Thuyết
minh: Vũ Kim Oanh
Biên
dịch: Phan Bạch Yến
"Sophia"
và "Nữ hoàng Ekaterina Đệ nhị" là 2 bộ phim lịch sử xuất sắc của Nga,
ngay từ khi ra đời đã gây được tiếng vang rất lớn cả trong nước và trên thế
giới. Tôi đang xử lý kỹ thuật và sẽ giới thiệu lại trên trang để các bạn cùng thưởng
thức.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Thiên
tiểu thuyết điện ảnh "Sophia" là một bộ phim lịch sử giá trị, nổi bật
so với những thước phim lịch sử khác của Nga. Nội dung phim bao trùm một kỷ
nguyên xa xôi thậm chí chưa từng được dựng thành phim: các sự kiện trong phim
phản ánh giai đoạn khởi đầu của sự hình thành nhà nước Nga, đặc biệt là cuộc
hôn nhân giữa Đại công tước Matxcova vĩ đại Ivan III với Công chúa Sophia
Paleolog, người thừa kế cuối cùng của ngai vàng Byzantine.
Bộ phim,
tất nhiên, không thể phản ánh toàn bộ những thăng trầm của lịch sử. Xuyên suốt
9 tập phim, các nhà làm phim đã cố gắng mô tả những sự kiện quan trọng nhất xảy
ra ở Nga vào đầu thế kỷ 15-16.
Dưới sự lãnh đạo của Đại công tước Ivan
III, nước Nga cuối cùng đã thoát khỏi ách của Tatar Mông cổ, Đại công tước bắt
đầu thống nhất các vùng lãnh thổ, kết quả dẫn đến sự hình thành một nhà nước
hùng mạnh không thể tách rời. Trong công cuộc vĩ đại đó không thể thiếu sự đóng
góp to lớn của vợ ông, Công chúa Sophia Paleolog.
Công
chúa Sophia Paleolog là vị Công chúa cuối cùng của đế quốc La Mã. Thông qua mưu
mô của Đức Hồng y giáo chủ La Mã thời đó, cô đến Nga để thực hiện một cuộc hôn
nhân chính trị, nhằm đem Đạo Chính thống Nga chuyển đổi sang Đạo Công giáo.
Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn đến việc củng cố quyền lực quốc tế của Nga
và quyền lực của Đại công tước Ivan III ở trong nước, đồng thời cũng là cách
thông báo cho toàn thế giới rằng người thừa kế của nhà Byzantine đã sụp đổ
trước đó, đã chuyển chủ quyền của mình cho Matxcova. Chính di sản Byzantine đó
đã đóng một vai trò to lớn, trước hết, trong công cuộc thống nhất lãnh thổ của
Nga, cũng như trong sự phát triển của hệ tư tưởng quốc gia Nga.
Công
chúa Sophia, cháu gái của hoàng đế cuối cùng của Byzantium, cũng là người đã
trao cho Matxcova chiếc quốc huy của triều đại cô - đó là con đại bàng hai đầu.
Ngoài ra, công chúa đã có công mời các nghệ sĩ và kiến trúc sư hàng đầu từ Tây
Âu đến thủ đô để họ xây dựng nên các cung điện, dựng lên những nhà thờ mới.
Ngay từ thời đó, Matxcova đã được trang điểm bằng các tháp Kremlin, Cung điện
Terem và Nhà thờ Arkhangel. Sự sáng tạo của các kiến trúc sư người Ý đã khiến
Matxcova trở nên không thua kém về sự hùng vĩ và vẻ đẹp so với thủ đô các nước
châu Âu. Điều này góp phần củng cố uy tín của Matxcova, nhấn mạnh sự kế thừa từ
Rome những nét độc đáo của thủ đô Nga.
Sophia
đã can thiệp vào chính sự không chỉ trong nước mà cả đối ngoại. Cô khéo léo yêu
cầu Đại công tước Ivan III từ chối trả cho Kim trướng hãn quốc một khoản tiền
cống nạp lớn, và cuối cùng đã giải thoát nước Nga khỏi ách chư hầu của Mông cổ.
Hơn nữa,
Công chúa Sophia mang theo mình tất cả các giao ước và truyền thống của Đế quốc
Byzantine, cô nổi tiếng với đức tin Chính thống và sự điều hành khôn ngoan hệ
thống nhà nước: Đó là sự hài hòa giữa chính quyền nhà nước và nhà thờ, khi cô
chuyển giao quyền của các hoàng đế Byzantine cho người phối ngẫu Chính thống
giáo của mình - Đại công tước Matxcova, và con cháu Chính thống giáo tương lai
của hai người.
Công
chúa nhìn thấy sức mạnh chưa từng có ở Nga, tin vào mục tiêu vĩ đại của mình,
và theo giả thuyết của các nhà sử học, chính cô là người sở hữu câu nói nổi
tiếng " Matxcova chính là La Mã thứ ba ".
Các nhà
làm phim đã tạo ra bầu không khí của một câu chuyện lịch sử có thật: những trận
chiến quy mô lớn, những vụ thảm sát, thảm họa thiên nhiên, sự phản bội và những
mưu đồ của tòa án, và ở trung tâm bộ phim là một câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp
giữa Công chúa Sophia Paleolog và Đại công tước Ivan III. Người xem sẽ được
thưởng thức vẻ đẹp của một câu chuyện tình lãng mạn dưới những góc quay vô cùng
hoàn hảo.
TẬP 1
langlenuocnga
Trả lờiXóa