XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Giải pháp kỹ thuật dự Hội thi sáng tạo Cấp tỉnh


SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT DỰ HỘI THI SÁNG TẠO

3-Những sáng kiến, cải tiến, sáng tạo kỹ thuật, nghiên cứu có ích, giải pháp kỹ thuật (gọi chung là sản phẩm) phục vụ cho sự phát triển của công ty, tỉnh Gia lai và Cộng đồng.
          3.1-Sản phẩm thứ nhất (Năm 2007) Tôi chủ trì cùng các cộng sự trong công ty xây dựng Giải pháp dự hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia lai lần thứ III năm 2007 "Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thủy lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao". Đạt giải III-Giá trị làm lợi của giải pháp/năm:
+ Lợi nhuận trong công tác quản lý khai thác công trình:  501.420 triệu đồng
+ Tiết kiệm chi phí sửa chữa 304,163 triệu đồng
+ Tiết kiệm chi phí bảo vệ: 400 triệu đồng
Tổng giá trị làm lợi = 1.205,563 triệu đồng/năm
Được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích lao động sáng tạo cho nhóm tác giả của công ty. Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo
*Đánh giá về sản phẩm:
-Sản phẩm thuộc lĩnh vực: Nông nghiệp
+Hiệu quả đóng góp của Sản phẩm: Mô tả sáng kiến, đề tài khoa học, giải pháp:
1. Mô tả ngắn gọn những ưu khuyết điểm của tình trạng kỹ thuật hoặc tổ chức sản xuất được áp dụng tại đơn vị. Đặc biệt cần chỉ rõ những những nhược điểm cần khắc phục.
     Từ sau ngày giải phóng 30/4/1975 và nhiều năm trong thập niên cuối của thế kỷ 20 đã qua ở tỉnh Gia lai nói riêng và toàn quốc nói chung Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình hồ chứa thuỷ lợi vừa và lớn với nguồn kinh phí từ ngân sách không nhỏ, nhưng sự quan tâm đến quản lý khai thác vẫn chưa đủ tầm so với việc đầu tư của Nhà nước, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hồ chứa chưa tập trung, không đồng bộ, không khai thác hết tiềm năng, còn nặng bao cấp từ Nhà nước và đã hạn chế phần nào hiệu quả của các công trình. Hầu hết các công ty Khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc trong đó có cả tỉnh Gia lai đều tổ chức bộ máy quản lý sản xuất thuỷ nông (trong đó có bộ máy quản lý, vận hành, khai thác, điều tiết hồ chứa tuân thủ theo Nghị định 31/2004/NĐ-CP Về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích
 Một là: Công trình thuỷ lợi hồ chứa trước khi có giải pháp chỉ tập trung phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Diện tích phục vụ tưới thực tế mới khai thác được khoảng 60% năng lực thiết kế. Việc khai thác thuỷ điện, thuỷ sản, du lịch sinh thái, cấp nước công nghiệp, trồng rừng đặc dụng, chăn nuôi gia súc,... chưa được quan tâm đúng mức hoặc có quan tâm khai thác nhưng không đồng bộ, chưa tập trung và không thuộc quản lý của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi. UBND các tỉnh thường giao cho các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và địa phương cấp huyện quản lý và đầu tư khai thác, dẫn đến trong cùng một công trình thuỷ lợi có rất nhiều đơn vị tham gia khai thác nguồn lợi, công ty khai thác công trình thuỷ lợi chỉ quản lý khai thác đập, cống, tràn xả lũ và vận hành, điều tiết hồ. Vì vậy công tác bảo vệ lòng hồ, môi trường sinh thái và giữ gìn an ninh trật tự khu vực đầu mối công trình gặp rất nhiều khó khăn và hầu như ít được quan tâm. Công tác phối hợp bảo vệ không được các đơn vị thực hiện. Diện tích phục vụ tưới của công trình hồ chứa đưa vào ký kết hợp đồng dùng nước không công ty nào vượt được qua ngưỡng 70% diện tích thực tưới.
Hai là: Thuỷ lợi phí hàng năm thu được không vượt qua 65% số phải thu theo thanh lý hợp đồng dùng nước, nhà nước thường xuyên phải cấp bù cho duy tu sửa chữa công trình và hoạt động của công ty. Công tác đầu tư đổi mới, hiện đại hoá công nghệ vận hành nhiều năm công ty không chủ động thực hiện được do thiếu kinh phí.
Ba là: Kinh phí sửa chữa công trình từ nguồn thuỷ lợi phí hạn hẹp không đáp ứng nhu cầu cần sửa chữa, nhu cầu bảo vệ công trình và lòng hồ cũng bị thiếu nhân lực và kinh phí dẫn đến công trình xuống cấp có nguy cơ sự cố, không đảm bảo an toàn và bền vững lâu dài như trong Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình đã đề cập.
 Bốn là: Tiền lương và thu nhập của người lao động không đáp ứng tương xứng với việc họ phải thường xuyên thường trực bảo dưỡng, bảo vệ công trình và thu thuỷ lợi phí. Mới chỉ đủ trả công cho công tác quản lý, vận hành, điều tiết.
Năm là: Hộ dùng nước, chính quyền địa phương, các đơn vị tham gia khai thác tổng hợp nguồn lợi từ công trình vẫn quan niệm công trình thủy lợi là của nhà nước, nhà nước phải bảo vệ, hư hỏng phải sửa chữa, họ chỉ là người đương nhiên được hưởng lợi, họ ít có sự tham gia bảo vệ và sửa chữa công trình cùng với doanh nghiệp thuỷ nông
2. Mô tả giải pháp (sản phẩm):
- Thuyết minh tính mới của giải pháp:
Mô tả ngắn gọn đầy đủ và rõ ràng nội dung, bản chất của giải pháp. Đặc biệt cần nêu rõ những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm tình trạng kỹ thuật hoặc tổ chức sản xuất hiện tại.
+Công ty là chủ thể quản lý toàn diện hồ chứa và được giao đất chỉ giới bảo vệ công trình và lòng hồ.
+Khai thác thuỷ sản phải đấu thầu công khai, ký hợp đồng từ 15 năm trở lên và phải ký với doanh nghiệp tư nhân hành nghề thuỷ sản, không ký hợp đồng với các cá nhân, tổ chức kinh tế khác và nghiêm cấm khai thác theo kiểu cộng đồng như các hồ chứa thuỷ lợi khác trong toàn quốc đã làm (Khai thác cộng đồng toàn quốc đạt 35kg/ha, khai thác doanh nghiệp tư nhân hồ Ayunhạ đạt 70kg/ha) đồng thời phải giao trách nhiệm bảo vệ lòng hồ, môi trường sinh thái, rừng đầu nguồn và vùng bán ngập cho doanh nghiệp khai thác thuỷ sản đảm nhận vì nếu công ty làm chức năng này thì phải chịu chi phí quá lớn.
+Mọi sự khai thác khác các nguồn lợi từ hồ chứa đều do công ty trực tiếp thực hiện hoặc phải được ký kết hợp đồng kinh tế trực tiếp với công ty có như vậy công tác quản lý hồ mới tập trung, thống nhất, không bị chồng chéo và hết thảy các thành viên tham gia khai thác đều có trách nhiệm bảo vệ công trình (ký được hợp đồng và ban hành được qui chế bảo vệ phối hợp, thoả thuận thứ tự ưu tiên dùng nước cho từng đối tượng theo qui định của pháp luật “Sinh hoạt-nông nghiệp-thuỷ điện-công nghiệp-Thuỷ sản-du lịch”, thông qua và ký kết qui chế hoạt động phối hợp của các đơn vị tham gia khai thác với công ty để trong hoạt động không bên nào gây ảnh hưởng cho bên nào và đều tuân thủ qui trình vận hành, điều tiết hồ chứa của Công ty)
+Mô hình tổ chức bộ máy quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh ở công trình hồ chứa gọn nhẹ, chuyên tinh, có đủ khả năng hoạt động kiêm nhiệm, công tác vận hành phải đặt dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của Sở Nông ghiệp, Bộ Nông nghiệp, công tác bảo vệ an toàn hồ chứa và an ninh trật tự phải được sự tham gia và chỉ đạo trực tiếp của Công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện và chính quyền địa phương sở tại.
 - Khả năng áp dụng, nhân rộng, chuyển giao:
Giải pháp đã được áp dụng rộng rãi hoặc chứng minh có khả năng áp dụng trong điều kiện kinh tế kỹ thuật tại đơn vị.
Giải pháp này đã được thực thi từng bước và áp dụng tại hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ nhiều năm từ 2007 cho tới hôm nay và đã thu được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, được nhiều đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi khu vực Tây nguyên, miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung, các tỉnh phía Bắc đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm, đối với tỉnh Gia lai có thể áp dụng giải pháp này cho 99 công trình hồ chứa hiện nằm rải rác trên địa bàn toàn tỉnh trong tổng số 320 công trình thuỷ lợi hiện có của tỉnh nhà, giải pháp sẽ tối ưu hơn nữa nếu Nhà nước giao cho Công ty khai thác thuỷ điện thay vì hiện nay đang giao cho ngành điện đảm nhận, có thể áp dụng giải pháp này cho các chủ thể các công ty Khai thác công trình thuỷ lợi khác ở các tỉnh Tây nguyên và các tỉnh miền núi trung du trên địa bàn toàn quốc.
-Lợi ích kinh tế, xã hội:
Hiệu quả kinh tế
Giải pháp này đem lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các giải pháp khai thác tiềm năng hồ chứa thuỷ lợi trước đây của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc và đặc biệt hơn hẳn giải pháp khai thác hồ Ayunhạ công ty áp dụng từ năm 1996-2000 theo mô hình tổ chức công ty thuỷ nông qui định tại thông tư 06/BNN&PTNT đồng thời giải pháp này phù hợp với lộ trình sắp xếp, đổi mới và không ngừng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trong giai đoạn mới, tạo đà hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế và tiến tới thực hiện xã hội hóa công tác thủy nông. Hiệu quả cụ thể:
 -Diện tích tưới thanh lý hợp đồng dùng nước tăng bq năm so với giải pháp cũ: 5.556ha
 -Cấp nước nông nghiệp-Thủy lợi phí các trạm hệ thống thu tăng so với giải pháp cũ: 1.421 triệu đồng/năm
 -Tiền nước thu từ cung cấp nước phi nông nghiệp tăng so với giải pháp cũ:776,533 triệu đông/năm
Chi tiết:
+Cho thuê hồ NTTS: 73 triệu đồng tăng 23 triệu đồng so với giải pháp cũ
+Tiền nước thu từ Du lịch 10%DT: tăng 5,65 triệu đồng so với giải pháp cũ
+Cấp nước Thuỷ điện: 776,5 triệu đồng tăng 100% so với giải pháp cũ
+Cấp nước công nghiệp Mía đường tăng bq năm so với cũ :  52 triệu đồng   
+Cấp nước sinh hoạt nhà máy nước IaRbol Ayun pa: tăng 30 triệu đồng năm 2006 và sẽ tăng 100 triệu đồng từ năm 2007 trở về sau.
+Doanh thu du lịch đạt 130 triệu/năm và tăng dần theo tiến độ đầu tu khai thác. 
  -Sửa chữa thường xuyên công trình hồ chứa tiết kiệm được so với giải pháp cũ: 304,143 triệu đồng so với kế hoạch và 5.039,400 triệu/năm so với qui định của Nhà nước.  
  -Chi phí phòng chống lụt bão, bảo vệ và cứu hộ công trình giảm: 400 triệu đồng 
  -Thu nhập của người lao động so với Giải pháp cũ: Tăng 695.000 đ/người/tháng
  -Giá trị làm lợi của giải pháp: Lợi nhuận QLKT 501.420 triệu + tiết kiệm chi phí sửa chữa 304,163 triệu + Tiết kiệm chi phí bảo vệ: 400 triệu = 1.205,563triệu đồng/năm
Hiệu quả khai thác đa mục tiêu năm 2014 Công trình Ayun Hạ:
Doanh thu khai thác tổng hợp Ayun Hạ 2014
4.814.036.999
*Trong đó:

+Cấp nước thuỷ điện Ayunhạ
2.230.960.951
+Cấp nước Cao su Hoàng Anh
66.297.000
+Cấp nước nhà máy đường Ayun Pa
689.884.020
+Cấp nước nhà máy nước Ayun Pa
742.911.750
+Cấp nước thủy điện Kênh BắcAyun Hạ
658.392.436
+Thủy sản (AyunHạ)
160.505.402
+Du lịch (Ayun Hạ)
164.715.000
      Hiệu quả xã hội
Giải pháp mang lại hiệu quả xã hội to lớn cho tỉnh nhà, đảm bảo được an ninh lương thực và thực phẩm cá tươi sống cho tỉnh và cung cấp cho các tỉnh lân cận, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động sinh sống trong khu tưới của công trình và hàng trăm lao động tham gia khai thác tổng hợp nguồn lợi từ công trình, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc địa phương cư trú trên địa bàn 6 xã ven hồ, tạo tiền đề xã hội hoá công tác thuỷ nông đối với các hộ dùng nước, đặc biệt đối với hộ dùng nước là đồng bào dân tộc thiểu số địa phương. Nếu giải pháp được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trong lĩnh vực khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi hồ chứa.
          3.2- Sản phẩm thứ hai (Năm 2008-2009): Tôi chủ trì cùng các cộng sự trong công ty đưa ra giải pháp “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ”, tham dự hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ 4 và Đạt giải nhì (Toàn tỉnh không có giải nhất) Gía trị làm lợi: 15 tỷ đồng
Được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích lao động sáng tạo cho nhóm tác giả của công ty và Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo cho cá nhân tôi.
*Đánh giá về sản phẩm:
-Sản phẩm thuộc lĩnh vực: Nông nghiệp
+Hiệu quả đóng góp của Sản phẩm: Giải pháp
I. Mô tả ý tưởng hình thành và hiệu quả của sản phẩm giải pháp:
1.  Giải pháp dự thi của tôi được hình thành trong quá trình trực tiếp điều hành quản lý vận hành hồ chứa thuỷ lợi Biển Hồ, hồ chứa thuỷ lợi IaH’rung, hình thành trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm trong quản lý, vận hành, khai thác 10 hồ chứa thuộc quản lý của công ty. Đặc biệt ý tưởng làm nên giải pháp được hình thành ở ý nghĩ và biện pháp đề xuất khắc phục khó khăn hàng năm (Về tính đặc thù của vùng Tây Trường Sơn tỉnh Gia Lai thừa nước về mùa mưa, thiếu nước về mùa khô; Về tình hình quản lý lưu vực của các công trình thuỷ lợi liên tục bị xâm hại và thu hẹp; Về tình hình hạn hán không thể khắc phục ở các công trình thuỷ lợi đập dâng và công trình hồ chứa Ia H’rung; Về kinh phí cho duy tu, nâng cấp công trình, tiền lương công nhân và các khó khăn khác xảy ra liên tục từ nhiều năm nay). Những ý nghĩ đó là:
+Quản lý hồ chứa như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ? (An toàn nhất, tiết kiệm chi phí sửa chữa nhất, giảm tối thiểu nhân công nhất, năng lực khai thác phục vụ sản xuất đạt gần với năng lực thiết kế nhất, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các nguồn lợi từ công trình tốt nhất, thuỷ lợi phí thu cao nhất và tiền nước thu được từ các dịch vụ ở hồ chứa lớn nhất,...)
+Quản lý dự án sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình công ty quản lý như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất?
+Thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp ở công trình này liệu có thể kết hợp giải quyết các vấn đề khó khăn về nguồn nước thiếu ở các công trình lân cận hay không, so sánh việc kết hợp này với việc lập một dự án mới khác về xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình đó bên nào có lợi hơn về kinh tế, về nguồn nước, v.v... 
+Xuất phát từ những ý nghĩ nung nấu nhiều năm đã trình bày ở trên- Tôi đã đưa ra Giải pháp “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ”  đồng thời soạn thảo thành phương án đầu tư kết hợp với Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ trình Bộ Nông nghiệp và PTNT rồi UBND tỉnh phê duyệt. Giải pháp có tính khả thi cao vì không ngoài mục đích: An toàn hồ đập, nâng cao hiệu quả phục vụ của các công trình thuỷ lợi theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hồ chứa thuỷ lợi lớn như hồ thuỷ lợi Biển Hồ và đặc biệt hơn nữa là kết hợp xử lý việc thiếu nước thường xuyên không thể khắc phục của công trình Hồ chứa Ia H’rung lân cận với sự chênh lệch độ cao giữa 2 công trình đầu mối trên 100m và giữa 2 khu tưới trên 10m.
2. Mô tả giải pháp (sản phẩm)
- Thuyết minh tính mới của giải pháp:
+Cá nhân tôi dám suy nghĩ và đề xuất với chủ đầu tư thay đổi thiết kế để làm lợi cho nhà nước và tạo điều kiện cho các nhà thầu vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế, thắt chặt tiền tệ. 
+Lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng sửa chữa nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ, kết hợp sáng tạo tiếp nước từ lưu vực công trình Biển Hồ sang lưu vực công trình Ia H’rung chống hạn cho gần 200ha (công ty đang tưới tự chảy) và tưới tự chảy thêm cho 100ha cà phê của dân.
+Mọi sự cải tiến, thay đổi biện pháp thi công trong thực hiện dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đều được tính toán kỹ lưỡng không làm ảnh hưởng đến chất lượng kỹ thuật, hiệu quả và mục tiêu của dự án ban đầu đã đề cập.
- Thuyết minh tính sáng tạo cạnh tranh của giải pháp:
+Thực hiện 1 dự án sửa chữa, nâng cấp trong 1 công trình (hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ) nhưng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho 3 công trình (Hồ thuỷ lợi Biển hồ, Hồ tự nhiên Biển Hồ thuộc quản lý của Công ty cấp thoát nước Gia Lai, hồ chứa thuỷ lợi Ia H’rung)
 - Khả năng áp dụng, nhân rộng và chuyển giao:
Giải pháp đã được áp dụng tại Công ty trong điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép
+Giải pháp này đã được thực thi đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao tại hai công trình hồ chứa Biển hồ và Ia H’rung và đã được công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai áp dụng nhân rộng tại Công trình Hồ chứa Ia Ring Chư Sê “Xả nước từ hồ Ia Ring xuống suối cấp nước chống hạn cho các công trình đập dâng của dân gần 100ha trong cùng một lưu vực sông, suối (đập dâng Trà Đung-Ia Rú, đập dâng Làng Long-xã Ia Lốp, đập Ia Lú xã Ia Blang) và khoảng trên 500ha tưới hỗ trợ (có biên bản xác nhận của UBND các xã) và áp dụng tại Công trình hồ chứa Ia GLai-huyện Chư Sê tưới hỗ trợ nước cho 360ha thuộc công trình đập dâng Ia Lâu - huyện Chư Prông, kết quả phục vụ tưới hỗ trợ và chống hạn này đã được nhiều đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi khu vực Tây nguyên, miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung, các tỉnh phía Bắc đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm chống hạn, đối với tỉnh Gia lai có thể áp dụng giải pháp này cho một số công trình hồ chứa có đủ điều kiện tương tự (chênh lệch độ cao và cùng lưu vực sông, suối) trong công tác chống hạn vụ đông xuân hàng năm, rộng hơn có thể áp dụng giải pháp này cho các chủ thể các Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi khác ở các tỉnh Tây nguyên và các tỉnh miền núi trung du trên địa bàn toàn quốc nơi có độ dốc sông suối cao và có nhiều công trình trên cùng lưu vực.
+Giải pháp này được nhân rộng về quyền làm chủ của Chủ đầu tư “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đề xuất biện pháp có lợi cho công ty và nhà nước”
-Hiệu quả kinh tế, xã hội:
*Kinh tế: Giải pháp này đem lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các giải pháp trước đây của các chủ đầu tư là các công ty khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc (trong đó có công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai trước khi có giải pháp này) trong công tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi hồ chứa, đồng thời giải pháp này phù hợp với lộ trình sắp xếp, đổi mới và không ngừng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trong giai đoạn mới, giải quyết được và vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế trong đầu tư xây dựng công trình trong cả nước, tạo đà hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế. Hiệu quả cụ thể:
a/Hồ Biển Hồ    2.626.838.391đồng
-Tiết kiệm chi phí thi công so với dự toán: 1.626.838.391 đồng
-Tiết kiệm chi phí bù thép cho các nhà thầu và nhà nước: 1.000.000.000đồng
-Thi công đúng tiến độ vượt được lũ năm 2008, tránh được thiệt hại (không tính trước được) do lũ gây ra.
-Tiết kiệm chi phí quản lý dự án do công ty làm chủ đầu tư (thi công đúng tiến độ và vượt được lũ)
-Giảm bớt được khó khăn (tại thời điểm) cho các nhà thầu trong đầu tư kinh doanh thi công trong khi sắt thép nâng giá gần gấp đôi so với giá trúng thầu và tiết kiệm được chi phí nhân công thi công.
-Tạo nhiều thuận lợi cho công tác duy tu, bảo dưỡng công trình của công ty.
b/Hồ Ia H’rung            2.355.845.600 đồng
-Tiết kiệm chi phí chống hạn cho dân: 199,84ha * 1.500.000đ/ha =  299.760.000 đồng
-Làm tăng thuỷ lợi phí cho công ty (1,5 đợt tưới):199,84ha*840.000đ/ha= 167.865.600đồng 100 ha 3 đợt tưới * 1.680.000đ/ha  = 168.000.000đồng
-Tiết kiệm chi phí đầu tư đào giếng và tưới bơm 100ha cho dân:
100ha*16triệu/ha=1,6tỷđồng [1ha cà phê cần đầu tư (Máy bơm THĐ+đào giếng+100m đường ống)=(4triệu+2 triệu+10 triệu)=16triệu]
-Tiết kiệm chi phí tưới tưới bơm so với tưới tự chảy: 4,6triệu-1,68triệu = 2,92triệu
(200lít dầu điezen/3 đợt tưới+nhân công tưới 3 đợt = 2,6triệu+2triệu=4,6triệu và thuỷ lợi phí nộp cho công ty tưới tự chảy là 1,68 triệu đồng/ha)
-Tiết kiệm tiền đền bù giải phóng mặt bằng 0,69ha cà phê *170.000.000đ/ha(theo đơn giá của nhà nước tại thời điểm)  = 117.300.000đồng
(Ghi chú: 199,84ha cà phê kinh doanh công trình Ia H’rung từ 2001 đến 2008 công ty chỉ thực hiện tưới được 1,5 đợt BQ/3đợt yêu cầu; Sau giải pháp sẽ tưới đủ 3 đợt ngoài ra còn tưới thêm 100 ha diện tích cà phê của dân trong khu tưới của công trình Ia H’rung mà không phải đầu tư tưới bơm từ giếng đào)
*Tổng giá trị làm lợi của giải pháp : 4.982.683.991đồng ≈ 5,0 tỷ đồng
                      (2.626.838.391đ + 2.355.845.600đ= 4.982.683.991đồng)
*Xã hội: Giải pháp mang lại hiệu quả xã hội to lớn cho tỉnh nhà trong công tác chống hạn ổn định đời sống nhân dân, tạo việc làm thêm cho 150 lao động sản xuất và dịch vụ trong ngành cà phê trên địa bàn xã Ia H’rung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia lai. Nếu giải pháp được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước sẽ tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có dùng nước từ công trình thuỷ lợi.
          3.3-Sản phẩm thứ ba (Năm 2010-2011): Tôi chủ trì cùng các cộng sự trong công ty đưa ra giải pháp “Cải tiến ngưỡng tràn xả lũ, tăng dung tích hiệu dụng hồ chưa nước Hoàng Ân phục vụ chống hạn cuối vụ và mở rộng diện tích tưới, tham dự hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ V tổ chức vào quí IV năm 2011 đạt giải nhì, tổng giá trị làm lợi 4,5 tỷ đồng. Được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích lao động sáng tạo năm 2011 và Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo cho cá nhân tôi.
*Đánh giá về sản phẩm:
-Sản phẩm thuộc lĩnh vực: Nông nghiệp
+Hiệu quả đóng góp của Sản phẩm (giải pháp)
*Mô tả : Giải pháp dự thi của tập thể đồng tác giả được hình thành trong quá trình quản lý khai thác vận hành công trình hồ chứa thủy lợi Hoàng Ân. Sự hình thành này do quá trình trăn trở tìm hiểu học tập, đúc rút kinh nghiệm của nhiều đơn vị khai thác công trình thủy lợi khác trên toàn quốc và đặc biệt ý tưởng làm nên giải pháp được hình thành ở ý nghĩ và biện pháp khắc phục khó khăn về đặc thù của vùng Tây Trường Sơn tỉnh Gia Lai là chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đớt gió mùa, nên thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô;
Về tình hình quản lý lưu vực của các công trình thủy lợi liên tục bị xâm hại và thu hẹp; Về tình hình hạn hán ngày càng khắc nghiệt chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu, xuất hiện các yếu tố khí tượng cực đoan như tổng lượng mưa năm trong thời gian gần đây điều giảm, phân bố lượng mưa không tập trung sai khác so với quy luật, thời tiết  nắng hạn kéo dài.
Đối với các công trình đập dâng không thể khắc phục được tình hình hạn hán, mực nước các sông suối dần cạn kiệt vào các tháng 2 và 3, thời điểm mà nhu cầu nước cho cây trồng rất lớn.
Đối với công trình hồ chứa đặc biệt là hồ chứa nước Hoàng Ân với tình hình hạn hán kéo dài xảy ra, gây thiếu nước cuối vụ làm thiệt hại rất lớn năng xuất và sản lượng cây trồng thậm chí có nơi còn mất trắng do cháy vườn cây.
Những ý nghĩ đó là:
- Quản lý, khai thác hồ chứa thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ? (An toàn, tiết kiệm chi phí sửa chữa, giảm thiếu nhân công nhất, khai thác năng lực lớn nhất, bảo vệ môi trường sinh thái, thu thủy lợi phí và tiền nước từ các dịnh vụ hồ chứa lớn nhất, …)
- Quản lý dự án sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cáo, hoàn thiện công trình công ty quản lý như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất ?
- Thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp ở công trình này liệu có thể kết hợp giải quyết các vấn đề khó khăn về nguồn nước cho cây trồng hay không, đồng thời dự phòng trong những trường hợp bất lợi do thiên tai hạn hán xảy ra, so sánh việc kết hợp này với việc lập một dự án mới khác bên nào có lợi hơn về kinh tế, về nguồn nước, v.v….
* Xuất pháp từ những ý tưởng nung nấu nhiều năm đã trình bày ở trên, thế là giải pháp:  “Cải tiến ngưỡng tràn xả lũ hồ chứa nước Hoàng Ân, tăng dung tích hiệu dụng (hữu ích) phục vụ chống hạn cuối vụ và mở rông diện tích tưới” dần dần được hình thành và được tập thể đồng tác giả nhất trí thông qua đồng thời được soạn thành phương án đầu tư kết hợp với dự án nâng cấp công trình hồ chứa nước Hoàng Ân trình Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt, Đặc biệt nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và an toàn hồ chứa thủy lợi và đặc biệt hơn nữa là kết hợp tăng công suất phụ vụ của công trình để xử lý việc thiếu nước thường xuyên không thể khắc phục của công trình hồ chứa nước Hoàng Ân.
* Trình tự thực hiện các ý tưởng của giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện theo lộ trình từng năm (2007 - 2010).
+Lập dự án xử lý chống hạn và tăng thêm diện tích tưới cho công trình hồ chứa nước Hoàng Ân.
a/ Để cấp nước tưới và chống hạn cho vụ đông xuân năm 2006 - 2007, từ đầu tuần tháng 12 năm 2006, công ty đã xây dựng kế hoach và phương án dùng nước cho công trình, thành lập tổ khảo sát và nghiên cứu nâng cao ngưỡng tràn để tạo thêm dung tích hữu ích cho hồ chứa, tuy vậy chỉ nâng cao trong phạm phi cho phép được trử, vì công trình xuống cấp và hư hỏng không an toàn, bằng hình thức đắp bao tải nâng cao ngưỡng tràn 40cm. Kết quả công trình đã tưới tăng thêm được 30 ha ngoài ra còn cấp nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân xã Ia Phìn bằng cách dẫn từ kênh vào các giếng nước, và giữ một phần nước để chống hạn cuối vụ. (xem bảng kết quả tưới của công trình qua các năm)
Hạn chế là: Hàng năm phải tốn kém nhân công và vật liệu để nâng cao ngưỡng, còn mang tính tạm thời, giải quyết tình thế, không đảm bảo an toàn và phải tháo dở ngưỡng tạm trong mùa mưa bão và làm lại cuối mùa mưa hàng năm.
b/ Năm 2008: Lập dự án báo cáo tóm tắt  nâng cấp công trình đầu mối hồ chứa nước Hoàng Ân, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai chấp nhận đầu tư. Trong thời gian chờ dự án được phê duyệt và làm các thủ tục để đầu tư, công ty vẫn tiếp tục thực hiện phương án tạm để bảo đảm nguồn nước cho việc chống hạn cuối vụ.
c/ Ngày 29/6/2009: Được Bộ Nông nghiệp chấp thuận và UBND tỉnh Gia Lai ra Quyết định phê duyệt dự án đầu tư sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Hoàng Ân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, và giao cho công ty khai thác công trình thủy lợi Gia Lai làm chủ đầu tư (nay là công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai)
Quy mô dự án sửa nâng cấp công trình hồ chứa Hoàng Ân gồm : Đập đất, Tràn xả lũ, Cống lấy nước, Nhà và đường quản lý và hệ thống đường điện. (xem chi tiết quyết định số : 912/QĐ - UBND ngày 29/6/2009)
Ngày 11/12/ 2009, UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định số: 1690/QĐ - UBND về việc phê duyệt kế hoach đấu thầu, hồ sơ mời thầu (giai đoạn 2) sửa chữa nâng cấp tràn xả lũ, gia cố hoàn thiện mái thượng lưu đập đất công trình hồ chứa nước Hoàng Ân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
+Tổ chức đấu thầu và hợp đồng thi công thực hiện dự án.
Ngày 2/3/2010, UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định số: 312/QĐ - UBND về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu xây lắp số 10 Sửa chữa nâng cấp tràn xả lũ, công trình sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Hoàng Ân,huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. (giai đoạn 2)
Thời gian thực hiện dự án: Sửa chữa nâng cấp tràn xả lũ hồ chứa nước Hoàng Ân là 180 ngày. Với giá trị gói thầu là : 4.479.000.000 đồng.
Tháng 10 năm 2010 dự án thực hiện xong.
Tóm lai: Giải pháp cải tiến ngưỡng tràn xả lũ, tăng dung tích hiệu dụng hồ chứa nước Hoàng Ân phục vụ chống hạn cuối vụ và mở rộng diện tích tưới, tiết kiệm kinh phí đầu tư cho nhà nước để xây dựng công trình mới. Với sự cải tiến này vừa tăng công xuất của công trình (tăng dung tích hiệu dụng hồ chứa thêm 412.000 m3 làm tăng diện tích tưới của công trình 50 ha cà phê và chống hạn cuối vụ 210ha); đồng thời bảo đảm công trình làm việc an toàn đặc biệt là trong mùa mưa bão hàng năm. Giải pháp thể hiện các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật và xã hội cao và đã trở thành hiện thực đó là:
            *. Tính mới của giải pháp (sản phẩm):
            + Công ty làm chủ đầu tư quản lý dự án toàn diện theo quy định của pháp luật và sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai.
            + Lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng  sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi kết hợp với việc giải quyết việc chống hạn và mở rộng diện tích tưới của công trình (diện tích tưới tăng này trước đây hoàn toàn không chủ động được nguồn nước)
            + Mọi sự cải tiến, thay đổi biện pháp, giải pháp công trình trong thực hiện dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn điều được tính toán kỹ lưỡng không làm ảnh hưởng đến chất lượng kỹ thuật, hiệu quả và mục tiêu dự án ban đầu đã đề cập.
            + Thực hiện dự án sữa chũa nâng cấp công trình đầu mối Hồ chứa nước Hoàng Ân không những đảm bảo sự làm việc an toàn của công trình mà còn nâng cao công suất phục vụ cho nhu cấp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn khu vực hưởng lợi đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết nhu cầu thiếu nước trong tình hình hiện nay.
            *. Tính sáng tạo và cạnh tranh của giải pháp (sản phẩm):
            + Qua nghiên cứu các giải pháp chống hạn vụ đông xuân hàng năm cho các loại cây trồng hưởng lợi từ nguồn nước công trình do công ty quản lý. Đặc biện là công trình thủy lợi hồ chứa nước Hoàng Ân. Mặc dù đơn vị đã dùng nhiều biện pháp kỹ thuật công trình như áp dụng chế độ tưới luân phiên, tăng nhanh thời gian tưới cho mỗi đợt sau đó giản lịch tưới các đợt để giảm tổn thất nước và tránh hạn cuối vụ, ngoài ra tận dụng các biện pháp tích trữ nước khác: Như trước mỗi vụ tưới tận dụng lượng nước đến hồ chứa thừa dùng đường kênh để trữ hoặc làm ngấm trước các vùng đất phi sản xuất để tăng cao mực nước ngầm trong khu vực. v.v…Song các kết quả trên chỉ đạt hiệu quả nhỏ và mang tích hỗ trợ một phần lượng nước thiếu. Do vậy việc chống hạn là không thể  và cũng không thể chuyễn đỗi cơ cấu cho cây trồng để tránh hạn (bất khả kháng do nguyên nhân cơ bản là nhân dân mở rộng diện tích sản xuất một cách tự phát, thiếu quy hoạch một cách đồng bộ về thủy lợi và sản xuất nông nghiệp, về mặt tác động do con người lấm chiếm lưu vực công trình phía thượng lưu làm thay đổi yếu tố địa lý, rừng phòng hộ đầu nguồn, mặt đệm thảm thực vật, công trình xây dựng trước đây chưa đề cập việc nâng cao công suất và nhiệm vụ  công trình.
            + Trước vấn đề cấp bách của công trình thường xảy ra hạn cuối vụ và thiếu nước tưới, trước khi có chủ trương đầu tư nâng cấp. Nếu công trình đầu tư sửa chữa kiên cố lại như thiết kế trước đây thì chỉ mang tính chất an toàn và lâu dài, không phát huy hết khả năng năng cao công suất mà công trình có khả năng. Tập thể tác giả công ty đã nghiên cứu trên cơ sở đồ án thiết kế cũ trước đây và kết hợp đi thực địa, từ đó đưa ra sáng kiến là cải tiến ngưỡng tràn xả lũ hồ chứa nước Hoàng Ân từ hình thức tràn đỉnh rộng chảy tự do không điều tiết có cao trình ngưỡng tràn là 657.00m sang hình thức tràn tự do kết hợp tràn xả sâu có cửa van điều tiết với cao trình phần ngưỡng tràn không điều tiết là 657,50m và cao trình ngưỡng tràn có điều tiết 655,50. Với việc kết hợp hai hình thức xả lũ như vậy đã tăng mực nước dâng bình thường lên 0,5m so với trước đây, hay nói cách khác hồ chứa tăng dung tích hiệu dụng lên được 412.000 m3 nước.
            *. Khả năng áp dụng, chuyển giao và nhân rộng:
            Giải pháp này đã được đã được thực thi đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho công trình hồ chứa nước Hoàng Ân trong vụ đông xuân năm 2010 - 2011.
            Công ty đã áp dụng nhân rộng tại công trình hồ chứa nước Ia Glai - Chư Sê, công trình này trong vụ đông xuân năm 2010 - 2011 đã tưới hỗ trợ chống hạn cho nông trường Ia Kor là 300 ha cà phê, giá trị thanh lý là : 210.000.000,0 đồng và tưới tăng thêm cho nhân dân xã Ia Kor 130,8 ha trong đó : 87,8 ha lúa nước, 37,1ha cà phê và 5,9 ha cây hồ tiêu (có hợp đồng và thanh lý hợp đồng với đơn vị sử dụng nước).
Kết quả phục vụ tưới hỗ trợ và chống hạn cho công trình  đã được nhiều đơn vị khai thác công trình thủy lợi khu vực Tây nguyên, miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung, và các tỉnh phía Bắc đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm chống hạn, đối với tỉnh Gia Lai có thể áp dụng giải pháp này cho một số công trình hồ chứa có hình thức xả lũ bằng tràn tự do (khoảng 76 công trình hồ chứa còn lại nằm rải rác trên địa bàn toàn tỉnh) trong công tác chống hạn vụ đông xuân hàng năm, rộng hơn có thể áp dụng giải pháp này cho các chủ thể các công ty khai thác công trình thủy lợi khác ở các tỉnh tây nguyên.
Lợi ích kinh tế - xã hội:
      1/Kinh tế:
Giải pháp này đêm lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các giải pháp trước đây của các chủ đầu tư là các công ty khai thác công trình thủy lợi trong toàn quốc (trong đó có công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai trước khi có giải pháp này) trong công tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi hồ chứa, vừa đảm bảo an toàn công trình hồ chứa vừa nâng cao công xuất tưới của công trình, góp phần giải quyết chống hạn và thiếu nước sản xuất.
Hiệu quả cụ thể:
Đối với cây trồng (cây cà phê) do hạn hán xảy ra cuối vụ năng xuất cây trồng giảm từ 15 - 20 % sản lượng, (nếu hạn kéo dài thì thì sản lượng mất đến 40 - 50%, có thể mất trắng do cháy vườn cây)
Sản lượng bị giảm do hạn hán: 15% * 3000 kg cà phê nhân/ha = 450 kg /ha
Giá trung bình 1kg cà phê nhân trên thị trường tại thời điểm là:  45.000,0 đồng /1kg
+ Giá trị làm lợi cho việc chống hạn của công trình là:
           210 ha x 450 x 45.000 = 4.252.500.000,0 đồng
+ Làm tăng thủy lợi phí do mở rộng diện tích tưới thêm 50 ha cà phê:
    50 ha x 1.680.000, đồng /ha = 84.000.000 đồng.
(1.680.000 đồng/ha là mức thu thủy lợi phí theo quyết định số:13/2009/UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành ngày 7/5/2009)
Tổng giá trị làm lợi của giải pháp: 4.336.500.000,0 đồng (Bốn tỷ, ba trăm ba sáu, triệu, năm trăm ngàn đồng)
            2/ Xã hội:
          Giải pháp mang lại hiệu quả xã hội to lớn cho tỉnh nhà trong công tác chống hạn ổn định đời sống nhân dân, tạo thêm việc làm cho 100 lao động sản xuất và dịch vụ trong ngành cà phê trên địa bàn xã Ia Phìn - Huyện Chư Prông - tỉnh Gia Lai. Nếu giải pháp được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước sẽ tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có dùng nước từ công trình thủy lợi.
          3.4-Sản phẩm thứ 4 (Năm 2012-2013): Tôi chỉ đạo Nhóm tác giả trong công ty đưa ra giải pháp “Sáng tạo biện pháp chống thấm công đầu mối hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ, tham dự hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ VI (2012-2013) đạt giải ba, giá trị làm lợi của giải pháp 0,5 tỷ đồng.
*Đánh giá về sản phẩm:
-Sản phẩm thuộc lĩnh vực: Nông nghiệp
-Hiệu quả đóng góp của Sản phẩm:
+Mô tả: Giải pháp dự thi của tập thể đồng tác giả được hình thành trong quá trình quản lý vận hành hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ, hình thành trong quá trình mà tập thể đồng tác giả cùng nhau học tập, tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm ở nhiều công ty khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc và đặc biệt ý tưởng làm nên giải pháp được hình thành ở ý nghĩ và biện pháp khắc phục khó khăn (Về vốn cho tu sửa công trình, tiền lương công nhân và các khó khăn khác xảy ra liên tục từ năm 2010 đến nay) đã thành công hữu hiệu trong hoạt động công ích theo qui định của Pháp luật và hoạt động kinh doanh bổ sung trong nền kinh tế thị trường biến đổi hàng ngày với mục đích hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho hoạt động công ích nhằm điều hành công ty phát triển đi lên.
Những ý nghĩ đó là:
+Quản lý hồ chứa như thế nào để đạt hiệu quả: (An toàn nhất, tiết kiệm chi phí sửa chữa nhất, giảm tối thiểu nhân công nhất, năng lực khai thác phục vụ sản xuất đạt gần với năng lực thiết kế nhất, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi tốt nhất, thuỷ lợi phí thu cao nhất, tiền nước thu được từ các dịch vụ ở hồ chứa lớn nhất,...) 
+ Quản lý dự án sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình công ty quản lý như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế và xã hội:
- Thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp ở công trình này liệu có thể kết hợp giải quyết các vấn đề khó khăn về an toàn công trình, tuổi thọ công trình sau khi xử lý, đồng thời dự phòng trong những trường hợp bất lợi do thiên tai gây ra, so sánh việc kết hợp này với việc lập một dự án mới khác bên nào có lợi hơn về kinh tế, về nguồn nước, v.v….
* Xuất pháp từ những ý tưởng nung nấu nhiều năm đã trình bày ở trên, thế là giải pháp:  “Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ” dần dần được hình thành và được tập thể đồng tác giả nhất trí thông qua đồng thời được soạn thành phương án, Đặc biệt nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và an toàn hồ chứa thủy lợi
* Trình tự thực hiện các ý tưởng của giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện theo lộ trình từng năm (2010 - 2012).
         Giải pháp kỹ thuật: Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ.
* Vị trí rò rỉ: Gồm 3 điểm trong thân cống tại Ko +40; Ko+50; Ko+75.
* Nhân lực thi công: Sử dụng đội ngũ, cán bộ kỹ sư và công nhân quản lý hiện có thực hiện thủ công vào thân cống làm sạch bề mặt xung quanh vị trí rò rỉ, khoanh vùng khu vực sau đó khoan lỗ bắt vít xung quanh vị trí rò rỉ, khoảng cách giữa các lỗ khoan ngoài mép biên tấm thép a = 10cm và các lỗ khoan xung quanh tấm thép cách nhau 15cm, sau đó dùng tấm thép dày 10mm ép chặt, khoảng cách từ tâm nơi xảy ra rò rỉ đến vị trí lỗ khoan bắt vít r>=15cm.
* Vật tư chính: Dùng sợi filament tẩm nhựa đường và xi măng ép chặt vào tấm thép đã phủ một lớp nhựa đường đặt vào vị trí rò rỉ xiết chặt bu loong để ép tấm thép vào mặt bê tông. Bi tum nhựa đường khi gặp nước chảy sẽ không tan mà tạo thành mảng kết dính với những hạt cát, sỏi nhỏ đang trôi theo dòng nước, sử dụng sợi filament chống mài mòn đã tẩm nhựa đường và xi măng để chặn giữ không cho cát sỏi theo dòng rò rỉ trôi ra ngoài mà được giữ lại bởi các sợi filament tích tụ dần làm kín lỗ rò.
* Tính mới: “Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ” thể hiện được các tiêu chuẩn cao hôm nay đã trở thành hiện thực đó là: Dễ thi công, thiết bị thi công đơn giản, kinh phí thực hiện ít tốn kém, đặc biệt là không phải hạ mực nước hồ để triển khai thi công làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân, cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác, hồ chứa từ ngày chặn dòng cho tới nay mực nước hồ chưa năm nào hạ xuống đến mực nước chết, nguồn nước trong sạch có thể dùng được cho sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản, công trình an toàn và bền vững lâu dài, chi phí sửa chữa thường xuyên giảm hơn nhiều so với các hồ chứa khác. Khu tưới của công trình chưa lần nào xảy ra hạn hán hoặc úng ngập, công suất phục vụ tưới gần bằng công suất thiết kế của công trình, năng suất lúa của dân trong khu tưới đạt trên 10tấn/ha, năng sất thuỷ sản cá ao trong khu tưới đạt 5 tấn/ha, năng suất thuỷ sản hồ chứa đạt gấp đôi các hồ chứa khác trên toàn quốc, nhà máy thuỷ điện phát điện đạt công suất thiết kế/năm. Du lịch sinh thái lòng hồ đã mở ra cho tỉnh nhà một tiềm năng khai thác lớn thông qua kêu gọi đầu tư. Môi trường sinh thái hồ chứa qua gần 20 năm khai thác vẫn được bảo tồn và ổn định. Nguồn lợi thuỷ sản và các nguồn lợi hoang sơ khác vẫn còn gần như nguyên vẹn.
* Hiệu quả công trình sau khi dự án hoàn thành và giải pháp áp dụng: Sau khi sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ:
+ Hồ chứa nước Ayun hạ không phải xả nước trong lòng hồ và xác định vị trí lỗ rò rỉ đồng thời khoan sâu từ đỉnh đập đến vị trí rò sau đó phụt vữa bê tông + phụ gia đông kết nhanh để làm bít lỗ rò.
+Công ty chủ động trong việc điều tiết nước tưới xản xuất nông nghiệp 3 huyện Phú thiện, Ayun Pa, Ia Pa, nuôi trồng thuỷ sản và cung cấp nước cho các nhà máy  thuỷ điện Ayun hạ, kênh Bắc Ayun hạ, nhà máy mía đường Ayun Pa, nhà máy nước Ayun Pa.
+ Mọi sự cải tiến, thay đổi biện pháp, giải pháp công trình trong thực hiện dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn điều được tính toán kỹ lưỡng không làm ảnh hưởng đến chất lượng kỹ thuật, hiệu quả và mục tiêu dự án ban đầu đã đề cập.
            + Thực hiện dự án chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối Hồ chứa nước Ayun hạ không những đảm bảo sự làm việc an toàn của công trình mà còn nâng cao công suất phục vụ cho nhu cấp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn khu vực hưởng lợi đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết nhu cầu thiếu nước trong tình hình hiện nay.
*Tính sáng tạo và cạnh tranh của Giải pháp (sản phẩm):
+ Qua nghiên cứu các giải pháp chống thấm cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước công ty quản lý, đặc biệt là công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Ayun hạ. Mặc dù đơn vị đã dùng nhiều biện pháp kỹ thuật công trình như áp dụng phương pháp khoan phụt hỗn hợp xi măng + sét + phụ gia chống thấm bên ngoài thân cống trong điều kiện công trình vẫn làm việc bình thường, ngoài ra còn dùng các biện pháp khác như trộn hỗn hợp dung dịch vữa xi măng mác cao và phụ gia chống thấm để trít mạch vào các vị trí rò rỉ hoặc lồng ống thép trong toàn bộ thân cống sau đó khoan phụt vữa xi măng chèn lấp giữa ống thép và thân cống cũ … Song các kết quả trên chỉ đạt hiệu quả nhỏ và mang tích hỗ trợ giảm một phần lượng nước rò rỉ nhưng tuổi thọ cũng đạt rất thấp chỉ được một vài tháng đầu hoặc không khả thi do đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến phục vụ sản xuất và kinh phí đầu tư lớn. (Năm 2000 Công ty đã xử lý rò rỉ cho công trình hồ chứa nước Hoàng ân bằng phương pháp lồng ống thép trong toàn bộ thân cống sau đó khoan phụt vữa xi măng chèn lấp giữa ống thép và thân cống cũ, mặc dù hồ chứa nước Hoàng ân chỉ có dung tích 5,2 .106m3 nhưng đã phải thi công trong 5 tháng liên tục (từ tháng 6 đến tháng 11) và kinh phí thực hiện trong thời điểm đó là 500 triệu đồng, vì đây là công trình chủ yếu phục vụ cho tưới cà phê do đó thi công trong thời điểm trên không ảnh hưởng đến công tác tưới của công trình).
+ Trước vấn đề cấp bách của công trình nếu thường xuyên để tình trạng cống đầu mối bị rò rỉ thấm nước thì công trình rất nhanh bị xuống cấp và tuổi thọ của công trình sẽ giảm đáng kể. Tập thể tác giả công ty đã nghiên cứu trên cơ sở đồ án thiết kế cũ trước đây và kết hợp đi thực địa, từ đó đưa ra sáng kiến là bằng mọi phương án phải giải quyết triệt để công tác chống rò rỉ cho cống đầu mối công trình hồ chứa nước Ayun hạ. Với việc kết hợp sử dụng hỗn hợp là bi tum nhựa đường và sợi filament chống mài mòn đã tẩm nhựa đường và xi măng để chặn giữ không cho cát, sỏi theo dòng rò rỉ trôi ra ngoài mà được giữ lại trước các sợi filament tích tụ dần làm kín lỗ rò.
+Xác định được và đã xác định đúng: Ở hồ chứa thuỷ lợi công tác quản lý vận hành, bảo vệ công trình, thuỷ lợi phí trong cung cấp nước cho nông nghiệp là nhiệm vụ cơ bản của Doanh nghiệp thuỷ nông, nhưng nhiệm vụ chủ yếu mang lại hiệu quả lớn trong khai thác hồ chứa là tiền nước thu được từ khai thác đa mục tiêu nguồn lợi còn tiềm ẩn chứ không phải là thuỷ lợi phí thu từ phục vụ nông nghiệp vì trong toàn quốc chưa có công trình nào mà thuỷ lợi phí bù đắp đủ chi phí cho hoạt động thuỷ nông.
          Tóm lại tính sáng tạo ở đây là:
Dùng sợi filament tẩm nhựa đường và xi măng ép chặt vào tấm thép đặt vào vị trí rò rỉ xiết chặt bu loong để ép tấm thép vào mặt bê tông. Bi tum nhựa đường khi gặp nước chảy sẽ không tan mà tạo thành mảng kết dính với những hạt cát, sỏi nhỏ đang trôi theo dòng nước, sử dụng sợi filament chống mài mòn đã tẩm nhựa đường và xi măng để chặn giữ không cho cát sỏi theo dòng rò rỉ trôi ra ngoài mà được giữ lại bởi các sợi filament tích tụ dần làm kín lỗ rò.
*Khả năng áp dụng: Giải pháp này đã được thực thi và áp dụng tại hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ từ năm 2010 cho tới hôm nay và đã thu được hiệu quả cao, được nhiều đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi khu vực Tây nguyên, miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung, các tỉnh phía Bắc đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm, đối với tỉnh Gia lai có thể áp dụng giải pháp này cho các công trình hồ chứa hiện nằm rải rác trên địa bàn toàn tỉnh trong tổng số 252 công trình thuỷ lợi hiện có của tỉnh nhà trong trường hợp xảy ra hiện tượng thấm tại các vị trí như thân cống đầu mối, xi phông lớn có kết cấu tương tự đi qua các khu vực có điều kiện địa chất phức tạp và trong các điều khiện thi công khó khăn, nhất là đối với các công trình ở vùng sâu vùng xa chi phí vận chuyển thiết bị lớn đến xử lý tốn kém.
*Lợi ích kinh tế-xã hội:
1/Kinh tế: Giải pháp này đem lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các giải pháp xử lý chống rò rỉ cống đầu mối hồ chứa thuỷ lợi trước đây của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi và đặc biệt hơn hẳn giải pháp khai thác hồ Ayunhạ công ty áp dụng từ các năm trước không chủ động trong việc điều tiết nước để phục vụ cấp nước đồng thời giải pháp này phù hợp với lộ trình sắp xếp, đổi mới và không ngừng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trong giai đoạn mới, tạo đà hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế và tiến tới thực hiện xã hội hóa công tác thủy nông.
Hiệu quả cụ thể:
 -Diện tích tưới thanh lý hợp đồng dùng nước tăng bình quân năm so với trước năm 2010: 200ha lúa nước 2 vụ.
- Cấp nước nông nghiệp-Thủy lợi phí các trạm hệ thống thu tăng so với trước đây: 200ha x 2.280.000 đồng/ha triệu đồng/năm = 456 triệu đồng (2.280.000 đồng/ha/năm là mức thu thủy lợi phí theo nghị định số:67/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/09/2012).
 -Tiền nước thu từ cung cấp nước phi nông nghiệp tăng so với các năm trước: 1.111 triệu đông/năm, cụ thể như sau:
+Nuôi trồng thuỷ sản: 262 triệu đồng tăng 189 triệu đồng so với năm 2010
+Tiền nước thu từ Du lịch 10%DT: tăng 10 triệu đồng so với năm 2010
+Cấp nước Thuỷ điện: tăng  300 triệu đồng so với năm 2010
+Cấp nước công nghiệp Mía đường tăng bq năm so với cũ :  100  triệu đồng   
+Cấp nước sinh hoạt nhà máy nước IaRbol Ayun pa: từ 100 triệu đồng năm 2010 lên 612 triệu đồng  năm 2013.
+Doanh thu du lịch đạt 260 triệu/năm và tăng dần theo tiến độ đầu tu khai thác. 
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa:
-Thu nhập của người lao động tăng so với năm 2010: Tăng 1.450.000 đ/người/tháng (1.450.000 đồng/người/tháng x 12 tháng/năm x 260 người = 4.524.000.000 đồng/năm.
* Tổng cộng:  6.091 triệu đồng.
*Tính toán so sánh hiệu quả kinh tế mang lại sau khi áp dụng giải pháp chống thấm hồ chứa nước Ayun Hạ (giải pháp dự thi):
a/ Với việc sử dụng vật liệu như đã trình bày ở trên, tổng chi phí thực tế Công ty đã triển khai thực hiện để sử lý chống rò rỉ cống đầu mối là: 5.128.000 đồng, cụ thể như sau:
+ Chi phí nhân công: 8 công x 250.000 đồng/công = 2.000.000 đồng.
+ Chí phí vật tư:
- Thép tấm dày 10mmm: 0,6m x 0,6m x 10 x 7,85kg/m2 x 25.000 đồng/kg x 3 vị trí = 2.119.500 đồng.
- Nhựa đường: 1kg/1 vị trí x 22.000 đồng/kg x 3 vị trí = 66.000 đồng.
- Sợi filament: 5mx15.000đ/m x 3 vị trí = 225.000 đồng.
- Xi măng: 2kgx1.750 đồng/kgx3 vị trí = 10.500 đồng
- Đinh vít ốc nở: 16 vít x 18.000 đồng/vítx3 vị trí = 864.000 đồng.
- Xăng máy phát điện: 20 lít x 25.000 đồng/lít = 500.000 đồng.
* Tổng cộng: 5.785.000 đồng.
-Khi áp dụng biện pháp xử lý chống thấm theo các phương pháp hiện hành:
Hiện nay để xử lý việc rò rỉ cống đầu mối của hồ chứa đại đa phần các công trình đều xử lý bằng phương pháp khoan phụt chống thấm gồm hỗn hợp vữa sét + xi măng từ mái đập xuống thân cống.
- Cao trình đỉnh đập là +211.00, cao trình đáy cống là +190.50; h = 20,5m vậy độ sâu Htrung bình tính cho 1 lỗ khoan là 13m/1 lỗ khoan. 
- Chiều dài cống đầu mối là Lc = 113m; bố trí khoan phụt theo lưới ô vuông khoảng cách các điểm khoan là a = 2,5m; khẩu độ cống bxh = 3mx3,5m (chiều dày bê tông thân cống d = 0,9m do vậy chiều rộng khoan phụt thân cống là b = (3m + 2x0,9m) = 4,8m tương ứng là 3 vị trí khoan.
Tổng cộng có: (113m/2,5m) x 3 vị trí = 135 vị trí khoan.
* Tổng chi phí để xử lý chống thấm cống đầu mối là: 877.500.000 đồng, (đơn giá và biện pháp thi công thực hiện để khoan phụt tính cho 1m khoan tạm thời chúng tôi áp dụng theo đơn giá thực hiện của công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Ia Mơr do Bộ Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư đang triển khai thi công tại xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), cụ thể như sau:
+ Chi phí khoan lỗ để phun sét+xi măng bằng máy khoan XĐTH D105:
450.000 đồng/m x 13m x 135 vị trí = 789.750.000 đồng.
+ Chi phí gia cố cống, màng chống thấm bằng phun vữa xi măng (tỉ lệ 100kg xi măng/1m phụt): 50.000 đồng x 13m x 135 vị trí = 87.750.000 đồng.
* Tổng cộng: 877.500.000 đồng
* Như vậy sau khi so sánh đối chiếu về các giải pháp khác thì giải pháp chống thấm hồ Chứa nước Ayun hạ thì tổng giá trị làm lợi là:
877.500.000 đồng – 5.785.000 đồng  = 871.715.000 đồng
Ngoài ra chưa kể đến việc làm lợi do việc chủ động cấp nước của công trình mang lại là: 6.091 triệu đồng (như đã trình bày ở trên)
2/Xã hội: Giải pháp mang lại hiệu quả xã hội to lớn cho tỉnh nhà trong công tác chống rò rỉ của các công trình thuỷ lợi, đảm bảo được an ninh lương thực và thực phẩm cá tươi sống cho tỉnh và cung cấp cho các tỉnh lân cận, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động sinh sống trong khu tưới của công trình và hàng trăm lao động tham gia khai thác tổng hợp nguồn lợi từ công trình, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc địa phương cư trú trên địa bàn 6 xã ven hồ, tạo tiền đề xã hội hoá công tác thuỷ nông đối với các hộ dùng nước, đặc biệt đối với hộ dùng nước là đồng bào dân tộc thiểu số đại phương. Nếu giải pháp được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động trong lĩnh vực khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi hồ chứa.
           3.5-Sản phâm thứ 5 (2014-2015) Tôi chỉ đạo đoàn thanh niên và công đoàn cơ sở trực thuộc xí nghiệp Kênh Nam –Bắc Ayun Hạ đưa ra giải pháp (sản phẩm): “Sáng tạo biện pháp thi công cơ giới kênh tiêu úng cánh đồng của HTX Amazơn, huyện Ia Pa thuộc khu tưới Công trình thủy lợi Ayun Hạ  đạt hiệu quả kinh tế cao”. dự hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ 7 (tổ chức vào tháng 7 năm 2015)
I. Mô tả giải pháp (sản phẩm):
        Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ (xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện) là công trình cấp 3 (nhóm A), được khởi công xây dựng từ năm 1990, chặn dòng (sông Ayun) năm 1994, có dung tích hữu ích 253 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường 401,7 triệu m3, diện tích lưu vực 1.670 km2, diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường): 3.700 ha, Diện tích ứng với mực nước gia cường 3.983ha, diện tích ứng với mực nước chết 1.080 ha (ngập vĩnh viễn), vùng ngập dài ngày 2.620 ha, ngập tạm thời 1.880ha, bán ngập 370 ha, vành đai vùng ngập lụt dài khoảng 21 km, Đập đất dài 366 m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 211, cao trình khu tưới bình quân 160, cống lấy nước (3mx3,5m) bê tông cốt thép dài 113m, cao trình đáy cống 195, lưu lượng nước qua cống bình quân 23,4m3/s, năng lực tưới theo thiết kế 13.500ha, cống thuỷ điện Q= 23,4 m3/s, công suất nhà máy 2.700kwh, Tràn xả lũ 3 cửa cung BxH = 6m x 5m, QMax= 1.267 m3/s, cao trình ngưỡng tràn 199, cột nước cao 9,92m.
        Hệ thống kênh: Kênh chính dài 14,458km, năng lực tải nước 23,4m3/s , kênh chính Nam dài 18,565km, năng lực tải nước14,8m3/s, kênh chính Bắc dài 14,8 km, năng lực tải nước 8,8m3/s, trên 80,7 km kênh cấp 1, 150km kênh cấp 2, hàng trăm km kênh cấp dưới và hàng ngàn công trình trên kênh trải dài và tưới phủ khắp địa bàn ba huyện, thị (Phú Thiện, Ia Pa & thị xã Ayun Pa).
        Vị trí công trình: Nằm trong toạ độ 12o56'59'' - 12o57'60'' vĩ độ Bắc, 107o27'20''- 107o28'00'' kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6 xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc đoa đồng thời là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ Ayunhạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn và bán Tây Trường sơn. 
Nhiệm vụ của công trình: Cấp nước tưới theo thiết kế 13.500ha phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong khu tưới của công trình thuộc địa bàn huyện Ia Pa, Phú Thiện và Thị xã Ayun Pa Ayun Pa.
Một số hạn chế của công trình dẫn đến hình thành giải pháp:
        +Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dụng công trình thủy lợi Ayun Hạ không thiết kế hệ thống tiêu riêng (suất đầu tư quá lớn) mà thiết kế tiêu theo kiểu tự tiêu tràn từ ruộng này qua ruộng khác, xuống vùng trũng và cuối cùng đổ ra sông Ayun nên việc tiêu nước mặt của cả hệ thống công trình vẫn còn nhiều hạn chế.
        +Một số diện tích tưới tự chảy nằm trong khu tưới ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, qua nhiều năm Chính quyền địa phương chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng làm giảm diện tích tưới.
        +Một số diện tích nằm trong đường tiêu nước qua gần 20 năm dân tự sản xuất làm tăng diện tích lên nhưng thường ngập úng gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho người dân và chính quyền địa phương.
        Năm 2012-2013 HTX Amazơn, xã Amazơn huyện Ia Pa có phối hợp với công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai khảo sát, nghiên cứu giải pháp tiêu nước cho cánh đồng thường xuyên ngập úng có diện tích 30ha. Tuyến khảo sát dài khoảng 2.000m, đi qua bãi sình lầy rất khó thi công cơ giới mà phải thi công bằng thủ công khoảng 300m chiều dài.
        Là công nhân lái máy được giao nhiệm vụ trực tiếp thi công cơ giói tuyến kênh trên, sau nhiều ngày đêm trăn trở và trực tiếp khảo sát lại để tìm ra giải pháp thi công tối ưu thế là giải pháp “Sáng tạo biện pháp thi công cơ giới  kênh tiêu úng cánh đồng của HTX Amazơn, huyện Ia Pa thuộc khu tưới Công trình thủy lợi Ayun Hạ  đạt hiệu quả kinh tế cao” được hình thành, được lập thành phương án thi công chi tiết và được giám đốc công ty cho chuẩn y thực hiện.  
2-Mô tả hiện trạng cánh đồng và đặc điểm của tuyến kênh tiêu ban đầu:
          Bản thân tôi là công nhân lái máy có nhiều năm kinh nghiệm, trong quá trình kiểm tra, khảo sát tuyến kênh tiêu mà UBND xã Ia Mrơn, HTX Amazơn đã cắm tuyến dài 2000m, tôi nhận thấy tuyến kênh đã cắm tuyến trên không hợp lý, nếu thi công thì hiệu quả tiêu sẽ rất thấp (tuyến kênh dài không thể tiêu hết nước và chất đất sình lầy không thể thi công cơ giới ở một số đoạn xung yếu).
          Với kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm và trách nhiệm tiêu úng triệt để cho cánh đồng thôn Đoàn kết đã được công ty giao tôi đã trực tiếp khảo sát lại và tìm ra biện pháp, vị trí cắm tuyến và hướng thi công mới.
          Tuyến mới được cắm có độ dài 1.700m ngắn hơn tuyến cũ 300m, khối lượng phải đào đắp ít hơn tuyến cũ 1.800m3 (18.000m3 x 16.000đ/m3 =288.000.000 đồng, công tác thi công thuận lợi và đảm bảo tiêu hết nước của cánh đồng.
          Tuy nhiên trong suốt quá trình thi công bản thân là công nhân lái máy cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại như: Điều kiện thi công không thuận lợi, máy đào luôn ở trong tình trạng ngập nước, khối lượng đào đắp lớn, một số hộ dân do sợ mất đất canh tác đã có hành động cản trở thi công. Nhưng được sự quan tâm, động viên và giải quyết kịp thời của chính quyền địa phương xã Ia Mrơn và ban quản trị HTX Nông nghiệp, Tôi đã cố gắng khắc phục khó khăn giải thích lợi, hại với người dân, đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành công trình để bà con có được diện tích hưởng lợi gieo sạ đúng lịch.
* Máy và Nhân lực thi công:
+Máy thi công Máy đào 0,5m3/gầu
+Nhân lực: 1 thợ lái máy + thợ phụ
+Nhân lực đào đắp thủ công: Không dùng
Máy thi công: 
- Số ca máy đào: 15,5 (ca) 300 (m3/ca)
- Di chuyển máy thi công: 0,5 (ca)
- Tổng số ca máy đào là: 16,0 (ca)
Nhiên liệu:                                                                      = 16.362.000đồng
- Dầu Diezen: 16,0ca x 40,50 lít/ca  = 648lítx24.500đ/l = 15.876.000 đồng
- Nhớt phụ: 648lít x 1,5%  = 9,72lít x 50.000đ/l = 486.000 đồng
         Giải pháp “Sáng tạo biện pháp thi công cơ giới  kênh tiêu úng cánh đồng của HTX Amazơn, huyện Ia Pa thuộc khu tưới Công trình thủy lợi Ayun Hạ  đạt hiệu quả kinh tế cao” thể hiện được các tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật cao và đã trở thành hiện thực đó là: Dễ thi công, thiết bị thi công cơ giới sẵn có, không phải tổ chức thi công đào đắp bằng thủ công, kinh phí thực hiện ít tốn kém, đặc biệt là không phải giải tỏa đền bù để triển khai thi công và không làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân trong quá trình thi công.
Hiệu quả của giải pháp:
        +Toàn bộ diện tích khoảng 30ha cánh đồng thôn Đoàn kết (trong đó có khoản 10ha không canh tác được do ngập úng nhiều năm trở lại đây) đã được tiêu úng hoàn toàn và trở lại canh tác lúa nước một năm hai vụ.
        +Việc sáng tạo biện pháp thi công tuyến kênh tiêu của tôi trình bày trên đã làm lợi cho chính quyền và nhân dân địa phương hàng trăm triệu đồng, bản thân tôi đã được chọn làm điển hình tiên tiến của huyện Ia Pa năm 2013, được UBND huyện, UBND xã khen thưởng và đã vinh dự được đài truyền hình Gia Lai đưa tin quảng bá, nhân rộng.
        - Thuyết minh tính mới của giải pháp (sản phẩm):
So với các giải pháp Tiêu úng trước đây thường là tiêu tràn tự do xuống các chân ruộng thấp rồi tràn chuyền ruộng ra suối về sông nên hiệu quả thấp và gây thiệt hại cho các hộ dân sản xuất ổn định khác. Tính mới của giải pháp là mỗi hộ dân hy sinh đi một ít diện tích để cùng nhau thi công kênh tiêu ổn định nhiều năm, sự sinh lợi của kênh tiêu lớn hơn giá trị đất để làm kênh gấp bội, rất đúng với tư tưởng thực hành dân chủ của Đảng và nhà nước: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" kết hợp với quan điểm nhà nước và nhân dân cùng làm nâng lên thành quan điểm thực hành dân chủ mới trong dân, trong đầu tư và xây dựng công trình vì lợi ích của nhân dân đó là: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân hưởng lợi”.
        -Thuyết minh Tính sáng tạo, cạnh tranh của Giải pháp (sản phẩm):
          +Áp dụng tiến bộ kỹ thuật đồ bản, kinh nghiệm thi công nhiều năm tiến hành hảo sát và cắm lại tim tuyến của kênh thi công nhằm đáp ứng các điều kiện tránh sình lầy, độ dốc cao thoát nước nhanh, giảm đền bù thiệt hại, rút ngắn chiều dài tuyến kênh.
          +Sử dụng máy thi công không sử dụng nhân lực thi công đào đắp thủ công nhằm giảm giá thành và rút ngắn thời gian thi công
 -Mô tả Khả năng áp dụng và nhân rộng:
Giải pháp này đã được thực thi và đã được áp dụng vào tiêu úng cho nhiều công trình công ty quản lý và đã thu được hiệu quả cao, được nhiều đơn vị trong tỉnh đến học hỏi kinh nghiệm, được huyện Ia Pa và Tỉnh Gia Lai nhân rộng thành điển hình tiến tiến trong lao động sản xuất năm 2013.
            -Hiệu quả kinh tế- xã hội:
            -Kinh tế: Tổng giá trị làm lợi của giải pháp: 866.480.000 đồng
a/Hiệu quả giảm chi phí thi công: 348.480.000đồng
+Giảm chi phí thi công 300m kênh tương đương 288 triệu đồng
(300m x 6m2 x 16.000đồng/m3 = 288.000.000 đồng)
+Tiết kiệm chi phí thi công bằng máy thay cho thi công thủ công 120m kênh
(120m x 6m2 x 100.000đồng/m3) – (120m x 6m2 x 16.000đồng/m3) = 72triệu – 11.520.000 đồng = 60.480.000 đồng.
b/Hiệu quả tăng lợi nhuận cho người dân sản xuất lúa nước hai vụ và doanh thu thủy lợi phí cho công ty: 518.000.000đồng/năm.
+Doanh thu:30ha x5tấnthóc/ha =150tấn/ha x 5triệu đồng/tấn =750triệu đồng/năm
+Chi phí sản xuất: 10triệu đồng/ha x 30ha = 300 triệu đồng
+Lợi nhuận sản xuất lúa: 750 triệu – 300  triệu = 450 triệu đồng/năm
+Thủy lợi phí công ty được nhà nước trả thay dân tăng: 30ha x 2 x 1,14triệu đồng/ha = 68,4 triệu đồng/năm
Tổng cộng: 450triệu + 68,4 triệu = 518,4triệu đồng/năm.
          -Xã hội: Giải pháp mang lại hiệu quả xã hội to lớn cho tỉnh nhà trong công tác tiêu úng trong khu tưới của 99 công trình thủy lợi hồ chứa trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai. Nếu giải pháp được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tăng thêm diện tích sản xuất lúa hai vụ hang 100ha, tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động trong lĩnh vực sản xuất lúa nước hai vụ trong khu tưới các công trình thuỷ lợi hồ chứa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét