Trẻ em trước 6 tuổi thích hợp
với loại giáo dục mầm non ra sao? Loại giáo dục nào sẽ giết chết thứ quý
giá bẩm sinh của trẻ em, loại giáo dục nào sẽ khiến những thứ quý giá
đó được nở rộ và tạo hạnh phúc cho cả cuộc đời?
Thế kỷ
20, giải thưởng Nobel của nước Đức nhiều hơn bất cứ nước nào, giành hết
một nửa giải thưởng Nobel của thế giới. Người Đức nổi tiếng là cẩn
trọng, họ rất coi trọng trẻ em. Cũng chính vì như vậy, giáo dục mầm non
của trẻ em Đức cũng trở thành tiêu điểm của thế giới. Rốt cuộc họ làm
sao bồi dưỡng được nhiều nhân tài xuất sắc như vậy?
1. Giáo dục gia đình
Điều
quan trọng là giáo dục của người mẹ đối với đứa con, phúc lợi xã hội của
nước Đức rất tốt, vì vậy phần lớn các bà mẹ người Đức trong những năm
đầu sau khi sinh con đều lựa chọn ở nhà trông con. Người Đức cho rằng,
vai trò người mẹ có địa vị rất lớn đối với sự trưởng thành của con. Vì
vậy những bà mẹ “làm toàn thời gian” thậm chí còn cảm thấy tự hào vì bản
thân là một người mẹ.
- Khả năng tự lập bắt đầu từ ăn cơm
Khi các
bé bắt đầu có thể cầm thìa ăn cơm, có thể ngồi vững, chúng đã phải tự
mình ăn cơm ở trên ghế ăn. Các bà mẹ cũng chuẩn bị sẵn tâm lý để thu dọn
mâm cơm lúc “tàn cuộc”. Đến khi trẻ lên 3 tuổi, chúng có thể ngồi cùng
người lớn trên bàn ăn để ăn cơm. Quan trọng nhất là họ không bón cơm và
không ép con ăn cơm. Mẹ sẽ là người chuẩn bị món ăn dinh dưỡng, nhưng
việc ăn và cách ăn là tùy thuộc ở trẻ.
- Bồi dưỡng phẩm chất ý chí bền vững
Ở Đức có không ít gia đình quan niệm
“không có thất bại, chỉ có tạm thời chưa thành công”, vì vậy các bé
người Đức tuy tuổi còn rất nhỏ nhưng đã hiểu được đạo lý này. Tôi từng
gặp một cậu bé người Đức 5 tuổi trong một lần nhà trường tổ chức thi
chạy bộ. Cậu bé chạy một lúc thì bị trật chân, thầy giáo chạy đến nói
mấy câu như “tuy thất bại rồi, nhưng biểu hiện của em rất dũng cảm”. Cậu
bé người Đức lập tức đính chính thầy giáo: “Em không thất bại, chỉ là
tạm thời chưa thành công”. Những người đứng bên cạnh nghe thấy đều cảm
thấy cậu bé người Đức thật tài giỏi.
Ở Đức có không ít gia đình có quan niệm “không có thất bại, chỉ có tạm thời chưa thành công”. (Ảnh: Internet)
- Cổ vũ trẻ đối diện thách thức
Cha mẹ
người Đức không giống cha mẹ các nước Á Đông, khi họ thấy con cái đối
mặt với rủi ro, họ sẽ giúp con giải quyết. Ví dụ, bé 2 tuổi thử trèo lan
can cao 2 mét, họ sẽ nói với con rằng nhiệm vụ này tuy khó khăn, nhưng
ba mẹ tin rằng con sẽ có thể thành công. Họ cổ vũ con đối diện với thử
thách vượt quá năng lực. Đôi khi, nhìn thấy em bé 1 tuổi tự mình bò lên
sườn dốc, dù ngã nhiều lần, người mẹ chỉ đứng bên cạnh im lặng nhìn con.
Có lẽ, tinh thần cổ vũ trẻ em đối diện với thử thách này đã đào tạo
được nhiều người đoạt giải thưởng Nobel dũng cảm phá vỡ quy tắc bình
thường như vậy.
“Nhiệm vụ này tuy có chút khó khăn, nhưng ba mẹ tin rằng con sẽ có thể thành công”. (Ảnh:Internet)
- Đối mặt với các bé khó xử lý
Trẻ em
người Đức cũng giống như mọi trẻ em khác, thích nhõng nhẽo đòi mua đồ ở
trong siêu thị. Để đối phó với tính cách này của con trẻ, một bà mẹ
người Đức đã nói với đứa con đòi mua một chiếc xe đua đồ chơi loại lắp
ráp: “Nếu như con có khả năng mua cho mình một chiếc xe đua lắp ráp, con
có thể mua. Nếu như không có, vậy con chỉ có thể từ bỏ thôi”. Đứa bé
cảm thấy mình không có khả năng nên không làm ồn nữa mà liền ngoan ngoãn
theo mẹ về nhà.
“Nếu như con có khả năng mua cho mình một chiếc xe đua lắp ráp, con có thể mua. Nếu như không có, vậy con chỉ có thể từ bỏ thôi.” (Ảnh: Internet)
- Gánh vác trách nhiệm từ nhỏ
Một bé
gái người Đức 3 tuổi đẩy một búp bê vải ra khỏi nhà, che ô, lau mồ hôi,
bón sữa cho búp bê vải như chăm sóc em bé. Khi một bé gái khác hỏi rằng
có thể cho mượn búp bê vải chơi một lát không, cô bé 3 tuổi cương quyết
từ chối: “Mình phải chăm sóc tốt cho Tôm (búp bê vải), mình là mẹ của
nó, mình không thể để người khác làm hại nó…”. Mẹ của bé gái người Đức
sau đó chia sẻ mua búp bê vải cho con là có mục đích, là hy vọng con từ
nhỏ đã gánh vác trách nhiệm và biết chăm sóc người khác chứ không phải
luôn được người khác chăm sóc.
- Tôn trọng trẻ em, chủ trương “đến trước được trước” chứ không nhấn mạnh chia sẻ
Bà mẹ
Đức chủ trương: Ai đến trước người đó chơi trước, những bạn nhỏ khác
phải học cách chờ đợi. Các bé đều cảm thấy thích điều này. Tôn trọng
nhân cách độc lập của trẻ, tôn trọng quyền lợi ưu tiên của trẻ là rất
quan trọng. Một mặt là bồi dưỡng lòng tự tôn và tự tin tốt đẹp cho con,
mặt khác truyền thông điệp cho con rằng: Con cố gắng con có được trước
thì là của con, người khác không giành lấy được. Vì vậy, điều đó làm cho
trẻ em Đức phấn đấu vì mục tiêu của mình.
Bà mẹ Đức chủ trương: ai đến trước người đó chơi trước, những bạn nhỏ khác phải học cách chờ đợi. (Ảnh: Internet)
2. Giáo dục trường mầm non
- “Chơi” là nhiệm vụ quan trọng
Trường
mầm non của Đức phần lớn là chế độ tuổi trộn lẫn, không có chia lớp rõ
ràng. Các bé từ 2-3 tuổi bắt đầu vào trường mầm non, mỗi ngày sau khi
đến trường mầm non, mỗi bé tự tìm người bạn mà mình thích, chọn một chủ đề yêu thích để chơi cùng nhau.
Chúng có thể trèo cây, có thể quan sát con kiến, có thể chơi đồ hàng,
đồ chơi. Nhiều lúc cô giáo sẽ đưa chúng đi tham quan tiệm bánh mì, nhà
máy, bệnh viện, cục phòng cháy chữa cháy, cục cảnh sát, viện phúc lợi
thậm chí là nhà tang lễ. Cô giáo cũng sẽ mời người của một số bộ phận
đến trường mầm non để giảng về một số kiến thức cơ bản. Mục tiêu và
phương án dạy học của mỗi trường mầm non đều do giáo viên trường mầm non
tự chủ quyết định, chứ không phải là quyết định thống nhất của Bộ giáo
dục.
- Đào tạo kỹ năng sống cơ bản
Năng lực
sống của trẻ em Đức rất mạnh, điều này có được từ phương hướng giáo dục
của giáo viên. Trong thời gian 3 năm, trường mầm non sẽ bày một số máy
tính cũ, máy móc cũ cho các bé tiếp xúc hoặc sửa chữa, cùng các bé thiết
lập kế hoạch chơi và kế hoạch nghỉ ngơi của trường mầm non, dạy các bé
biết làm sao phối quần áo đẹp hơn, tự mình thu dọn đồ dùng, còn để các
bé gặp khó khăn tự mình tìm cảnh sát, tìm nhân viên chữa cháy… Đến khi
các bé 6 tuổi tốt nghiệp trường mầm non, chúng đã là những đứa bé giỏi
biết tự chăm sóc mình.
- Trường mầm non không được bố trí nhiệm vụ đọc viết và làm bài tập cho các bé
Trường
mầm non của Đức quy định, không được bố trí nhiệm vụ đọc viết và làm bài
tập cho các bé. Vì vậy khi bạn tới trường mầm non ở Đức sẽ không nghe
thấy tiếng đọc sách sang sảng, cũng không nhìn thấy trẻ em Đức tan học
về nhà phải nhờ mẹ cùng làm bài tập. Người Đức cho rằng, khai phát trí
lực quá sớm sẽ tổn hại đến sự nhiệt tình học tập của trẻ, thà rằng trễ
vài năm cũng không muốn trẻ cả đời chán ngán việc học. Vì vậy cho dù là
lớp học năng khiếu, họ cũng đợi cho đến sau khi con 6 tuổi mới bắt đầu
học. Nghĩa là họ sẵn sàng chấp nhận cho con em mình khởi động chậm hơn,
xuất phát chậm hơn, bù lại có thể đi được một quãng đường xa hơn.
Người Đức chú trọng những năm tháng đầu tiên khi tới trường của trẻ nhỏ, một không khí vui tươi. (Ảnh: Internet)
- Dạy trẻ thích ứng với môi trường mầm non
Trường
mầm non của Đức có kinh nghiệm rất hay đối với học sinh mới: Họ sẽ yêu
cầu các bà mẹ của học sinh mới ở cùng với con trong ba, bốn ngày đầu con
nhập học. Các bà mẹ tụ tập lại trò chuyện, các bé ở một bên chơi đùa.
Cho đến trước giờ tan học của ngày thứ 4, cô giáo sẽ nói với các bé, bắt
đầu từ ngày mai, mẹ sẽ không thể luôn ở bên cạnh các bé để các bé chuẩn
bị tâm lý. Đến ngày thứ 5, trong lúc đang chơi cùng con, mẹ sẽ bỏ đi 1
tiếng rồi quay lại, trong ngày thứ 6 mẹ bỏ đi 2 tiếng rồi mới quay lại…
Một tuần sau các bé sẽ thích ứng cuộc sống trong trường không có mẹ bên
cạnh, giảm bớt rất nhiều căng thẳng cho các bé.
Châu Yến biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét