ công ty đầu tư đổi mới thiết bị đóng mở, vận hành ở các công trình hồ chứa Bộ bàn giao (thông qua Ban Quản lý DATL 8). Đầu tư sửa chữa lớn và tiêu nước cho công trình Ayunhạ.
+Liên Bộ Tài chính-Nông nghiệp trình Chính phủ sửa đổi lại mức thuỷ lợi phí của Nghị định 115 hoặc có chính sách hỗ trợ cấp bù về thuỷ lợi phí vì theo thời giá hiện nay thuỷ lợi phí thu được và thuỷ lợi phí nhà nước trả thay dân theo mức giá của Nghị định 115 không còn phù hợp và không đủ bù đắp chi phí quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
+Bộ và UBND tỉnh đề nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách ưu đãi cho phương án đầu tư khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi của Công ty (Du lịch, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản hồ chứa lớn, tạo nguồn tưới bằng động lực cho các thành phần kinh tế và nhân dân v.v…)
+UBND tỉnh, Sở Tài nguyên –Môi trường, UBND các huyện, thị, xã phường quan tâm tạo điều kiện cấp đất bảo vệ công trình (22/29 công trình hiện có), cho thuê đất nhà quản lý (16/34 nhà quản lý và văn phòng hiện có-Năm 2010 đã lập thủ tục cho thuê đất 18 căn nhà), phân định rõ chỉ giới công trình để công ty quản lý, bảo vệ công trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm đúng theo qui định của pháp luật.
+UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở KH&ĐT có chủ trương, biện pháp chỉ đạo, huy động dân, các thành phần kinh tế khai hoang diện tích trong khu tưới các công trình công ty quản lý để tăng diện tích tưới cho công ty và diện tích hưởng lợi cho nhân dân. Đặc biệt là công trình Hồ chứa Tân Sơn đã được bàn giao cho công ty trong năm 2011
+Đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương lập, kinh phí thuê tư vấn và Ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi như các công ty ở các tỉnh trong toàn quốc đã làm, làm căn cứ để Sở Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch và hồ sơ yêu cầu đặt hàng và Công ty nhận đặt hàng của UBND tỉnh hàng năm.
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC, KỸ THUẬT QUẢN LÝ,VẬN HÀNH, KHAI THÁC, TU SỬA VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.
1. Phương án tổ chức:
Sau khi nghiên cứu cụ thể Thông tư số 56/2010/TT- BNNPTNT ngày 01 tháng 10 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, Văn bản số 3815/UBND-NL ngày 29 tháng 11 năm 2010 của UBND Tỉnh Gia Lai và văn bản số 981/SNN – TL ngày 07 tháng 12 năm 2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. “V/v thực hiện một số nội dung thông tư số 56/2010/TT- BNNPTTN”.
– Căn cứ vào hiện trạng, quy mô và năng lực của các công trình do công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai quản lý. Để thực hiện tốt yêu cầu đề ra về nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu, (nhiệm vụ chính) cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế khác (phát điện, nước cho chế biến cao su, và nuôi trồng thủy sản) trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi, công ty TNHH KTCTTL Gia lai dự kiến bố trí thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi do công ty quản lý như sau:
CÁN BỘ, CÔNG NHÂN DỰ KIẾN BỐ TRÍ THỰC HIỆN NGHIỆM VỤ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(kèm theo phục lục số: 02)
Phương án sắp xếp bố trí cán bộ, nhân công thực hiện nhiệm vụ:
+Bộ phận quản lý chung bao gồm:
– Bộ phận chỉ huy lãnh đạo: Ban giám đốc công ty gồm : Giám đốc công ty và các phó giám đốc phụ trách các khu vực, chuyên môn.
Giám đốc công ty: Quản lý điều hành chung toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi với nhiệm vụ chính là:
*Quản lý công trình.
*Quản lý nước.
*Quản lý kinh tế.
*Quản lý lao động.
Giám đốc công ty thông qua các phó giám đốc và các bộ phận giúp việc: Phòng Kế hoạch – kỹ thuật, Phòng quản lý nước, Phòng Tài vụ, Phòng Tổ chức – Hành chính và Phòng Dự án tham mưu cho giám đốc công ty thực hiện tốt các nhiệm vụ như các điều 15, 16, 17 của pháp lênh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các nghị định, thông tư liên quan khác, để đảm bảo hiệu quả phục vụ sản xuất, xã hội và dân sinh theo yêu cầu của cơ quan đặt hàng được cấp có thẩm quyền giao.
Các phó giám đốc (Được phân công hoặc uỷ quyền chỉ đạo thực hiện): Gồm: 1 phó giám đốc phụ trách khu vực thuộc công trình thủy lợi Ayun Hạ, 01 Phó giám đốc phụ trách khu vực các công phía tây và đông Gia Lai, 01 phó giám đốc quản lý khai thác tổng hợp, Các phó giám đốc theo nhiệm vụ đã được phân công thực hiện chỉ đạo điều hành nhiệm vụ quản lý khai thác mình phụ trách, thông qua các phòng ban chuyên môn tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc và chủ tịch công ty về công việc phân công.
*Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật giúp giám đốc công ty thực hiện công tác kế hoạch, vật tư, thống kê và kỹ thuật của công ty. Nhiệm vụ của phòng gồm:
+ Về kỹ thuật:
Theo dõi xây dựng bổ sung quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi;
Khảo sát địa hình, địa chất (trường hợp không đủ khả năng khảo sát được phối hợp với các phòng ban hoặc thuê ngoài);
Thiết kế sửa chữa thường xuyên công trình, máy móc thiết bị và thiết kế sửa chữa lớn các công trình phù hợp với khả năng kỹ thuật của công ty;
Theo dõi công tác khoa học kỹ thuật của công ty;
Giúp giám đốc công ty xét duyệt đồ án, kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới của các Xí nghiệp thành viên…,
Chủ trì các hội thảo về khoa học Kỹ thuật thủy lợi, tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề cho CBCNV trong Công ty.
+ Về kế hoạch, vật tư:
Tổng hợp kế hoạch của các đơn vị trực tiếp quản lý, xây dựng kế hoạch vụ, cả năm và kế hoạch dài hạn trình cấp trên xét duyệt;
Chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản ký thực hiện kế hoạch được duyệt và xét hoàn thành kế hoạch của các đơn vị;
Cùng các phòng có liên quan tổ chức tốt việc cung ứng vật tư, thiết bị đáp ứng yêu cầu vận hành tu sửa, bảo dưỡng;
Tham gia xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, mức sử dụng vật tư và tổ chức giao khoán cho các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện;
+ Về thống kê:
Thực hiện công tác thống kê, báo cáo của công ty.
Quan hệ chặt chẽ với ngành an ninh, với các tổ chức an ninh địa phương để tiếp nhận sự chỉ đạo về nghiệp vụ, tổ chức mạng lưới an ninh nhân dân bảo vệ công trình thuỷ lợi. Tại các công trình quan trọng có lực lượng công an bảo vệ, phải phối hợp tổ chức tuần tra canh gác chặt chẽ theo sự phân công trách nhiệm bảo vệ từng công trình của Giám đốc công ty
*Phòng quản lý nước
Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của phòng Quản lý nước và Công trình thủy lợi giúp giám đốc công ty về quản lý nước và bảo vệ công trình bao gồm:
+ Về quản lý nước:
Lập kế hoạch tưới tiêu, kế hoạch dùng điện từng vụ, cả năm, giúp giám đốc trình cấp trên xét duyệt và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý (Các xí nghiệp thành viên) thực hiện kế hoạch được duyệt.
Lập quy trình vận hành hệ thống trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. Điều hành hệ thống công trình tưới tiêu theo quy trình được duyệt, theo dõi thực hiện và bổ sung quy trình;
Điều hành hệ thống tưới tiêu, điều hoà phân phối nước bằng điện thoại hặc bằng máy vi tính đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kịp thời vụ, phòng chống bão, lụt và đảm bảo an toàn công trình, hạn chế úng hạn và thiệt hại do thiên tai gây ra tới mức thấp nhất;
Hàng năm và từng vụ phải sơ tổng kết kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất và tưới tiêu khoa học, các biện pháp tưới tiêu có hiệu quả kinh tế;
Hướng dẫn và tổ chức quan trắc khí tượng thuỷ văn, chất lượng nước trong hệ thống. Bố trí hợp lý mạng lưới thông tin trong hệ thống, thu thập, bảo quản và lưu trữ tốt các tài liệu về quản lý nước;
Nghiên cứu cải tiến phương pháp quan trắc khí tượng thuỷ văn, đo đạc lượng nước, chất lượng nước, điều kiện hệ thống công trình bằng các công trình hiện đại, tiến tới tự động hoá việc điều khiển hệ thống công trình.
+ Về quản lý và bảo vệ công trình:
Căn cứ quy phạm quản lý, vận hành công trình của Bộ thuỷ lợi ( nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã ban hành, xây dựng các quy trình kỹ thuật vận hành công trình trong hệ thống trình cấp có thẩm quyền xét duyệt và vận hành theo quy trình được duyệt;
Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý kiểm tra hàng ngày, kiểm tra định kỳ trước trong và sau lũ, theo dõi diễn biến công trình để có biện pháp sử lý kịp thời hoặc đưa vào kế hoạch sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn;
Cùng các phòng tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão lụt chống thiên tai;
Trực tiếp chỉ đạo xử lý sự cố công trình, máy móc thiết bị;
Nghiên cứu cải tiến các biện pháp quản lý, vận hành chống xuống cấp công trình, từng bước điện khí hoá, tự động hoá vận hành công trình, máy móc thiết bị;
Giám sát thi công sửa chữa thường xuyên công trình thuỷ lợi;
Giúp giám đốc Công ty thực hiện công tác bảo vệ công trình: Tổ chức mạng lưới bảo vệ công trình đầu mối đến các công trình quan trọng trong hệ thống; phát hiện các hiện tượng qui định bảo vệ công trình, tổ chức thanh tra các hiện tượng vi phạm, báo cáo với cấp trên và ngành thanh tra xử lý kịp thời; Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho các bộ phận bảo vệ công trình;
*Phòng tài vụ
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ phòng Tài vụ là giúp giám đốc thực hiện công tác tài vụ công ty. Nhiệm vụ của phòng gồm:
Lập kế hoạch tài chính của Công ty;
Tổ chức chỉ đạo mạng lưới kế toán của Công ty, hướng dẫn các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện các chế độ kế toán và chính sách tài chính của Nhà nước;
Giúp giám đốc công ty quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm bảo toàn số vốn được giao;
Theo dõi chặt chẽ tình hình thu, chi sản xuất của công ty, kịp thời nắm bắt tình hình thị trường để chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, chi phí tiết kiệm, đúng chế độ chính sách của nhà nước;
Nghiên cứu đổi mới phương thức quản lý kinh tế, tăng cường quan hệ với các ngành hữu quan với các hộ dùng nước để tháo gỡ những ách tắc trong công tác thu thuỷ lợi phí ngoài hạn điền và sử dụng kinh phí sự nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh;
Xây dựng các mức chi phí trình cấp có thẩm quyền xét duyệt và tổ chức thực hiện theo mức được duyệt.
*Phòng Tổ chức –Hành chính
Nhiệm vụ :
Giúp Giám đốc quản lý tổ chức lao động tiền lương và hành chính, quản trị, cụ thể :
Quản lý bộ máy tổ chức và số lao động định biên được duyệt của toàn công ty . Nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý của c ông ty đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và có hiệu quả kinh tế cao
Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC) và hồ sơ CBCNVC theo chế độ chính sách hiện hành;
Nghiên cứu xây dựng định mức lao động và tiền lương. Hàng năm phải lập kế hoạch lao động và đăng ký tiền lương với cơ quan có thẩm quyền xét duyệt
Cùng các phòng liên quan nghiên cứu cải thiện điều kiện làm việc, công tác , phòng hộ và an toàn lao động;
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCNV và thực hiện kế hoạch được duyệt ;
Quản lý và giải quyết công tác hành chính, văn thư;
Tổ chức quản trị đời sống, bảo vệ công ty;
Tổ chức công tác y tế, bảo vệ sức khỏe của CBCNV trong công ty;
Theo dõi thi đua khen thưởng, kỷ luật và thanh tra của công ty;
*Phòng Dự án
Nhiệm vụ :
Lập các hồ sơ, thủ tục để thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên hàng năm của công ty.
Lập các hồ sơ, thủ tục và quản lý các dự án đầu tư nâng cấp, sửa chữa công trình thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách cấp
*Bộ phận trực tiếp, quản lý vận hành:
– Các đơn vị trực thuộc:
Xí nghiệp Thuỷ nông Chư Păh-Ia Grai
Xí nghiệp thuỷ nông Plei Ku – Mang Yang
Xí nghiệp thuỷ nông Chư Sê – Chư Pưh
Xí nghiệp thuỷ nông Huyện Chư Prông
Xí nghiệp thuỷ nông Đầu mối – Kênh chính Ayun Hạ
Xí Nghiệp thuỷ nông kênh Nam – Bắc Ayun Hạ
Xí nghiệp thuỷ nông Ia M’lá
Các Xí nghiệp trực thuộc Công ty là đơn vị có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có khuôn dấu riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc, chịu sự quản lý toàn diện của Công ty trên các lĩnh vực công tác chuyên môn, công tác tổ chức, quản lí kinh tế tài chính và những vấn đề khác của Xí nghiệp.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng Xí nghiệp, Công ty ủy quyền hoặc phân cấp một số lãnh vực công việc phù hợp với chức năng, năng lực để chủ động hoàn thành nhiệm vụ giao.
Chức năng, nhiệm vụ của các Xí nghiệp thành viên:
– Xí nghiệp thuỷ nông thành viên được tổ chức như mô hình Công ty nhưng trực thuộc công ty, có nhiệm vụ thực hiện 3 nội dung quản lý: quản lý nước, quản lý công trình và quản lý kinh tế và có nhiệm vụ như Trạm Thuỷ nông; Xí nghiệp phải hạch toán phụ thuộc công ty, do giám đốc Công ty căn cứ tình hình thực tế quyết định phương thức hạch toán từng phần hoặc toàn phần và trích nộp lợi nhuận.
– Xí nghiệp thuỷ nông thành viên trong địa bàn Huyện phải phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo sản xuất của huyện.
Giám đốc Xí nghiệp thành viên được Giám đốc công ty ủy quyền, ký hợp đồng kinh tế tưới tiêu với hộ dùng nước và hợp đồng sửa chữa, thiết kế công trình với các đơn vị kinh tế khác.
Nhiệm vụ của đơn vị kinh doanh ngoài nhiệm vụ công ích theo qui định trong giấy phép kinh doanh được duyệt.
– Trạm quản lý Công trình đầu mối (Trực thuộc các Xí nghiệp thành viên):
Tuỳ theo khu công trình đầu mối tưới tiêu lớn hay nhỏ, mức độ phức tạp của công trình mà tổ chức thành Trạm hoặc Cụm thuỷ nông quản lý công trình đầu mối.
Trạm hoặc Cụm thuỷ nông đầu mối có nhiệm vụ:
+Vận hành công trình (cống, đập, kè, điều tiết tưới, tiêu, xả cát, xả lũ… ) theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật và theo lệnh điều hành của Giám đốc công ty;
+Kiểm tra công trình hàng ngày và định kỳ trước, trong và sau lũ. Phát hiện những hiện tượng sâm hại, hang động vật, tổ mối làm hư hỏng và diễn biến công trình, đề xuất biện pháp xử lý hoặc đưa vào kế hoạch sửa chữa;
+Quan trắc mực nước, xê dịch, lún, thẩm lậu, bồi lắng, hố xói, độ ăn mòn công trình, thiết bị và độ nhiễm mặn;
+Bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị hàng ngày và định kỳ;
+ Xử lý, hót dọn những hư hại do mưa lũ hoặc do sinh vật gây ra như đất xô, sạt lở, tụt mái đá, mái bê tông, hang động vật, tổ mối, cắt cỏ, vớt rong rác khai thông dòng chảy, xử lý sự cố theo quy trình kỹ thuật và theo phương án chỉ đạo của Giám đốc công ty;
+Phòng chống bão lụt bảo vệ công trình theo kế hoạch và các phương án chỉ đạo của Giám đốc Công ty;
+Thu thuỷ lợi phí, giao thông vận tải thuỷ, phát điện nuôi cá;
+Tổng kết rút kinh nghiệm công tác quản lý vận hành công trình đầu mối; nghiên cứu cải tiến chế độ vận hành, cải tiến kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị và chống bão lụt.
– Trạm thủy nông kênh mương (Trực thuộc các Xí nghiệp thành viên):
Trạm thuỷ nông là đơn vị trực tiếp phục vụ sản xuất (như một phân xưởng) của Công ty TNHH KTCTTL chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp về mọi mặt của Giám đốc Công ty đồng thời phải phục vụ tưới tiêu theo lịch sản xuất nông nghiệp huyện.
+Lập kế hoạch dùng nước và thủ tục hợp đồng dùng nước giúp giám đốc công ty ký kết hợp đồng kinh tế với hộ dùng nước; điều hoà phân phối nước cho các cụm thuỷ nông theo kế hoạch dùng nước đã được Công ty giao. Vận hành, bảo vệ các công trình máy móc thiết bị theo đúng quy trình quy phạm kỹ thuật;
+Chỉ đạo các Cụm bảo dưỡng công trình máy móc thiết bị hàng ngày và định kỳ, giám sát thi công sửa chữa công trình, máy móc thiết bị;
+Nghiệm thu tưới tiêu, thanh lý hợp đồng dùng nước, tổng hợp kết quả tưới tiêu thông qua UBND huyện chỉ đạo việc thu, trả thuỷ lợi phí và tổ chức thu thuỷ lợi phí;
+Hướng dẫn các hộ dùng nước sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu khoa học và vận hành, điều hoà phân phối nước, sửa chữa công trình trong nội đồng;
+Phòng chống bão lụt, chống thiên tai;
+Trạm được giao khoán thu thuỷ lợi phí và khoán chi phí tiền lương, sửa chữa thường xuyên… và thực hiện hạch toán từng phần.
(Phụ lục: Kèm theo sơ đồ tổ chức quản lý khai thác hệ thống các công trình thủy lợi thuộc công ty TNHH KTCT thủy lợi Gia Lai)
2. Phương án kỹ thuật quản lý, vận hành, khai thác, tu sửa và bảo vệ công trình:
a/ Phương án quản lý, điều hòa phân phối nước phục vụ tưới tiêu, cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế khác: (kèm theo bảng kế hoạch cấp nước, tưới nước các công trình thủy lợi năm 2011 do công ty quản lý khai thác)
– Đầu mỗi vụ sản xuất hàng năm căn cứ năng lực của hệ thống công trình thủy lợi, năng lực tưới tiêu, tình hình tích trử nước các công trình hồ chứa nước, đánh giá tình hình lượng nước đến đối với các công trình đập dâng, đồng thời xem xét nhu cầu dùng nước của các đơn vị tổ chức các nhân, hộ dùng nước trên các địa bàn có công trình phục vụ sản xuất (về diện tích, thời gian tưới theo từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tổng lượng nước yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác) Công ty lập kế hoạch dùng nước cho toàn hệ thống của các công trình. Nhằm mục đích thực hiện việc dùng nước có kế hoạch là đảm bảo việc lấy nước, trữ nước, phân phối nước và sử dụng nước phù hợp với yêu cầu về nước của các ngành kinh tế và cho sinh hoạt ở khu dân cư.
Thực hiện dùng nước có kế hoạch là khâu quyết định đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển, phục vụ yêu cầu thâm canh tăng năng xuất cây trồng. Để đảm bảo đúng quy trình sản xuất và các chỉ tiêu kỹ thuật đã xác định trong kế hoạch dùng nước ở hệ thống thủy nông và đơn vị dùng nước công ty đã tiến hành tổ chức các công tác sau:
+ Chuẩn bị trước khi tưới.
+ Điều phối nước.
+ Nghiệm thu kết quả tưới.
Công tác chuẩn bị trước khi tưới:
– Củng cố về mặt tổ chức, bố trí hợp lý lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. cho các xí nghiệp trực thuộc và công nhân ở các trạm cụm.
– Bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân về: nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và kỹ thuật chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm để thực hiện tốt nghiệm vụ.
– Trước khi tưới cần tuyên truyền giải thích kế hoạch dùng nước (KHDN) đến các hợp tác xã, tổ thủy nông và đến từng người dân trong địa phương. Để họ thấy rõ tác dụng của tưới tiêu khoa học, quan hệ giữa dùng nước có kế hoạch và đảm bảo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, nhận thức được việc thực hiện KHDN là công tác của mọi người dùng nước đóng góp cùng các cán bộ phụ trách chuyên môn.
– Hợp đồng dùng nước, thông báo KHDN đã được duyệt đến đơn vị dùng nước, các nhân viện điều phối nước.
– Kiểm tra toàn bộ công trình, kênh mương, đến hệ thống các cấp kênh cuối đưa vào mặt ruộng để đảm bảo dẫn nước nhanh nhất bổ sung các thiết bị còn thiếu.
– Kiểm tra, bổ sung (nếu có) các thiết bị đo nước còn thiếu trong phạm vi công trình mình phụ trách. các thiết bị quan trắc để theo dõi thu thập tài liệu theo quy định phục vụ công tác trong quá trình tưới.
– Đóng toàn bộ các cống đầu kênh trong hệ thống và các đơn vị dùng nước để việc phân phối nước có kế hoạch.
Công tác điều phối nước:
Công tác điều phối nước là công tác chủ yếu nhất, thường xuyên nhất trong công tác quản lý thủy nông và là công tác quan trọng để thực hiện dùng nước có kế hoạch. Vì vậy làm tốt công tác điều phối nước, người công nhân quản lý thủy nông cần nắm vững nguyên tắc điều phối và nhiệm vụ người cán bộ điều phối nước.
+ Nguyên tắc cần tuân theo khi điều phối nước:
– Điều phối nước đúng kế hoạch đã được phê duyệt, không được tùy tiện thay đổi kế hoạch.
– Khi gặp trường hợp bất trắc như vỡ kênh, công trình xãy ra sự cố, gặp mưa bão, phải kịp thời báo cáo thỉnh thị xin ý kiến giải quyết.
– Khi có sự thay đổi về KHDN thì cần thông báo kịp thời đến tận đơn vị dùng nước và nhân viên điều phối nước.
– Khi thời tiết thay đổi, yêu cầu dùng nước tăng (hay giảm ) <10 c="" cho="" h="" i="" k="" l="" m="" n="" nh="" p="" ph="" span="" t="" th="" u="" y="">
– Khi có mưa, gió nhỏ hơn cấp 6 thì vẫn dẫn nước bình thường, nhưng phải tăng cường bảo vệ đường kênh xung yếu.
– Khi có gió từ cấp 6 đến cấp 8 thì không được dẫn nước với lưu lượng bất thường và tăng cường bảo vệ đường kênh.
– Khi gió cấp 8 trở lên thì không được dẫn nước trong kênh, đóng cống lấy nước đầu mối và mở hết các cống đầu kênh để tránh nước mưa lớn tràn vào kênh gây sự cố trên hệ thống kênh.
– Mọi sự thay đổi về KHDN phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đem vào thi hành.
+ Nhiệm vụ của công nhân điều phối nước:
– Trước khi mở nước công nhân điều phối nước phải nắm được các tài liệu văn bản có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch dùng nước (sơ đồ bố trí, năng lực chuyển nước của mạng lưới kênh và công trình trên kênh, kênh trong phạm vi của mình phụ trách, các điểm phân phối nước gồm : Qp, H trước cống chia nước, thời gian….)
– Công nhân điều phối nước nước phải căn cứ vào kế hoạch hoặc lịch tưới mà tiến hành lấy nước, phân phối nước, không được tùy tiện thay đổi kế hoạch , lịch tưới đã duyệt, khi gặp trường hợp bất trắc thì xử lý đúng chức năng nhiệm vụ của mình, và kịp thời báo cáo xin ý kiến xử lý.
– Trong thời gian mở nước, công nhân điều phối nước thực hiện chế độ quan trắc theo quy định và báo cáo đúng thời gian để các bộ phận quản lý chỉ đạo kịp thời sát thực tế.
– Trong thời gian mở nước, các công nhân điều phối phải thực hiện tốt chế độ trực và giao phiên trong quá trình tưới.
+ Công tác nghiệm thu tưới nước:
– Để đánh giá kết quả công tác tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và có cơ sở để thu thủy lợi phí (đối với diện tích nằm ngoài hạn mức, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo quy định) hoặc được nhà nước cấp bù đối với các nhân, tổ chức (diện tích trong hạn mức theo quy định). Sau từng đợt tưới đối với cây công nghiệp (cà phê, tiêu. ….) và sau từng vụ tưới đối với cây lúa, hoa màu. Trạm quản lý thủy nông phối hợp đại diện phòng ban chức năng của các xí nghiệp (đơn vị cấp nước) và các đơn vị tổ chức dùng nước, hợp tác xã, tổ dịch vụ (nếu có) hoặc đại diện cho tập thể hộ dùng nước cùng chính quyền địa phương tiến hành nghiệm thu tưới, tiêu nước.
– Nghiệm thu tưới nước từng đợt, hoặc cả vụ: xác định được diện tích tưới, tổng lượng nước tưới và việc thực hiện thời gian theo lịch phân phối nước để đánh giá thực hiện hợp đồng. Cuối vụ tập hợp kết quả nghiệm thu từng đợt, (đối với cây công nghiệp) cả vụ (cây lúa, hoa màu) để làm tổng nghiệm thu thực hiện hợp đồng tưới giữa cơ quan đơn vị cấp nước và đơn vị dùng nước, với các tổ chức, các nhân hưởng lợi, từ đó tiến hành làm thanh lý hợp đồng dùng nước theo đúng quy định là cơ sở để cơ quan đặt hàng thanh quyết toán kinh phí cấp bù thủy lợi phí cho đơn vị.
b/ Phương án vận hành kỹ thuật công trình:
– Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
– Căn cứ Quyết định số 3562/QĐ-BNN-TL ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định tạm thời về yêu cầu năng lực kỹ thuật của đơn vị quản lý đập.
– Căn cứ tiêu chuẩn ngành 14TCN 121-2002 Hồ chứa nước – Công trình thủy lợi quy định về lập và ban hành quy trình vận hành điều tiết (Ban hành theo Quyết định số 48/2002/QĐ-BNN ngày 10 tháng 06 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hiện nay công ty TNHH KTCTTL Gia Lai quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh gồm: 12 hồ chứa và 15 đập dâng và 03 trạm bơm nhỏ lấy nước trên kênh. Trong đó các hồ chứa nước có dung tích > 50 triệu m3 : 02 hồ chứa (Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ayun Hạ và Ia Mla)
Hồ chứa nước có dung tích từ 10 đến dưới 50 triệu m3 nước: 03 hồ chứa (Công trình thủy lợi hồ chứa nước Biển Hồ , Ia Ring, Plei Pai – Ia lốp)
Hồ chứa nước có dung tích từ 1 đến dưới 10 triệu m3 nước: 07 hồ chứa (Công trình hồ chứa nước Hoàng Ân, Chư Prông, Ia Glai, Ia Hrung, Hà Ra Nam, Hà Ra Bắc, Tân Sơn)
Các hồ chứa: Ia Mla, Plei Pai – Ia lốp, Tân Sơn: đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện đầu mối và hệ thống kênh chính, Đơn vị quản lý tạm nhận bàn giao lòng hồ và đầu mối công trình đưa vào khai thác từng phần nhằm phát huy hiện quả công trình.
Để đảm bảo an toàn công trình trong quá trình vận hành khai thác theo quy định. Hiện nay phần lớn các công trình nói trên đều có xây dựng quy trình vận hành điều tiêt và quy trình kỹ thuật quản lý vận hành. Các công trình chưa có hoặc được đầu tư nâng cấp công trình đầu mối đang được công ty cho thực hiện lập và phê duyệt quy trình để thực hiện trong năm 2011 (hồ chứa nước Hoàng Ân, Ia Glai, Hà Ra Nam, Hà Ra Bắc Ia Hrung)
Đối với các hồ chứa có dung tích > 50 triệu m3, công ty đã bố trí ít nhất có 2 – 3 kỹ sư thủy lợi, các hồ chứa có dung tích từ 10 đến dưới 50 triệu m3 bố trí 01 kỹ sư và 2- 3 trung cấp thủy lợi, các công trình hồ chứa từ 1 đến dưới 10 triệu m3 bố trí 1- 2 cán bộ kỹ thuật trung cấp có thâm niên > 5 năm công tác. Ngoài ra các hồ chứa có cửa van vận hành bằng điện (Hồ Ia Ring, Ayun Hạ, Chư Prông), trong thời gian xả lũ điều có thợ điện thuộc biên chế công ty bậc thợ 4/7 trực ban tại khu vực công trình.
+ Công tác vận hành và bảo trì:
Trên cơ sở quy trình vận hành điều tiết đã được phê duyệt, cùng với kinh nghiệm qua quá trình vận hành khai thác, hàng năm căn cứ vào dự báo lượng nước đến hồ, nhu cầu dùng nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác làm kế hoạch lập kế hoạch trữ nước, cấp nước và xả nước cho tất cả các hồ chứa, Đồng thời lập phương án phòng chống lụt bão trong mùa mưa bão, đặc biệt chú ý đến khi có lũ lớn vượt lũ thiết kế hoặc khi hồ chứa có sự cố.
Vận hành trong mùa lũ:
Kiểm tra công trình trước lũ đúng theo quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng để đảm bảo công trình vận hành an toàn.
Vận hành điều tiết trong mùa lũ phải an toàn đồng thời giữ mực nước trong hồ chứa bảo đảm cấp đủ nước tưới trong mùa kiệt, đồng thời chú ý đến các các quy định liên qua các hồ chứa đã có quy trình vận hành điều tiết liên hồ (hồ chứa nước Ayun Hạ) Trước khi xả lũ phải có báo cáo Sở NN và PTNT, Ban chỉ huy PCLB tỉnh và các cơ quan có liên quan (về thời gian, lưu lượng và số cửa xả ….) thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du về việc xả lũ.
Vận hành trong mùa kiệt:
Trên cơ sở KHDN đã duyệt. Trong quá trình điều tiết mực nước hồ phải cao hơn hoặc bằng “Đường hạn chế tưới nước, cấp nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác (nếu có)”
Khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng “đường hạn chế cấp nước” Công ty TNHH KTCTTL Gia Lai đảm bảo cấp nước cho các nhu cầu theo phương án cấp nước.
Khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước” và cao hơn mực nước chết công ty và các hộ dùng nước phải thực hiện các biện pháp cấp nước (điều tiết giảm theo một tỷ lệ nhất định nhưng vẫn không làm ảnh hưỡng lớn đến năng suất cây trồng) và có biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hạn chế thiếu nước vào cuối mùa kiệt.
Khi mực nước hồ thấp hơn mực nước chết, công ty lập phương án kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh quyết định thực hiện.
Kế hoạch và phương án cấp nước trong năm 2012 của toàn đơn vị:
Đối với các hồ chứa nước hiện nay đã tích đầy theo thiết kế: Hồ chứa nước Ayun Hạ, Ia Mla, Ia Glai, Hoàng Ân, Ia Hrung, Hà Ra Nam, Hà Ra Bắc, đảm bảo cấp nước theo nhu cầu sản xuất của từng địa phương
Đối với các hồ chứa nước tích chưa đủ so với thiết kế: Phương án cấp nước thì chỉ phân phối tối đa 02 lần đối với cây công nghiệp (cà phê, tiêu) ưu tiên cấp nước hết vụ đối với cây lúa nước.
Đối với các công trình đập dâng, dự báo lượng nước đến các công trình giảm từ 20 – 30% do vậy cũng chỉ cấp nước từ 1 – 2 đợt cho cây công nghiệp.
– Vận hành công trình đầu mối:
Phải thường xuyên đo mực mước hồ chứa, có ghi chép sổ nhật ký công trình.
Mở cống lấy nước theo yêu cầu tưới và tuân thủ đường quan hệ : Q ~ Z ~ a (Lưu lượng – mực nước thượng lưu – độ mở cống)
Khi mở van côn hoặc cửa cống phải mở lấy nước từ từ để lưu lượng đạt từ thấp đến khi đạt được lưu lượng yêu cầu. trong quá trình mở mà có hiện tượng rung động khác thường thì phải từ từ hạ xuống kiểm tra xử lý thật an toàn mới vận hành trở lại. ngiệm cấm sử dụng lực cưỡng bức để xử lý khi cửa van bị kẹt.
Vận hành tràn xả lũ phải tuân theo quy định chung của vận hành hồ chứa. Trước khi cho cửa tràn vào làm việc cần kiểm tra toàn bộ các cửa cung, thiết bị đóng mở (bằng cáp tời điện, hoặc xy lanh thủy lực) bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình làm việc sau này, cáp tời hoặc xy lanh thủy lực thao tác đúng quy trình do nhà cung cấp thiết bị đưa ra.
– Vận hành hệ thống kênh:
Mở cống lấy nước đầu kênh các cấp theo quy định phân phối của KHDN (H, Q), điều tiết khẩu độ theo từng thời kỳ sinh trưởng cây trồng.
– Công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị:
Công tác bảo dưỡng máy đóng mở, cửa van, phai, máy thả phai phải thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trường hợp không có hướng dẫn của nhà sản xuất thì phải thực hiện theo quy định sau:
Bảo dưỡng máy đóng mở dạng vít: Định kỳ tra mở vào các bánh răng (2 lần/năm) ổ trục, trục vít, kiểm tra các bu lông chân máy, thường xuyên vệ sinh và sơn bổ sung cho máy.
Bảo dưỡng của van cung: Định kỳ tra mỡ vào trục cối quay, chốt giữ cửa, cáp tời, vệ sinh sơn lại cửa và các thiết bị cơ khí khác, bổ sung và thay dầu thủy lực theo hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị.
Công tác tu sửa, nạo vét và sửa chữa công trình:
Cuối mỗi vụ sản xuất hàng năm: Công ty tiến hành kiểm tra toàn bộ khối lượng cần sửa chữa thường xuyên công trình theo quy định. Làm cơ sở cho việc lập và xây dựng kế hoạch sửa chữa cho từng công trình. Đối với các công trình khu vực phía tây tỉnh thì được thi công sửa chữa nạo vét vào các tháng cuối năm. Các công phía đông nam tỉnh, các huyện Phú Thiện, Ayun Pa, Ia Pa, Krông Pa triển khai thi công hai đợt (vào thời gian cắt nước tưới giữa 2 vụ) để bảo đảm thuận lợi cho việc cấp nước của công trình, trong đó chú trọng đến việc đầu tư sửa chữa các hạng mục công trình có tính cấp thiết đến an toàn hệ thống. (kèm theo bảng tổng hợp kế hoạch đặt hàng thực hiện nhiệm vụ SCTX tài sản cố định năm 2011)
c/Phương án tuần tra, bảo vệ công trình và máy móc thiết bị:
Căn cứ thông tư hướng dẫn số 45/2009/TT – BNNPTNT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hướng dẫn lập và phê duyệt phương án công trình thủy lợi. Công ty đã lập phương án bảo vệ cho từng công trình và từng xí nghiệp trực thuộc công ty, hiện đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
Để bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ đề ra công ty đã xây dựng lực lượng bảo vệ công trình (bao gồm chuyên trách và bán chuyên trách) thường xuyên huấn luyện sẳn sàng chiến đấu giải quyết tốt tại chổ khi có tình huống xảy ra trong điều kiện bình thường hoặc trong điều kiện có mưa bão. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nơi có công trình đi qua trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm.
Lực lượng bảo vệ công trình chủ lực là các đội tự vệ được thành lập, có phối hợp chặt chẽ với các ban chuyên môn của xí nghiệp, thường xuyên tổ chức diễn tập nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp của từng thành viên.
Xây dựng và cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi quy định tại khoản 3 điều 25 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và điều 23 nghị định 143/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL.
– Thường xuyên có thông báo đến các chính quyền địa phương biết để tuyên truyền phổ biến các vấn đề liên quan trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi để mọi người dân trong vùng hưởng lợi cùng tham gia và chấp hành, nhằm phục vụ sản xuất phát triển KTXH, góp phần bảo đảm an toàn xã hội và an ninh trên địa bàn.
– Một số đề xuất khác: Đối với các công trình hồ chứa đã xây dựng từ những năm 1990 – 2000 do chưa được đầu tư đồng bộ và kiên cố, qua thời gian khai thác đã có một số hạng mục bị xuống cấp nhất là các công trình đầu mối, chưa có đường quản lý các công trình phụ trợ như: nhà quản lý, hệ thống điện chiếu sáng, thông tin liên lạc.Từ đó rất khó khăn trong việc tiếp cận và triển khai phương án phòng chống lụt bão cho công trình. Để đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão hàng năm, đồng thời tạo điều kiện tốt trong việc triển khai phương án PCLB cho các công trình hồ chứa đề nghị nhà nước, các cấp chính quyền, bộ ngành cấp sớm bố trí vốn đầu tư nâng cấp các công trình như: hồ chứa nước Ia Hrung, Hà Ra Nam, Hà Ra Nam là rất cần thiết.
d/ Phương án quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao và hoạt động kinh doanh tổng hợp khác theo qui định.
– Với tính chất đặc thù của doanh nghiệp, do vậy nguồn vốn và tài sản chủ yếu là các hệ thống công trình thủy lợi. Việc quản lý và sử dụng các hệ thống công trình này được thực hiện theo đúng các qui định, qui trình, qui phạm do nhà nước ban hành.
– Ngoài nhiệm vụ chính là quản lý vận hành, cung cấp nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho các thành phần kinh tế khác. Công ty còn có tận dụng cảnh quan để hoạt động tham quan du lịch, việc sử dụng vốn và tài sản cho hoạt động này đều phải tuân thủ tiêu chí là không ảnh hưởng đến hoạt động của nhiệm vụ chính đồng thời đảm bảo chi phí để bù đắp và có lợi nhuận.
IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC, TU SỬA VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH.
1.Phương án thu chi từ hoạt động dịch vụ tưới tiêu cấp nước,…(nhiệm vụ chính)
1.1 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG QLKT NĂM 2012
TT
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
Số tiền (đồng)
A
Tổng giá trị phục vụ (cả doanh thu khai thác tổng hợp)
21.607.108.552

Trong đó: -Gía trị phải thu
3.650.478.640

-Gía trị thuỷ lợi phí được miễn
17.956.629.912
B
Tổng Doanh thu
21.607.108.552
C
Tổng chi phí
21.607.108.552
1
Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương
13.470.000.000
2
Các khoản phải nộp tính theo lương
2.820.000.000
3 Khấu hao cơ bản tài sản cố định
337.108.552
4 Nhiên vật liệu vận hành, bảo dưỡng công trình MMTB
70.000.000
5 Điện cho bơm tưới
120.000.000
6 Sửa chữa thường xuyên, thời vụ tài sản cố định
1.660.000.000
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.945.000.000
8 Chi phí phục vụ phòng, chống lụt bão, úng hạn
70.000.000
9 Chi phí đào tạo tập huấn
100.000.000
10 Chi phí bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ công trình
200.000.000
11 Chi trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm
135.000.000
12 Chi phí Thuế tài nguyên và thuế giá trị gia tăng phải nộp
680.000.000
D Kế hoạch dự hỗ trợ cấp bù
9.285.000.000
1 Cấp bù sửa chữa thường xuyên còn thiếu theo qui định
6.040.000.000
2 Kinh phí xây dựng các định mức Kinh tế-Kỹ thuật
1.000.000.000
3 Hỗ trợ trích lập quỹ KT, phúc lợi bằng 2 tháng lương
2.245.000.000
1.2. TỔNG GIÁ TRỊ PHỤC VỤ TƯỚI TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2012:
Gía trị của hoạt động quản lý khai thác là 21.607.108.552đồng
Trong đó giá trị phải thu là: 3.650.478.640 đồng
1.3. DIỆN TÍCH TƯỚI: 24.326,09 ha (Lấy tròn: 24.326 ha)
Trong đó:
a. Cây công nghiệp: 4.509,68 ha (Lấy tròn: 4.510 ha)
b. Lúa màu: 19.720,31 ha (Lấy tròn: 19.720 ha)
c. Ao hồ: 96,1 ha (Lấy tròn: 96 ha)
1.4. TỔNG CHI PHÍ:
a. Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương:
* Tổng số CBCNV của hoạt động quản lý khai thác tính theo Quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành qui định tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
– Công tác đầu mối hồ chứa: 22.519,2 ha x 1,147 công/ha = 25.830 công
– Công tác đầu mối đập dâng: 1.806,89 ha x 0,738 công/ha = 1.333 công
– Công tác vận hành, bảo vệ các công trình trên kênh: 24.326,09 ha x 0,815 công/ha = 19.826 công
– Công tác chuyên kênh: 24.326,09 ha x 0,863 công/ha = 20.993 công
– Công tác phục vụ (phụ trợ): 24.326,09 ha x 0,913 công/ha = 22.210 công
– Lao động gián tiếp: 24.326,09 ha x 0,733 công/ha = 17.831 công
Tổng cộng: 108.023 công
Số ngày công lao động trong năm cho một người: 365 ngày – 52 ngày (Chủ nhật) – 9 ngày (lễ, tết) – 17 ngày (phép) = 287 ngày/người
Số lao động theo định mức:108.023 công: 287 công/người = 376 người.Trong đó:
– Lao động quản lý hồ: 25.830 công: 287 công/người = 90 người. Bậc công việc 4,3/6.
– Lao động quản lý đập dâng: 1.333 công: 287 công/người = 5 người. Bậc công việc 4,3/6.
– Lao động quản lý công trình trên kênh: 19.826 công: 287 công/người = 69 người. Bậc công việc 4,3/6.
– Lao động quản lý chuyên kênh: 20.993 công: 287 công/người = 73 người. Bậc công việc 3,8/6.
– Lao động phục vụ (phụ trợ): 22.210 công: 287 công/người = 77 người. Hệ số lương bình quân thực tế 3,6.
– Lao động gián tiếp: 17.831 công: 287 công/người = 62 người. Hệ số lương bình quân thực tế 3,6.
Tổng quỹ tiền lương:
Áp dụng mức lương tối thiểu là 830.000 đồng (từ tháng 01 đến tháng 4) và 1.050.000 đồng (từ tháng 5 đến tháng12)
Tính toán chi tiết ứng với 90% số lao động theo định mức:
– Lao động quản lý hồ: 90 người. Bậc công việc: 4,3/6 (HSL: 3,077)
(830.000 x 4 + 1.050.000 x 8) x (3,077 + 0,3) x 90 người x 90% = 3.205.853.640 đồng
– Lao động quản lý đập: 5 người. Bậc công việc: 4,3/6 (HSL: 3.077)
(830.000 x 4 + 1.050.000 x 8) x (3,077 + 0,3) x 5 người x 90% = 178.102.980 đồng
– Lao động quản lý công trình trên kênh: 69 người. Bậc công việc: 4,6/6 (HSL: 2,968)
(830.000 x 4 + 1.050.000 x 8) x (2,968 + 0,3) x 69 người x 90% = 2.378.489.616 đồng
– Lao động quản lý chuyên kênh: 73 người. Bậc công việc: 3,8/6 (HSL: 2,564)
(830.000 x 4 + 1.050.000 x 8) x (2,564 + 0,3) x 73 người x 90% = 2.205.291.456 đồng
– Lao động phục vụ ( phụ trợ) : 77 người. HSL bình quân thực tế 3,15.
(830.000 x 4 + 1.050.000 x 8) x (3,15+ 0,3) x 77 người x 90% = 2.802.076.200 đồng
– Lao động gián tiếp: 56 người. HSL bình quân thực tế 3.
(830.000 x 4 + 1.050.000 x 8) x (3 + 0,4) x 56 người x 90% = 2.008.339.200 đồng.
– Quỹ lương kế hoạch của Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên:
+ Chủ tịch kiêm Giám đốc: (830.000 x 4 + 1.050.000 x 8) x 6,41 x 2 = 150.250.400 đồng
+ Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên:
(830.000 x 4 + 1.050.000 x 8) x 25,67 x 1,8 = 541.534.320 đồng
Tổng quỹ lương năm 2012: 13.469.937.812 đồng (làm tròn 13.470.000.000 đồng)
b. Các khoản phải nộp tính theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ):
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
(830.000 x 4 + 1.050.000 x 8) x 1.036,492 x 21%) = 2.551.014.110 đồng
* Tổng hệ số lương được tính: 81 x 3,077 + 5 x 3,077 + 62 x 2,968 + 66 x 2,564 + 69 x 3,15 + 50 x 3,4 + 31,28 = 1.036,492
* Công ty ước thực hiện 90% số lao động theo định mức.
– Kinh phí công đoàn:
13.470.000.000 x 2% = 269.400.000 đồng
Tổng cộng: 2.820.414.110 đồng. (làm tròn 2.820.000.000 đồng)
c. Khấu hao cơ bản tài sản cố định ( tính theo quy định): 337.000.000 đồng.
d. Nguyên, nhiên, vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc TB (tính bằng 0,005% giá trị tài sản cố định): 1.400.000.000.000 x 0,005% = 70.000.000 đồng.
e. Điện cho bơm tưới (Tính theo thực tế hàng năm): 120.000.000 đồng.
f. Chi phí sửa chữa thường xuyên, thời vụ (cân đối từ doanh thu sau khi trừ 11 khoản chi phí): 1.620.000.000 đồng
g. Chi phí quản lý doanh nghiệp (tính bằng 9% tổng doanh thu):
21.607.000.000 đồng x 9% = 1.945.000.000 đồng.
h. Chi phí phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn (tính bằng 0,005% giá trị tài sản cố định): 1.400.000.000.000 x 0,005% = 70.000.000 đồng.
k. Chi phí đào tạo, tập huấn ( tính theo thực tế hàng năm): 100.000.000 đồng.
l. Chi phí cho công tác bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ công trình (tính theo thực tế hàng năm): 200.000.000 đồng.
m. Chi phí trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm (theo quy định từ 1% đến 3%):
13.470.000.000 đồng x 1% = 134.700.000 đồng. (làm tròn 135.000.000 đồng)
n. Chi phí thuế tài nguyên phải nộp ( theo quy định của Nhà nước):
22.500.000 kw x 1.304 đồng/kw x 2% = 586.800.000 đồng. (làm tròn 587.000.000 đồng)
p. Thuế Giá trị gia tăng phải nộp (theo qui định của Nhà nước):
(1.409.400.000 + 405.000.000 + 10.000.000 + 120.000.000)/1,05 x 5% =92.590.476 đồng (làm tròn 93.000.000 đồng)
1.5. KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CẤP BÙ:
a. Chi phí sửa chữa thường xuyên:
Theo quy định của Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT mức khung chi phí sửa chữa thường xuyên trên giá trị tài sản cố định, đối với miền núi là: 0,55% – 1,2%.
Chi phí sửa chữa thường xuyên áp dụng mức thấp nhất 0,55% là:
1.400.000.000.000 đồng x 0,55% = 7.700.000.000 đồng
Chi phí sửa chữa thường xuyên còn thiếu xin cấp bù:
7.700.000.000 – 1.660.000.000 = 6.040.000.000 đồng.
b. Hỗ trợ trích lập quỹ khen thưởng – phúc lợi bằng 2 tháng lương theo quy định:
13.470.000.000 đồng: 12 x 2 = 2.245.000.000 đồng.
c. Cấp kinh phí xây dựng các định mức kinh tế – kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi: 1.000.000.000 đồng
Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ cấp bù là: 9.285.000.000 đồng.
Ngày 15 tháng 02 năm 2012
Thủ trưởng đơn vị

UBND TỈNH GIA LAI
Phụ lục 01

CÔNG TY TNHH KTCT THUỶ LỢI






BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐẶT HÀNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI NĂM 2012




I Nhiệm vụ sản xuất
(Bảng 1)



Đơn vị tính: Đồng
TT
NỘI DUNG
Đơn vịtính Đơn vị quản lýCông ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợiGia Lai
1 Nhiệm vụ tưới tiêu, cấp nước


(Nhiệm vụ khác nếu có)

1.1 Nhiệm vụ tưới Ha
24.326,09
1.2 Nhiệm vụ tiêu

1.3 Nhiệm vụ cấp nước
1.982.200.000

+Thuỷ điện Đồng
1.419.400.000

+Nhà máy cao su, đường, vườn ươm Đồng
562.800.000
2 Nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên


tài sản cố định

2.1 Từ nguồn thu Thuỷ lợi phí
1.660.000.000
2.2 Từ nguồn ngân sách cấp bù
6.040.000.000
II Kế hoạch tài chính
(Bảng 2)
II.1 Kế hoạch thu
Đơn vị tính: Đồng
TT Các khoản thu
Đơn vị quản lýCông ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợiGia Lai

Tổng Doanh thu
21.607.108.552,00
I Thu từ dịch vụ tưới tiêu
19.624.908.552,00
1 Thu cấp bù do miễn thuỷ lợi phí của đối tượng được miễn
17.956.629.912,00

giảm theo NĐ115/2008/NĐ-CP

2 Tiền thu thuỷ lợi phí các đối tượng không được miễn giảm
1.668.278.640

thuỷ lợi phí theo NĐ 115/2008/NĐ-CP

II Thu từ các hoạt động khác
1.982.200.000
1 Cấp nước thuỷ điện
1.419.400.000
2 Cấp nước cho chế biến cao su, vuờn ươm, nhà máy đường
562.800.000



(Bảng 3)
II.2 Kế hoạch chi
Đơn vị tính: Đồng
TT Các khoản chi
Đơn vị quản lýCông ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợiGia Lai

Tổng Chi phí
28.647.108.552
A Chi cho công tác tưới và tiêu nước
26.967.108.552
I Nhóm chi phí phục vụ đầu tư, thay thế, sửa chữa
337.108.552
1 Chi khấu hao tài sản cố định của những tài sản phải trích KH
337.108.552
2 Chi phí SCL tài sản cố định (Trừ chi phí SCL được cấp
0

kinh phí riêng)

II Nhóm chi phí Quản lý vận hành
26.630.000.000
1 Chi phí tiền lương, phụ cấp theo lương (bao gồm cả ăn ca)
16.290.000.000

và các khoản phải nộp theo lương

2 Chi phí nhiên liệu, năng lượng cho công tác tưới tiêu cấp nước
120.000.000
3 Chi phí vật tư nhiên liệu cho công tác vận hành và bảo dưỡng công trình phục vụ tưới tiêu
70.000.000
4 Chi phí sửa chữa thường xuên tài sản cố định
7.700.000.000
5 Chi trả tạo nguồn (nếu có)

6 Chi phí Quản lý doanh nghiệp
1.945.000.000
7 Chi phí phục vụ Phòng chống lụt bão-Úng hạn
70.000.000
8 Chi phí đào tạo-tập huấn
100.000.000
9 Chi phí cho công tác bảo hộ, An toàn lao động và bảo vệ
200.000.000

công trình thuỷ lợi

10 Chi phí trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm
135.000.000
B Chi khác
1.680.000.000
1 Thuế tài nguyên phải nộp
680.000.000
2 Lập định mức KT-KT trong quản lý khai thác công trình
1.000.000.000

thuỷ lợi




(Bảng 4)
II.3 Kế hoạch trợ cấp, trợ giá
Đơn vị tính: Đồng
TT Các trợ giá, cấp bù
Đơn vị quản lýCông ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợiGia Lai

Tổng số trợ cấp, trợ giá

I Kế hoạch trợ cấp
7.040.000.000
1 Cấp bù sửa chữa thường xuyên TSCĐ
6.040.000.000
2 Cấp kinh phí xây dựng định mức KT-KT trong công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
1.000.000.000
II Kế hoạch trợ giá
0
1




Gia Lai, ngày 02/03/2012

Người lập Thủ trưởng đơn vị
Phụ lục 01:




KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC VÀ DOANH THU CHI TIẾT NĂM 2012
Lập tháng 02/2012
TT
LOẠI CÂY TRỒNG
Biện pháp công trình
D.Tích
(HA)
Đơn giá
(ĐỒNG)
Thành tiền
(ĐỒNG)
Trong đó ngoài hạn mức
Diện tích
G.trị phải thu
TOÀN CÔNG TY
24.326,09

21.607.108.552
1.090,26
3.650.478.640
I XN TN ĐM-KC Ayun Hạ
9.712,52
(Hồ chứa)
7.791.647.552

1.447.200.000

a/ Vụ Đông xuân
4.808,21

3.052.098.776



Lúa nước tự chảy
4.488,33
658.000
2.953.321.140



Lúa tưới tạo nguồn
180,38
263.200
47.476.016



Lúa tưới bằng động lực
29,90
751.000
22.454.900



Rau màu tự chảy
109,60
263.200
28.846.720



b/ Vụ mùa
4.904,31

3.292.348.776



Lúa nước tự chảy
4.488,33
658.000
2.953.321.140



Lúa tưới tạo nguồn
180,38
263.200
47.476.016



Lúa tưới bằng động lực
29,90
751.000
22.454.900



Ao NT thủy sản tự chảy
96,10
2.500.000
240.250.000



Rau màu tự chảy
109,60
263.200
28.846.720



c/ Cấp nước phát điện(20.000.000 Kw/h x 522 x 12%)
1.252.800.000

1.252.800.000

d/ Cấp nước Cao su Hoàng Anh (54,000m3 x 700đ/m3)
37.800.000

37.800.000

e/ Thủy điện kênh Bắc (2500.000kwx522x 12%)
156.600.000

156.600.000
II XN TN Kênh N-B Ayun Hạ
4.610,62
(Hồ chứa)
3.436.171.348
0
405.000.000
1
Trạm thủy nông Ia Pa
2.895,10

1.909.244.500
0
0

a/ Vụ Đông xuân
1.447,55

954.622.250



Lúa nước tự chảy
1.424,60
658.000
937.386.800



Lúa tưới bằng động lực
22,95
751.000
17.235.450



b/ Vụ Mùa
1.447,55

954.622.250



Lúa nước tự chảy
1.424,60
658.000
937.386.800



Lúa tưới bằng động lực
22,95
751.000
17.235.450


2
Trạm thủy nông Ayun Pa
1.715,52

1.526.926.848
0
405.000.000

a/ Vụ Đông xuân
857,76

560.963.424



Lúa nước tự chảy
849,04
658.000
558.668.320



Lúa tưới tạo nguồn
8,72
263.200
2.295.104



b/ Vụ Mùa
857,76

560.963.424



Lúa nước tự chảy
849,04
658.000
558.668.320



Lúa tưới tạo nguồn
8,72
263.200
2.295.104



c/ Cấp nước nhà máy nước Ayun Pa
0

0

d/ Cấp nước NM đường
540.000
750
405.000.000

405.000.000
III Xí nghiệp TN Ia M’Lah
2.200,00
(Hồ chứa)
710.640.000



a/ Vụ Đông xuân
1.100,00

355.320.000



Hoa màu tự chảy
800,00
263.200
210.560.000



Hoa màu tạo nguồn
100,00
131.600
13.160.000



Lúa nước tư chảy
200,00
658.000
131.600.000



b/ Vụ mùa
1.100,00

355.320.000



Lúa nước tưới tự chảy
200,00
658.000
131.600.000



Hoa màu tự chảy
800,00
263.200
210.560.000



Hoa màu tạo nguồn
100,00
131.600
13.160.000


IV XN TN ChưPăh-IaGRai
2.883,25

3.748.858.816
896,39
1.353.091.120
1
Công trình đầu mối Biển Hồ
572,59
(Hồ chứa)
762.497.200
153,51
224.006.800
1.1 Ngoài hạn điền
153,51

224.006.800

224.006.800

a/ Vụ Đông xuân
153,51

224.006.800



* Công ty chè Biển Hồ
90,00

110.040.000
90,00
110.040.000

Cấp nước Cà phê KD
60,00
1.680.000
100.800.000



Cấp nước Chè XDCB
30,00
308.000
9.240.000



* Cty TNHH Tam Ba
60,51

98.926.800
60,51
98.926.800

Cấp nước Cà phê KD
57,51
1.680.000
96.616.800



Cấp nước Tiêu KD
3,00
770.000
2.310.000



* Trần Quang Hải
3,00

5.040.000
3,00
5.040.000

Cấp nước Cà phê KD
3,00
1.680.000
5.040.000



* Cấp nước thủy điện

10.000.000

10.000.000

b/ Vụ mùa
0,00

0


1.2 Trong hạn điền
419,08

538.490.400



a/ Vụ Đông xuân
338,08

485.192.400



* Cấp nước Cà phê KD
257,08
1.680.000
431.894.400



* Lúa nước ven suối
81,00
658.000
53.298.000



b/ Vụ mùa
81,00

53.298.000



* Lúa nước ven suối tự chảy
81,00
658.000
53.298.000


2
Khu tưới Ia sao
1.340,91
(Hồ chứa)
2.062.055.016
742,88
1.129.084.320

a/ Vụ Đông xuân
1.311,70

2.042.834.836



* Ngoài hạn điền
742,88

1.129.084.320
742,88
1.129.084.320

Cấp nước Cà phê KD
624,87
1.680.000
1.049.781.600



Cấp nước Cà phê XDCB
118,01
672.000
79.302.720



* Trong hạn điền
568,82

913.750.516



Cấp nước Cà phê KD
531,13
1.680.000
892.298.400



Lúa nước
29,21
658.000
19.220.180



Hoa màu
8,48
263.200
2.231.936



b/ Vụ mùa
29,21

19.220.180



Lúa nước tự chảy
29,21
658.000
19.220.180


3
Hồ chứa Ia Rung
267,48

449.366.400



a/ Vụ Đông xuân
267,48

449.366.400



Cà phê KD
267,48
1.680.000
449.366.400



b/ Vụ mùa
0,00

0


4
Hồ chứa Tân Sơn
702,27

474.940.200



a/ Vụ Đông xuân
357,42

248.028.900



Lúa nước
344,85
658.000
226.911.300



Cấp nước Cà phê KD
12,57
1.680.000
21.117.600



b/ Vụ Mùa
344,85

226.911.300



Lúa nước
344,85
658.000
226.911.300


V XN TN PLeiku-Mang Yang
943,09

653.103.920
0
0
1
Đập dâng Ia Lôm
31,21

30.807.280



a/ Vụ Đông xuân
31,21

30.807.280



Lúa nước
21,16
658.000
13.923.280



Cấp nước Cà phê KD
10,05
1.680.000
16.884.000



b/ Vụ Mùa
0,00

0


2
Đập dâng Bà zĩ
91,78

82.670.840



a/ Vụ Đông xuân
49,64

54.942.720



Lúa nước
27,84
658.000
18.318.720



Cấp nước Cà phê KD
21,80
1.680.000
36.624.000



b/ Vụ Mùa
42,14

27.728.120,00



Lúa nước
42,14
658.000
27.728.120


3
Đập dâng Plei Wau
55,75

36.683.500



a/ Vụ Đông xuân
6,00

3.948.000



Lúa nước
6,00
658.000
3.948.000



b/ Vụ Mùa
49,75

32.735.500,00



Lúa nước
49,75
658.000
32.735.500


4
Đập dâng An Phú
171,45

112.814.100



a/ Vụ Đông xuân
37,43

24.628.940



Lúa nước
37,43
658.000
24.628.940



b/ Vụ Mùa
134,02

88.185.160,00



Lúa nước
134,02
658.000
88.185.160


5
Đập Đất
69,54

45.757.320



a/ Vụ Đông xuân
17,00

11.186.000



Lúa nước
17,00
658.000
11.186.000



b/ Vụ Mùa
52,54

34.571.320,00



Lúa nước
52,54
658.000
34.571.320


6
Hồ chứa H’Ra Nam
230,00

151.340.000



a/ Vụ Đông xuân
100,00

65.800.000



Lúa nước
100,00
658.000
65.800.000



b/ Vụ Mùa
130,00

85.540.000



Lúa nước
130,00
658.000
85.540.000


7
Hồ chứa H’Ra Bắc
50,00

32.900.000



a/ Vụ Đông xuân
20,00

13.160.000



Lúa nước
20,00
658.000
13.160.000



b/ Vụ Mùa
30,00

19.740.000



Lúa nước
30,00
658.000
19.740.000


8
ĐD Đăk Trang (nước hồ H’ra)
50,00

32.900.000



a/ Vụ Đông xuân
25,00

16.450.000



Lúa nước
25,00
658.000
16.450.000



b/ Vụ Mùa
25,00

16.450.000



Lúa nước
25,00
658.000
16.450.000


9
ĐD Đa Ha (nước hò H’ra)
20,00

13.160.000



a/ Vụ Đông xuân
5,00

3.290.000



Lúa nước
5,00
658.000
3.290.000



b/ Vụ Mùa
15,00

9.870.000



Lúa nước
15,00
658.000
9.870.000


10
Công trình Ayun Thượng
68,36

44.980.880



a/ Vụ Đông xuân
33,72

22.187.760



Lúa nước
33,72
658.000
22.187.760



b/ Vụ Mùa
34,64

22.793.120



Lúa nước
34,64
658.000
22.793.120


11
Công trình Đăk Pa You
105,00

69.090.000



a/ Vụ Đông xuân
45,00

29.610.000



Lúa nước
45,00
658.000
29.610.000



b/ Vụ Mùa
60,00

39.480.000



Lúa nước tự chảy
60,00
658.000
39.480.000


VI XN TN Chư Sê-Chư Pưh
2.219,466

3.115.874.308
24,57
161.277.600
1
Hồ chứa Ia GLai
210,67

470.726.600
0,20
120.336.000

a/ Vụ Đông xuân
210,67

350.726.600



* Ngoài hạn điền
0,20

336.000
0,20
336.000

Cấp nước Cà phê KD
0,20
1.680.000
336.000



* Trong hạn điền
210,47

350.390.600



Cấp nước Cà phê KD
187,62
1.680.000
315.201.600



Cấp nước Tiêu KD
22,85
1.540.000
35.189.000



Lúa nước tự chảy
0,00
658.000
0



b/ Vụ Mùa
0,00

0



c/ Cấp nước chế biến mủ cao su 160,000 m3x750đ/m3
120.000.000
0,00
120.000.000
2
Đập dâng Ia Peet
183,60

262.519.320
5,80
9.744.000

a/ Vụ Đông xuân
161,13

247.734.060



* Ngoài hạn điền
5,80

9.744.000
5,80
9.744.000

Cấp nước Cà phê KD
5,80
1.680.000
9.744.000



* Trong hạn điền
155,33

237.990.060



Cấp nước Cà phê KD
132,86
1.680.000
223.204.800



Lúa nước tưới tự chảy
22,47
658.000
14.785.260



b/ Vụ mùa
22,47

14.785.260



Lúa nước tưới tự chảy
22,47
658.000
14.785.260


3
ĐĐ Ia Ring (Hồ IaRing)
806,61

1.123.752.840
18,57
31.197.600

a/ Vụ Đông xuân
696,32

1.051.182.020



* Ngoài hạn điền
18,57

31.197.600
18,57
31.197.600

Cấp nước Cà phê KD
18,57
1.680.000
31.197.600



* Trong hạn điền
677,75

1.019.984.420



Cấp nước Cà phê KD
525,18
1.680.000
882.302.400



Cấp nước Tiêu KD
42,28
1.540.000
65.111.200



Lúa nước tưới tự chảy
110,29
658.000
72.570.820



b/ Vụ mùa
110,29

72.570.820



Lúa nước tưới tự chảy
110,29
658.000
72.570.820


4
Hồ chứa Ia Ring
409,30

641.429.600



a/ Vụ Đông xuân
386,70

626.558.800



Cấp nước Cà phê KD
364,10
1.680.000
611.688.000



Lúa nước tưới tự chảy
22,60
658.000
14.870.800



b/ Vụ mùa
22,60

14.870.800



Lúa nước tưới tự chảy
22,60
658.000
14.870.800


5
Công trình ĐD GreoPeet
258,65

333.647.720
Hồ Ia Ring tưới phủ

a/ Vụ Đông xuân
210,03

301.655.760



Cấp nước Cà phê KD
150,66
1.680.000
253.108.800



Cấp nước Tiêu KD
10,75
1.540.000
16.555.000



Lúa nước tưới tự chảy
48,62
658.000
31.991.960



b/ Vụ mùa
48,62

31.991.960



Lúa nước tưới tự chảy
48,62
658.000
31.991.960


6
Đập dâng Ia Hlốp
87,38

103.370.680



a/ Vụ Đông xuân
66,80

89.829.040



Lúa nước tưới tự chảy
20,58
658.000
13.541.640



Cấp nước Cà phê KD
36,49
1.680.000
61.303.200



Cấp nước Tiêu KD
9,73
1.540.000
14.984.200



b/ Vụ mùa
20,58

13.541.640



Lúa nước tưới tự chảy
20,58
658.000
13.541.640


7
Đập dâng Phạm Kleo
55,336

43.616.188



a/ Vụ Đông xuân
31,193

27.730.094



Lúa nước tưới tự chảy
24,143
658.000
15.886.094



Cấp nước Cà phê KD
7,050
1.680.000
11.844.000



b/ Vụ mùa
24,143

15.886.094



Lúa nước tưới tự chảy
24,143
658.000
15.886.094


8
Đập dâng Plei Thơ Gah
207,92

136.811.360



a/ Vụ Đông xuân
97,96

64.457.680



Lúa nước tưới tự chảy
97,96
658.000
64.457.680



b/ Vụ mùa
109,96

72.353.680



Lúa nước tưới tự chảy
109,96
658.000
72.353.680


VII XN TN CHƯ PRÔNG
1.757,14

2.150.812.608
169,30
283.909.920
1
Hồ chứa Hoàng Ân
676,05

1.125.506.928



a/ Vụ Đông xuân
676,05

1.125.506.928



* Ngoài hạn điền
169,30

283.909.920
169,30
283.909.920

Cấp nước Cà phê KD
168,79
1.680.000
283.567.200



Cấp nước Cà phê XDCB
0,51
672.000
342.720



* Trong hạn điền
506,75

841.597.008



Cấp nước Cà phê KD
497,79
1.680.000
836.287.200



Cấp nước Cà phê XDCB
7,22
672.000
4.851.840



Hoa màu tự chảy
1,74
263.200
457.968



b/ Vụ mùa

0


2
Đập dâng Ia Vê
69,10

113.862.000



a/ Vụ Đông xuân
69,10

113.862.000



Cấp nước Cà phê KD
53,20
1.680.000
89.376.000



Cấp nước Tiêu KD
15,90
1.540.000
24.486.000



b/ Vụ mùa

0


3
Đập dâng Ia Lâu
610,46

401.682.680



a/ Vụ Đông xuân
305,23

200.841.340



Lúa nước tự chảy
305,23
658.000
200.841.340



b/ Vụ Mùa
305,23

200.841.340



Lúa nước tự chảy
305,23
658.000
200.841.340


4
Hồ chứa Thị Trấn
296,03

453.370.400



a/ Vụ Đông xuân
275,83

440.078.800



Cấp nước Cà phê KD
252,98
1.680.000
425.006.400



Cấp nước Cà phê XDCB
2,65
672.000
1.780.800



Lúa nước tự chảy
20,20
658.000
13.291.600



b/ Vụ Mùa
20,20

13.291.600



Lúa nước tự chảy
20,20
658.000
13.291.600


5
Hồ chứa Plei Pai
105,50

56.390.600



a/ Vụ Đông xuân
52,75

28.195.300



Lúa nước tự chảy
36,25
658.000
23.852.500



Hoa màu tự chảy
16,50
263.200
4.342.800



b/ Vụ Mùa
52,75

28.195.300



Lúa nước tự chảy
36,25
658.000
23.852.500



Hoa Màu tự chảy
16,50
263.200
4.342.800



Tổng cộng
24.326,09

21.607.108.552
1.090,26
3.650.478.640








Trong đó:
Năm 2012

Vụ Đông xuân

Vụ Mùa
* Cộng
24.326,09
24.326,09
14.251,47

10.075

Lúa
17.657,89

8.705,47

8.952

Màu
2.062,42

1.036,32

1.026

Cà phê, chè
4.405,17

4.405,17

0

Tiêu
104,51

104,51



Nuôi TS (ao)/năm
96,10



96

DT-DT Chia ra theo vụ
24.326,09
21.607.108.552


* Vụ Đông xuân
14.251,47

13.306.802.908


Lúa
8.705,47

5.658.459.604


Màu
1.036,32

259.599.424



Cà phê, chè
4.405,17

7.230.108.480
5.561.829.840

Tiêu
104,51

158.635.400


* Vụ Mùa
10.074,61

6.077.855.644



Lúa
8.952,41

5.820.946.124



Màu
1.026,10

256.909.520


* Nuôi trồng thuỷ sản
96,10

240.250.000


* Cấp nước công nghiệp khác (thuỷ điện, cao su)
1.982.200.000

Cấp nước cây công nghiệp ngoài hạn điền 1,090,26 ha
1.668.278.640,00



Diện tích miễn TLP
→→
23.235,83



Vụ đông xuân
14.251,47

13.161,21



Lúa
8.705,47

8.705,47



Màu
1.036,32

1.036,32



Cà phê, chè
4.405,17

3.314,91



Tiêu
104,51

104,51



Vụ Mùa
9.978,51

9.978,51



Lúa
8.952,41

8.952,41



Màu
1.026,10

1.026,10



Nuôi trồng thuỷ sản
96,10

96,10



Diện tích Miễn TLP chia theo biện pháp công trình

Vụ đông xuân
13.161,21

Bơm điện
Tự chảy
Tạo nguồn

Lúa
8.705,47

52,85
8.463,52
189

Màu
1.036,32

0,00
936,32
100

Cà phê, chè
3.314,91

0,00
3.314,91
0

Tiêu
104,51

0,00
104,51
0

Vụ Mùa
9.978,51





Lúa
8.952,41

52,85
8.710,46
189

Màu
1.026,10

0,00
926,10
100

Cấp nước NTTS
96,10

0,00
96,10
0

Tổng diện tích chia theo loại hình công trình
* D. tích tưới c. trình hồ chứa
22.519,20




* D. tích công trình đập dâng
1.806,89






24.326,09














CÔNG TY TNHH KTCT THỦY LỢI GIA LAI
UBND TỈNH GIA LAI

Phụ lục 2
CÔNG TY TNHH KTCT THỦY LỢI



CÁN BỘ, CÔNG NHÂN DỰ KIẾN BỐ TRÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
I. Bộ phận quản lý chung
27
người





Kỹ sư thủy lợi
9






Kỹ sư thủy sản
1






Cử nhân kinh tế
7






Cử nhân toán kinh tế
1






Cử nhân luật
2






Cao đẳng QTKD
1






TC thủy lợi
2






TC kế toán
2






Lái xe, Bảo vệ
2





STT Họ và tên
Số lượng
Trình độ chuyên môn (Đại học, cao đẳng, công nhân KT,…)
Số năm kinh nghiệm về quản lý KTCT thủy lợi (năm)
Chức danh, nhiệm vụ dự kiến giao
I Bộ phận chỉ huy chung
6



1 Trương Vân
1
Kỹ sư thủy lợi
31

2 Lê Viết Đại
1
Cử nhân kinh tế
31

3 Lê Mai
1
Cử nhân kinh tế
34

4 Phan Đình Thành
1
Cử nhân kinh tế
20

5 Nguyễn Thanh Bình
1
Kỹ sư thủy lợi
19

6 Đồng Văn Quang
1
Cử nhân kinh tế
9

II Bộ phận quản lý kỹ thuật
4



1 Hoàng Bình Yên
1
Kỹ sư thủy lợi
12

2 Lưu Văn Chuông
1
Cử nhân toán KT
32

3 Trần Công Nguyên
1
Kỹ sư thủy lợi
2

4 Tạ Thị Huệ
1
Cử nhân Luật
19

III Bộ phận quản lý nước (tưới, tiêu)
5



1 Hồ Trí Thế
1
Kỹ sư thủy lợi
16

2 Bùi Xuân Bổng
1
TC thủy lợi
34

3 Vũ Thế Hưng
1
Cử nhân kinh tế
27

4 Trần Nguyên Kỷ
1
Kỹ sư thủy lợi
19

5 Lê Thị Thanh Nga
1
Kỹ sư thủy lợi
8

IV Bộ phận quản lý tài chính
3



1 Nguyễn Thị Kim Oanh
1
Cử nhân kinh tế
26

2 Tống Văn Thành
1
Kỹ sư thủy sản
7

3 Hoàng Thị Dịu
1
Cử nhân kinh tế
9

1V Bộ phận TC, dự án
9



1 Bùi Thị Minh Phụng
1
Cử nhân Luật
32

2 Lê Việt Dũng
1
Cử nhân kinh tế
26

3 Nguyễn Thị Thanh Dung
1
TC kế toán
2

4 Bùi Thị Hương
1
Trung cấp kế toán
2

5 Bùi Hồng Đức
1
Lái xe
1

6 Lê Thị Minh Vỹ
1
Kỹ sư thủy lợi
13

7 Nguyễn Ngọc Hội
1
Kỹ sư thủy lợi
7

8 Trần Văn Hòa
1
TC thủy lợi
9

9 Tô Điền
1
Bảo vệ










II.Bộ phận trực tiếp quản lý, vận hành
312
người.




Trong đó:






Kỹ sư thủy lợi
18






Cử nhân kinh tế
2






Cử nhân luật
1






Cao đẳng cơ điện
1






TC thủy lợi
107






TC kế toán
11






TC địa chính
1






TC quản lý nhà nước
1






TC cấp thoát nước
1






TC điện
1






Công nhân
168






Trong đó:






Công nhân bậc 1/6
1






Công nhân thủy nông bậc 2/6
14






Công nhân thủy nông bậc 3/6
54






Công nhân thủy nông bậc 4/6
50






Công nhân thủy nông bậc 5/6
37






Công nhân thủy nông bậc 6/6
3






Công nhân vận hành trạm bơm
3






Công nhân điện
3






Công nhân thủy sản
1






Công nhân xây đúc bậc 4/7
0






Công nhân xây đúc bậc 3/7
0






Lái máy + lái xe
2





STT Xí nghiệp, Cụm, Trạm,…
Số lượng
Cấp bậc kỹ thuật



Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
1 Xí nghiệp Pleiku -Mang Yang
50
10
9
10



Kỹ sư thủy lợi
2






Cử nhân
2






Trung cấp thủy lợi
13






TC kế toán
2






TC địa chính
1






TC quản lý nhà nước
1






Công nhân
29





a) Công nhân thủy nông
29






Bậc 2/6






Bậc 3/6
10






Bậc 4/6
9






Bậc 5/6
10






Bậc 6/6
0





b) Công nhân vận hành trạm bơm
0





c) Công nhân điện
0





2 Xí nghiệp KTTL Chư Sê
42
9
7
4



Kỹ sư thủy lợi
4






Cử nhân
0






Trung cấp thủy lợi
13






TC kế toán
1






TC địa chính
0






TC cấp thoát nước
1






Công nhân
23





a) Công nhân thủy nông
23






Bậc 1/6
1






Bậc 2/6
2






Bậc 3/6
9






Bậc 4/6
7






Bậc 5/6
4






Bậc 6/6
0





b) Công nhân vận hành trạm bơm
0





c) Công nhân điện
0





3 Xí nghiệp TN Chư Prông
69
6
10
3



Kỹ sư thủy lợi
4






Cử nhân
0






Trung cấp thủy lợi
43






TC kế toán
1






TC địa chính
0






Công nhân
21





a) Công nhân thủy nông
21






Bậc 2/6
2






Bậc 3/6
6






Bậc 4/6
10






Bậc 5/6
3






Bậc 6/6
0





b) Công nhân vận hành trạm bơm
0





c) Công nhân điện
0





4 Xí nghiệp ĐM-KC Ayun Hạ
54
7
5
10
2


Kỹ sư thủy lợi
3






Cử nhân






Trung cấp thủy lợi
14






TC kế toán
4






TC địa chính






Cao đẳng cơ điện
1






công nhân
32





a) Công nhân thủy nông
27






Bậc 2/6
3






Bậc 3/6
7






Bậc 4/6
5






Bậc 5/6
10






Bậc 6/6
2





b) Công nhân vận hành trạm bơm
2





c) Công nhân điện
2





d) Công nhân thủy sản
1





5 Xí nghiệp TN Ia M’lá
37
8
5
3



Kỹ sư thủy lợi
3






Cử nhân






Trung cấp thủy lợi
10






TC kế toán
2






TC địa chính
0






TC điện
1






Công nhân
21





a) Công nhân thủy nông
21






Bậc 2/6
5






Bậc 3/6
8






Bậc 4/6
5






Bậc 5/6
3






Bậc 6/6





b) Công nhân vận hành trạm bơm





c) Công nhân điện





6 Xí nghiệp TN Kênh Nam – Bắc
60
14
14
7
1


Kỹ sư thủy lợi
2






Cử nhân k tế
0






Cử nhân Luật
1






Trung cấp thủy lợi
14






TC kế toán
1






TC địa chính






TC quản lý nước






Công nhân
42





a) Công nhân thủy nông
39






Bậc 2/6
3






Bậc 3/6
14






Bậc 4/6
14






Bậc 5/6
7






Bậc 6/6
1





b) Lái máy + lái xe
2





c) Công nhân vận hành trạm bơm





d Công nhân điện
1


















Ngày 15 tháng 02 năm 2012
Thủ trưởng đơn vị
UBND TỈNH GIA LAI Phụ lục 3 Bảng 1
CÔNG TY TNHH KTCT THỦY LỢI
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NĂM 2012
Đơn vị : đồng
TT
Nội dung chi
Thành tiền
A
Chi phí cho công tác tưới nước và tiêu nước
20.927. 108.552
I
Nhóm chi phí phục vụ đầu tư thay thế, sửa chữa lớn
337.108.552
1
Chi phí khấu hao TSCĐ
337.108.552
2
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
II
Nhóm chi phí quản lý vận hành
20.590.000
1
Chi phí tiền lương, phụ cấp lương (bao gồm cả ăn ca) và các khoản phải nộp theo lương
16.290.000.000
2
Chi phí nhiên liệu, năng lượng cho công tác tưới, tiêu , cấp nước
120.000.000
3
Chi phí vật tư , nhiên liệu cho công tác vận hành và bảo dưỡng công trình phục vụ tưới tiêu
70.000.000
4
Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ
1.660.000.000
5
Chi trả tạo nguồn
6
Các khoản chi khác
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.945.000.000
8
Chi phí phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn
70.000.000
9
Chi phí đào tạo tập huấn
100.000.000
10
Chi phí cho công tác bảo hộ, ATLĐ và bảo vệ công trình
200.000.000
11
Chi phí trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm
135.000.000
B
Chi phí cho hoạt động kinh doanh khác
680.000.000
1
Chi phí thuế tài nguyên và thuế Giá trị gia tăng phải nộp
680.000.000
C
Tổng chi
21.607. 108.552
Ngày 15 tháng 02 năm 2012
Thủ trưởng đơn vị
UBND TỈNH GIA LAI Phụ lục 3 Bảng 2A
CÔNG TY TNHH KTCT THỦY LỢI
BẢNG TỔNG HỢP KHÁI TOÁN CHI PHÍ SCTX TSCĐ NĂM 2012 TỪ NGUỒN THU THỦY LỢI PHÍ
TT
Nội dung sửa chữa thường xuyên
Đơn vị tính
Thành tiền
1
Công trình thủy lợi Ayun Hạ
1.000đồng
800.000
2
Công trình thủy lợi IaM Lá
1.000đồng
70.000
3
Công trình thủy lợi IaRing
1.000đồng
140.000
4
Công trình thủy lợi Iaglai
1.000đồng
25.000
5
Công trình thủy lợi IaPeet
1.000đồng
25.000
6
Công trình thủy lợi Phạm KLeo
1.000đồng
15.000
7
Công trình thủy lợi Pleithega
1.000đồng
30.000
8
Công trình thủy lợi IaLốp
1.000đồng
25.000
9
Công trình thủy lợi IaHRung
1.000đồng
25.000
10
Công trình thủy lợi An Phú – Chư Á
1.000đồng
30.000
11
Công trình thủy lợi Chư Jô
1.000đồng
25.000
12
Công trình thủy lợi Hà Ra
1.000đồng
35.000
13
Công trình thủy lợi Ayun Thượng
1.000đồng
50.000
14
Công trình thủy lợi Đakpơyou
1.000đồng
25.000
15
Công trình thủy lợi Hoàng Ân
1.000đồng
70.000
16
Công trình thủy lợi Chưprông
1.000đồng
70.000
17
Công trình thủy lợi IaLâu
1.000đồng
90.000
18
Công trình thủy lợi IaVê
1.000đồng
40.000
19
Công trình thủy lợi Biển Hồ
1.000đồng
70.000

Tổng cộng
1.000đồng
1.660.000
Ngày 15 tháng 02 năm 2012
Thủ trưởng đơn vị
UBND TỈNH GIA LAI Phụ lục 3 Bảng 2B
CÔNG TY TNHH KTCT THỦY LỢI
BẢNG TỔNG HỢP KHÁI TOÁN CHI PHÍ SCTX TSCĐ NĂM 2012 TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CẤP BÙ
TT
Nội dung sửa chữa thường xuyên
Đơn vị tính
Thành tiền
1
Công trình thủy lợi Ayun Hạ
1.000đồng
2.900.000
2
Công trình thủy lợi IaM Lá
1.000đồng
260.000
3
Công trình thủy lợi IaRing
1.000đồng
520.000
4
Công trình thủy lợi Iaglai
1.000đồng
100.000
5
Công trình thủy lợi IaPeet
1.000đồng
100.000
6
Công trình thủy lợi Phạm KLeo
1.000đồng
50.000
7
Công trình thủy lợi Pleithega
1.000đồng
100.000
8
Công trình thủy lợi IaLốp
1.000đồng
100.000
9
Công trình thủy lợi IaHRung
1.000đồng
100.000
10
Công trình thủy lợi An Phú – Chư Á
1.000đồng
100.000
11
Công trình thủy lợi Chư Jô
1.000đồng
100.000
12
Công trình thủy lợi Hà Ra
1.000đồng
120.000
13
Công trình thủy lợi Ayun Thượng
1.000đồng
190.000
14
Công trình thủy lợi Đakpơyou
1.000đồng
100.000
15
Công trình thủy lợi Hoàng Ân
1.000đồng
240.000
16
Công trình thủy lợi Chưprông
1.000đồng
200.000
17
Công trình thủy lợi IaLâu
1.000đồng
350.000
18
Công trình thủy lợi IaVê
1.000đồng
150.000
19
Công trình thủy lợi Biển Hồ
1.000đồng
260.000

Tổng cộng
1.000đồng
6.040.000
Ngày 15 tháng 02 năm 2012
Thủ trưởng đơn vị
UBND TỈNH GIA LAI Phụ lục 3 Bảng 3
CÔNG TY TNHH KTCT THỦY LỢI
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU TỪ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NĂM 2012
Đơn vị : 103 đồng
TT
Các khoản thu
Thành tiền
I
Thu từ hoạt động dịch vụ tưới nước và tiêu nước
19.662.600
1
Thu cấp bù do miễn thủy lợi phí của các đối tượng được miễn theo nghị định 115
17.957.000
2
Thu cấp bù do miễn thủy lợi phí của các đối tượng không được miễn theo nghị định 115
1.705.600
II
Thu từ hoạt động kinh doanh tổng hợp
1.944.400
III
Cân đối thu chi
0
1
cân đối thu chi từ hoạt động dịch vụ tưới nước và tiêu nước
2
Cân đối thu chi từ hoạt động kinh doanh tổng hợp
Ngày 15 tháng 02 năm 2012
Thủ trưởng đơn vị
Phụ lục 4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH TƯỚI NĂM 2012 VÀ NGUYÊN NHÂN TĂNG, GIẢM SO VỚI NĂM 2011
TT Tên công trình
Diện tích 2011
(ha)
Diện tích 2012
(ha)
Tăng
(ha)
Giảm
(ha)
Ghi chú
1 Hồ Ayun Hạ
13.861,8
14.323,14
461,34

Tăng DT tưới trong khu dân cư, nhân dân san ủi đồng ruộng cục bộ, thêm 01 trạm bơm điện bon bi xã Chư Băh, huyện ĐT kênh nội đồng
a Xí nghiệp ĐM – KC Ayun Hạ
9494,96
9712,52
217,56

Tăng DT tưới trong khu vực xã Ayun Hạ, kênh VC1, K3, N1, K2 (kênh chính). Xã Ia Sol, kênh BV1, BV2. Xã Ia Pia kênh BV6, BV7. Xã Chư rô Pơ nan kênh N21.Xã Ia Yeng kênh BV9
b Xí nghiệp TN kênh nam bắc Ayun Hạ
4366,84
4610,62
243,78

Tăng DT tưới trong khu vực kênh N25, N27, N29 thuộc phường Sông Bờ, Cheo Reo, Đoàn kết, xã Ia Sao, Ia r Bol, Chư băh. Khu vực kênh B20, B22, B24, thuộc xã Ia trok, A ma rơn,
2 Hồ Ia Mlah
1.502,28
2.200
697,72

DT tăng do hoàn chỉnh kênh nội đồng khu vực N1, N3, N7, N9, N11, N13, N19, N21, N23, N25
3 Hồ Ia Ring
1.312,29
1.474,56
162,27

DT tăng bơm tưới hạ lưu hồ ven suối Ia ring, kênh N5, N14, VC5, Ia Luk thuộc xã Chư Pơng, Dun, TT Chư Sê
4 Ia Pét
189,04
183,6

5,44
Cà phê chặt chưa trồng lại
5 Hồ Ia Glai
637,47
210,67

426,8
Năm 2012 diện tích bơm Cà phê, nông trường Ia Ko , lúa ven suối hạ lưu CT không có nhu cầu dùng nước tưới hỗ trợ, từ hồ Ia Glai
6 Hồ Hoàng Ân
636,73
676,05
39,32

Một số DT trước kia tưới giếng, nay chuyển sang tưới nước trên kênh khu vực N3, N5, N6 và bơm lòng hồ
7 Hồ Chư Prông
242,39
296,03
53,64

Tăng do kênh N4 bê tông hóa, bơm giếng chuyển sang bơm kênh khu vực N2, N4, bơm lòng hồ
8 PleiPai- Ia Lốp
23.5
105,5
82,0

DT tăng do hoàn chỉnh kênh nội đồng N2, N5
9 Hồ Biển Hồ
2.022,56
1913,5

109,06
Giảm do DT của các NT không dùng nước : 188 ha. Tăng 78,94 ha gồm ven suối Ia nhing và một số DT tái trồng mới khu vực Ia Sao
10 Hồ Tân Sơn
662,27
702,27
40,0

DT tăng do nhân dân san ủi ruộng dọc trên kênh chính, khu trại bò
11 Cụm công trình An Phú
409,73
419,73
10,0

Tăng diện tích cà phê khu đập dâng Bà Zĩ
12 Cụm công trình Hà Ra
256,14
350,0
93,86

Tăng DT do nhân dân san ủi ruộng cục bộ khu vực cuối kênh tả, hữu Hà ra nam và đa ha:
13 Ayun Thượng
48,36
68,36
20,0

Tăng DT cuối công trình do nguồn nước năm 2012 đủ khả năng cung cấp.
14 Đăk pYou
85,0
105,0
20,0

Tăng DT nhân dân San ủi ruộng ở cuối kênh chính
15 Plei Thơ ga
192,0
207,92
15,92

Tăng DT cánh đồng lô 4 do lượng nước năm 2012 đủ khả năng cung cấp
16 Ia HLốp
87,38
87,38



17 Ia Vê
62,3
69,1
6,8

Tăng DT cà phê ở khu vực cuối kênh chính
18 Ia H rung
267,48
267,48



19 Phạm leo
55,336
55,336



20 Ia Lâu
560,92
610,46
49,54

Tăng diện tích lúa đông xuân ở các khu vực cuối kênh trước đây không đủ nước tưới. Lượng nước năm 2012 đủ khả năng cung cấp

Cộng
23.114,9
24.326,08
1752,48
541,3

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét