XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Núi xanh nay vẫn đó

nui-xanh-nay-van-do
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
MỞ ĐẦU
Thanh sơn y cựu tại
Kỷ độ tịch dương hồng1
青山依舊 在
幾度夕 陽紅
Núi xanh như cũ còn đây,
Chiều buông ráng đỏ đã thay bao lần.
Nhìn vào cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam, những vương quốc bị xâm lấn không hẳn đã vì kém văn minh, mà trái lại có những thời đại huy hoàng sớm sủa hơn chúng ta nhiều. Những công trình gần đây nghiên cứu về người Chiêm Thành (Chăm) và người Chân Lạp (Khmer) đã chứng tỏ điều đó.
Riêng về người Chăm, những di tích của vương quốc này cho thấy họ đã hình thành được một xã hội qui mô khá sớm sủa. Vào thế kỷ 17, 18 khi quốc sử coi như đã đặt một dấu chấm hết cho vương quốc Chiêm Thành thì trong các tài liệu của những nhà nghiên cứu ngoại quốc, người ta vẫn còn ghi nhận một khu vực được coi như giang sơn riêng của người Chăm – ít ra cũng bán độc lập với giang sơn của chúa Nguyễn được gọi là Đàng Trong. Một điều chắc chắn, sự tan biến của quốc gia này không đơn giản chỉ là xoá sổ một chính quyền như nhiều trường hợp trong quá khứ, cũng không phải chỉ là thay tên đổi họ của một triều đại.
Tuy ngày nay cái tên Chiêm Thành chỉ còn trong sách vở, ảnh hưởng của văn hoá Champa còn tồn tại hầu như khắp mọi sinh hoạt, hiển hiện cũng có, lẩn khuất cũng có nơi một phần lớn văn hoá miền trung và miền nam. Ảnh hưởng đó ít ai để ý vì trong các nghiên cứu, chúng ta đặt nặng việc khai thác các tài liệu của người Việt (thường gọi là người Kinh) mà ít quan tâm đến văn minh và di sản của các dân tộc khác đã một thời sống chung trên cùng một mảnh đất.
Có tác giả cho rằng mặc dầu người Việt đã đồng hoá được nhiều dân tộc khác bằng tiếng nói nhưng ngược lại, trong khía cạnh sinh hoạt và văn hoá chúng ta lại thu nhập khá rộng rãi tập quán của nơi quê hương mới đến cư ngụ, biến đổi cho phù hợp thành tài sản của mình.
Gần đây, một số học giả trong nước cũng như ngoài nước đã bắt đầu những khảo sát tương đối khoa học hơn về vương quốc Champa, không chỉ giới hạn vào những công trình mỹ thuật còn tồn tại mà đào sâu vào văn hoá đặc thù của người Chăm để lượng định lại những đóng góp trong hơn 1000 năm lịch sử của họ.
LỊCH SỬ
Nghiên cứu về Chiêm Thành bị nhiều giới hạn. Tuy đế quốc Champa đã tồn tại trong một thời gian dài để lại nhiều công trình qui mô đáng chú ý nhưng phần lớn đã bị hủy hoại theo thời gian và cả những triệt hạ cố ý của nhiều triều đại người Việt nên ngày nay tài liệu về họ còn rất ít. Tổng hợp những ghi chép trong sử nước ta, Campuchia, Trung Hoa và một số văn bia bằng tiếng Sanskrit còn sót lại chỉ cho chúng ta một khái lược về lịch sử dân tộc Chăm, nhiều thời kỳ bị đứt quãng chưa có câu trả lời thoả đáng. Tuy chưa đầy đủ mọi chi tiết nhưng những công trình nghiên cứu gần đây cũng giúp chúng ta cũng hình dung được phần nào thời oanh liệt của một dân tộc nay chỉ còn là thiểu số trên chính quê hương họ.2
Đế quốc Champa trước nay vẫn được coi là một quốc gia trong khối bị Ấn hóa (Indianized states) ở Nam Á bao gồm một khu vực rộng từ Miến Điện sang Vân Nam dọc xuống Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Java, Cambodia, và Champa. Khu vực đó có nhiều đặc tính chung, về mỹ nghệ cũng như văn học. Nhìn một các tổng quát, ngay cả khu vực miền Bắc Việt Nam thời thái sơ cũng có chung một mẫu số và có lẽ chỉ biến dạng sau khi khu vực này bị sáp nhập vào lãnh thổ Trung Hoa trong hơn 1000 năm và liên tiếp bị pha trộn bởi nhiều đợt di cư của người Hán tràn xuống nảy sinh nhiều xung đột giữa dân bản địa với dân di cư.
Trong một thời gian dài, các sắc dân vùng Đông Nam Á liên tục nổi lên chống lại, đáng kể nhất là các dân tộc ở tây và nam Trung Hoa khiến các triều đình đời Hán, Đường phải hao binh tổn tướng rất nhiều. Các dân tộc ở miền nam cũng thường tấn công lên vùng đất mới của Trung Quốc – tức miền Bắc nước ta ngày nay – để giành đất và người Trung Hoa ghi lại như những đám giặc bể “vào cướp pháGiao Chau” được nhắc đến trong sử nước ta thời Bắc thuộc.3
Thời kỳ đó, dọc theo duyên hải Việt Nam có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm cả những nhóm thiểu số trên một vùng cao nguyên rộng lớn phía tây giáp tới sông Mékong, nên khi tập hợp được để hình thành một quốc gia đã mang vẻ dáng của một cộng đồng hợp chủng. Ưu điểm của cơ chế này là khi một chính quyền sử dụng được sức mạnh tổng hợp thì rất mạnh nhưng nếu chia rẽ đánh lẫn nhau thì lại dễ dàng bị người ngoài thôn tính. Những sinh hoạt cơ bản của họ cũng gần gũi hơn với văn hoá hải đảo chứ không bị ảnh hưởng nặng từ phương bắc.
Trong nhiều thế kỷ nội thuộc nước Tàu, Việt Nam bị giam hãm trong vai trò phụ thuộc về địa lý và chính trị, một khu vực để khai thác tài nguyên cung ứng cho chính quốc nên tuy trên danh nghĩa là một quận huyện của Trung Hoa nhưng vẫn bị coi là man di chứ không bình đẳng với họ. Trái lại, bên kia “cot đong Ma Vien”4 ở biên giới cực nam, những dân tộc sống ngoài vòng cương toả của người Tàu đã có cơ hội phát triển khá cao về thương mại và kinh tế. Nhiều chứng tích cho thấy ngay từ những thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên thương nhân Nam Á đã qua lại buôn bán dọn đường cho ảnh hưởng Ấn Độ về chính trị, tôn giáo và sinh hoạt xã hội. Sự thịnh vượng vật chất cũng giúp cho họ có điều kiện phát triển trên lãnh vực tinh thần trong đó mỹ nghệ, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc có nhiều nét nổi bật.
 Untitled 1
Carte du Royaume de Siam (bo phan) (Placide de Sainte Hélène, 1649-1734)
Bản đồ vương quốc Xiêm La do Placide, một giáo sĩ dòng Augustine hoạ tại Paris năm
1686 (hiện tàng trữ tại Paris)
Mapping the Silk Road and Beyond, tr. 108
Untitled 2
Insulae Mollucae (bo phan) (Petrus Plancius, 1552-1622)
Bản đồ Quần đảo Molucca do Plancius, một chuyên gia bản đồ ở Amsterdam hoạ tại
Hoà Lan năm 1594 (hiện tàng trữ tại Amsterdam)
Mapping the Silk Road and Beyond, tr. 88
Untitled 3
India quae Orientalis dictitur et Insulae Adiacentes (bo phan)
(Willem Gianszoon Blaeu, 1571-1638)
Bản đồ Ấn Độ và các đảo lân cận vùng Viễn Đông của Blaeu, thuộc Công Ty Đông Ấn
Hà Lan vẽ năm 1635, hiện tàng trữ tại Amsterdam.
Mapping the Silk Road and Beyond, tr. 96
Untitled 4
Partie Meridonale de l’Inde (bo phan)
(Nicolas Sanson d’Abbeville, ?-1667)
Bản đồ Miền Nam Ấn Độ do Nicholas Sanson, một chuyên gia về bản đồ người Pháp
vẽ năm 1654 (hiện tàng trữ tại Paris)
Mapping the Silk Road and Beyond, tr. 101
LẬP QUỐC
Các sử gia đã nhận thấy tất cả khu vực là một quần thể giữa đất, núi và biển với hàng chục ngàn đảo lớn nhỏ mà nhiều nơi thổ dân còn giữ được những sinh hoạt cổ xưa khắc trên các trống đồng ở khắp vùng Đông Nam Á 5. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa đưa ra một nhận định rõ rệt về sự chuyển biến từ sinh hoạt bộ lạc sang một xã hội qui mô hơn, điển hình là vương quốc Champa đã hình thành ra sao, vào thời kỳ nào. Nhiều người cho rằng dân tộc Chăm là một giống người thuộc nhóm Austronesian và Champa là hậu thân của vương quốc Phù Nam6.
Champa cũng là một trong những nước ảnh hưởng văn minh Ấn Độ rất sớm của vùng Viễn Đông. Việc Ấn hoá đó có thể coi như một cuộc canh tân vĩ đại vì vào đầu công nguyên, thời đại Gupta (Gupta Era 320-550 CE) được coi là thời kỳ hoàng kim (Golden Age) của văn minh, đứng đầu thế giới trong nhiều mặt kể cả khoa học, kỹ thuật và tổ chức chính trị, là khuôn mẫu cho các dân tộc vùng Đông Nam Á vừa thoát khỏi thời kỳ bộ lạc.7
Ngay từ thời cổ, người ta đã ghi nhận rằng vương quốc Champa bao gồm hai hạng người, người Chăm và người mọi (savages), tuy về nhân chủng đều là một giống Austronesian nhưng người mọi bị coi rẻ, được gọi dưới những tên như Mlecchas hay Kiratas.8 Việc phân chia giai cấp đó là một thường tình trong mọi xã hội nhưng cũng có thể do ảnh hưởng của Ấn Độ, nền văn minh đề cao những người lãnh đạo thần thánh, những vua chúa có sức mạnh siêu nhiên (supernatural god-kings) và thứ bậc trong xã hội là ý nguyện và sắp đặt của thần linh.
champa
Vị trí các khu vưc Champa cổ
Tâm Quách-Langlet: “The Geographical Setting of Ancient Champa”
(Proceedings of the Seminar on Champa, 1994) tr. 25
Theo nghiên cứu của Tâm Quách-Langlet, Champa cổ bao gồm 5 phần, mỗi phần có một trung tâm văn hóa.
– Ở phía bắc có Indrapura, nay thuộc Bình Trị Thiên tức là các châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính mà Chế Củ đã nhượng cho vua Lý Thánh Tông để xin chuộc mạng. Ngoài ra còn phải kể thêm hai châu Ô, Rí là phần đất Chế Mân dùng làm sính lễ để xin cưới công chúa Huyền Trân đời Trần.
– Kế đó là Amaravati, nay là Quảng Nam và Quảng Ngãi, có trung tâm văn hóalà Trà Kiệu (Simhapura hay Indrapura).
– Khu vực thứ ba là Vijaya, tức Bình Định ngày nay, thủ đô là Chà Bàn9, có cửa bể Cri-Bonei (Thị Nại), phía nam chấm dứt ở đèo Cù Mông.
– Khu vực thứ tư là Kauthara, nay thuộc Khánh Hòa, có hai con sông chính là sông Cái và sông Đà Rằng. Nơi đây có đền Po Ngar tượng trưng cho vương quyền Chiêm quốc.
– Vùng đất cuối cùng là Panduranga, nay là Bình Thuận, Ninh Thuận.10
Y phục của miền Nam khi đó ảnh hưởng của người Chăm rất nhiều
Ngoài khu vực dọc theo duyên hải, vùng ảnh hưởng của vương quốc Champa còn bao gồm cả vùng cao nguyên trong đó nhiều giống dân khác sinh sống như Chru, Roglai, Stieng, Rhadé, Jarai … trước đây rất gần gũi với người ở miệt dưới (lowland people). Nhiều tác giả đã đề cập đến những di tích còn sót lại ở bắc Cambodge và Nam Lào và cho rằng vùng đất này trước đây cũng thuộc vương quốc Champa11.
Một điểm quan trọng là ngày xưa ranh giới quốc gia không rõ rệt, ngoài những khu vực có mốc thiên nhiên như sông, biển, phần lớn người ta miêu tả lãnh thổ theo định nghĩa một vùng ảnh hưởng (sphere of influence), co dãn, linh động tuỳ từng thời kỳ và khi Champa mạnh, các bộ lạc hay tiểu quốc ở đông bộ sông Mékong cũng thần phục và biên giới phía tây của Champa kéo dài tới Xiêm La. Nói chung ra họ là một vương quốc đa chủng trên phương diện nhân văn và là một tập hợp nhiều vương quốc nhỏ trên phương diện hành chánh. Tuy các tiểu quốc đó đều nằm dưới quyền một triều đình nhưng mỗi khu vực có tổ chức xã hội, kinh tế, tín ngưỡng và văn hoá ít nhiều khác biệt.
Po Dharma khẳng định rằng “Champa khong phải là mot quoc gia duy nhat mà là mot lien hơp của nam địa khu Indrapura, Ameravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga, moi khu vưc có mot thủ đo rieng”.12
champa 2
Người Chăm sống dọc theo bờ bể thường trao đổi buôn bán, một mặt các sản phẩm núi rừng với người thượng du, một mặt với các thương nhân đi thuyền ngang qua đó. Đã có những thời kỳ vùng biển miền Trung nước ta là một khu vực sầm uất mà nhiều thương nhân Âu Châu đã có ý định dùng làm một đầu cầu thay thế cho các sản phẩm họ vẫn lệ thuộc vào Trung Hoa như gia vị, đồ gốm, tơ lụa … Chiến tranh và loạn lạc đã khiến cho họ phải từ bỏ ý định đó.
Vì đất đai nhỏ hẹp không sản xuất đủ gạo lúa cho nhu cầu nên muốn sinh tồn, cả ba mặt, nông nghiệp, thương mại và ngư nghiệp phải phát triển đồng bộ. Những năm mất mùa, người Chăm thường tổ chức những đoàn thuyền sang mua, đổi hay có khi ăn cướp thực phẩm của lân bang. Chính vì thế, đời sống và sinh hoạt của họ đa dạng hơn, có máu phiêu lưu hơn và họ đã giao thiệp với nhiều quốc gia Nam Á ngay từ thời thượng cổ. Người Chăm cũng nằm trong những thương nhân đầu tiên mạo hiểm đi thuyền đến những vùng đất xa xôi như Úc Châu và Đông Phi. Thổ dân sống trên đảo Madagascar được xác định có gốc từ Đông Nam Á. Theo tài liệu của Trung Hoa, những thương nhân này được gọi dưới cái tên “k’un lun”, da đen, tóc quăn đã dùng thuyền buôn bán khắp vùng biển đông. Điều đáng chú ý nhất là theo miêu tả, người k’un lun chỉ thoải mái khi ở trên núi hay ở dưới biển mà thường đau ốm khi ở vùng đồng bằng, rất phù hợp với địa lý miền Trung nước ta là nơi đất hẹp, núi chạy dài ra sát biển.13
Theo Maspéro, người Chăm có 14 triều đại. Triều đại thứ nhất từ thế kỷ thứ 2 tới thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch. Những vua Chăm thường được ghi lại trong sử Tàu (rồi ta chép lại) họ Phạm mà Majumdar cho là dịch từ chữ Varman là đế hiệu của các vì vua Champa, cũng như chữ Shri (Sovereign Lord) người Việt dịch ra thành Chế.
Người Trung Hoa đặt cho tiểu quốc này cái tên Lâm Ấp, Chiêm Thành và là một trong số rất ít các vương quốc hình thành sớm nhất trong vùng Đông Nam Á.
Để giảm thiểu áp lực từ Trung Hoa, người Việt dần dần lấn xuống đất đai của Chiêm Thành, khi thì bằng võ lực, lúc bằng ngoại giao và hai bên đã có nhiều cuộc giao tranh đẫm máu. Theo Việt sử, người Chăm thường hay tràn lên cướp phá chủ động tạo ra những xung đột giữa hai vương quốc nhưng rất có thể đó chỉ là cái cớ để biện minh cho những cuộc Nam chinh và Nam tiến là lối thoát duy nhất để người Việt có thể sinh tồn – hiểu nôm na là “dùi đanh đuc, đuc đanh sang”. Khi so sánh với Nam Chiếu, một quốc gia khác mặc dù hùng mạnh hơn nhưng vì không có đường lùi nên đã bị xâm lăng và tiêu diệt, C. P. Fitzgerald đã nhận định một các chua chát như sau:
Lịch sử Viet Nam và Nam Chiếu chạy theo hai con đường song song nhưng rồi đổi hướng. Cả hai quốc gia đều vì bị nước Tàu thôn tính nên chịu ảnh hưởng văn hoá của họ; cả hai đều thành công trong việc đánh đuổi đươc chính quyền đô hộ kia đi mà vẫn giữ đươc bản sắc; Nam Chiếu thu hoi đoc lap trước Viet Nam đen hai tram nam. The nhưng ngay khi vừa đươc thoát cui so long, người Viet lap tức “tien ve phương Nam”, mởrong bờcoi với muc tieu lau dài làcho dan định cư và thuoc địa hoá, mac dau viec thong nhat chính trị van còn long leo. Ho khong chiem đat của Trung Hoa, trong lịch sử chưa có mot vì vua Viet Nam nào lai lơi dung khi nước Tàu suy yếu để xâm lăng họ.
Còn Nam Chiếu thì ngươc hẳn. Họ không the Nam Tiến vì chỉ có mot khoang đat trong đe chiem. Banh trương ve phía Trung Hoa có nghĩa là phải đoi phó với mot cương quoc ngay cảkhi suy thoái cung van rat là ghe gớm và mot khi ho thong nhat đươc thì khong sao chống nổi.14
Cũng vì dân Việt quen sinh nhai bằng nghề nông nên chỉ thẩm nhập được những khu vực đồng bằng, đẩy lùi những người sống dọc theo duyên hải lên vùng cao chứ không chiếm lĩnh được toàn bộ lãnh thổ phụ thuộc vương quốc này. Những sắc dân địa phương bị triệt đường ra biển suy tàn dần để trở thành thiểu số, trở thành những đơn vị hành chánh của triều đình Đại Việt nhưng vẫn sống biệt lập và tự trị trong một số qui mô nhất định, không bị câu thúc một cách triệt để. Mãi đến khi người Pháp chiếm được toàn bộ Đông Dương, các khu vực cao nguyên mới dần dần có thêm người Kinh di cư lên sinh sống.
Xung đột Việt – Cham
Năm Thiên Phúc thứ 3 đời Lê Đại Hành (982 sau TL), vua Lê thân chinh đi đánh, giết được vua Chiêm Paramesvaravarman, đốt phá kinh thành ở Đồng Dương và bắt về 100 cung nữ, một nhà sư Thiên Trúc cùng vô số bảo vật. Người Chiêm vội vàng gửi người sang kêu nài nhà Tống nhưng vua Tống vẫn sợ uy nước Nam không dám can thiệp.
Tới đời nhà Lý, nước Chiêm nội tình hỗn loạn, tranh giành xâu xé lẫn nhau, nhiều người trong hoàng tộc chạy sang nương nhờ Đại Việt. Năm 1061, vua Rudravarman III (Việt Nam gọi là Chế Củ còn Po Dharma viết là Pudravarman III15) lên ngôi, có chí báo thù nên chăm lo chuẩn bị để đánh nước Nam, lại thông hiếu với nhà Tống để cô lập Đại Việt, mặt khác vẫn giả vờ triều cống hàng năm để che dấu chủ tâm. Đến khi sự thể đã rõ ràng, vua Lý Thánh Tông liền thân chinh đem quân đi đánh. Ngày 16 tháng 2 năm 1069, quân Việt tiến đến cửa Tu Mao, hai bên giao tranh, quân Chiêm chết vô số kể, vua Rudravarman đem gia đình chạy xuống Chân Lạp nhưng Lý Thường Kiệt đuổi theo bắt được.
Sau khi đãi yến và múa hát ở kinh đô Trà Bàn, vua Lý Thánh Tông cho đốt hết cung điện rồi rút về, đem theo vua Chiêm và gia quyến cùng khoảng 5 vạn tù binh.16 Rudravarman xin dâng ba châu ở phía bắc là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc mạng. Lãnh thổ nước Nam tới đây kéo dài đến tận cửa Việt và sau đó người Chăm vẫn nhiều lần đánh phá để đòi lại vùng đất này nhưng không thành công.
Năm 1074, một ông vua mới lên ngôi lấy hiệu là Harivarman IV, lập ra vương triều thứ
9. Năm 1075, Lý Thường Kiệt thống lãnh quân Đại Việt lại tiến đánh nhưng bị thua phải rút về. Vua nhà Lý xuống chiếu chiêu mộ di dân vào lập nghiệp ở những vùng đất mới để củng cố bờ cõi. Nhiều làng vùng Quảng Bình lập ra từ thời này.
Vua Harivarman có ưu điểm là bên cha thuộc dòng Dừa17, bên mẹ thuộc giòng Cau18 vốn là hai đại gia tộc vẫn kình chống nhau của người Chăm. Thành thử ông có khả năng thu phục cả hai bên, tạo thành một thời kỳ hùng mạnh, tu bổ nhiều đền đài, lập nhiều bia đá còn lưu lại đến ngày nay, nhờ đó chúng ta biết được phần nào lịch sử của họ. Trong một tấm bia tìm thấy ở Mỹ Sơn có khắc như sau:
Bên địch đã tiến vào kinh đô nước Champa và chúng tự coi là chủ nhân ông, chiếm đoat moi tài sản của hoàng gia và các báu vật của chư thần, cướp bóc đen chua, tu vien, salas (?), mieu mao, an cư, lang mac và các lau đài đem theo ngưa, voi, trau bò thóc lua, tàn phámoi thứ trong các tỉnh lỵ của vương quoc Champa bắt đi cả những người giữ đền, vũ công, nhạc sĩ
Tấm bia viết tiếp:
Thế rồi hoàng thương Vijaya Sri Harivarmadeva, Yan Devatamurti lên ngôi. Ngài đánh bại hoàn toàn quân địch, đuổi chúng đến ậan Nagara Champa và khôi phục lại đền Srisanabhadresvara.19
Người Chiêm mất của lại đem quân xuống phương nam cướp người Chân Lạp đem về xây lại các đền đài của mình, tái lập thời thịnh trị trước đây. Từ năm 1074 đến năm 1080, người Chăm tiến chiếm Sambor, phá huỷ đền đài cung điện và bắt nhiều dân chúng làm tù binh. Người Khmer phục thù tiến đánh chiếm được kinh đô Vijiya vào khoảng từ 1145 đến 1149.
Sang đến năm 1177, Champa đem thuỷ quân đi theo đường sông Mékong và đại chiến với quân Khmer tại Tonle Sap, chiếm được Angkor. Năm 1190, vua Khmer Jaya- varman VII đem quân chiếm Champa, chia ra hai phần và sáp nhập thành một tỉnh của Khmer trong khoảng từ 1203 đến 1220. Tuy nhiên sau đó, hai nước Champa và Khmer phải nương tựa vào nhau để chống lại Xiêm La và Đại Việt nên tình hình tương đối ổn định, có những liên hệ mật thiết về kinh tế và chính trị.20
Chiến tranh kháng Nguyên
Khi nghiên cứu về những lần kháng chiến chống quân Nguyên, dường như các sử gia Việt Nam hoàn toàn bỏ quên đại chiến lược của nhà Nguyên và khung cảnh chung của vùng Đông Nam Á ở thời kỳ này, đồng hoá đoàn quân tiến sang nước ta với những đội kỵ binh chạy ào ào như gió cuốn trên các vùng thảo nguyên và sa mạc cực bắc, chinh phục một khu vực bao la từ Á sang Âu. Việc hạn chế bối cảnh nghiên cứu đó khiến cho nhiều người vô tình hay cố ý cường điệu – nếu không nói là khoa trương một cách lố bịch – về thành quả của nhà Trần nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, bỏ quên vai trò của những dân tộc khác có cùng một quyết tâm chiến đấu không chịu thần phục người Mông Cổ.
ĐẾ QUỐC NGUYÊN MÔNG
Ngay từ thời thượng cổ, những dân tộc phía bắc đã là một mối đe dọa lớn cho người Trung Hoa. Những bộ lạc phía bắc là giống dân du mục, sống bằng chăn nuôi rất thiện chiến. Mỗi khi đói kém, họ tràn xuống miền nam quấy phá và cướp bóc lương thực. Người du mục sinh sống trên lưng ngựa ngay từ khi còn nhỏ nên khi trưởng thành nam cũng như nữ đều thiện nghệ về cung tên, quen với chém giết vì đó là sinh hoạt gần như tự nhiên để sinh tồn. Không những họ tàn nhẫn với người Tàu ở phương nam mà cũng luôn luôn tranh giành giữa bộ lạc này với bộ lạc khác, đánh lẫn nhau để cướp gia súc, đàn bà, tài vật. Thành thử một khi họ liên kết được với nhau thì trở thành một sức mạnh khủng khiếp. Sức mạnh chủ yếu của họ trong chiến đấu là sự di động. Ngựa miền mạc bắc tuy nhỏ con nhưng dai sức, chạy rất nhanh21. Mỗi chiến sĩ thường đem theo hai ba con ngựa và đi bộ để dưỡng sức, chỉ khi nào tới gần quân địch mới nhảy lên xông thẳng vào trận địa. Vũ khí chính yếu của họ là cung tên, họ có thể vừa phi ngựa vừa bắn cung bách phát bách trúng. Theo sách vở, mỗi kỵ binh Mông Cổ thường mang hai loại cung, một loại bắn gần và một loại để bắn xa (có thể tới 300 mét). Túi đựng của họ mang được đến 60 mũi tên, có loại bắn thủng được áo giáp, có loại khi bắn ra có tiếng rít dùng để truyền tín hiệu. Quân sĩ của họ lại rất có kỷ luật và nhạy bén trong chiến trận. Đời Đường người Khiết Đan thành lập nước Liêu, mặc dù chỉ bao gồm độ mươi bộ tộc, dân số chỉ độ non một triệu nhưng cũng đã khiến cho người Trung Hoa điêu đứng. Cũng ở phía bắc, người Nữ Chân (tức Mãn Châu) tuy luôn luôn bất hòa với người Khiết Đan nhưng lại cũng đe dọa nước Tàu. Người Nữ Chân lại có trình độ kỹ thuật quân sự khá cao, biết sử dụng những loại chiến xa và súng bắn đá nên đã tiến đánh những thành thị của Tống triều ở miền bắc một cách dễ dàng.
Tới cuối thế kỷ thứ 12, khí hậu miền quan ngoại trở nên khắc nghiệt. Nhiều vùng bị hạn hán lâu năm khiến cho các thảo nguyên bị khô cháy, thiếu thực phẩm cho những bầy gia súc. Để sinh tồn họ chỉ còn nước nhòm ngó cái kho thực phẩm ở phương nam và người khai thác được cơ hội là Thành Cát Tư Hãn (Chinggis hay Ghengis Khan 1162-1227) một nhân vật nổi danh trong lịch sử thế giới. Thành Cát Tư Hãn là một con người khát máu, thích chém giết và chinh phục. Ông ta đã từng tuyên bố rằng “Nỗi vui sướng nhất của con người là đánh bại được kẻ thù, săn đuổi họ, cướp tài vật, chứng kiến thân nhân họ khóc than, cưỡi ngựa của họ và đoạt lấy vợ con họ làm tài sản của mình”22. Sau khi thống trị được nhiều bộ lạc gồm nhiều sắc dân khác nhau, Thành Cát Tư Hãn xây dựng một đội quân tinh nhuệ và trở thành một lãnh tụ. Năm 1206, các bộ tộc tôn ông ta lên làm Đại Hãn (Universal Ruler) nghĩa là chúa tể của các bộ lạc khác. Thành Cát Tư Hãn liền tổ chức lại lực lượng, thay vì để cho mỗi bộ lạc theo cơ chế riêng, ông tập trung lại thành một quân đội duy nhất theo hệ thống thập phân, cứ mỗi 1000 kỵ sĩ thành một đơn vị, người chỉ huy được cha truyền con nối và chỉ tuân hành quyền lực duy nhất của Đại Hãn mà thôi.
Ngoài việc khai thác được sở trường của mình là sự di động nhanh và kỹ thuật chiến đấu, Thành Cát Tư Hãn còn thiện nghệ trong việc điều quân, áp dụng được binh pháp một cách tài tình, kể cả ba mặt giáp công, trá bại, trá tẩu và biết liên minh đúng lúc với kẻ thù. Ông ta cũng biết sử dụng nội gián (espionage and intelligence) để thu lượm tin tức trước khi tấn công. Thành Cát Tư Hãn cũng qui định lại pháp chế, chữ viết và tỏ ra là một người có tài tổ chức, lấy kỷ luật sắt và nghiêm hình để cai trị. Ông tự chỉ huy một đoàn thân binh chừng một vạn người là những binh lính có khả năng nhất tuyển chọn trong các bộ lạc. Sau khi củng cố thực lực rồi, Thành Cát Tư Hãn sai người chiêu hàng các bộ lạc, ai thần phục thì được yên còn nếu chống lại sẽ bị tàn sát không thương tiếc. Chỉ trong hai năm 1212-1213 có đến hơn chín mươi thành bị san thành bình địa. Khi họ chiếm kinh đô nước Kim của người Nữ Chân năm 1215, thành phố này bị đốt cháy đến hơn một tháng mới hết. Năm 1218, một đoàn thương nhân người Hồi được Thành Cát Tư Hãn bảo hộ bị cướp tại nước Khwarizm (Hoa Thích Tử Mô) dẫn đến việc quân Mông Cổ tiến vào Trung Đông rồi tràn qua tận Đông Âu. Trong ba năm nhiều triệu người bị tàn sát, kể cả đàn bà con trẻ, thậm chí cả súc vật cũng bị giết sạch. Chính chiến dịch này đã làm cho người Mông Cổ nổi tiếng về sự dã man và những nơi nào kháng cự lại họ sẽ bị tiêu diệt không thương tiếc. Hai người con trai thứ hai và thứ ba của Thành Cát Tư Hãn là Chagatai và Ogedei chỉ huy đoàn quân này và quân đội đem về những bao đầy tai người làm chứng tích chiến thắng. Sau khi hạ thành Nishapur, bao nhiêu cư dân đều bị giết sạch, đầu của họ được chất thành ba đống, đàn ông, đàn bà, trẻ con. Các sử gia đã tổng kết cuộc viễn chinh này là 700,000 trong thành Merv, 1,600,000 người tại Heart và 1,747,000 người tại Nishapur.23
Chỉ trong gần 20 năm cho tới khi Thành Cát Tư Hãn chết (1227), đế quốc Mông Cổ đã bành trướng gần khắp châu Á suốt từ Mãn Châu đến tận Trung Đông. Khi Thành Cát Tư Hãn đột ngột từ trần, những người con ông ta tranh nhau ngôi vị nhưng sau cùng, người thứ ba là Oa Khoát Đài (Ogodei) đánh bại những người khác và trở thành Đại Hãn. Oa Khoát Đài tiến đánh phần còn lại của nước Kim tràn xuống phương Nam cũng như bành trướng qua phía Tây, chiếm cả Moscow, Kiev và Đông Âu. Tuy người Mông Cổ lúc đó chỉ độ 1.5 triệu, họ trở thành sức mạnh vô địch vì biết sáp nhập những đạo quân của các bộ lạc hay dân tộc khác dưới quyền chỉ huy của họ. Họ khai thác được những ưu điểm của đối phương trong đó phải kể các chiến xa của người Nữ Chân và thủy quân của người Hán, sử dụng những võ khí mới thu được làm phương tiện tấn công. Trong những lần tiến đánh nước ta, người Mông Cổ đã dùng những chiến thuyền của nhà Tống.
Trong khi những cận thần muốn du mục hóa người Hán, biến miền Bắc nước Tàu thành đồng cỏ cho gia súc thì vị tể tướng của Oa Khoát Đài là Gia Luật Sở Tài (Yelu Qucai, gốc hoàng tộc Khiết Đan) đã khuyên ông ta theo đuổi một chính sách văn minh hơn. Đó là đánh thuế nông dân bằng vàng bạc, lụa là, thóc lúa. Những sắc dân du mục theo đạo Hồi ở vùng Trung Á được giao nhiệm vụ thu thuế và chính vì thế họ bị cả người Hoa lẫn người Mông Cổ ghét bỏ.
Khubilai (Hốt Tất Liệt) chinh phục Trung Hoa
Quân Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của Mangu (tức Mông Kha, con của Tule, cháu nội Thành Cát Tư Hãn) thực hiện chiến dịch đánh xuống Trung Hoa. Tuy không mạnh nhưng nhà Tống vẫn còn làm chủ một khu vực Hoa Nam rộng lớn. Mangu một mặt chia binh nhiều mặt tấn công, mặt khác sai em là Khubilai đem quân vòng qua phía tây đi ngang Tây Tạng, theo thượng lưu sông Dương Tử vào Vân Nam chiếm Đại Lý năm 125324. Đến lúc này, nhà Tống bị tấn công từ hai mặt bắc và tây và người Mông Cổ tìm cách chiếm luôn cả Việt Nam để từ miền nam đánh ngược lên hậu phương nhà Tống.
Chiến thắng đầu tiên của Việt Nam vào năm 1257 đã khiến cho người Mông Cổ không thực hiện được ý định.
Năm 1259, Mangu từ trần, Kublai lên kế vị nhưng vì có những tranh chấp nội bộ nên trong suốt 8 năm liền, quân Mông Cổ không thể tiến hành việc chinh phục Trung Hoa. Kublai thiên đô từ Karakorum ở Mông Cổ về Bắc Kinh, khi đó có tên là Đại Đô.
Mãi đến năm 1267, Bayan, một tướng giỏi của Kublai mới đem đại quân đánh xuống. Trước đây, sông lạch miền Nam Trung Hoa vẫn là những chiến lũy thiên nhiên ngăn chặn bước chân của đoàn kỵ binh Mông Cổ nhưng sau khi chiếm được miền Bắc, họ đã để tâm xây dựng một đội chiến thuyền.
Năm 1268 họ vây hãm thành Tương Dương (Xiangyang), một thành phố ở Hồ Bắc, cửa ngỏ huyết mạch xuống miền hạ lưu sông Dương Tử. Cuộc công hãm kéo dài đến năm năm, sử dụng hàng ngàn thuyền bè và hàng vạn binh sĩ. Các chuyên viên hải quân người Hán, Triều Tiên, Nữ Chân, Hồi Hột và Ba Tư được điều động vào việc chế tạo các loại chiến thuyền. Kỹ sư người Muslim chế tạo những súng bắn đá có thể ném những tảng đá nặng hàng trăm pounds. Hai bên đều phải dựa vào thuyền bè để chuyên chở quân nhu, thực phẩm và tiếp liệu.
Năm 1271, Kublai đổi quốc hiệu là Nguyên, tổ chức triều đình và hành chánh theo lối của nhà Tống.
Tuy vẫn là một triều đại từ bên ngoài, nhà Nguyên nay đã thực sự là một chính quyền Trung Hoa và người ta có thể coi như một cuộc đuổi hươu tranh đỉnh giữa hai thế lực bắc nam vì tuyệt đại đa số lực lượng của hai bên cũng đều là người Hán.
Về phía nhà Tống ở miền nam, vấn đề chỉ huy tương đối lỏng lẻo. Nhà vua lúc đó còn nhỏ tuổi và các đại thần mỗi người một ý, không thống nhất. Sau khi quân Mông Cổ vượt qua được Trường giang, bà Thái Hậu xuống chiếu Cần vương nhưng người Mông Cổ sử dụng chiến thuật tàn sát thị uy giết sạch những thị trấn nào chống trả lại họ nên sau cùng triều đình phải đầu hàng để tránh đổ máu25. Những tôn thất nhà Tống chạy về vùng duyên hải cố gắng chống trả thêm được ba năm nhưng tới năm 1279 thì bị hoàn toàn tiêu diệt.
Sau khi chiếm được toàn bộ Trung Hoa và cả khu vực Vân Nam, nhà Nguyên mưu tính việc tiến chiếm toàn bộ biển phía đông và phía nam trước là kiểm soát con đường hàng hải, sau là làm bàn đạp đánh Ấn Độ. Năm 1277, nhà Nguyên đem quân tấn công Miến Điện, năm 1281 lại chủ mưu đánh Chiêm Thành. Tuy trên danh nghĩa, người Chăm cũng như người Việt đã bằng lòng thần phục nhà Nguyên nhưng vua cả hai nước đều không chịu sang chầu ở Đại Đô như họ yêu cầu mà chỉ mang đồ tiến cống. Nguyên chúa liền sai người sang giám quốc Đại Việt và sai Sagatou (Toa Đô) và Lưu Thâm sang Chiêm Thành đặt nền móng cai trị.
Vào thời kỳ đó tuy vua Indravarman đã già yếu nhưng thái tử Harijit là người quật cường không chấp nhận sự đô hộ khiến cho quan lại nhà Nguyên phải quay trở về nước. Hốt Tất Liệt liền sai Sagatou chuẩn bị binh thuyền sang đánh Chiêm Thành (vì đường bộ đã bị Đại Việt từ chối không cho mượn). Năm 1282, Sagatou đem 1000 chiến thuyền đổ bộ bờ biển, thái tử Harijit đem quân chống giữ. Một vạn quân Chiêm chiến đấu trong 6 giờ nhưng chịu không nổi phải rút lui, quân Mông Cổ vào thành giết sạch dân cư trong đó. Vua Indravarman cho đốt kinh đô rồi rút vào rừng núi.
Ngày hôm nay, khi nói đến việt triệt binh lên cao nguyên chúng ta khó có thể hình dung được sự khác biệt giữa một sự rút lui để bảo toàn lực lượng, thay đổi từ chiến tranh trận địa ở đồng bằng sang chiến tranh tiêu hao sử dụng các căn cứ trên núi. Nhìn vào thành quả của cuộc chiến đấu kháng Nguyên của Champa, chúng ta có thể tin được rằng đã có những chuẩn bị lâu dài và những tương quan mật thiết giữa các dân tộc trong lãnh thổ Chiêm Thành. Tâm Quách-Langlet nhấn mạnh là chính vì có những liên hệ giữa dân chúng trên thượng du và vùng duyên hải nên nhiều vua Chăm gốc từ rừng núi và mỗi khi loạn lạc châu báu thường được đưa lên gửi nơi các bộ lạc ở cao nguyên và trốn lên rừng mỗi khi bị bên ngoài tấn công.26
Quân Mông Cổ tiến chiếm những thành thị khác, vua Chiêm cho người điều đình nhưng Sagatou đòi nhà vua phải đích thân xuống chầu. Indravarman cho người cậu là Bhadradeva đem lễ vật tiến cống, lấy cớ là đang bị bệnh không thể thân hành tới được. Hai bên qua lại giằng co cho đến khi Sagatou nghe tin vua Chiêm đã dàn 2 vạn quân và cho người sang Đại Việt, Chân Lạp và Java xin liên binh để cùng kháng cự, quân Mông Cổ liền tiến lên, tuy thắng trận lúc đầu nhưng bị người Chiêm Thành dùng chiến thuật du kích quấy nhiễu khiến cho họ phải tổn thất nặng nề.
Nguyên chủ phải cho thêm quân sang tiếp viện và quân Mông Cổ phản công đánh bại quân Chiêm vào ngày 14 tháng 6 năm 1283. Vua Indravarman lại rút vào rừng tiếp tục chiến thuật du kích. Quân Mông Cổ ở lâu bị thiệt hại nặng, quân lính chán nản bỏ trốn rất đông khiến Hốt Tất Liệt phải gửi thêm 15,000 quân nữa. Ngờ đâu thuyền của quân Mông Cổ bị bão khiến một số bị mất tích, phần còn lại khi đổ bộ được vào cửa bể Sri Banoy (Thị Nại) thì Sagatou đã đốt doanh trại đem quân quay về rồi.
Đoàn quân tiếp viện vì thế như rắn mất đầu không còn có thể uy hiếp triều đình Chiêm Thành được nữa. Vua Indravarman gửi sứ giả đến than phiền rằng Sagatou đã tàn phá nước Chiêm nên không còn gì để dâng cho thiên triều, hẹn sang năm sẽ sai con đem lễ vật tiến cống, tạm thời cho cháu nội sang chầu nhà Nguyên. Ba tháng sau, vua Indravarman cho người đem dâng Nguyên đế bản đồ nước Chiêm và bằng lòng thần phục nếu quân Mông Cổ rút về. Tuy vậy quân Mông Cổ vẫn tiếp tục chiếm đóng khiến người Chiêm Thành phải chiêu tập binh mã, lập những căn cứ phòng ngự trong rừng núi. Chẳng bao lâu vì khí hậu khắc nghiệt, không quen thủy thổ nên quân Nguyên bị thiệt hại nhiều và Nguyên đế phải mượn đường bộ nước Nam cất binh từ trên đánh ép xuống.
Vua nhà Trần cũng theo đường lối của người Chiêm Thành nhất quyết không sang chầu, chỉ sai người chú họ là Trần Di Ái thay mặt. Một câu hỏi cũng cần được đặt ra là tại sao nhà Nguyên lại đặt chủ điểm đánh xuống miền nam bằng cách xâm lấn Chiêm Thành và tập trung một lực lượng khá lớn để tấn công tiểu quốc này. Dưới nhãn quan chiến lược của triều đình Mông Cổ, Đại Việt không phải là một mối lo tâm phúc mà họ cho rằng Chiêm Thành mới thực sự là một bao lơn đóng vai trò quan trọng trên hải trình thương mại giữa Trung Hoa, các nước miền Nam Á tới tận Trung Đông.
Nếu nhà Nguyên hoàn thành kế hoạch chinh phục Chiêm Thành và các đảo quốc khác thì lúc đó Đại Việt bị bao vây tứ phía, nằm lọt trong vùng ảnh hưởng của họ, không đánh cũng tan. Chính vì thế, khi đề cao những chiến thắng của nhà Trần, chúng ta chớ quên rằng những chiến thắng đó phần lớn chính vì nhà Nguyên đã thất bại trong việc chiếm lĩnh những tiểu quốc ở phía nam và công đầu trong việc ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ là triều đại Indravarman của người Chăm. Đại Việt chỉ có thể phản công sau khi quân Mông Cổ đã hoàn toàn thất bại ở Chiêm Thành và quân ta có thể tập trung lực lượng để tấn công vào những đơn vị Mông Cổ đồn trú hay tập kích những tàn quân đang trên đường rút lui.
Nếu người Chăm thất bại trong việc ngăn chặn quân Mông Cổ trở thành một phần của đế quốc Nguyên Mông thì cánh quân của Sagatou sẽ vươn ra bắt tay được với thế lực của Esen Temur tại Pagan (Miến Điện) thì nước ta không đánh cũng bị nuốt chửng. Sau một trăm năm dưới quyền cai trị của nhà Nguyên, khi Chu Nguyên Chương lên ngôi, Đại Việt sẽ mặc nhiên trở thành lãnh thổ của nhà Minh và việc đứng lên giành quyền tự chủ sẽ vô vàn khó khăn. Trường hợp nước ta cũng giống như những tiểu quốc ở miền tây nam và tây Trung Hoa, sau đời Nguyên đã hoàn toàn biến mất.
Chúng ta cũng không thể bỏ qua một thực tế, thoạt đầu khi nhà Trần áp dụng lối đánh chính qui, dùng đại quân đối phó trực diện với quân Mông Cổ theo cách của nhà Tống đã không mang lại kết quả khả quan nên phải chuyển sang lối đánh du kích, vườn không nhà trống kiểu Chiêm Thành, dùng tiêu hao chiến để cho địch tự huỷ. Lẽ dĩ nhiên, triều đình và tướng lãnh Đại Việt đã rút tỉa từ kinh nghiệm của chính mình nhưng cũng có thể tham bác thêm những kinh nghiệm của các quốc gia khác, điển hình là Miến Điện Chiêm Thành, và Chân Lạp trong một cuộc chiến trải rộng khắp vùng Đông Nam Á châu.
Cao triều và tàn lụi
Năm Tân Sửu (1301), vua Trần Nhân Tông (khi ấy đã đi tu và làm Thái Thượng
Hoàng) sang Chiêm Thành du ngoạn, có ước gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân và vua Chiêm đem dâng hai châu Ô, Lý làm sính lễ năm Bính Ngọ (1306). Năm sau Chế Mân từ trần, vua Trần Anh Tông sai người giả tiếng vào điếu tang rồi tìm cách cứu công chúa về nước. Người Chiêm bị lừa nên luôn luôn tìm cách đòi lại những vùng đất đã nhường cho Đại Việt gây ra nhiều cuộc xung đột trong suốt từ 1311 đến 1360 là năm Chế Bồng Nga lên cầm quyền. Tới đây, bang giao Việt – Chiêm bước vào một giai đoạn mới khi Champa có một minh quân nên đi lên trong khi Đại Việt lại lâm vào cảnh suy thoái bởi một số vua chúa bất tài.
Chế Bồng Nga, ông là ai?
Có thời kỳ người Chiêm Thành là một nỗi đe dọa lớn cho người Việt. Đó là triều đại thứ 12 dưới quyền cai trị của một ông vua rất dũng lược trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ thứ 14. Ông vua đó người Trung Hoa gọi là Ngo-ta Ngo-cho (mà người Trung Hoa dịch âm thành A Đáp A Giả – ????) còn chúng ta gọi là Chế Bồng Nga. Chế Bồng Nga lên ngôi vào khoảng 1360 và ngay sau đó liên tiếp đem quân ra đánh Đại Việt trong suốt 30 năm liền, nhiều lần đại thắng cho đến khi ông ta bị giết vì một người đầy tớ làm phản.
Năm 1361, Chế Bồng Nga đem quân tiến đánh cửa biển Đà Lý (nay là Quảng Bình) khiến quan quân Đại Việt phải bỏ chạy. Quân Chiêm cướp phá và tàn sát dân chúng rồi quay trở ra biển. Vua Trần Dụ Tông lập tức ra lệnh cho phòng thủ. Đến năm sau, người Chăm lại sang quấy phá Hóa châu, đốt cháy nhiều nhà cửa. Vua Trần sai Đỗ Tử Bình đem binh chống giữ, củng cố và tái tổ chức các binh đội vùng Thuận Hóa.
Vài năm sau, nhân dịp nam thanh nữ tú vui chơi ngày xuân Ất Tị (1365) người Chăm đã phục kích sẵn ở các vùng đồi núi chung quanh bất ngờ xông ra bắt cóc thanh niên rồi chạy mất. Năm sau họ lại giở trò cũ nhưng tướng Phạm A Song đã dự bị nên phản công đánh đuổi được họ. Tháng giêng năm 1368, Trần Thế Hưng và Đỗ Tử Bình được lệnh đem quân đi bình Chiêm. Vừa lúc đó Chế Bồng Nga sai sứ sang cầu hòa xin trả lại đất đai đã lấn chiếm. Sứ giả bị đuổi về và Chế Bồng Nga đã chuẩn bị mai phục sẵn ở một nơi tên gọi là Chiêm Động (nay thuộc Thăng Bình), đánh tan quân nhà Trần, Trần Thế Hưng bị bắt còn Đỗ Tử Bình phải rút về.
Cũng năm đó, bên Trung Hoa Chu Nguyên Chương đánh đuổi được người Mông Cổ lập nên nhà Minh, xưng đế niên hiệu Hồng Võ, đặt thủ đô ở Nam Kinh. Chế Bồng Nga sai sứ là Hổ Đô Man (???) sang mừng đem voi, hổ và các sản vật tiến cống. Minh đế sai Ngô Dụng (??), Nhan Tông Lỗ (???), Dương Tải (??) đưa tiễn về nước, phong cho làm Chiêm Thành quốc vương, ban ấn tín, 1 quyển lịch Đại Thống và 50 tấm lụa thêu vàng (??). Trong sắc thư gửi Chiêm vương có viết:
Ngày mồng bốn tháng hai năm nay, Hổ Đô Man đem voi và hổ đến, tấm lòng thành của vương trẫm rất hoan hỉ. Thành thử Đô Man chưa đến nơi, trẫm đã sai sứ lên đường. Trẫm đang định sai sứ đến báo cho vương hay là Trung Quốc bị người Hồ chiếm cứ một trăm năm nay, di địch ở khắp mọi chốn làm hư hỏng cả luân thường. Vì thế trẫm phải phát binh đánh dẹp, mất hai mươi năm mới bình được di địch.
Nay trẫm làm chủ Trung Quốc, thiên hạ đều yên ổn, e rằng các nước phiên di chưa biết nên sai sứ đi báo cho các nước. Ngờ đâu sứ giả của quốc vương đã đến trước rồi, thành ý rất mực, trẫm quả là vui mừng. Nay ban cho một bản Đại Thống Lịch, kim ỷ, vải sa năm mươi tấm để vương biết đạo mà phụng mệnh trời, dân chúng Chiêm Thành an cư lạc nghiệp, vương cũng mãi mãi bảo tồn được lộc vị, phúc đến cháu con.
Mong thượng đế chứng giám cho, vương chớ bê trễ.27
Từ đó người Chăm hàng năm mang cống phẩm sang Trung Hoa được vua nhà Minh cho người sang tế sơn xuyên và giám khảo các kỳ thi.
Về phần Đại Việt, nhân loạn Dương Nhật Lễ, mẹ y chạy sang Chiêm Thành cầu cứu, báo cáo tình hình biên giới và sự suy yếu của nước Nam. Được dịp vào tháng 3 năm 1371 Chế Bồng Nga tập trung chiến thuyền tiến vào cửa Đại An tấn công Đại Việt. Theo sử thuật lại, ông ta đi thẳng vào kinh đô “như đi chơi mát”28, không nơi nào có quân chống giữ. Vua Nghệ Tông bỏ chạy khỏi kinh đô khiến quân Chiêm vào Thăng Long lấy hết vàng bạc châu báu, bắt cả đàn bà trẻ con rồi đốt sạch cung điện, sách vở.
Năm sau, vua Chiêm lại dâng biểu lên Minh đế kể tội Đại Việt trong đó có câu:
… Ngày nay người An Nam lại đem binh sang chiếm đất chúng tôi, cướp bóc nhân dân tôi. Vì thế thần xin Bệ Hạ giúp cho chúng tôi vũ khí, nhạc khí và nhạc sư để người An Nam thấy Chiêm Thành là phiên thuộc của Bệ Hạ mà không quấy nhiễu nữa.29
Tuy nhiên theo Việt sử, nhà Trần không hề động binh trong thời kỳ này và đây là một sự vu cáo của Chế Bồng Nga, chỉ cốt sao nhà Minh để yên cho người Chiêm Thành lộng hành. Chu Nguyên Chương sau đó đã “hạ chỉ” bắt hai nước không được gây can qua và đồng ý cho người Chăm được sang “du học” về âm nhạc tại Phúc Kiến.
Cũng vào thời đó, biển đông có rất nhiều hải khấu, Chế Bồng Nga đem binh thuyền ra đánh chìm và cướp về hai mươi thuyền chở 70,000 pounds gỗ quí 30đưa sang tiến cống nhà Minh khiến vua Hồng Võ rất hài lòng, ban thưởng hậu hĩ.
Người Chiêm lại tiếp tục quấy phá khiến vua Nghệ Tông phải truyền ngôi cho em là thái tử Kính, tức vua Duệ Tông. Trần Duệ Tông quyết đoán hơn anh nhất định đem binh trả thù. Chế Bồng Nga vội vàng viết thư kể tội nhà Trần với Minh đế khiến nhà Minh lại phải xuống chiếu yêu cầu hai bên bãi binh.
Đầu năm 1374, Trần Duệ Tông quyết định thân chinh đi đánh Chế Bồng Nga nên sai Lê Quí Ly luyện tập quân sĩ, đóng chiến thuyền và tích trữ lương thảo, sửa sang đường sá. Đến tháng giêng năm 1377, Duệ Tông thân tiên sĩ tốt đem 12 vạn quân tiến sang. Chế Bồng Nga hoảng sợ vội vàng sửa soạn hai 31 mâm vàng đem tiến cống nhưng Đỗ Tử Bình dấu đi rồi dâng sớ nói dối rằng Chế Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, xin vua cử binh sang đánh.
Quân ta tiến theo bờ biển vào cửa Nhật Lệ, đóng tại đó hơn một tháng tập luyện để chờ Lê Quí Ly đem lương thảo theo đường thủy. Ngày 23 tháng giêng, đại quân vào đến sông Shri Banoy, đóng lại đồn Ỷ Mang sát với chiến lũy (palisade) Chế Bồng Nga dựng lên để bảo vệ kinh đô Vijaya.
Một người Chăm trá hàng đến tâu với Duệ Tông là kinh đô hiện đang bỏ trống, vua Chiêm đã bỏ chạy và nếu đánh nhanh sẽ bắt được Chế Bồng Nga. Đại tướng Đỗ Lễ hết sức ngăn cản, xin cho người đi thám thính trước nhưng vua Duệ Tông không nghe còn mắng Đỗ Lễ nhát như đàn bà.
Ngày 24, nhà vua mặc nhung phục đen, cưỡi ngựa đen, theo sau là Ngự Câu Vương Húc, mặc đồ trắng cưỡi ngựa trắng dẫn binh tiến vào. Đột nhiên phục binh người Chăm đổ ra, vua Duệ Tông giật mình ngã ngựa chết ngay tại chỗ. Đại tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa và hành khiển Phạm Huyền Linh bị giết. Đỗ Tử Bình và Lê Quí Ly ở hậu quân bỏ chạy về. Ngự Câu Vương bị bắt.
Chế Bồng Nga đem quân đánh đuổi đến tận Thanh Nghệ, đánh tan quân nhà Trần rồi vào kinh đô cướp phá suốt một ngày. Đến khi ra khơi, chiến thuyền của Chiêm Thành bị bão đắm mất nhiều nhưng những đồ cướp được cũng đủ để tiến cống nhà Minh trong năm đó. Chế Bồng Nga lại gả con gái cho Ngự Câu Vương Húc rồi tháng 5 năm 1378 đưa y về Nghệ An phong làm trấn thủ. Đến tháng 6 Chế Bồng Nga lại đem binh vượt sông Đại Hoàng đánh tan quân của Đỗ Tử Bình, chiếm lấy kinh đô Thăng Long hạ nhục quân Nam bằng cách bắt quan kinh doãn là Lê Giốc phải sụp lạy32 nhưng Lê Giốc không chịu nên bị giết. Lần này quân Chiêm lại cướp bóc được rất nhiều. Vua Nghệ Tông chỉ còn nước đem các vàng bạc châu báu dấu trong núi Thiên Kiến và động Khả Lăng.
Năm 1380, Chế Bồng Nga lại đem quân ra đánh, tuyển binh ngay tại Tân Bình và Thuận Hóa, chiếm Nghệ An vào tháng 3, chiếm Thanh Hóa vào tháng tư. Vua Nghệ Tông (lúc này tuy nước ta đã có vua mới con vua Duệ Tông, tức Phế Đế Hiễn nhưng quyền hành vẫn nằm trong tay Nghệ Tông) sai Lê Quí Ly, Đỗ Tử Bình đem quân đón đánh quân Chiêm. Tuy lúc đầu có một số tướng lãnh hèn nhát bỏ chạy nhưng về sau quân nhà Trần quyết chí nên đánh bại được quân Chiêm khiến Chế Bồng Nga phải rút về.
Tuy Chế Bồng Nga bị thua nhưng ở thời kỳ này các châu Nghệ An, Thuận Hóa, Tân Bình vẫn thuộc về người Chăm, thành thử triều đình lâm vào cảnh túng quẫn phải đặt ra thuế thân, tuyển đến cả sư sãi và những dân sắc tộc để đủ người chống giặc. Từ đó triều đình lúc nào cũng nơm nớp đến nỗi các bài vị, thần tượng của các bậc tiên vương ở các lăng Quắc Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương cũng phải đem dấu đi sợ địch phá.
Mùa xuân năm 1382, Chế Bồng Nga lại đem quân vào Thanh Hóa. Phục binh của Nguyễn Đa Phương đổ ra đánh đốt được chiến thuyền của Chế Bồng Nga khiến quân Chiêm phải lên bộ chạy vào trong núi. Quân ta truy kích trong ba ngày đến tận Nghệ An, vô số quân Chiêm bị chết đói. Thừa thắng, vua Nghệ Tông sai Lê Quí Ly đem chiến thuyền đánh vào Chiêm Thành nhưng bị bão phải quay về.
Chế Bồng Nga cùng tùy tướng La Khải liền chuẩn bị một trận tấn công táo bạo. Trước đây quân Chiêm vẫn chỉ đánh vào kinh đô theo đường thủy, lần này – với sự chiếm giữ Thanh Hóa đến sát Ninh Bình – Chế Bồng Nga liền sai một đạo quân vượt đường rừng qua phía Lào đánh vòng xuống Quảng Oai, phía bắc kinh đô. Vua Nghệ Tông kinh hãi sai Lê Mật Ôn chống giữ. Lê Mật Ôn chia binh ra giữ các cửa Khổng Mục, Tam Kỳ nhưng bị tượng binh của quân Chiêm bất thần xông ra đánh tan nát, Mật Ôn bị giặc bắt. Thượng hoàng vội vàng sai Nguyễn Đa Phương bảo vệ kinh thành còn mình thì bỏ chạy ra Đông Ngàn (1383).
… Có người học trò tên Nguyễn Mộng Hoa thấy vậy tức lắm, liều mạng mặc nguyên áo mũ mà lội xuống nước, đưa tay giữ thuyền ngự, khẩn thiết xin thượng hoàng Nghệ Tông ở lại chỉ huy quan quân đánh giặc, chớ nên vội đi lánh nạn mà làm nản lòng người. Thượng Hoàng Nghệ Tông vẫn cho thuyền đi gấp, không đếm xỉa gì đến lời của Nguyễn Mộng Hoa.33
Chế Bồng Nga chiếm kinh đô ở đó tới tận đầu năm 1384 mới rút về. Vua nhà Minh năm nào cũng được Chiêm Thành tiến cống hậu hĩ nên chẳng buồn can thiệp. Đến năm 1386, vua Minh viết thư cho Nghệ Tông cho hay sắp đem quân bình định Chiêm Thành và ra lệnh cho Đại Việt sửa soạn 100 voi trận cùng các trạm lương thực suốt từ Vân Nam tới Nghệ An. Nhà Trần không lấy gì làm phấn khởi trước đề nghị này, lại sợ quân Minh có ý đồ xâm chiếm nước ta nên vội vàng thoái thác.34 Vả lại xưa nay vua Minh vẫn trọng đãi Chế Bồng Nga, ngay năm đó cũng đã cho sứ giả đưa con trai Chế Bồng Nga (sang tiến cống 54 con voi) về nước. Năm sau người Chăm lại đem sang Tàu 51 con voi, trầm hương (eaglewood) và sừng tê và được tiếp đãi rất trọng thể.
Thuỷ quân Chăm và Khmer giao chiến trên hồ Tonlé Sap Angkor, Splendors of the Khmer Civilization, 2002 tr. 236
Cuối năm 1386, vua Minh rất bực mình khi hay tin voi của Chân Lạp đem tiến cống đi ngang địa phận Chiêm Thành bị Chế Bồng Nga giữ lại ¼ nên gửi thư khiển trách nhưng thư chưa tới thì sứ bộ Chiêm Thành đã tới dâng lễ vật và lại được tiếp đón rất nồng hậu.
Về phần nước ta, tình hình càng ngày càng đen tối. Thấy Lê Quí Ly được thượng hoàng tin dùng, Đế Hiễn tâu vua xin trừ đi nhưng lại bị giáng xuống làm Minh Đức đại vương rồi bị thắt cổ chết, những người đồng mưu đều bị hại. Con út vua Nghệ Tông lên ngôi tức vua Thuận Tông, triều chính đổ nát, giặc giã nổi lên khắp nơi.
Năm 1389, quân Chiêm lại sang đánh nước ta. Vua sai Lê Quí Ly cầm quân chống giặc. Lê Quí Ly nghinh địch hơn 20 ngày, kéo hết thuyền lên bờ để đợi. Chế Bồng Nga đóng ở thượng nguồn sông Lương, giả vờ bỏ đi, Lê Quí Ly đem quân truy kích. Trước khi quân ta có thể lập phòng tuyến chống giữ thì đã bị quân Chiêm phục kích sẵn xông ra chém giết. Chế Bồng Nga thừa cơ phá đập nước, nước tràn xuống khiến quân nhà Trần mất rất nhiều thuyền bè. Lê Quí Ly thấy quân tan vỡ vội vàng bỏ chạy, giao quyền cho tì tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương ở lại chống giặc. Thấy thế yếu, các tướng giả vờ bày trận rồi cũng phải chạy theo.
Chế Bồng Nga đuổi theo đến Hoàng giang, thượng hoàng sai đô tướng là Trần Khát Chân đem binh chống giữ. Vua tôi ôm nhau khóc mà từ biệt đủ biết khiếp sợ đến chừng nào. Trần Khát Chân đem quân đóng ở Hải Triều và Tiên Lữ. Đến tháng giêng năm 1390, Chế Bồng Nga đem hơn 100 chiến thuyền đến thị sát. Hoàng đệ là Trần Nguyên Diệu đem quân bản bộ ra hàng giặc hi vọng được người Chăm đưa lên làm vua. Cùng lúc đó, một nhà sư là Phạm Sư Ôn nổi lên đánh chiếm kinh đô, thượng hoàng và vua phải bỏ kinh đô mà chạy, cho triệu tướng Hoàng Thế Phương đang đóng ở Hoàng Giang ra cứu.
May làm sao, một tiểu tướng của Chế Bồng Nga bị tội sợ nên ra hàng, báo cho Trần Khắc Chân biết là thuyền ngự của vua Chiêm sơn màu xanh lục. Khi mấy trăm chiến thuyền của Chế Bồng Nga và Nguyên Diệu kéo tới, Khắc Chân cho tập trung súng bắn xối xả vào chiếc thuyền ngự, Chế Bồng Nga bị trúng đạn chết. Nguyên Diệu liền cắt đầu y chèo thuyền trở về bên quân Nam. Quân Chiêm thấy chủ tướng đã tử trận vội vàng chạy về Hoàng giang hợp với phó tướng của Chế Bồng Nga là La Khải.
Sử kể rằng khi đầu Chế Bồng Nga được phó tướng Phạm Như Lạt đem vào trình giữa canh ba, thượng hoàng hoảng hốt nhỏm dậy tưởng mình đã bị vây bắt. Đến khi nghe được tin thắng trận, thượng hoàng vui mừng dương dương ví mình như Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ.
Tới đời nhà Lê, lịch sử chép nhiều cuộc giao binh đẫm máu giữa Đại Việt và Chiêm Thành, không ít lần có màu sắc của những cuộc chiến tranh diệt chủng. Cuộc tàn sát qui mô nhất có lẽ là chiến thắng của vua Lê Thánh Tông năm 1471, có đến 60,000 người bị giết, 30,000 người bị bắt làm tù binh trong đó có cả vua Chiêm và nhiều người thuộc hoàng tộc.
Vua Lê Thánh Tông cũng ra lệnh tàn phá kinh thành Vijaya thành bình địa và phá huỷ toàn bộ những gì liên quan đến văn hoá Ấn-Chàm. Có thể nói nguyên khí của vương quốc Champa gần như hao kiệt, người Chăm nếu không bị giết hay bị bắt cũng bị đẩy lùi về cao nguyên giao lại vùng đồng bằng cho đối phương. Cuộc xâm thực văn hoá và chủng tộc đã vùi văn minh Chiêm Thành xuống để phủ lên trên một nền văn minh hoàn toàn khác biệt.
Po Dharma đã nhận định là xung đột này “ket thúc mot cuoc đau tranh dài hơn nam the kỷcủa van minh An Đo khang cư lai nen van minh của Viet toc mang màu sac Trung Hoa khi ho khong ngừng tien ve phương nam. Cuoc đau tranh đóđeu làđau tranh đe song còn của cảhai ben vàtừnhưng nam cuoi the kỷthứ10 người ta chưng kien người Cham phải lien tuc rút lui trước sức ép khong lo của người Viet. Nam 1471 chính là thời khac đanh dau sư chien thang rot ráo của mot nen van hoá có cội nguon là Trung Hoa tren mot xa hoi An hoá đa ngư trị tren bán đảo Đong Dương từ the kỷ thứ tư “.35
Nhiều nhà nghiên cứu cận đại lại không đồng ý đây là biến cố đánh dấu sự kết thúc của vương quốc Champa vì tới tận thế kỷ 19, triều đình Đại Việt vẫn còn công nhận cho người Chăm tự trị ở một vài nơi, có thể coi như một tiểu quốc – một khu vực bán độc lập có tổ chức hành chánh và tập quán riêng biệt – thần phục Đại Việt như nhiều sắc dân thiểu số khác ở cao nguyên miền Trung và thượng du miền Bắc36. Chính sách của nhà Nguyễn đã mô phỏng theo chủ trương “ky mi” (lỏng dây cương) và “cải tho qui nguyen” của nhà Thanh, dùng người bản xứ cai trị địa phương rồi dần dần đưa người vào thay thế.
Tới cuối thế kỷ thứ 17, trên sách vở và bản đồ của người Âu Châu vẽ vùng Đông Nam Á chúng ta vẫn thấy ghi một tiểu quốc dưới tên R. (Royaume) de Champa, Tsiompa, Chiam, Chiam-pa … chứng tỏ rằng ở một qui mô nào đó, vương quốc Chăm vẫn hiện diện mặc dù theo chính sách tằm ăn dâu, người Việt đã di cư đến các tỉnh phía nam sống lẫn với dân địa phương, làm chủ một phần đất đai của họ dọc theo duyên hải.37
Nhận định của Danny Wong Tze Ken tương đối khách quan khi cho rằng “tuy người Cham van đe cap đen vương quoc của ho trong vung Pho Hai-Phan Rang-Phan Ri dưới cái ten Panduranga, thưc ra đay chỉ làmot khu vưc bị chiem đong. Quan he Viet – Cham sau nam 1697 dưới thời chúa Nguyen Phúc Chu dưa tren tương quan trung ương – địa phương; vai trò của giới cai trị người Cham nang phan van hoávàkinh te hơn làmot lanh tu chính trị”.38
CUNG ĐÌNH
Người Chăm có hai dòng quí tộc chính thay phiên nhau làm vua. Dòng Cau (Areca Palm) cai trị vùng Panduranga ở phương nam còn dòng Dừa (Coconut) làm chủ phương bắc. Mặc dù bị ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và sau này văn minh Hồi giáo, người Chăm vẫn coi trọng bên mẹ hơn và chế độ mẫu hệ có nguồn gốc từ rất xa xưa.
Theo truyền thống của hoàng gia, người con trai cả của người vợ chính là người có quyền thừa kế. Hoàng thái tử – dưới danh hiệu Yuvaraja – phải được Hội Đồng Nguyên Lão Đại Thần (Assembly of the Great) chấp thuận. Nếu hoàng hậu không có con trai, khi đó người ta mới tìm các dòng khác. Ngay cả những kẻ cướp ngôi cũng vẫn phải được Hội Đồng Nguyên Lão hợp thực hoá.
Sau khi lên ngôi, tân vương nhận một đế hiệu (royal name) và thường giữ suốt thời kỳ trị vì và chỉ sau khi chết, nhà vua mới được tấn phong một danh hiệu (posthumous name) tương tự như miếu hiệu của vua Trung Hoa hay Đại Việt. Một đặc điểm là việc tấn phong có khi không cử hành ngay khi nhà vua lên ngôi, chẳng hạn vua Jaya Parameshvaravarman II lên ngôi (ascended the throne) từ năm 1220 nhưng tới năm 1227 mới chính thức đăng quang (royal coronation).
Triều đình Champa bao gồm nhiều chức sắc kể cả tu sĩ các cấp (Ksatriyas, Brahmans), học giả, chiêm tinh gia, chủ tế … cùng rất đông cung nhân, thị thần và quan lại. Nhà vua có những cận thần luôn luôn theo sát hoàng gia để phục dịch nhưng ngược lại con cái hay anh em lại không được đến gần e ngại có thể xúc phạm đến long thể để cướp ngôi.
Triều đình Champa có rất nhiều lễ nghi phức tạp:
… Hoàng thương ngư trieu vào chính ngo moi ngay, ngoi theo tư the của mot nhà sư (chan gap lai dưới than ngươi). Khi đen trieu kien, đình than đứng thang cúi chào that sau, hai tay khoanh lai trước ngưc chứkhong phải quì. Sau khi trình tau xong, người đócung hanh le như the mot lan nưa chứkhong phải làm gì khac. Khi nhàvua ngư giára ngoai, thương là hai lan moi ngay, ngài ngư tren mot thớt voi, cóthị ve thoi tùvà, đanh trong và giương lọng che. Đi ke ben nhàvua là một võ quan bưng mot đĩa trau cau. Ngư lam quan – ước chừng tren mot nghìn người – đươc trang bị bang giao, đao, khien, cung ten đi theo sau. Dùởxa đen đau, nhưng ai trong thay hoàng thương đeu phải cúi chao.39
Cũng có khi nhà vua ra ngoài bằng xe được hộ vệ bởi 30 nữ binh mang khiên và trầu40 hay ngồi võng bằng vải mềm do bốn người khiêng. Vua Chiêm Thành cũng chủ trì những buổi lễ lớn về nông tang như lễ hạ điền hay mở đầu cho mùa gặt.
Cũng như bao nhiêu vua chúa khác, quốc vương Champa có một hậu cung rất đông cung phi, mỹ nữ cùng các nhạc công, vũ công. Khi vua chết, những hoàng hậu được vinh dự theo vua xuống suối vàng theo tục lệ Ấn Độ giáo. Những người còn lại sẽ tự nguyện suốt đời làm điều thiện để cầu phúc cho người quá cố nếu như không bị tân vương ép phải vào cung.
Bên ngoài hoàng cung có những quảng trường để đua ngựa, đua xe trâu hay diễn hành các đội tượng binh, huấn luyện hổ và dã nhân.41 Một điều đáng để ý là chỉ có mình nhà vua được nằm trên giường còn các đại thần chỉ nằm trên chiếu. Lọng che cũng nói lên vai trò của mỗi người. Vua được che bằng lọng màu trắng. Cấp bậc còn được phân biệt theo mũ miện trên đầu và kiểu tóc.
Y phục của nhà vua trang sức bằng rất nhiều vàng bạc, đá quí và đeo đai bằng vàng. Giày dép của vua bằng da màu đỏ, có thêu hay trang trí bằng chỉ vàng hay châu báu. Triều đình chia làm ba cấp bậc dưới quyền chỉ huy của hai đại thần đứng đầu hệ thống quan lại. Vương quốc chia ra làm nhiều đơn vị, dưới mỗi đơn vị lại chia thành cấp nhỏ hơn. Dưới thời vua Haruvarman III, nước Champa chia ra làm 36 đơn vị hành chánh, tổng cộng hơn 100 làng, mỗi làng có từ 300 đến 500 nóc gia nhưng không quá 700 ngoại trừ kinh đô theo con số của vua Lý Thánh Tông có khoảng 2560 gia đình.42
Các quan lại không được trả lương nhưng sống bằng sự đóng góp của dân chúng trong địa bàn quản hạt.
Miêu tả của Mã Hoan (馬歡) Trong Doanh Nhai Thắng Lãm (瀛涯滕覽)43 về nước Champa
Đây là quốc gia gọi là Vương Xá Thành (王舍城) trong kinh Phật nằm ở phía nam biển cả ở bên dưới biển tỉnh Quảng Đông. Khởi đầu từ eo biển Ngũ Hổ thuộc phủ Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến đi về hướng tây nam, thuyền có thể tới được nơi đây trong mười ngày nếu thuận gió. Phía nam của vương quốc này giáp Chân Lạp, phía tây thì giáp với Giao Chỉ, còn hai phía đông, phía bắc đều là biển cả.
Phía đông bắc của kinh đô, cách chừng 100 dặm có một cửa biển tên là Tân Châu (新州港). Trên bờ biển có một ngọn tháp bằng đá làm dấu. Thuyền bè các nơi đến neo lại đây để lên bờ. Trên đây có một cái thành người ngoại quốc gọi là Thiết Tỉ Nại (設比奈)44 do hai vị tướng trấn giữ, bên trong có chừng năm, sáu chục gia đình người nước ngoài để canh hải cảng.
Về hướng tây nam chừng 100 dặm la có kinh thành nơi quốc vương trú ngụ, tên người ngoài gọi là Chiêm Thành (tức kinh đô Vijaya hay Chà Bàn). Thành này có tường xây bằng đá, mở ra bốn cửa, có lính gác. Vua nước này là người Toả Lý (瑣里), rất tin vào đạo Phật. Trên đầu ông ta đội một vương miện ba tầng, trang trí bằng vàng rất mỹ thuật, trông giống như mũ của các diễn viên ở Trung Quốc.
Trên người ông ta mặc áo dài bằng vải nước ngoài thêu những hoa văn ngũ sắc (trắng, đen, đỏ, xanh và vàng), còn hạ thể thì quấn sarong45 bằng lụa màu; chân để trần. Khi đi đâu ông ta cưỡi voi còn nếu du hành thì đi xe có hai con bò vàng kéo.
Mũ của các thủ lãnh làm bằng lá cây dứa dại46, trông tương tự như mũ của nhà vua có trang trí bằng vàng và các loại trang sức nhiều màu sắc, khác nhau tuỳ theo cấp bậc. Áo dài màu của họ mặc chỉ dài đến đầu gối, phía thân dưới quấn một chiếc sarong nhiều màu bằng vải nước ngoài.
Cung điện của nhà vua ngự cao và rộng, mái lợp ngói hình thoi. Tường bốn chung quanh xây bằng gạch và vữa trông rất khang trang. Các cửa đều làm bằng gỗ cứng, trang trí bằng những hình điêu khắc dã thú hoặc sinh vật tại địa phương. Nhà cửa của dân chúng thì lợp tranh, các hàng hiên không được cao quá ba thước để cho mọi người khi đi ra và chui vào đều phải khom lưng cúi đầu, nếu làm cao hơn là phạm luật.
Về màu sắc quần áo thì cấm mặc màu trắng, chỉ nhà vua mới được dùng; quần chúng chỉ được mặc các màu đen, vàng và tím, nếu mặc màu trắng sẽ bị tử hình. Đàn ông trong xứ này để tóc xoã, đàn bà tết tóc thành một búi ở sau ót. Thân thể của họ đen đủi, phần thân trên mặc áo ngắn tay, phần hạ thể quấn khăn lụa nhiều màu. Tất cả mọi người đều đi chân đất.
Khí hậu ở đây rất nóng, không có sương hay tuyết, lúc nào cũng như khoảng tháng tư tháng năm.
Cây cối luôn luôn xanh tốt. Trên núi có sản xuất gỗ mun, trầm hương (kỳ nam), trúc Quan Âm và gỗ hồng (laka-wood)47. Gỗ mun đen bóng, xem ra tốt hơn gỗ nơi các quốc gia khác. Kỳ nam48 (kelembak) chỉ có tại các núi lớn của nước này chứ không đâu có trên toàn thế giới; giá rất đắt, được trao đổi theo bạc lượng. Trúc Quan Âm trông như cây mây nhỏ, dài một trượng bảy hay tám xích (khoảng hơn 5 thước), đen như sắt, mỗi inch có hai ba đốt, cũng không thấy ở nơi khác.
Sừng tê và ngà voi cuà voi cũng rất nhiều. Con tê ngưu (rhinoceros) trông như một con trâu, con to có thể đến bảy tám trăm cân, toàn thân màu đen không có lông phủ đầy vảy, da nứt nẻ, dày và bẩn thỉu, chân có ba móng, đầu có một sừng mọc ngay trên sống mũi, cái nào dài có thể đến một thước bốn, năm tấc.49 Tê ngưu không ăn cỏ mà ăn lá hay cây có gai, cả những khúc gỗ khô. Loài tê ngưu ỉa cứt trông giống như củ sơn (Rhus succedanea) nơi tiệm thợ nhuộm.
Ngựa của họ thấp bé, trông tựa con lừa. Trâu, bò, heo và dê là tất cả những giống vật họ có.
Ngỗng và vịt cũng hiếm hoi. Các giống gia cầm đều nhỏ, con lớn nhất cũng không quá hai cân (khoảng 1.2 kg), chân chỉ 1 tấc rưỡi, dài lắm mới đến 2 tấc. Gà trống có mào đỏ và tai trắng, hông nhỏ và đuôi dài, biết gáy, khi cầm trên tay thì chúng rất dễ thương.50
Trái cây ở đây có những thứ như mận, cam, dưa hấu, mía, dừa, mít và chuối. Trái mít trông giống như trái bí, bề ngoài sần sùi như trái vải đất Xuyên, bên trong cùi là từng lớp múi màu vàng to bằng quả trứng gà, ăn ngọt như mật, trong múi có hột giống như thận con gà, nếu nướng ăn thì bùi như hạt dẻ. Về rau cỏ có bí, dưa leo, bầu, cải, hành, gừng bấy nhiêu ngoài ra không có thứ gì khác.
Hầu hết đàn ông đều làm nghề đánh cá để sinh nhai, họ ít làm nghề nông, thành thử gạo và các cốc loại không lấy gì làm phong phú. Gạo thổ sản hạt dài, nhỏ màu đỏ. Lúa mì, lúa mạch đều ít ỏi. Dân chúng nhai trầu cau luôn miệng.
Khi đàn ông đàn bà lấy nhau, điều kiện duy nhất là chú rể phải đến ở rể tại nhà cô dâu và hoàn thành nhiệm vụ hôn nhân. Mười ngày hay nửa tháng sau, cha mẹ chú rể, cùng họ hàng bằng hữu, đi cùng trống chiêng nhạc khí đến hộ tống hai vợ chồng trở về nhà, sau đó uống rượu và đàn hát.
Về phần rượu, họ lấy một ít gạo trộn với các loại cây thuốc, bỏ trong vò gắn khằn lại ủ cho đến khi ngấu. Khi muốn uống, họ dùng một cái cần tre nhiều đốt dài chừng 3, 4 thước (khoảng 1 mét), cắm vào bình rượu, ngồi chung quanh, đổ nước vào tuỳ theo số người nhiều ít, lần lượt hút rượu uống. Khi hết rượu, họ lại đổ thêm nước uống đến khi nào không còn mùi rượu mới thôi.51
Về văn tự của họ, họ không có giấy bút, dùng da dê đập cho mỏng hay vỏ cây hơ cho đen, sau đó gập lại như một cuốn sách cổ52, dùng phấn trắng viết lên để ghi lại. Về những tội bị trừng phạt ở đây, tội nhẹ thì bị đánh vào lưng bằng roi mây, tội nặng thì bị cắt mũi, tội ăn cướp bị chặt một tay, còn tội ngoại tình, thì đôi gian phu dâm phụ sẽ bị thích vào mặt. Những ai bị tội nặng nhất thì họ sẽ lấy một cây gỗ cứng, chuốt nhọn một đầu để dựng trên một cái bè đặt trên mặt nước rồi bắt tội nhân ngồi lên cho cây xuyên qua người ra khỏi miệng mà chết, xác để lại đó để làm gương cho công chúng.
Về ngày tháng, người Chiêm không theo âm lịch nhưng 12 con trăng thì làm thành một năm. Một ngày một đêm chia ra thành mười canh, mỗi canh đánh hiệu bằng tiếng trống. Về bốn mùa, họ tính khi hoa bắt đầu nở thì là mùa xuân, khi lá rụng thì là mùa thu.
Vào ngày Tết, nhà vua lấy mật người tươi hoà vào trong nước để tắm, những mật người này do các tù trưởng các địa phương thu góp đem tiến cống làm đồ lễ.53 Khi vua của nước này trị vì được 30 năm thì thoái vị để đi tu, chỉ định em, con hay cháu trông coi việc nước. Nhà vua sau đó đi vào trong rừng núi nhịn ăn và sống đời khổ hạnh, và thường chỉ ăn đồ chay. Ông ta sống đơn độc như thế một năm và lập thệ với Trời Đất rằng “Khi trước tôi làm vua nếu như có phạm lỗi trên ngai vàng thì nguyện cho hùm sói ăn thịt tôi, ốm đau huỷ hoại tôi”. Sau một năm nếu ông không chết, ông sẽ lại lên ngôi báu và tiếp tục cai trị dân chúng. Dân chúng sẽ reo mừng mà đọc “Hsi-li Ma-ha-la-cha” (Sri Maharaja) nghĩa là Hoàng Thượng Tôn Quí, tiếng tôn xưng thiêng liêng và cao cả nhất của họ.
Câu chuyện ma lai (corpse-head barbarian) là đàn bà thuộc một gia đình giống người thường, nhưng lạ lùng nhất là mắt không có đồng tử. Ban đêm khi bà ta ngủ, đầu sẽ rời ra bay đi ăn phân trẻ con.
Đứa hài nhi bị ma làm theo vào bụng rồi thể nào cũng chết. Chiếc đầu bay đi rồi lại quay về nhập trở lại cái mình như cũ. Nếu ai biết được việc này chỉ đợi cho đến khi đầu bay đi liền đem cái xác dấu một chỗ khác, chiếc đầu quay lại không thể nối liền với mình được nữa thì con ma sẽ chết. Nhà nào có ma lai mà không báo cho quan chức thì ngoài kẻ giết người kia, cà nhà cũng đều phạm tội đồng loã .
Ngoài ra còn có một cái hồ lớn thông với biển gọi là “hồ cá sấu”. Nếu có việc tranh tụng giữa hai người mà sự việc không thể làm cho minh bạch để cho quan chức quyết đoán thì hai bên nguyên bị sẽ phải cưỡi trên lưng trâu đi ngang chiếc hồ này. Kẻ bất lương sẽ bị cá sấu ra ăn thịt còn người ngay thẳng thì dù có qua lại mười lần cũng không sao, thế mới thật là lạ lùng.
Ở trong núi sát ngay bờ biển có một loại trâu rừng rất hung dữ, vốn là trâu nhà chạy lạc vào núi rồi sống ở đó, sinh con đẻ cái, lâu năm thành đàn. Nếu trông thấy ai bận đồ màu xanh, chúng sẽ rượt theo húc cho đến chết rất là khủng khiếp.
Người ngoại quốc phải hết sức để ý đến đầu của họ. Nếu ai chạm vào đầu, họ sẽ thù ghét người đó chẳng khác gì người Trung Quốc ghét kẻ sát nhân. Trong giao dịch thương mại, họ dùng vàng lợt (pale gold) tức là kim loại chỉ có 70% vàng, nếu không thì dùng bạc.
Họ rất thích đĩa bát và các loại đồ sứ màu xanh lam, lụa và hạt chuỗi sản xuất từ Trung Quốc và họ thường đem vàng lợt đến đổi. Họ cũng thường đem sừng tê, ngà voi, kỳ nam, và các thổ sản khác làm đồ tiến cống sang Trung Quốc.
(Ma Huan: Ying-yai Sheng-lan, 1970 từ trang 77 đến trang 85)
VĂN HÓA
Những nghiên cứu về vương quốc Champa cho ta thấy người Chăm có nhiều đặc điêm đáng lưu ý. Những đặc điểm đó phần nào còn tồn tại, và lẩn khuất vào đời sống của những người dân sống trên những vùng đất họ từng cư ngụ, bất kể họ gốc gác từ đâu.
Cũng như những xã hội bị ảnh hưởng của đạo Bà La Môn, người Chăm chia ra nhiều giai cấp, trong đó có bốn bậc chính. Hai bậc cao nhất là Brahmana và Ksatriya tức giai cấp tăng lữ và quí tộc. Tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quần chúng, một nhân vật có uy tín bao giờ cũng phải dựa vào sức mạnh tôn giáo, họ là đại diện cho thần minh trước khi là một cấp chỉ huy. Nhiều vì vua được coi (hay tự coi?) như là một vị thần tái sinh hay hóa thân.
Về y phục, đàn ông cũng như đàn bà thường cởi trần đóng khố, chân không giày dép. Tài liệu của Mã Doãn Lâm (Ma Touan-lin) của Trung Hoa ghi chép là chỉ người ở giai cấp cao mới đi giày làm bằng da, còn thường dân đi chân không. Nhiều thương gia và sứ bộ Âu Châu có ghé Champa cũng có những nhận xét tương tự.54 Đặc tính giản dị đó có thể bị coi như thiếu văn minh nhưng lại là một ưu điểm trong chiến trận vì nhẹ nhàng, dễ di chuyển, không phải mang vác cồng kềnh như những đội quân chính qui khác. Việc ăn mặc đơn giản đó có thể vì nhiều lý do nhưng cũng là một đặc tính chung của nhiều dân tộc vùng Đông Nam Á:
Quả thưc rat đang lưu ý khi nhưng đieu khac cho thay y phuc của dan chung rat đơn sơ. Chỉ phan từ hông trở xuống là đươc che đi, còn lai của than the, dau đàn bàcung đe tran. Chứng cứ nghệ thuật đóhoàn toàn phù hơp với nhưng gì người Trung Hoa mieu tả.55
Điểm này có điều phù hợp với những bức họa của người Tây Phương vẽ về sinh hoạt Đàng Trong vào thế kỷ 17, 18 trong đó ta thấy đàn bà đàn ông hình dáng đen đủi, thân trên đều ở trần gần như người Mọi ngày nay.56 Tuy nhiên họ rất sạch sẽ, theo những tài liệu của người Trung Hoa thì một ngày họ tắm hai lần.
Phần y phục che bên dưới thân thể cũng chia ra làm hai loại, dài và ngắn. Loại dài phủ xuống tận mắt cá, loại ngắn chỉ đến đầu gối, có khi còn ngắn hơn. Y phục tuy thêu thùa hoa lá nhưng chỉ là một cái giải để thòng xuống giữa hai chân. Theo tài liệu còn ghi lại thì dân chúng được dùng là đen, vàng, tím, đỏ nhưng không được dùng màu trắng (là màu của vua chúa), ai vi phạm sẽ bị xử tử. Nghiên cứu về những pho tượng còn sót lại của người Chăm chúng ta thấy đây là một đặc tính khá nổi bật.
t phuc cham
Y phục thường ngày của người Chăm
Người Chiêm Thành cũng để nhiều kiểu tóc khác nhau nhưng đều có quấn khăn che lại hoặc có mũ đội được làm rất mỹ thuật, công phu. Về sinh hoạt, đời sống người dân Champa tương đối thoải mái, hay ca hát nhảy múa đủ biết đời sống kinh tế tương đối thịnh vượng. Tuy không có những vùng đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ sông Hồng hay sông Cửu Long, họ biết cách dẫn thủy nhập điền và thoát nước nên trồng được mía, dâu (nuôi tằm), tiêu, trầu, bông, thuốc lá, ngô, vừng (mè), đậu, khoai lang …và nhiều loại cây ăn trái. Nhiều giống cây từ Champa đã được nhập cảng vào nước ta và Nam Trung Hoa góp phần không nhỏ vào việc sản xuất lương thực và gián tiếp gây ra bùng nổ về dân số.57
Theo Maspero, người Chăm hung hăng và hay cãi cọ nhưng rất can đảm. Họ cũng là những thuỷ thủ can trường và thường mạo hiểm đi xa nếu không kiếm được gần nhà và dùng những thuyền tốc độ cao để đánh cướp những tàu bè của người Trung Hoa đi ngang qua.58
QUÂN SỰ
Người Chiêm Thành luôn luôn có một đội quân thường trực rất lớn, ngay từ thời xa xưa đã đông đến 4, 5 vạn người. Những năm về sau còn đông hơn. Chế Bồng Nga có một đội thân binh 5000 người lúc nào cũng kề cận ông ta. Vũ khí của họ bao gồm khiên, lao, giáo và cung nỏ. Tên của họ không gắn lông chim nhưng tẩm thuốc độc. Quân lính di hành theo nhịp trống và chiêng, tổ chức thành từng nhóm 5 người, chịu trách nhiệm liên đới, nếu một người bỏ chạy thì cả năm người đều phải chết.59 Chính vì thế họ chiến đấu rất anh dũng. Cũng như những quốc gia phong kiến khác, các vua Chiêm thường dùng anh em trong nhà làm tướng chỉ huy quân đội, với tước hiệu Mahasenapati (tổng chỉ huy) và Senapati (đốc binh), bên dưới có nhiều thứ bậc nữa. Tướng sĩ phải thề trung thành đến chết với hoàng gia và quân lính được đối đãi tương đối tử tế.
khmer
Quân Khmer thời đại Jayavarman VII ra trận đánh nhau với người Cham
Angkor, Splendors of the Khmer Civilization, tr. 235
Cũng như nhiều quốc gia của miền Nam Á, việc săn bắt và huấn luyện voi là một trong những ưu điểm quân sự của họ. Người Chăm đã biết dùng voi và ngựa trong chiến trận từ lâu. Trên những điêu tượng ở Angkor Wat có nhiều cảnh giao tranh giữa người Khmer và người Chiêm Thành, hai bên đều dùng voi xông trận. Odoric de Pordenone cho biết khi ông ta đến xứ Champa năm 1323 thì vua nước này đã có đến 14,000 thớt voi.60 Ngoài việc tổ chức một lực lượng tượng binh hùng hậu, họ còn bắt voi để lấy ngà, tê ngưu để lấy sừng cùng nhiều loại thú hoang và gỗ quí.
Một đặc điểm kinh tế và quân sự khác chúng ta phải nhấn mạnh là nghệ thuật đóng thuyền – thuyền để di chuyển, chuyên chở cũng như dùng trong chiến đấu. Vị trí địa dư của vương quốc Champa lệ thuộc rất nhiều vào phòng ngự mặt biển và họ có một lực lượng hải quân rất hùng mạnh.61 Hải quân của họ bao gồm cả thuyền lớn để chuyên chở tiếp liệu và thuyền nhẹ dùng để xung trận. Họ rất gan dạ, thông thạo thủy tính, dám dong thuyền ra những hải đảo thật xa lại cũng là những dân tộc thích trao đổi, buôn bán với những tàu bè đi ngang qua. Chính vì có ưu thế đó, họ cũng thường rủ nhau đi quấy nhiễu các làng mạc duyên hải của người Đại Việt ở phương bắc, người Khmer ở phương nam và chặn thuyền bè ngang qua biển đông để thu đoạt vàng bạc, thóc lúa.
Đi đến đâu nếu có cơ hội người Chăm cũng bắt cóc dân chúng đem về làm nô lệ và trong sử sách vẫn thường cho rằng vùng biển Annam (miền Trung nước ta) là một khu vực gieo nhiều kinh hoàng cho thương nhân phải đi ngang qua. Những đặc tính đó thể hiện rất rõ nét trong giai đoạn đầu của triều đại Tây Sơn và trên nhiều phương diện, chúng ta có thể kết luận rằng một số ưu điểm của nền văn minh Champa bùng lên lần cuối cùng vào cuối thế kỷ 18 với triều đại Tây Sơn để rồi tàn lụi khi chúa Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, thu gom tất cả các sắc dân thành một dân tộc và xây dựng tổ chức chính trị theo mẫu của nhà Thanh.
Nói tóm lại, trong hơn một ngàn năm hữu sử, người Chiêm Thành đã đạt tới một nền văn hóa khá cao trên tổ chức hành chánh, văn hóa cũng như quân sự. Người Chăm cũng đã biết kỹ thuật xây dựng đồn lũy để phòng thủ, tường xây bằng gạch có tháp canh. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, họ biết cách giao thiệp với lân bang, khi thì dùng đường lối mềm dẻo, lúc dùng võ lực tùy theo cách nhìn của họ là kẻ thù, trung lập hay bạn. Hình phạt của họ bao gồm cả chặt ngón tay, đánh bằng côn hay nặng hơn thì đâm bằng giáo rồi chặt đầu. Hình phạt ghê gớm nhất là voi giày.
KẾT LUẬN
Lịch sử là một chuỗi dài biến hoá, luôn luôn thay đổi trong đó có những ngẫu nhiên không thể lường trước được. Cuộc Nam Tiến đã xoá nhoà và hoà tan những dân tộc trên đường bành trướng của của dân tộc Việt Nam.
Việc mở mang lãnh thổ vì nhu cầu sinh tồn là chuyện xảy ra hầu như ở mọi nơi, trong mọi thời kỳ lịch sử và gần như một hiện tượng tự nhiên của mọi dân tộc. Nếu có đáng trách chăng thì phải kể đến những hủy diệt văn hóa mà người ta chủ tâm thực hiện, đối với kẻ thù dù khác giống hay cùng giống. Nhiều sử gia đã gượng gạo giải thích rằng việc đồng hóa được những khu vực khác là do ưu thế văn minh nhưng thực tế cuộc Nam Tiến của Đại Việt ngoài việc bảo vệ nền độc lập để đối kháng với phương Bắc còn để giải quyết nhu cầu kinh tế vì áp lực dân số ngày càng đè nặng lên khu vực đồng bằng miền Bắc.62 Không phải chỉ một lần vì cơm áo mà người Việt phải xuôi nam nhưng cũng nên công nhận rằng chưa nhất thiết kẻ chiến thắng nào cũng đều văn minh hơn kẻ chiến bại.
Bên cạnh những vay mượn văn hoá, kỹ thuật, ngôn ngữ đầy rẫy trong đời sống của người Việt Nam, hai giai đoạn lịch sử có liên quan mật thiết với vương quốc Champa cũng cần phải đánh giá lại.
1. Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông vốn được coi là một điểm son của quá trình giữ nước sẽ không thể nào tiến hành nếu không có tiền đề là thắng lợi của Champa nói riêng và sức mạnh tập hợp của vùng Đông Nam Á nói chung. Cho nên, chúng ta phải đánh giá lại trong vị trí toàn cảnh của khu vực hơn là chỉ nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết của người Việt Nam hay sự lãnh đạo sáng suốt của tướng lãnh và vua quan nhà Trần. Người ta quên rằng chỉ vài chục năm sau đó, cũng dân đó, triều đình đó, người Việt đã nhiều lần thảm bại trước một lực lượng ít người và kém thế hơn về đủ mọi mặt.
2. Sự bùng lên của triều đại Tây Sơn trong thế kỷ 18 có rất nhiều sắc thái đánh dấu di sản của người Chăm trên văn minh Việt – từ sự tập trung sức mạnh của các dân tộc trên cả ba khu vực núi, đất, biển đến lối tấn công mạnh và vũ bão của Nguyễn Huệ trong trận đánh năm Kỷ Dậu. Chúng ta không thể không đối chiếu sự tương đồng giữa chính sách ngoại giao của vua Quang Trung đối với nhà Thanh với chính sách “be ngoài than phuc, be trong ngam ngam chong phá” mà các triều đại Champa từng áp dụng với lân bang.
Chúng ta cũng thấy sự tương đồng của một Chế Bồng Nga tiến ra Thăng Long “như đi chơi mát” khiến vua tôi nhà Trần “om nhau màkhóc” với uy nghi thoắt ẩn, thoắt hiện ra Bắc vào Nam đi không biết, về không hay của Nguyễn Huệ. Nếu lịch sử là một tổng hợp và kế thừa của nhiều dân tộc sống trên một giải đất, hoà quyện vào nhau trong tinh thần năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển thì những thành quả quá khứ đó phải được xét một cách minh bạch hơn, không phân biệt do đâu và từ đâu. Dưới nhãn quan đó, nhiều vì vua Champa cũng là anh hùng dân tộc như bao nhiêu danh nhân khác đã sống và chiến đấu cho sự sống còn của quê hương, đóng góp vào sự tồn tại và phú cường của nước Việt ngày hôm nay.
Trong tâm tư của một người Việt Nam, sau mấy ngàn năm luyện máu của hàng trăm sắc dân, tất cả những gì của người đi trước đều là di sản phải gìn giữ, đáng trân quí, cần bảo tồn. Chúng ta không thể không ngậm ngùi khi tự hỏi phải chăng chính sách phân biệt ta và địch giữa người Việt với người Việt của nhà cầm quyền hôm nay cũng chỉ là cánh tay vươn dài của những lần đốt phá Đồng Dương, Chà Bàn vào những thế kỷ trước?
Hai vương quốc Chiêm Thành và Chân Lạp bị đẩy lùi về rừng núi, mất cửa ngõ trông ra biển nên đã tàn lụi dần và hôm nay chỉ còn là những di tích để du khách tới thăm, ngậm ngùi cho một thuở huy hoàng. Nhìn về tương lai không xa, biển đông của nước ta chắc cũng chỉ là một thứ “tháp Chàm”, một hình ảnh thuộc về lịch sử. Không ai còn biết đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà sách vở sẽ chỉ nói đến quần đảo Tây Sa, Nam Sa thuộc Trung Quốc. Trong khung cảnh tranh sống của con người, đạo đức không còn là một yếu tố quan trọng hàng đầu, thế nhưng sự huỷ diệt môi sinh, sự huỷ diệt văn hoá bất kể đến những người đang sống bên cạnh mình cũng là sự tự sát. Giữ nước nào phải chỉ hạn chế vào việc chống xâm lăng?
Tháng 10, 2005
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albanese, Marilia. Angkor, Splendors of the Khmer Civilization. New York: Barnes & Nobles Books, 2002.
2. Barrow, John. A Voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793. Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1975 (in lại theo lối chụp bản London, 1806)
3. Coedès, G. The Indianized States of Southeast Asia (Susan Brown Cowing dịch từ nguyên bản Les Etats hindouisés d’Indochine et d’Indonesie, Paris: Editions
E. de Boccard, 1964) Honolulu: An East-West Center Book, The University of Hawaii, 1968.
4. Dunan, Marcel (ed.). Larousse Encyclopedia of Ancient and Medieval History. New York: Harper & Row, Publishers, 1963
5. Fitzgerald, C. P. The Southern Expansion of the Chinese People. New York: Praeger Publishers, 1972
6. Guillion, Emmanuel. Hindu-Buddhist Art of Vietnam (Treasures from Champa). Trumbull: Weatherhill Inc., 1997. (bản dịch từ tiếng Pháp Le Musée de Sculpture Cam de Da Nang, Paris: AFAO, 1997)
7. Hurlimann, Martin. Photographic Impressions: Burma, Siam, Cambodia, Yunnan, Champa, and Vietnam. Bangkok: White Lotus Press, 2001.
8. Huynh Dinh Te (dịch), University of Copenhagen (May 23, 1987). Proceedings of the Seminar on Champa. CA: Southeast AsiaCommunityResourceCenter, 1994
9. IOC-Campa. Champaka (Số 1, 1999) Roh Duah Sakaray Saong Waris Campa (Nghiên cứu Lịch sử và nền Văn Minh Champa) San José: IOC-Campa, 1999.
10. Lockard, Craig A. “Integrating Southeast Asia into the Framework of World History: The Period Before 1500” The History Teacher, Vol. 29, No. 1 (11,1995)
11. Ma Huan (Mã Hoan -馬歡). Ying-yai Sheng-lan: The Overall Survey of the Ocean’s Shores (Doanh nhai thắng lãm – 瀛涯滕覽). Bangkok: White Lotus Press, 1970.
12. Majumdar R.C. Champa, History & Culture of an IndianColonialKingdom in the Far East 2nd-16th Century A.D. New Delhi: Gyan Publishing House, 1985.
13. Maspero, Georges. The ChampaKingdom-The History of an Extinct Vietnamese Culture. Bangkok: White Lotus, 2002. (Bản dịch từ Le Royaume de Champa, Paris 1928 bởi Walter E.J. Tips)
14. Nebenzahl, Kenneth. Mapping the Silk Road and Beyond – 2000 years of exploring the East. London: Phaidon Press Inc., 2004.
15. Nghiêm Tòng Giản (嚴從簡): ThùVưc Chu Tư Luc (殊域周咨錄) Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1993.
16. Nguyễn Khắc Thuần: Việt Sử Giai Thoại (tập 3) nxb Giáo Dục 1997
17. Piggott, Stuart (ed). The Dawn of Civilization. New York: McGraw-Hill Book
Co. Inc., 1961
18. Rathbun, Hope W. Echoes of Chinese History, Magic Horses of Ferghana. Japan: Charles E. Tuttle Co., 1967
19. Time & Life Books. The Mongol Conquests, Time Frame AD (1200-1300), 1989
20. Time & Life Books. What Life Was Like in the Land of the Dragon (Imperial China 960-1368), 1998
Chú thích:
1 Lời mở đầu Tam Quốc Chí
2 Georges Maspero, Le Royaume de Champa, (Paris: G. Van Oest, 1928), R. C. Majumdar, Champa, History & Culture of an Indian Colonial Kingdom in the Far East 2nd-16th Century A.D. (New Delhi: Gyan Publishing House, 1985) Sau đó, những công trình của nhiều học giả, điển hình là Pierre Bernard Lafont, Tâm Quách-Langlet, Bernard Gay, Po Dharma, Henri Chambert-Loir … cũng miêu tả vương quốc này qua nhiều khía cạnh lịch sử, văn hóa, địa dư, mỹ thuật … cho chúng ta biết thêm nhiều điểm mới lạ và cải chính được một số sai lầm trước đây. (Xem thêm Proceedings of the Seminar on Champa, 1994)
3 Qua những văn bia còn tìm được, ngay từ những thế kỷ đầu Công Nguyên, người Chăm đã có một nền văn hóa rất cao, là một quốc gia hùng mạnh vẫn thường liên minh với dân tộc ở miền nam cướp phá các quận Giao Chỉ, Cửu Chân (khi đó nội thuộc nước Tàu).
4 Sáu chữ đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt tương truyền của Mã Viện khắc lên cột đồng đánh dấu địa giới cực nam của nước Tàu hồi đó (cũng là cực nam của quận Giao Chỉ) có thể là một lời cảnh báo cho đám quan lại nhà Hán trấn đóng ở miền Nam phải gia tăng phòng bị việc các giống dân nam đảo chiếm lại Giao Châu.
5 Cũng nên nói thêm các tục lệ như xâm mình, nhuộm răng, ăn trầu hiện nay vẫn còn rất thông dụng mặc dầu đã trở thành hiếm hoi trên đất nước chúng ta.
6 Vương quốc Phù Nam (Funan) thịnh vượng vào khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, nằm tại Nam phần là quốc gia Ấn hoá sớm sủa và củng là một trung tâm thương mại, giao lưu của Trung Hoa và các nước ở biển Nam, qua đến tận Âu Châu. Nhiều địa điểm có dấu tích của các đồ dùng, tiền bạc từ vùng Địa Trung Hải và đế quốc La Mã (thế kỷ thứ 3 CN) tại Óc Eo (Nam Việt) và tại P’ong Tuk (Thái Lan) đã được khai quật mà người ta cho rằng là một số trung tâm thương mại thời kỳ Phù Nam. Dân nước Phù Nam khéo léo, giỏi nghề làm trang sức, đồ gốm và thương nghiệp. Cũng có người cho rằng Phù Nam chưa phải là một vương quốc mà chỉ là một tập hợp một số thành phố duyên hải (federation of coastal towns) trong phạm vi kiểm soát của vương quốc Chân Lạp. Phù Nam là dịch từ Hán Việt mà các nhà nghiên cứu cho rằng để phiên âm chữ bnam (nay là phnom) nghĩa là núi hay danh hiệu của “vua của núi”.
7 Craig A. Lockard, “Integrating Southeast Asia into the Framework of World History: The Period Before 1500” (bài thuyết trình trước Hội Nghị về Lịch Sử trong Thế Giới Hậu Hiện Đại [History in a Postmodern World], đại học Wisconsin-Oshkosh, Sept. 23-24, 1994) đăng lại trong Tập San The History Teacher, Vol. 29, No. 1 của Hiệp Hội Giáo Dục Lịch Sử (Hoa Kỳ) tháng 11, 1995 tr. 17
8 R.C. Majumdar, Champa, History & Culture of an IndianColonialKingdom in the Far East 2nd-16th Century A.D. (New Delhi: Gyan Publishing House, 1985) tr. 11
9 theo GS Hoàng Xuân Hãn thi phiên âm Đồ Bàn là sai vì chữ Hán trà? và đo ? rất dễ lộn. Trong các sách vở của Âu Châu người ta cũng đọc là Chaban.
10 “The Geographical Setting of Ancient Champa”, Proceedings of the Seminar on Champa, 1994 tr. 22-23
11 Bernard Gay, “New Perspectives on the Ethnic Composition of Champa”, Proceedings of the Seminar on Champa, 1994 tr. 45-48
12 … Champa was not a unitary state but a kind of confederation of five principalities Indrapura,
Ameravati, Vijaya, Kauthara and Panduranga, each with a capital of its own. Po Dharma, “Status of the Latest Research on the Date of the Absorption of Champa by Vietnam”, Proceedings of the Seminar on Champa, 1994 tr. 55
13 Anthony Christie, “The sea-locked lands: The diverse traditions of South East Asia” Stuart Piggott (ed) The Dawn of Civilization (New York: McGraw-Hill Book Co. Inc., 1961) tr. 292
14 C. P. Fitzgerald, The Southern Expansion of the Chinese People (New York: Praeger Publishers, 1972) tr. 58-9
15 “Status of the Latest Research on the Date of the Absortion of Champa by Vietnam” Proceedings of the Seminar on Champa, 1994 tr. 53
16 Thời xưa, các dân tộc ở Nam Á khi ra trận thường mang theo cả gia đình để đảm trách vai trò tiếp vận, hậu cần nên 50,000 người ở đây phải được hiểu là cả lính lẫn dân chúng, không phải chỉ nam nhân. Chính vì thế, nhà Lý đã định cư họ thành một số làng xã ở miền Bắc mà không gặp trở ngại.
17 coconut clan – narikelavamsa
18 betelnut clan – kramukavamsa
19 Majumdar R.C., Champa, History & Culture of an IndianColonialKingdom in the Far East 2nd-16th Century A.D. (New Delhi: Gyan Publishing House, 1985) tr. 86
20 Pierre-Bernard Lafont, “On the Relations Between Champa and Southeast Asia”, Proceedings of the Seminar on Champa, 1994 tr. 67
21 Giống ngựa sa mạc tuy không hùng tráng như giống ngựa Ả Rập nhưng lại thích hợp cho chiến đấu. Ở vùng Ferghana tại Tân Cương (Turkestan) có một giống ngựa chạy rất nhanh, bờm dài đuôi rậm. Giống ngựa này sống trên núi rất khó bắt, có đặc tính là khi chạy nhanh toát mồ hôi thì cổ ngựa nhểu ra những giọt máu, trong bộ Anh Hùng Xạ Điêu có nhắc đến gọi là Hãn Huyết Bảo Câu. Thần tích ly kỳ về giống ngựa này vẫn được truyền tụng, coi như một loại thần mã hiện ra từ sông hồ. Người Mông Cổ thường dẫn ngựa cái tới thả những nơi có loài này xuất hiện trong những đêm trăng để gây giống. Tới gần đây những khoa học gia đã tìm ra nguyên nhân của việc xuất hãn huyết này. Nguyên là có một loài ký sinh trùng (con ghẻ) sống bám dưới làn da và trong bờm ngựa tiết ra một loại độc tố làm mỏng những thành huyết quản. Khi ngựa chạy nhanh, nhiệt độ trong cơ thể dâng cao khiến cho những mạch máu nhỏ bị vỡ. Tuy nhiên việc đổ máu không làm cho ngựa bị thương tổn bao nhiêu, ngược lại còn cho giống bảo mã này một thần kỳ. Hope W. Rathbun, Echoes of Chinese History, Magic Horses of Ferghana (Japan: Charles E. Tuttle Co., 1967) p. 32
22 Time & Life Books, What Life Was Like in the Land of the Dragon (Imperial China 960-1368) 1998 tr.112
23 Time-Life Books, The Mongol Conquests, Time Frame AD (1200-1300) 1989 tr. 20
24 Từ thế kỷ thứ 13 trở về trước, phía tây nam Trung Hoa (nay là Vân Nam) có nước Nam Chiếu, sau đổi thành Đại Lý. Đại Lý là một quốc gia mà đa số dân chúng sùng đạo Phật, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ như hầu hết các nước trong vùng Đông Nam Á, là một phần bộ của văn minh Nam Á. Cũng như Đại Việt, vì có một khoảng biên giới tiếp giáp với Trung Hoa nên Đại Lý cũng chịu chung số phận, luôn luôn bị lấn áp từ các triều đình ở trung nguyên nhưng rủi ro hơn nên đã bị người Hán thôn tính, một số đông dân chúng phải vượt núi chạy về phương nam cư ngụ tại vùng đất Thái Lan ngày nay.
25 Khi tấn công vào Chương Châu, quân Mông Cổ giết đến mấy trăm ngàn người trong thành, chỉ còn sống sót khoảng 400. Xác người chất lên cao đến 40 feet trong khoảng đất một mẫu tây. Time & Life Books, What Life Was Like in the Land of the Dragon: Imperial China 960-1368) 1998 tr. 102
26 “The Geographical Setting of Ancient Champa”, Proceedings of the Seminar on Champa, 1994 tr. 21-2
27 Nghiêm Tòng Giản (???): ThùVưc Chu Tư Luc (?????) (Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1993) tr. 247
28 As on a simple stroll (George Maspero: 2002) tr. 93
29 Georges Maspero, The Champa Kingdom-The History of an Extinct Vietnamese Culture (Bangkok: White Lotus, 2002) tr. 93 (Bản dịch từ Le Royaume de Champa, Paris 1928) dẫn trong Minh Sử
30 Maspero chú thích là Sou-mou (Caesalpinia, wood of the Indies), trong Cây Cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ: Mekong 1991, Q. 1, V. 2) tr. 1051-1061 thấy ghi là một loại điệp thuộc họ Caesalpninoideae, trước đây trồng dọc theo các đường phố Saigon để lấy bóng mát, không hiểu quí ở chỗ nào và để làm gì.
31 có chỗ chép 15, có chỗ chép 10 mâm vàng
32 Lê Giốc mắng chửi cho đến chết nên được phong tước Mạ Tặc Trung Vũ Hầu
33 Nguyễn Khắc Thuần: Việt Sử Giai Thoại (tập 3) nxb Giáo Dục 1997 tr. 91
34 Sử ta còn chép trước đó nhà Minh cũng sách nhiễu đủ điều, bắt cung đốn lương thực cho quân Minh ở
Vân Nam, rồi cống cả tăng nhân sang Kim Lăng cốt để xem nhà Trần phản ứng thế nào.
35 Emmanuel Guillon, Hindu-Buddhist Art of Vietnam, 1997 tr. 19-20
36 Po Dharma đặt thời điểm cuối cùng của Champa là năm 1832. “Status of the Latest Research on the
Date of the Absorption of Champa by Vietnam”, Proceedings of the Seminar on Champa, 1994 tr. 61
37 Phần lớn chúng ta khi nghiên cứu về lịch sử bị những định kiến về lãnh thổ che phủ các sinh hoạt thực tế. Trong nhiều trường hợp, lãnh thổ hành chánh (administrative territory) chỉ là một bộ phận, thường nằm trong một vùng ảnh hưởng (sphere of influence) rộng lớn hơn. Khu vực Đàng Trong của chúa Nguyễn, thành phần trực tiếp cai trị, thu thuế, bắt lính, có tổ chức quan lại chỉ nằm dọc theo khu vực đồng bằng duyên hải là chính yếu nhưng bên cạnh đó lại có nhiều bộ lạc, sắc dân ở cao nguyên – trên nguyên tắc vẫn thuộc chính quyền Phú Xuân nhưng lại sống biệt lập, tự trị. Những dân tộc thiểu số đó thường không chỉ thần phục riêng một vương quốc nào mà lắm khi phải triều cống đến 2, 3 thế lực ở chung quanh. Ranh giới cai trị vì thế rất mờ nhạt và co dãn. Cũng như những sinh vật sống trong rừng, họ không phân biệt chủ quyền thuộc về ai mà chỉ theo bản năng, nơi nào có thể tồn tại thì di cư đến.
38 …Even though the Chams continued to refer to their kingdom in the Pho Hai-Phan Rang-Phan Ri as Panduranga, it was actually occupied territory. Vietnamese-Cham relations after 1697 under Nguyen Phuc Chu were based on central-regional relations; the role of the Cham ruler was more of a cultural and economic leader than a political one. Danny Wong Tze Ken: “Vietnam-Champa Relations and the Malay-Islam Regional Network in the 17th-19th Centuries”, Kyoto Review (March 2004)
39 Georges Maspero, The Champa Kingdom-The History of an Extinct Vietnamese Culture (Bangkok: White Lotus, 2002) tr. 15
40 Việc sử dụng nữ binh làm cận vệ cũng rất phổ biến nơi các vương quốc Khmer và Xiêm La. Người Việt trước khi hoàn toàn bị Hán hoá cũng có hình thức này, điển hình là hai bà Trưng dùng rất đông nữ binh làm tuỳ tướng.
41 Georges Maspero, tr. 16
42 Georges Maspero, tr. 17
43 Mã Hoan (Ma Huan) là thông ngôn, có mặt ở ba trong số bảy lần viễn du của Trịnh Hoà đời nhà Minh. Mã Hoan ghi chép rất tường tận những nơi ông ta đến trong một tác phẩm nhan đề Doanh Nhai Thắng Lãm (The Overall Survey of the Ocean’s Shores) viết vào khoảng đầu thế kỷ 15.
44 Sri Banoy, có lẽ là thành Bình Lâm nằm giữa Qui Nhơn và Chà Bàn, ta gọi là Thị Nại.
45 Thủ cân (kerchief)
46 sách viết là chiao-chang (?) với ghi chú là một loại nón làm bằng lá cây dứa dại (screw pine) có lẽ chính là loại cây người Việt dùng để chằm nón (lá gồi).
47 Dalbergia parviflora
48 Ch’ieh-nan (伽楠) hay già nam (kelembak) là một loại gỗ thuộc về họ lign-aloes có mùi thơm
49 chừng 17, 18 inches
50 Những gia súc miêu tả khá giống những con vật chúng ta vẫn còn thấy dân chúng nuôi tại miền Trung mấy chục năm trước đây. Loài gà này có lẽ là một loại gà rừng mà ta gọi là gà tre hiện nay.
51 Tục uống rượu cần này hiện nay vẫn còn phổ thông tại những dân tộc thiểu số trên cao nguyên nước ta.
52 Ngày xưa người Trung Hoa dùng tre hay lụa làm sách thành một tấm dài gập lại theo hình xếp chứ không thành từng trang rời như sau này.
53 Việc lấy mật người để tắm hay để uống của một số dân tộc vùng Đông Nam Á được miêu tả trong nhiều tài liệu khác nhau như Đảo Di Chí Lươc ((島夷志略)) của Uông Đại Uyên (汪大淵), Tay Dương Phien Quoc Chí (西洋番國志) của Củng Trân (鞏珍), Chan Lap Phong Tho Ký (真臘風土記) của Chu Đạt Quan (周達觀).
54 Majumdar, sđd tr. 222
55 Majumdar, sđd tr. 220
56 Trong một bức hình nhan đề Batelière de Touranne vẽ vào khoảng giữa thế kỷ 19, người đàn bà đang chèo thuyền ở Đà Nẵng để ngực trần, đội một chiếc nón tròn, mặc váy (Les Grands Dossiers de L’illustration L’indochine – Le Livre de Paris, 1995) tr. 12
57 Ngô (maize), vừng và nhiều loại khoai chính gốc là ở Chiêm Thành (mà người Trung Hoa cũng đem giống về nước) nhưng theo dật sử Đại Việt thì mình lại đem giống từ bên Tàu về (chẳng hạn truyện ông Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan khi đi sứ lấy trộm hạt giống nhét vào hậu môn). Hay là ông cha ta cái gì không rõ lai lịch thường giải thích như thế cho tiện?
58 Georges Maspero, tr. 19
59 Majumdar, sđd tr. 152. Những chi tiết này hoàn toàn phù hợp với đặc tính của quân Tây Sơn trong trận chiến Việt – Thanh mà người Trung Hoa miêu tả khiến chúng ta không thể không đặt một câu hỏi là quân đội của Nguyễn Huệ phải chăng được tổ chức giống như tổ chức quân sự của người Chăm – nếu không thì ảnh hưởng của vương quốc Champa tại Đàng Trong khi đó còn rất đậm nét.
60 Majumdar, sđd tr. 153
61 Sở dĩ người Việt nhiều lần đánh bại được họ vì Chiêm Thành ít khi thống nhất dưới quyền chỉ huy của một chính quyền trung ương mà luôn luôn chia ra nhiều nước nhỏ.
62 Sau năm 1975, một số đông người Việt từ miền Bắc di chuyển vào miền Nam sinh sống do hấp lực kinh tế nhiều hơn do nhu cầu xã hội. Hiện tượng thiên di đó càng lúc càng đa dạng và không còn chỉ giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét