Nước ta vốn có nhiều
Dòng Họ khác nhau, và lớn nhỏ (số nhân khẩu) khác nhau. Các Nho gia xưa có sở
kiến về Gia phả, thường cho rằng: Nước Việt ta có khoảng “TRĂM HỌ”, về thời Nhà
Nguyễn ? Vì tin vào sách “Bách Gia Tính” của người Nhà Tống (thế kỷ 10) họ TIỀN
soạn ra phổ biến rộng ở Trung Quốc trong hơn 1000 năm qua. Ở Việt Nam trong thế
kỷ 19, các Nho gia Việt rất tin sách này. Đã hiểu lầm cho rằng: các Dòng Họ của
người Việt xưa là do các ông Tổ người Tàu sinh ra, và con cháu người Việt nay
là do huyết thống Hán Hoa xưa truyền lại thành hậu duệ trên “Đất Việt Trời Nam” ???
...Nước ta vốn có nhiều Dòng Họ khác nhau, và lớn nhỏ (số nhân khẩu) khác nhau.
Các Nho gia xưa có sở kiến về Gia phả, thường cho rằng: Nước Việt ta có khoảng
“TRĂM HỌ”, về thời Nhà Nguyễn ? Vì tin vào sách “Bách Gia Tính” của người Nhà
Tống (thế kỷ 10) họ TIỀN soạn ra phổ biến rộng ở Trung Quốc trong hơn 1000 năm
qua. Ở Việt Nam
trong thế kỷ 19, các Nho gia Việt rất tin sách này. Đã hiểu lầm cho rằng: các
Dòng Họ của người Việt xưa là do các ông Tổ người Tàu sinh ra, và con cháu
người Việt nay là do huyết thống Hán Hoa xưa truyền lại thành hậu duệ trên “Đất
Việt Trời Nam”
??? Điều này chỉ có 15% đến 20% là đúng 1 phần, còn 80% tổ tiên các họ tộc Việt
Nam xưa chính là người Việt thuần chất bản địa.
A/ BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Các HỌ TỘC ở nước ta
đã có trong khoảng 2000 năm nay mà thôi. Đứng trên khía cạnh khoa học lịch sử,
không thể có các Dòng Họ nào có từ thời Thượng cổ được ! Vì thực tế, văn hóa Họ
Tộc của Người Việt không thể tự nhiên mà có từ thời các Vua Kinh Dương Vương,
Lạc Long Quân và các Vua Hùng thời huyền sử. Ngay các thời kỳ đầu: An Dương
Vương và triều đại họ Triệu (Đà) chưa chắc toàn dân Việt bản địa nước Âu Lạc đã
có Họ như phong tục và văn hóa Hán Hoa ở Trung Quốc. Cổ sử Á Đông (Việt, Cao
Ly, Nhật...) đều xác nhận: văn minh cổ đại Trung Hoa đã truyền bá văn hóa Họ
Tộc vào các nước nhỏ ở chung quanh Trung Quốc. Mà các nhà nghiên cứu gọi là
“TÍNH THỊ VĂN HÓA“ của người Hán Hoa có trước, từ hơn 1800 năm trước Tây Lịch.
Đã manh nha từ thời ÂN - THƯƠNG và hình thành vào thời TÂY CHU (thế kỷ 11 đến
năm 771 trước Tây Lịch # 360 năm). Rồi đến thời kỳ ĐÔNG CHU (Châu) thời Xuân
Thu (-770 đến 475 trước TL), thì văn hóa Tính Thị của Trung Quốc cổ đại mới
phát triển mạnh và có qui củ (Gia phả của
một số Họ Tộc người Hoa bắt đầu có từ thời Xuân Thu mà thôi, trước đó chưa có
Phả).
Khi Nhà Tây Hán xâm
lăng Nước Nam Việt ở cực Nam Trung Quốc năm -111 trước Tây Lịch. Trong đó có xứ
Giao Chỉ cũng bị đô hộ từ đó, nhưng trong khoảng 300 năm (-111 tr.TL đến năm
190 sau TL), Văn hóa Hán tộc chưa xâm nhập sâu rộng vào nhân dân ta. Vì còn cai
trị và trấn áp các bộ tộc Giao Việt, Lạc Việt, Âu Việt, thường nổi lên chống
chính quyền Nhà Đông Hán. Như Hai Bà Trưng (40-43) và Chu
Đạt (155-160) ... khởi binh đánh đuổi quân Hán xâm lược, có qui mô nhất ? Chúng
tôi căn cứ vào cổ sử, cho rằng trong thời Đông Hán (25-220 sau TL), người Việt
mang họ Tàu, như Lý Cầm, Lý Tiến... chỉ là một số ít những người ra cộng tác
với nhà cầm quyền cai trị Giao Chỉ. Có lẽ không quá vài trăm người Việt, mà đa
số là các dân cư trong các bộ tộc Việt, Tày, Mường, Thái,... đã không cộng tác
với chính quyền đô hộ lúc đó ? Đã rút lui vào núi rừng phía Tây và Nam Bắc Bộ
sống riêng biệt. Nên đa số người Việt (từ năm -111 tr.TL đến năm 250 sau TL,
thời Nhà Đông Ngô cai trị dân ta tàn bạo) không biết tổ chức Họ Tộc, và cũng
chưa biết Họ Tộc là gì ?
Mãi đến khi quân
Đông Ngô đàn áp cuộc khời nghĩa của Bà Triệu vào năm 248
(Mậu Thìn) ở
quận Cửu Chân. Từ đó, chính quyền
đô hộ Đông Ngô ra tay đồng hóa dân ta khốc liệt.
Trong đó, chúng áp
bức, mọi gia đình (Hộ) Việt đều phải có
1 HỌ TÀU, do các quan lại chỉ định, hoặc
những gia nô bản địa thuộc sở hữu các Trang Chủ, Trại Chủ, là Người Hán Hoa nên
phải mang HỌ của Chủ nhân theo qui định lúc đó ? Vì thế, các HỌ phổ thông do
Người Tàu bắt dân Việt theo chúng, phải có, để chúng ghi vào sổ đinh, sổ nhân
khẩu, báo cáo về “Thiên Triều Mẫu Quốc” về dân số ở Giao Chỉ, Giao Châu thuở đó
(?). Vả lại người Việt cổ bản địa còn theo chế độ Mẫu Hệ (= MATRIARCHY: tập tục
người Mẹ làm chủ gia đình hay chủ bộ lạc = MATRIARCHAL) giống như các bộ tộc
thiểu số ở trên Tây Nguyên và trong dãy Trường Sơn (từ Quảng Bình đến phía Tây
Quảng Nam) gần đây còn theo Mẫu Hệ và các con theo Mẹ. Hoàn toàn chưa có Họ Tộc
như người Chăm, người Khmer, và người Việt Kinh. Từ 1800 năm trước trở về
thượng cổ (thời Hùng Vương - Văn Lang) tổ tiên chúng ta còn sống trong thời kỳ
bộ tộc và thị tộc, không thể nào đã có “HỌ” (tính thị, gia tính) như người
Trung Hoa lúc đó và như người Việt ở Giao Châu, An Nam thời Bắc thuộc, cuối
Đông Hán (khoảng thời Sĩ Nhiếp 187 - 226) đến hết đời Nhà Đường (năm 907). Quan
điểm cá nhân của người biên khảo này (V.Hiệp) cho rằng: Sau thời Hai Bà Trưng
(40 - 43 sau TL) đến hết thời Sĩ Nhiếp. Văn hóa Dòng Họ theo truyền thống Trung
Hoa cổ, bắt đầu du nhập vào nước ta (Giao Chỉ). Nhưng chỉ có một bộ phận những
người Việt bản địa lúc ấy có tiếp xúc và sống cùng guồng máy cai trị thời Đông
Hán, mới bắt chước số người Hán, để có Họ (the family name) giống người đô hộ.
Mãi đến thời Đông Ngô (226 - 285) xâm lược và cai trị dân ta, chúng mới đồng
hóa dân Giao Châu tàn bạo và cưỡng bách nhiều mặt. Trong đó có việc bắt buộc
dân Việt bản địa phải theo họ người Tàu. Rồi trải qua thời Tấn, Nam
Bắc Triều, và thời Tùy, Đường, khoảng sáu, bảy trăm năm thống trị nước ta (266
- 907) Văn Hóa Dòng Họ của Người Việt
mới có cơ cấu tổ chức. Và phải chờ đến thời tự chủ, từ gia tộc KHÚC THỪA DỤ,
KHÚC HẠO (907 - 917) đứng lên giành quyền Tiết Độ Sứ Giao Châu. Đến thời Họ
Dương (Đình Nghệ) và NGÔ QUYỀN đánh tan quân Nam Hán năm 939, lập ra Nhà Ngô
(939 - 960). Có lẽ các Dòng Họ của Nước Ta mới bắt đầu hoàn chỉnh từ đó, theo
phong tục lập các Ấp, Thôn, Xóm bấy giờ ? Họ Dương ở Bắc Ái Châu, Họ Ngô ở Sơn
Tây, Họ Đinh ở Hoa Lư và 12 Sứ Quân thuộc 8 Họ Tộc: NGÔ, NGUYỄN, ĐỖ, LÃ, PHẠM,
KIỂU, LÝ, TRẦN đã có uy thế ở 12 nơi trong nước lúc đó (945 - 960). Rồi sau đó
là HỌ ĐINH, và HỌ LÊ xuất hiện, tóm thu đất nước vào một mối. Đứng đầu “TRĂM
HỌ” (Bách Tính) của ĐẠI CỒ VIỆT. Nhưng phải chờ Nhà LÝ lên
làm Vua trong 215 năm (1010 - 1225), thì các DÒNG HỌ Đại Việt mới hoàn toàn tổ
chức có qui củ, nề nếp theo phong hóa Việt (có học tập cách soạn gia phả theo
văn hóa Nho học Trung Quốc). Và Nhà Lý là Dòng Họ Việt lớn, bắt đầu chép phả,
theo Quốc sử cũ cho biết thế. Các Dòng Họ khác phả phải có Nho sĩ (đi học chữ
Hán) mới có thể chép soạn gia phả được. Cho đến thời TRẦN - HỒ, LÊ SƠ, các Dòng
Họ Việt rất ít nhà soạn được phả. Phải chờ đến thời MẠC, LÊ trung hưng mới phổ
biến trong các gia tộc có khoa bảng lớn và có sự nghiệp làm quan văn võ cao cấp
(chứ các gia đình thường dân, nông dân chưa có điều kiện soạn phả). Tỉ lệ các
chi phái Họ Tộc thế kỷ 17, 18 có soạn phả không nhiều lắm ! Mà phải đến triều NGUYỄN
(1802 -1945) mới có phong trào
soạn phả phổ cập rộng rãi.
Nhưng cũng chỉ có
khoảng 40% các nhà người Việt, có trí thức khá mới soạn được Gia phả, Tộc phả.
Từ 1946 - 1985, phần lớn các Gia phả của các Dòng Họ toàn quốc bị thất lạc.
Nhưng từ năm 1993 - 95 đến nay, xã hội Việt Nam phục hưng kinh tế ở một số nơi,
nhất là ở các thành phố lớn, các đô thị, thị xã có sự kinh doanh khá. Tinh thần
“Phú Quý Sinh Lễ Nghĩa”, nhiều Dòng Họ, phái tộc và gia đình đua nhau soạn Gia
phả, Tộc phả bằng Quốc Ngữ chữ La tinh. Vì còn ai đọc và viết được chữ Nho như
cha ông ngày trước, và đầu thế kỷ 20 (1900 -1936) ? Nhưng đa số do các ông cao
tuổi hay cán bộ về hưu, có tinh thần Lễ Nghĩa nhớ tới Tổ tiên, Dòng Họ, đã cùng
nhau viết lại Phả dòng họ mình. Phần lớn không có văn hóa cao và không chuyên
môn về Sử Học, Gia phả học, chỉ có tấm lòng tha thiết thôi. Đã có không ít các
“cuốn tân thời phả” viết thành Hồi ký, phô trương Dòng Họ và tổ tiên, cha ông
mình một cách quá đáng. Không còn là gia phả đúng nghĩa ? Trong xã hội, cũng có
những nhóm nghiên cứu Gia phả, đã nắm bắt thời cơ, soạn phả thuê có hợp đồng
kinh doanh với những ai không có thể soạn được phả.
B/ ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC
DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI VIỆT
Nước ta vốn có nhiều
Dòng Họ khác nhau, và lớn nhỏ (số nhân khẩu) khác nhau. Các Nho gia xưa có sở
kiến về Gia phả, thường cho rằng: Nước Việt ta có khoảng “TRĂM HỌ”, về thời Nhà
Nguyễn ? Vì tin vào sách “Bách Gia Tính” của người Nhà Tống (thế kỷ 10) họ TIỀN
soạn ra phổ biến rộng ở Trung Quốc trong hơn 1000 năm qua. Ở Việt Nam trong thế
kỷ 19, các Nho gia Việt rất tin sách này. Đã hiểu lầm cho rằng: các Dòng Họ của
người Việt xưa là do các ông Tổ người Tàu sinh ra, và con cháu người Việt nay
là do huyết thống Hán Hoa xưa truyền lại thành hậu duệ trên “Đất Việt Trời Nam” ???
Điều này chỉ có 15%
đến 20% là đúng 1 phần, còn 80% tổ tiên các họ tộc Việt Nam xưa chính là người
Việt thuần chất bản địa. Như đã trình bày ở phần trên, dưới thời Bắc thuộc, từ
cuối thời Đông Hán (thế kỷ 3 sau T.L) đến cuối thời nhà Đường đô hộ dân ta (187
đến 907). Các chính quyền Đế chế Hán, Tam Quốc (đặc biệt là Đông Ngô), Tấn, Tề,
Lương, Trần, Tùy và Đường đã bắt người Việt phải mang Họ (gia tính thị) Trung
Quốc. Chúng ra lệnh mỗi HỘ (nhà) phải mang 1 HỌ có sẵn của Người Tàu. Như Lý
Hộ, Lưu Hộ, Tôn hộ, Trương hộ, Vương hộ, Thần Hộ, Triệu hộ, Chu hộ, Lương hộ,
Ngô hộ... cho các gia đình Việt bản địa. Đồng thời, bắt các gia nô, thuộc hạ là
người Việt, cùng bọn nô dịch, nô tì phải mang họ của chủ nhân là quan lại,
tướng lĩnh, hào trưởng, lái buôn Trung Quốc đang sống và làm việc ở nước ta
thuở đó. Mà ai cũng đã biết rõ thuở đó dân tộc ta bị Bắc quốc xâm lược và đô
hộ, nên thân phận dân ta bấy giờ y hệt như số phận người Phi Châu da đen trong
thế kỷ 16, 17 và 18, bị bọn đế quốc Âu Tây, bắt đi làm nô lệ, nô dịch cho bọn
thực dân đế quốc da trắng ở Châu Mỹ, Châu Úc. Bọn chủ nhân tư bản coi người nô
lệ như các sinh vật mà chúng nuôi (trâu, bò, ngựa, cừu...). Ngoài việc bóc lộc
sức lao động dã man, còn bị đánh đập tàn nhẫn và bắt các nô lệ da đen ấy phải
mang Dòng Họ của chủ nhân - Thì 16, 17, 18 thế kỷ trước, bọn thống trị Trung
Quốc cũng đối xử với dân ta bấy giờ y như thế.
Nói tóm lại Họ Tộc ở
nước ta, thuở ban đầu, là bắt nguồn từ văn hóa văn minh Trung Quốc đem tới, bắt
tổ tiên xa đời trước phải mang ! Như cái “nhãn mác”, cái “Logo” thương hiệu
Tàu, đem dán vào “sản phẩm Việt Giao Châu”. Cho nên các lập luận suy diễn nông
cạn, thiếu tính chất xác thật của hoàn cảnh lịch sử quá khứ, đã chụp mũ rằng:
Các họ tộc của ta đều do người Tàu thời Bắc thuộc là Thủy Tổ, Tiên Tổ đích
thực, sinh ra “trăm họ Việt Nam”. Phải công nhận rằng: danh xưng 90% các họ tộc
Việt đều giống như các họ (gia tính) của người Tàu trong chữ Hán biểu thị những
Họ đó. Vì thuở xa xưa, thời Bắc thuộc, dân tộc ta chỉ có tên gọi cá nhân chứ
không có “gia tính” (Họ) như người Tàu. Do nhu cầu lập sổ Đinh trong công tác
đô hộ, các quan lại Tàu đã phân chia và ép buộc người Việt phải có họ khác nhau
để kiểm tra. Từ đó, dân ta mỗi hộ có 1 gia tính khác nhau, rồi ngôn ngữ bất
đồng, người Việt nói thuận theo thói quen trong cấu trúc Việt ngữ. Đã nói thành
“Họ” đặt trước tên gia tính, như Họ Lý, Họ Lưu, Họ Trương, Họ Ngô, Họ Tôn...
Không còn là Lý hộ, Lưu hộ... nữa.
Như thế, đa số các
ông bà Thủy Tổ các Dòng Họ ở Việt Nam đều là người Việt phần lớn, có có một
phần như Thủy Tổ họ Hồ là Hồ Hương Dật, quê ở Chiết Giang, đến nước ta khoảng
năm 950 (?) Nhưng sau 3 đời có Mẹ, có vợ, và con dâu là người Việt. Đương nhiên
thành người Việt, theo định luật nhân văn: TAM ĐẠI THÀNH TỔ ở bất cứ nơi nào?
nước nào? trên trái đất suốt mấy ngàn năm qua. Ngay như họ Vũ, Võ rõ ràng có vị
Thủy Tổ là Ngài Vũ Hồn (804 -853). Bố là cụ Vũ Huy gốc ở Phương Châu, Phúc
Kiến, Trung Quốc. Nhưng mẹ họ Nguyễn quê ở Kiệt Đặc, h.Chí Linh, Hồng Châu. Ông
Vũ Hồn thật sự sinh ở vùng Man Nhuế (nay thuộc h.Nam Sách, Hải Dương). Là con
lai Trung Hoa đời Đường, ông được du học ở Trung Quốc và được cử về An Nam làm
quan chức Kinh Lược Sứ (năm 841- 43). Sau, ông quay lại Giao Châu sống nốt
quãng đời để phụng dưỡng mẹ già là bà Nguyễn Thị Đức. Thần phả và tất cả các bộ
cổ phả họ Vũ làng Mộ Trạch xưa kia, không hề chép ông có con nào cả ? Thế mà
đời sau nhận ông làm Thần Thủy Tổ”. Có lẽ, ông là người có công lập ra Ấp Khả
Mộ vùng Chằm Trạch vào những năm 844 - 853. Ông đã lập trường dạy học, mở nền
văn hóa, làm điều lễ nghĩa, khai hoang mở ruộng. Lúc ông mất năm 49 tuổi, dân
trong ấp Khởi Mộ đã nhớ ơn ông, đều đổi ra họ Vũ hết cả. Trải qua 1457 năm,
luôn luôn họ Vũ đông đúc nhất ở thôn xã Mộ Trạch. Ai cũng nhận ông là Thủy Tổ
vậy.
Ngày nay, trải qua
hơn 65 năm chiến tranh tàn khốc (1946 - 1954 với Pháp, 1960 - 1975 với Miền Nam
và Mỹ, 1975 - 1992 với Khmer Đỏ) và biến động về chính trị, kinh tế, xã hội suy
yếu, xáo trộn, băng hoại đạo lý gia đình, Dòng Họ, thôn xã Việt Nam (1945 -
2010). Vấn đề nền tảng “văn hóa Dòng Họ” mới được đặt ra và tìm cách cho hồi sinh
truyền thống phong tục tốt của dân tộc. Như Lễ Nghi, Hội Hè Đình đám, các buổi
họp mặt và Liên Lạc Dòng Họ, Hội thảo về lịch sử một số Họ Tộc Việt Nam” và tôn
vinh Tiên tổ các Họ có Danh nhân làm vẻ vang cho đất nước và dân tộc. Rồi từ đó
trùng tu, xây dựng lại Đình, Miếu, Đền, Chùa, Từ Đường (nhà thờ Tổ họ) và Hội
Họp Giỗ Tổ hàng năm. Sau đó là cùng nhau soạn ra gia phả, tộc phả và ấn hành
Nội San Dòng Họ, phổ biến các vấn đề thuộc tộc họ, tiền nhân của mình. Các sự
kiện này ban đầu được tự phát tổ chức ở các thành phố lớn và các làng xã vốn đã
có truyền thống lễ hội văn hóa và có các Dòng Họ nổi tiếng lâu đời. Nhất là ở
hai miền Trung và Bắc Bộ (nhưng chủ yếu ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí
Minh trước hết). Đấy là thời kỳ từ 1990 - 2000 khi kinh tế quốc dân phát triển,
chính trị xã hội “mở cửa thông thoáng” (theo nhu cầu tâm linh của nhân dân thời
kỳ đổi mới). Tiếp theo đà kinh tế, thương mại của cả nước tiến mạnh, thì rõ
ràng nhà nhà rủ nhau họp mặt Dòng Họ và thành lập Hội Đồng Dòng Họ ở nhiều thôn
xã, thị trấn, thị xã và các thành phố từ năm 2000 - 2010. Đúng là “Phú Quý Sinh
Lễ Nghĩa” như cổ nhân dạy bảo thế ?
Nhiều Dòng Họ, chi
phái Họ ở nước ta sinh hoạt mạnh, thực tế nhờ ở các cụ lớn tuổi có học thức và
nhiệt huyết với Tổ Tiên và Dòng Họ mình. Cộng thêm có một số ông bà trong “Họ
Nhà Mình”. Đã hỗ trợ tiền bạc, đất đai, vật liệu, vật chất thiết thực góp cho
tổ chức Dòng Họ thực hiện xây cất được Từ Đường, tu bổ các Lăng mộ Tổ, Thủy Tổ,
gia tộc, ông bà đời trước. Tất cả điều đó là ở những tấm lòng của con cháu đồng
tộc, đã có tố chất VĂN HÓA GIA TỘC nặng tình cảm tâm linh với Dòng Họ và quê
quán của mỗi con người Việt Nam.
Vì thế, chúng ta đã
thấy ở các thành phố lớn, thị xã, thị trấn và một số làng xã ở nước ta, trong
25 năm qua (1985 - 2010) đã có nhiều hoạt động Họp Mặt Dòng Họ Đồng Tộc được
hưởng ứng nhiệt liệt, đông đúc ở Từ Đường riêng hay ở các Hội Trường lớn. Như
các họ Bùi, Vũ - Võ, Trần, Phan, Thần, Hồ, Đặng ... đã tổ chức hàng năm, có sự
tham gia tới hai ngàn, một ngàn và vài trăm bà con đồng tộc ở TP. Hồ Chí Minh
đến họp mặt, thắp hương (nhang) Lễ tổ họ. Ngoài ra các Dòng Họ: NGUYỄN, ĐÀO,
LÊ, HUỲNH, TÔ, PHẠM, “NGUYỄN-PHƯỚC” (Tôn Thất), họ TRỊNH, họ ĐỖ, ... cũng có tổ
chức họp mặt giỗ Tổ Họ hay tiệc tùng mừng Xuân Mới, cũng đầm ấm trong phạm vi
nhỏ hơn về số lượng Người. Có một số Dòng Họ lớn có khả năng tài chánh dồi dào,
còn ấn hành được Nội San và Bản Tin Dòng Họ, góp phần thông tin nội bộ rất hữu
ích.
Nhưng, có nhiều Dòng
Họ rất lớn như họ NGUYỄN, LÊ, PHẠM, TRƯƠNG, HUỲNH - HOÀNG, ĐỖ, ĐINH, NGÔ, LÂM,
ĐOÀN, MAI, TRỊNH, LƯƠNG, HÀ, CAO, LƯU, CHÂU-CHU, TẠ, PHÙNG, TĂNG, VƯƠNG ở miền
Nam và TP.Hồ Chí Minh này. Với nhân khẩu không nhỏ (từ 20.000 đến hơn 2.200.000
người) xếp loại trong 30 họ tộc đông người, phổ thông hơn cả ở đô thị có cư dân
nhiều nhất nước. Mà 20 họ tộc trên, hoặc chưa tổ chức quy mô, có Hội đồng Dòng
Họ hay bạn liên lạc Dòng Họ hoặc chưa có sinh hoạt Họp Mặt, Giỗ Tổ một cách qui
củ như 7 - 8 Dòng Họ đã đề cập ở trên. Rất mong các Dòng Họ khác hưởng ứng để
có những sinh hoạt VĂN HÓA DÒNG HỌ.
Để góp phần vào tiêu
đề “NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DÒNG HỌ VIỆT NAM” chúng tôi được trích dẫn sau đây các
tư liệu (theo suy nghĩ của người biên khảo) đã được công bố trong những sách
tốt đã ấn hành trong 90 năm qua của các học giả Văn Hóa nổi tiếng như:
- PHAN KẾ BÍNH đã
soạn ra Việt Nam
phong tục (1918)
- ĐÀO DUY ANH đã
soạn ra Việt Nam
văn hóa sử cương (1942)
- LƯƠNG ĐỨC THIỆP đã
soạn ra Xã hội Việt Nam
(1950)
- TOAN ÁNH đã soạn
ra Phong tục Việt Nam
(1961 - 1970)
- NHẤT THANH VŨ VĂN
KHIẾU đã soạn ra Đất Lề Quê Thói (1970)
- VÂN HẠNH đã soạn
ra Văn Hóa Dòng Họ (2009)
Vì điều kiện đường
sá xa xôi không liên lạc với tác giả Vân Hạnh ở Hà Nội và nhà in ở Tp.Vinh
(Nghệ An). Cũng như gia đình cụ giáo Nhất Thanh (đã quá cố), tôi không rõ ở đâu
sau năm 1975 ? Không thể xin phép trích dẫn vào tập sách phổ biến nội bộ này.
Mong thông cảm và thứ lỗi vì nhu cầu phổ biến các kiến thức về Văn Hóa Dòng Họ
mà chúng tôi cần trích dẫn có cả trong
12 trang “luận về gia phả” của cố Học giả Dã Lan trong số đó.
Sau đây là các phần
được trích dẫn lần này của 3 tác giả trên. Để nối tiếp phần Tổng quan và Lược
sử do tôi viết ở phần mở đầu về Văn Hóa Dòng Họ Việt Nam. Xin độc giả đón nhận và góp ý
kiến cho.
(Sưu Tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét