XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

PHƯƠNG ÁN NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THUỶ SẢN HỒ CHỨA CÔNG TY QUẢN LÝ



UBND TỈNH GIA LAI
CÔNG TY TNHH MTV KTCT THUỶ LỢI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


     Số  02/PATS-KTTL            Pleiku, ngày 21  tháng 11  năm 2016

PHƯƠNG ÁN NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THUỶ SẢN
HỒ CHỨA CÔNG TY QUẢN LÝ

Kính gửi: - UBND tỉnh
                - Sở Nông nghiệp và PTNT

Thực hiện kết luận cuộc họp về nuôi trồng và khai thác thủy sản hồ chứa tại phòng họp B2 Sở Nông nghiệp và PTNT ngày   tháng      năm 2016 của Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpa Thuyên, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai lập phương án khai thác và nuôi trồng thủy sản các hồ chứa thủy lợi công ty quản lý cụ thể như sau:

PHẦN I:  SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

          Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai được UBND tỉnh Gia Lai giao nhiệm vụ quản lý khai thác vận hành và bảo vệ 12 hồ chứa có tổng dung tích  370,61 triệu m3 và 5.307,8ha diện tích mặt nước. Nuôi trồng thuỷ sản được xem là một thế mạnh của công ty, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện để sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên.
          Hồ Ayun Hạ từ 1996-2010 xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản miền Trung ký kết hợp đồng nuôi trồng và khai thác với công ty tổ chức nuôi sinh thái (thả giống, đánh tỉa thả bù, không cho ăn) sản lượng bình quân đạt 300 tấn/năm; Từ 2011 và trong những năm gần đây phong trào nuôi cá nước ngọt tại các hồ chứa thủy lợi trong tỉnh đã và đang thực hiện với nhiều đối tượng nuôi như điêu hồng, rô phi đơn tính, trắm, chép, mè, trôi,...với nhiều hình thức nuôi như quảng canh đối với hồ lớn và thâm canh đối với hồ nhỏ, riêng 12 hồ công ty quản lý hầu hết đều thả giống nuôi tự nhiên hoặc không thả giống để cho dân tự do đánh bắt. Nhìn chung, bước đầu mang lại thu nhập và cải thiện sinh kế cho người nuôi và cư dân không nuôi sinh sống ven hồ.
          Với tiềm năng to lớn về mặt nước và sự phong phú của các giống loài thủy sinh vật, môi trường thủy hóa phù hợp và sinh trưởng tốt cho các đối tượng nuôi cá nước ngọt truyền thống và các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá chình, lăng nha,.... Tuy nhiên, hầu hết các hồ nuôi chỉ mang tính tự phát, người nuôi chỉ thông qua hợp đồng với các chủ hồ, đập và chưa có quy hoạch, sắp xếp theo lộ trình nhằm phát triển bền vững, ổn định. Do đó, phát triển nuôi thủy sản nước ngọt ở hồ chứa vẫn còn ở mức cầm chừng, manh mún, chưa tận dụng, khai thác hết tiềm năng mặt nước và diện tích hiện có một cách hiệu quả và bền vững.
        Vì vậy, để khắc phục những tồn tại nêu trên, công ty cần xây dựng phương án để phát triển nuôi cá tại các hồ chứa thủy lợi công ty quản lý, tận dụng mặt nước để phát huy hiệu quả diện tích mặt nước hiện có nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập cho công ty và người dân tại địa phương sinh sống ven hồ; Để thực hiện được điều này thì việc  xây dựng và thực hiện phương án phát triển nuôi cá hồ chứa thủy lợi là cấp bách và cần thiết. 
II. Cơ sở pháp lý xây dựng phương án
 - Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
 - Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy lợi, thủy điện;
- Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP;
- Nghị định 67/2012/ND-CP ngày 10/9/2012 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về việc  quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Nghị quyết số 30ª/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số chính sách để hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết trên;
- Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Thông tư 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản.
- Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020;
- Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS ngày 27/7/2012 của Bộ NN&PTNT về phê duyệt qui hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản;

PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG NUÔI CÁ HỒ CHỨA
I. Thực trạng
1. Hiện trạng nuôi trồng và khai thác thủy sản trên các hồ chứa công ty quản lý
1.1-Diện tích nuôi trồng và khai thác
TT
Hồ chứa
Địa điểm
Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Ghi chú
1
Hồ Ayun Hạ -Thôn Thanh Thượng xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện
3.700
0
khoán khai thác ăn chia sản phẩm 50-50 ước đạt 1 tấn/6 tháng
Khai thác cá tự nhiên
2
Hồ Ia M’Lah
Xã Ia M’Lah, huyện Krông Pa
404,3
0,089
18
 Tự nuôi
cả năm 36 tấn
3
Hồ Plei Pai
Xã Ia Lâu, huyện Chư Prông
477,5
Dân tự do đánh bắt
0
Không nuôi
4
Hồ Ia Ring
Xã Ia Tiêm huyện Chư Sê
116

Công ty thu 5% sản lượng  (1 tấn/năm)
Khoán nuôi
5
Hồ Tân Sơn
xã Nghĩa Hưng-huyện Chư Pah
41,06

Công ty thu 5% sản lượng 0,5 tấn/năm
Khoán nuôi

Cộng
4.738,8

20,5

* Hồ Plei Pai năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2016 tạm ngừng hoạt động do dân tự do đánh bắt gây mất trật tự nên tổ hợp tác không quản lý bảo vệ được sản phẩm hiện đang chờ giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện, xã.
* Hồ Ayun Hạ Công ty không thả giống, giao khoán cho ngư dân đánh bắt vá tự nhiên theo phương thức ăn chía sản phẩm 50-50 (sản lượng thu dự kiến 5 tấn)/năm


1.2/Tình hình khai thác thủy sản tự nhiên

DIỆN TÍCH KHAI THÁC
TT
Địa điểm-Hồ chứa
Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha/năm)
Sản lượng (tấn)
Ghi chú
1
Hồ Biển hồ B
Xã Biển Hồ, tp Pleiku
230
Không tổ chức khai thác
Không
Dân
2
Hồ Chư Prông
Thị trấn chư Prông, huyện Chư Prông
60
Không tổ chức khai thác
Không
tự
3
Hồ Hoàng Ân
Xã Ia Phìn, huyện Chư Prông
125
Không tổ chức khai thác
Không
do
4
Hồ Ia GLai
Thôn thuỷ lợi, xã Ia GLai, huyện Chư Sê
70
Không tổ chức khai thác
Không
đánh
5
Hồ H’Ra Bắc
Xã H’Ra huyện Mang Yang
14
Không tổ chức khai thác
Không
bắt
6
Hồ H;Ra Nam
Xã H’Ra huyện Mang Yang
30
Không tổ chức khai thác
Không
thủy
7
Hồ Ia H’Rung
Xã Ia H’Rung huyện Ia Grai
40
Không tổ chức khai thác
Không
sản

Cộng
569

0

1.3/ Diện tích nuôi lồng: Không
2/ Sản lượng
2.1/ Tổng sản lượng thu từ diện tích nuôi: 20,5 tấn
2.2/ Tổng sản lượng thu từ diện tích khai thác: 0  tấn
2.3/ Tổng sản lượng nuôi lồng: không
3/ Giống thuỷ sản (Đối tượng, số lượng con giống được thả nuôi):2,335 tấn (Mè, Trôi, Trắm, chép)
4/ Tình hình sản xuất kinh doanh giống
4.1/Số cơ sở SXKD giống: 01
TT
Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh
Địa điểm
Đối tượng sản xuất, kinh doanh
Sản lượng
(kg-vạn con)
Ghi chú
1
Trại cá giống Ayun Hạ
(4,6ha còn lại 1,9ha ao)
Thôn Plei Tăng-xã Ayun Hạ-huyện Phú Thiện
Giao cho công đoàn bộ phận Ayun Hạ
Thuê khoán
ươm giống
30 triệu đồng/năm
*Mua giống thả xuống hồ IaM’Lah: 2,335 tấn
*Mua giống thả xuống hồ Ayun Hạ: 0 tấn
5/ Các dự án chương trình khuyến ngư
TT
Tên mô hình
Đơn vị thực hiện
Địa điểm thực hiện
Kinh phí mô hình (Triệu đồng)
Hình thức nuôi
Đối tượng nuôi
Ghi chú

0
0
0
0
0
0
0
6/ Tình hình dịch bệnh
+Môi trường: Trong sạch, ổn định
+Dịch bệnh: Không
7/ Tình hình sản xuất kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học
TT
Tên cơ sở
Địa điểm
Lĩnh vực kinh doanh

Không
Không
Không
8/ Tổng hợp tình hình thiệt hại do dịch bện, thiên tai: Không

9/ Đánh giá chung về thực trạng nuôi trồng khai thác
9.1. Diện tích và hình bthức nuôi
           Nhìn chung nuôi cá trên các hồ chứa công ty quản lý vẫn đang nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư đúng mức cho nuôi trồng và khai thác (Công ty không có khả năng đầu tư). Vấn đề tận dụng mặt nước, khai thác chưa có quy hoạch (hồ nào được nuôi quảng canh khai thác nước sinh hoạt, hồ nào được nuôi thâm canh, nuôi cá lồng không khai thác nước sinh hoạt, hồ nào để cho dân tự do đánh bắt cải thiện đời sống chính quyền địa phương hàng năm thả giống bổ sung nguồn lợi từ nguồn ngân sách nhà nước) và chưa có các quy định rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế của công ty và địa phương. Vì vậy, đa số các hồ chứa hiện nay vẫn chưa được sử dụng để phát huy lợi thế, tận dụng để phát triển có hiệu quả nuôi trồng thủy sản, đem lại thu nhập bền vững công ty nói riêng và cho người dân sinh sống quanh hồ nói chung.
9.2. Đối tượng nuôi
          Hiện nay, phong trào nuôi nước ngọt trên địa bàn tỉnh khá phong phú về đối tượng nuôi. Ngoài các đối tượng truyền thống như cá mè, trôi, trắm, chép, rô phi, điêu hồng, trê lai, cá rô đầu vuông,...; các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế và được thị trường ưa chuộng hiện nay như cá lăng nha, cá chình, thát lát cườm,... đang được nuôi phổ biến, với đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi này, có thể áp dụng nuôi tốt ở các hồ chứa trên địa bàn của công ty và của tỉnh. Tuy nhiên đối với công ty vẫn chưa lựa chọn được đối tượng nuôi phù hợp;
Ngoài ra, thành phần loài tự nhiên trong các hồ chứa khá phong phú, qua theo dõi hoạt động khai thác đánh bắt, có thể liệt kê nhiều đối tượng khai thác chủ yếu và có giá trị kinh tế cao như cá lóc, cá thát lát, cá chình, cá diếc, cá chạch,.... Tùy theo đặc điểm sinh thái và điều kiện tự nhiên của từng hồ, hàng năm có thể thả các đối tượng này để tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong các hồ chứa lớn.
9.3. Hình thức nuôi
3.1. Nuôi lồng: chủ yếu cá trắm, rô phi, điêu hồng. Thử nghiệm nuôi mới các đối tượng hiện nay đang có giá trị kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu thị trường như cá chình, lăng nha. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện đang nuôi ở các hồ thủy điện và sông Ba, các hồ công ty quản lý chưa tổ chức nuôi lồng (do cấp nước sinh hoạt đối với một số hồ có điều kiện nuôi và vốn đầu tư quá cao đối với các hồ ít có điều kiện nuôi);
3.2. Nuôi sinh thái không cho ăn, kết hợp đánh tỉa, thả bù, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Dựa vào tập tính ăn của các đối tượng, hàng năm thả nuôi sinh thái mặt nước lớn, kết hợp đánh tỉa thả bù và tái tạo nguồn lợi trong hồ. Các đối tượng nuôi thả sinh thái khá phong phú, ngoài các đối tượng cá truyền thống, có thể thả nuôi cá thát lát, cá lăng nha, cá rô đầu vuông, hình thức nuôi này công ty áp dụng hiệu quả đối với hồ Ayun Hạ năm (1996-2010), hồ Ia M’Lah (2011-2016), Hồ Plei Pai (2012-2013), Hồ Ia Ring (2014-2016)
3.3. Nuôi chắn đăng: Có thể đầu tư nuôi sinh thái không cho ăn trong một phạm vi quy mô nhỏ để thuận tiện trong việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch bằng cách chắn đăng trong phạm vi diện tích phù hợp. Tuy nhiên tại 12 hồ chứa công ty quản lý chưa áp dụng phướng pháp nuôi này mà chỉ áp dụng chắn đăng nuôi giống đủ lớn sau đó mới thả ra hồ;
9.4. Chủ trương chính sách
          Về mặt chủ trương chính sách: Thể hiện rõ trong Quy hoạch nuôi trồng và phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên công ty đã nhiều lần xin Tỉnh cho chủ trương đấu thầu nuôi trồng thủy sản trên mặt nước một số hồ chứa lớn nhưng vẫn không được UBND tỉnh chấp thuận; Tỉnh chỉ chấp nhận chủ trương công ty tự nuôi hoặc ký kết hợp đồng với các hợp tác xã cấp huyện để nuôi trồng và khai thác một số hồ chứa lớn và ký kết hợp đồng nuôi trồng khai thác với các tổ hợp tác đối với hồ chứa có diện tích mặt nước nằm trọn trong địa giới hành chính của 1 xã;
          Với các công trình hồ chứa trên địa bàn do công ty quản lý,  mức độ đầu tư hiện nay chưa tương xứng và phổ biến để tận dụng được hết tiềm năng của hồ chứa. Vì vậy, công ty đề nghị Sở Nông nghiệp UBND tỉnh cần thiết tạo điều kiện về các cơ chế, chính sách và có kế hoạch, lộ trình phát triển nuôi trồng thủy sản cụ thể trên các hồ đập công ty đang quản lý.
9.5. Vấn đề sản xuất con giống
          Về con giống, ngoài Trung tâm giống thủy sản của Tỉnh là đơn vị tiếp nhận, nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ sinh sản giống thủy sản thì các cơ sở cung ứng giống thủy sản nước ngọt khác hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu làm công tác dịch vụ cung cấp giống. Bên cạnh đó Công ty cũng có Trại cá giống Ayun Hạ đủ sức sản xuất và cung ứng giống cho các hồ nuôi nhỏ lẻ của công ty khi cần thiết tuy nhiên hai năm gần đây công ty cho Công đoàn nhận quản lý vận hành sản xuất giống bán ra thị trường nộp tiền thuê cơ sở vật chất cho công ty 30triệu đồng/năm;
9.6. Dịch bệnh và vấn đề môi trường
         Nuôi thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh phát triển còn phân tán, nuôi quy mô nhỏ, hộ gia đình. Đối với công ty quản lý và cho thuê nuôi trồng trên diện tích 12 hồ chứa với hình thức quảng canh, nuôi sinh thái và không nuôi lồng bè nên dịch bệnh thủy sản từ nhiều năm nay không xảy ra;
9.7. Vấn đề khai thác
          Do đặc điểm các hồ chứa rộng, lòng hồ ít được dọn dẹp trước khi chặn dòng, hàng năm về mùa mưa bão các hồ thường phải xả lũ nên công tác khai thác cũng như bảo vệ sản phẩm thủy sản ở các hồ chứa còn gặp nhiều khó khăn; Mặt khác đội ngũ quản lý tại các khu vực lòng hồ chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự phối kết hợp chức năng nhiệm vụ của các đơn vị quản lý thuỷ lợi, thủy sản với chính quyền địa phương ven hồ. Vì vậy hiện nay, vấn đề khai thác tự nhiên trên các hồ chứa chưa được quan tâm quản lý chặt chẽ, các hoạt khai thác trái phép (kích điện, lưới mắt bé, lờ dây, chất độc, chất nổ) thường xuyên xảy ra cả ban ngày. Vấn đề đầu tư nuôi thả cá tại các hồ chứa góp phần quản lý được nguồn lợi tự nhiên và khai thác chưa được quan tâm đúng mức theo quy định.
9.8. Tổ chức sản xuất và quản lý
          Việc phát triển nuôi cá nước ngọt hồ chứa đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo trong nhiệm vụ triển khai một số nội dung công việc và đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Phòng Thủy sản nghiên cứu phát triển nuôi cá trên các hồ chứa. Tuy nhiên, việc thực hiện tổ chức sản xuất đối với công ty vẫn còn nhiều khó khăn, chưa thật sự đi vào thực tế, nguyên nhân do chưa có căn cứ về cơ chế, chính sách để phát triển phù hợp; vấn đề giữa khai thác, nuôi trồng, cũng như công tác phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng liên quan, các địa phương còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức, còn lúng túng giữa được và mất trong kinh tế và quản lý xã hội, giữa mô hình Hợp tác xã và công ty cổ phần doanh nghiệp tư nhân; giữa đấu thầu và khai thác cộng đồng.
II. Tiềm năng nuôi cá hồ chứa
1. Tiềm năng về mặt nước: 12 hồ chứa có tổng dung tích  370,61 triệu m3 và 5.307,8ha diện tích mặt nước; Chất lượng nước cho phép ăn uống và nuôi trồng thủy sản
2. Môi trường tự nhiên và lao động: Môi trường trong sạch chưa ô nhiễm, nguồn lao động tại chỗ dồi dào và dư thừa;
3. Tiềm năng về thị trường: Do sản xuất cung chưa đủ cầu nên thị trường còn rất nhiều tiềm năng;
PHẦN III: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
I. Quan điểm (nặng về xã hội, dân sinh, môi trường, nhẹ về kinh tế)
          Xây dựng và triển khai Phương án "Phát triển nuôi thủy sản hồ chứa thủy lợi" phải đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chương trình hành động của Chính phủ; thực hiện Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
         Diện tích lồng/bè đối với các hồ không cung cấp nước sinh hoạt chiếm không quá 0,05% diện tích mặt hồ ở mức nước dâng bình thường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước.
         Sắp xếp, rà soát, bổ sung và đề xuất các qui định/qui chế về kế hoạch phát triển và quản lý nuôi thủy sản tại các hồ chứa thủy lợi. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực con người và vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau đồng thời đưa ra định hướng dịch vụ hậu cần theo chuỗi từ nuôi thủy sản, thu mua đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
          Trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng và tận dụng, sử dụng hiệu quả mặt nước hồ chứa thủy lợi để nuôi các đối tượng truyền thống (trôi, trắm, mè, rô phi,…) và các đối tượng có giá trị kinh tế cao (chình, lăng nha, thát lat,…) nhằm tạo sinh kế, giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập cho cộng đồng sống quanh khu vực hồ chứa và các vùng lân cận và bảo đảm sinh kế, an ninh lương thực, thực phẩm, xoá đói giảm nghèo.
         Đối với một số hồ chứa nhỏ công ty quản lý để nghị tỉnh cho Trung tâm giống thủy sản thả cá bổ sung nguồn lợi từ nguồn ngân sách địa phương để dân tự tổ chức khai thác cộng đồng nộp 1 phần nhỏ thủy lợi phí cho công ty đảm bảo an toàn hồ đập, xả lũ, đảm bảo an sinh xã hội và môi trường sinh thái;
II. Mục tiêu của phương án
1. Mục tiêu chung
          Phát triển nuôi thủy sản trên cơ sở khai thác, tận dụng tiềm năng và sử dụng hiệu quả mặt nước hồ chứa thủy lợi nhằm tạo sinh kế và tăng thu nhập cho người dân đồng thời đáp ứng đa mục tiêu trong việc sử dụng hồ chứa.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đối với nuôi lồng, bè: Tổ chức HTX, tổ Hợp tác hoặc dân tự thuê mặt nước để nuôi ở các Hồ: Biển hồ B, Chư Prông, Hoàng Ân, Ia Galai, Ia H’Rung, Hà Ra Nam, Hà Ra Bắc và sẽ dừng nuôi trước 1 năm khi đưa các hồ trên vào cung cấp nước sạch cho dân;
- Đối với nuôi sinh thái: Hồ Ayun Hạ, Hồ Ia M’Lah, Hồ Ia Ring, Hồ Plei Pai, Hồ Tân Sơn;
IV. Nội dung của phương án
1. Rà soát, đánh giá, phân tích các hồ chứa có thể nuôi lồng/bè và nuôi sinh thái.
2. Xây dựng chính sách đề nghị Tỉnh hỗ trợ các tổ chức nuôi, các hộ nuôi
- Xây dựng kế hoạch, chính sách, quản lý phát triển nuôi thủy sản tại các hồ chứa thủy lợi theo lộ trình thời gian.
- Xây dựng qui chế/thể chế về quản lý nuôi trồng thủy sản trong hồ thủy lợi.
3. Thực hiện thử nghiệm mô hình tiên tiến
Tiến hành nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao và năng suất cao như mô hình nuôi cá chình, cá lăng nha,...
4. Phát triển nuôi
4.1.  Phương án nuôi lồng/bè (cho thuê hồ để các tổ chức và cá nhân tổ chức nuôi)
4.1.1. Mật độ thả
Tùy theo khả năng kinh tế của hộ nuôi và tình hình đặc điểm tự nhiên của từng vùng để có mật độ nuôi khác nhau. Tuy nhiên, thực tế nuôi đã có hiệu quả với mật độ khuyến cáo như: 20-50 con/m3 lồng.
4.1.2.Công tác quản lý
Tùy theo địa hình của từng hồ chứa để có thể quản lý theo hộ cá nhân hoặc theo tổ đội, có thể thành lập Chi hội nghề cá nuôi cá lồng trên hồ chứa để dễ quản lý vấn đề mất trộm, đầu vào, đầu ra và tiết kiệm thời gian.
4.2. Đối với nuôi sinh thái (Cho thuê hồ để các HTX, Tổ hợp tác ven hồ tổ chức nuôi-Trừ hồ Ia M’Lah công ty tự tổ chức nuôi)
4.2.1. Nguyên tắc nuôi
Dựa vào đặc điểm thủy hóa, các yếu tố môi trường như pH, Oxy, độ kiềm, NH3, H2S,… từng hồ nuôi để chọn các đối tượng nuôi, mật độ, thời gian nuôi phù hợp.
4.2.2. Mật độ thả: 20 m2 mặt nước/con.
4.2.3. Công tác quản lý
Thực hiện quản lý dựa vào cộng đồng hay đồng quản lý đối với các hồ nhỏ chính quyền thả giống dân tự do đánh bắt, dân tự tổ chức quản lý theo cộng đồng nộp 1 phần thuỷ lợi phí cho công ty. Tuy nhiên, tùy theo tình hình ở mỗi hồ chứa để đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp. Đa số các hồ chứa đều rộng nên việc quản lý khai thác trộm gặp nhiều khó khăn hơn. Do vậy, chủ hồ là Công ty quản lý có thể kết hợp với phương thức "Đồng quản lý" để bảo vệ nguồn lợi cá trong hồ. Lấy khoán sản phẩm cá khai thác được để phân chia quyền lợi giữa người đầu tư/người nuôi và người khai thác. Về tiêu thụ sản phẩm chủ đầu tư điều hành: Phân phối cho các đại lý đến thu mua tại hồ hàng ngày.
5. Nhu cầu giống
Giai đoạn từ năm 2016 – 2020 khoảng 2 triệu con giống cung cấp cho các hồ chứa/năm. Trong đó nuôi sinh thái khoảng 1,5 triệu con.
6. Nguồn vốn thực hiện: Do không đầu tư nên Công ty không đề cập đến trong phương án này
PHẦN IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Một số giải pháp
1. Giải pháp về quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy hoạch
Quy hoạch phát triển tổng thể nuôi trồng thủy sản đến năm 2030 đối với 12 hồ chứa công ty quản lý (Hồ nuôi sinh thái có cấp nước sinh hoạt, hồ nuôi sinh thái không cấp nước sinh hoạt, hồ do Trung tâm giống thuỷ sản thả giống để dân tự do đánh bắt theo mô hình hợp tác khai thác cộng đồng, hồ dân tự thu phí đánh bắt tự thả giống hàng năm)
2.1. Kết hợp với Trung tâm khuyến ngư, Trung tâm giống thuỷ sản Chú trọng nuôi các đối tượng nuôi tạo sản xuất hàng hóa lớn với các đối tượng nuôi truyền thống như cá Diêu hồng, rô phi đơn tính, cá ba sa, trắm cỏ,...
2.2. Cùng với Trung tâm giống Nghiên cứu xây dựng và áp dụng công nghệ tiên tiến về kỹ thuật nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế như chình, lăng nha; xử lý môi trường, dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng. Tổng kết và nhân rộng các mô hình tiên tiến như cá chình, lăng nha,  điêu hồng, cá rô phi, ba sa, nuôi lồng/bè, nuôi các đối tượng có giá trị.
2.3. Đề xuất với tỉnh, Sở Nông nghiệp tăng cường công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật để trang bị kiến thức cơ bản cho người dân về kỹ thuật thiết kế lồng bè, kỹ thuật nuôi lồng/bè, nuôi sinh thái ở hồ chứa nước công ty đã phân vùng sau quy hoạch của tỉnh.
2.4. Ủng hội xã hội hóa công tác sản xuất giống thủy sản, khuyến khích các thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới.
2.5. Thực hiện các qui định về truy xuất nguồn gốc, áp dụng tiêu chuẩn, qui chuẩn của Quốc gia vào sản xuất.
3. Giải pháp về tổ chức sản xuất và quản lý
          Áp dụng, triển khai thực hiện các thể chế và chính sách của Trung ương, địa phương hiện đang có hiệu lực nhằm quản lý nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa có hiệu quả về kinh tế và bền vững về môi trường, đảm bảo các quy định của Nhà nước như: Chính sách hỗ trợ người nuôi bị dịch bệnh, thiên tai, rủi ro; …
          Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cung cấp giống thủy sản nước ngọt, cung cấp thức ăn nuôi lồng bè và tiêu thụ sản phẩm như: hỗ trợ thuế sử dụng đất, cấp giấy phép hoạt động, tư vấn và kiểm tra kịp thời trong quá trình hoạt động của đơn vị…
          Phối hợp với trung tâm khuyến nông - cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản ở các địa phương đáp ứng đủ năng lực về chuyên môn cũng như chính sách hợp lý để tạo mối liên kết với các cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện phương án.
         Phối kết hợp với chính quyền địa phương sở tại thành lập các tổ cộng đồng tham gia nuôi trồng thủy sản ở các địa điểm được chọn để thực hiện Phương án. Đây được xem là đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ; phối hợp, thực hiện các nội dung liên quan trong Phương án.
          Thực hiện Quản lý đi đôi với việc xử lý hành chính, xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. 
          Thông qua các kênh truyền thông đại chúng, các lớp tập huấn, hội nghị để tuyền truyền vận động người dân thực hiện nghiêm các chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực thủy sản. Thúc đẩy nhận thức của người dân trong việc tận dụng diện tích mặt nước hiện có để nuôi trồng thủy sản, tăng nguồn thu nhập và giải quyết việc làm.
          Thông tin, cung cấp địa chỉ, điện thoại của các cơ sở cung cấp dịch vụ thức ăn, giống, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
           Xây dựng hệ thống thống kê và dự báo về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước đang từng bước hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Giải pháp về chính sách hỗ trợ (Sở Nông nghiệp đề nghị UBND tỉnh)
- Đối tượng được hỗ trợ: Hỗ trợ cho các người dân tham gia nuôi trồng thủy sản ở các hồ chứa thủy lợi theo phương án (phương tiện ngư lưới cụ, tiền mua giống,...).
- Điều kiện để các hộ dân hỗ trợ: Có tham gia trong các tổ chức cộng đồng nuôi trồng thủy sản hoặc trực tiếp nuôi trồng thủy sản trong diện tích vùng hồ chứa thủy lợi. Có đủ lao động, cam kết thực hiện đúng các yêu cầu do cán bộ thực hiện phương án đưa ra. Có thái độ tích cực hợp tác và trung thực trong báo cáo, tâm huyết thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương phát triển.
- Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp đến người dân bao gồm: Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ giống, lồng nuôi, máy chế biến thức ăn, thức ăn cho cá, hóa chất,….
4.1. Hỗ trợ nuôi lồng/bè
- Hỗ trợ sau đầu tư chi phí lồng bè và không quá 10.000.000 đồng/lồng (mỗi lồng có thể tích từ >25m3) cho 500 lồng đầu tiên, tối đa không quá 5 lồng/dự án/hộ gia đình.
- Thời gian thực hiện trong 5 năm (từ 2016-2020)
- Đối tượng được hỗ trợ: Là các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sinh sống ven hồ thuỷ lợi công ty quản lý có mong muốn đầu tư nuôi nuôi cá hồ chứa, mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 1 lần.
- Nguồn kinh phí : Ngân sách tỉnh
4.2. Hỗ trợ về con giống
- Hỗ trợ 100% cá giống cho diện tích nuôi cá lồng/bè hồ thủy lợi theo qui mô hộ gia đình tại các huyện, thị xã, thành phố, 10.000 con/hộ, mỗi hộ chỉ nhận hỗ trợ 1 lần.
- Thời gian thực hiện trong 5 năm (từ 2016-2020).
- Đối tượng được hỗ trợ: Các hộ nuôi thủy sản trên hồ chứa thủy lợi công ty quản lý
- Nguồn kinh phí: Từ ngân sách tỉnh.
4.3. Hỗ trợ máy phối trộn và chế biến thức ăn
- Hỗ trợ sau đầu tư 05 máy đầu tiên để phối trộn và chế biến thức ăn cho cá tại các vùng nuôi tập trung, nuôi lồng/bè trên các hồ chứa, cho các tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ cộng đồng (gọi là chủ đầu tư) nhưng không quá 20 triệu đồng/máy/chủ đầu tư.
- Thời gian thực hiện trong 5 năm (từ 2016-2020)
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh
- Điều kiện để được hỗ trợ là: Sản lượng nuôi từ 10 tấn/năm/chủ đầu tư, mỗi chủ đầu tư chỉ được hỗ trợ 1 lần, một máy.
4.4. Các chính sách khác
 - Ngân sách Nhà nước, ngân sách từ các chương trình, dự án, ...sẽ thực hiện hiện Chương trình thả cá bổ sung lòng hồ nhằm duy trì các loài thủy sản đặc hữu và ổn định cuộc sống cho người dân sống phụ thuộc lòng hồ và hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi.
- Thực hiện việc xây dựng các mô hình sản xuất thực nghiệm thông qua các Chương trình sự nghiệp của Phòng nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông hàng năm và Chương trình sự nghiệp phát triển kinh tế của các huyện, thị xã nơi có hồ chưa thuỷ lợi của công ty.
       - Thực hiện việc giao đất, mặt nước, mặt nước hồ chứa trong đề án cho các thành phần kinh tế sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản lâu dài, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo qui định; trợ giá cho các tổ chức, cá nhân thuần hóa giống nhập nội, di nhập các loài cá bản địa, sản xuất giống thủy sản mới có chất lượng để khuyến khích sản xuất.
5. Giải pháp về kỹ thuật.
Phương án phải được thực hiện các giải pháp kỹ thuật phù hợp, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra:
- Sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong việc quan trắc các điều kiện thủy lý, thủy hóa ở những địa điểm triển khai phương án. Điều tra, khảo sát điều kiện sinh kế, thực trạng quản lý trong vùng hồ chứa thủy lợi.
- Tập huấn, triển khai kỹ thuật nuôi cá mặt nước lớn có sự quản lý của cộng đồng.
- Tập huấn, triển khai kỹ thuật nuôi cá  bằng lồng.
- Tập huấn, triển khai kỹ thuật nuôi cá hồ chứa (nuôi sinh thái).
- Sử dụng phương pháp thống kê, lập báo cáo để đánh giá mức độ thành công của Phương án. Đưa ra các giải pháp kỹ thuật để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
5.1. Nguyên tắc bố trí và hình thành hình thức nuôi lồng và nuôi sinh thái
- Nuôi thủy sản bằng lồng, bè, nuôi sinh thái tại các hồ chứa thủy lợi tuân thủ nguyên tắc đã nuôi lồng thì không nuôi sinh thái, không cấp nước sinh hoạt và ngược lại;
- Vị trí đặt lồng/bè phải nằm trong vùng quy hoạch để phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp đặt lồng/bè thành từng cụm: các cụm lồng/bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10m; khi đặt so le, nối tiếp cách nhau tối thiểu 200m.
- Đối với nuôi sinh thái: Chọn các hồ nuôi có độ sâu ít nhất 1m vào mùa hạn, các yếu tố thủy lý, thủy hóa nằm trong ngưỡng phù hợp các đối tượng nuôi.
- Thời gian nuôi cá là quanh năm, chọn những hồ nuôi không bị lũ và có phương án tránh trú bão cho phù hợp, nếu có lũ phải có đăng trượt bắt cá sau tràn xả lũ như hồ Ayun Hạ.
- Chọn các loại thủy sản nuôi phù hợp với điều kiện không có lưu tốc dòng chảy tại hồ nuôi, nuôi xen ghép các loại cá ăn tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy.
- Lồng nuôi đảm bảo vệ sinh dễ dàng và thời gian sử dụng trên 5 năm.
5.2.   Thời gian nuôi
- Đối với hồ không bị ngập lũ: Nuôi liên tục, vừa đánh tỉa, vừa thả bù
- Đối với hồ bị ngập lũ: Thu hoạch trước mùa lũ, hoặc đăng bắt cá qua tràn xả lũ;
5.3. Phát triển sản xuất giống thủy sản
-Trung tâm Giống thủy sản của tỉnh là các trại sản xuất, ương giống sẽ cung cấp con giống chủ lực cho người nuôi.
- Các doanh nghiệp tư nhân sẽ cung cấp con giống theo nhu cầu người nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực đông trường Sơn của tỉnh.
7. Giải pháp về vốn đầu tư
         Để thực hiện tốt các mục tiêu của Đề án, cần huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình-dự án Chính phủ và phi Chính phủ, vốn của nhân dân và doanh nghiệp.
8. Giải pháp về môi trường và an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ
- Người nuôi có sự đồng thuận trong tổ chức sản xuất, áp dụng các biện pháp khoa học để quản lý môi trường nuôi, thực hiện các công nghệ nuôi sạch, an toàn về môi trường và dịch bệnh góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm sạch có giá trị cao, góp phần giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh xảy ra trên động vật thủy sản nuôi.
- Bố trí mật độ lồng, bè phù hợp và lựa chọn các loài nuôi tận dụng thức ăn lẫn nhau, góp phần làm cho môi trường nước trong sạch.
- Vị trí đặt lồng/bè ở những nơi phù hợp, tuân thủ các qui định về bảo vệ đê điều nên sẽ không ảnh hưởng đến hồ đập. Vào mùa mưa lũ, các chủ hộ nuôi có kế hoạch bảo vệ lồng bè khi nuôi tại các hồ chứa  thủy lợi vì đối với thủy lợi và chủ hồ Nuôi trồng thủy sản chỉ là kết hợp nên không ưu tiên nước cho nuôi trồng thủy sản (Sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện sau mới đến thủy sản và du lich).
- Việc phát triển nuôi thủy sản trên các hồ chứa được gắn với các hình thức nuôi phù hợp và phát triển trong điều kiện tự nhiên cho phép. Nguồn nước thải trong nuôi cá có thể sử dụng cho tưới các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Vì vậy vấn đề ảnh hưởng đến môi trường sẽ được giảm thiểu; góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc chủ động tạo ra nguồn thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng thay vì khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên bằng các hình thức đánh bắt hủy diệt, không bền vững như đánh mìn, xung điện tại các lòng hồ; góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
- Tăng nhanh giá trị khai thác tổng hợp cho công ty, tạo ra sản phẩm thủy sản tưới sống sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch trong tỉnh và khu vực, góp phần tạo động lực quan trọng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Tận dụng mặt nước hiện có và thời gian nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập.
- Nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp lượng lớn nguồn thực phẩm tại chỗ cho người dân miền núi, trung du, cải thiện đời sống, tăng thu nhập.
 - Tạo công ăn việc làm cho các hộ dân sống quanh khu vực hồ chứa và nhân dân trong vùng.
- Từng bước nâng cao đời sống cho người dân
- Ổn định cuộc sống cho đồng bào bị mất đất sản xuất do ảnh hưởng của việc di dời, tái định cư trong việc xây dựng các dự án thủy điện.
PHẦN V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Công ty sẽ tổ chức thực hiện nếu phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kính đề nghị các sở ngành có liên quan quan tâm hỗ trợ công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao;
PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Mặt nước hồ chứa thủy lợi có nhiều tiềm năng và lợi thế. Do đó tận dụng và khai thác triệt để mặt nước để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân và đáp ứng đa mục tiêu mà Nhà nước đề ra là rất cần thiết và sớm được triển khai.
II. Kiến nghị
Phương án được thực hiện sẽ mang lợi hiệu quả về kinh tế và giải quyết việc làm, tạo kế sinh nhai cho cộng đồng trong Tỉnh nói chung và cộng đồng sống quanh hồ chứa nói riêng. Do vậy kính đề nghị UNBD tỉnh Sở Nông nghiệp sớm phê duyệt phương án (riêng cho công ty hoặc ghép chung cho toàn tỉnh) để sớm được thực hiện./.

Nơi nhận:
+Như trên
+Giám đốc
+Lưu VT-KH

GIÁM ĐỐC


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét